Dự thảo sửa đổi Nghị định 15/2022/NĐ-CP về việc bỏ quy định lập hóa đơn riêng đối với HHDV được giảm thuế GTGT

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Việc lập hóa đơn riêng tạo thuận lợi trong việc phân loại, quản lý những hóa đơn của những hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nhưng lại làm tăng thời gian của kế toán doanh nghiệp (DN); làm tăng chi phí sử dụng hóa đơn, nhất là các DN sử dụng nhiều hóa đơn trong ngày. Trường hợp nếu DN thấy khó khăn khi tách hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nên không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế thì người tiêu dùng lại không được thụ hưởng lợi ích từ chính sách. Trước bất cập đó, hiện nay Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
1651655989230.png


Việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% về 8% nhằm hỗ trợ DN phục hồi sau dịch COVID-19. Tuy nhiên, cùng một đơn hàng, DN phải chia 2-3 hóa đơn cho mỗi loại hàng hóa được giảm thuế. Quy định này khiến DN phát sinh chi phí.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm GTGT.

Theo Tổng cục Thuế, trên thực tế mẫu hóa đơn của DN, chỉ tiêu thuế suất được thiết kế theo dạng cột nên cơ sở kinh doanh có thể lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ có nhiều thuế suất khác nhau trên cùng một hóa đơn, trong đó có hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế.

Việc lập hóa đơn riêng tạo thuận lợi trong việc phân loại, quản lý những hóa đơn của những hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế, tuy nhiên làm tăng thời gian của kế toán DN và chi phí sử dụng hóa đơn, nhất là các DN sử dụng nhiều hóa đơn trong ngày.

Trường hợp nếu DN thấy khó khăn khi tách hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế nên không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế thì người tiêu dùng lại không được thụ hưởng lợi ích từ chính sách, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Trước bất cập đó, hiện nay Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP được gộp vào Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP theo thủ tục rút gọn (hồ sơ đang xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo công văn số 3686/BTC-TCT ngày 22/4/2022).

Dự thảo sửa đổi theo hướng trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn phải ghi rõ thuế suất hoặc mức tỷ lệ % tính thuế GTGT được giảm của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo chi tiết tại Công văn số 2927/BTC-TCT ngày 30/3/2022 của Bộ Tài chính về việc xin ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về việc dự kiến sẽ bỏ quy định lập hóa đơn riêng đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế GTGT


Nguồn tham khảo:

- Tạp chí tài chính
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top