Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Bằng chứng j là cấn trừ công nợ ư? Là chứng từ thu - chi đó chứ j nữa ạh. Bây giờ em nợ anh 20k, anh nợ em 10k (cái này chắc chắn là có chứng từ đàng hoàng nhé), rùi em trả anh 10k, anh đòi em 10k nữa đc ko? Đòi em 10k còn thiếu thì em đòi lại anh 10k anh thiếu em, anh ko trả em 10k đó thì em ko trả anh 10k này.
Mấy cái này cũng chẳng phải dùng đến điện thoại vì chuyện thanh toán, thỏa thuận công ty em ko dùng điện thoại (nhắc nhở nợ có công văn đàng hoàng chứ ko gọi điện đâu nhé). Chứng từ thu - chi có mà tranh chấp cái j nhỉ? Anh đừng nói là cái chứng từ này ko có giá trị j nha.
Đây là trường hợp đơn giản sau khi cấn trừ bên nào còn nợ thì thanh toán nốt và hai bên không còn nợ ji nhau, nhưng nếu trường hợp 1 trong 2 hợp đồng mua hoặc bán chưa thực hiện xong mà mình tự cấn trừ thì có thể xảy ra tranh chấp. Thông thường người ta ít dùng bút toán cấn trừ công nợ để dễ dàng theo dõi và thuận tiện cho công tác kiểm tra, nếu có xảy ra thì nó phải thể hiện trên biên bản thanh lý hợp đồng hoặc một văn bản ký qua Fax để làm cơ sở.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Bù trừ công nợ thì cần thiết phải có có Biên bản thống nhất bù trừ đó. Vì trên thực tế, một doanh nghiệp quy mô thì họ sẽ có bộ phân quản lý bán hàng và phải thu riêng, mua hàng và phải trả riêng. Nên trong một số trường hợp vì mục đích quản lý nội bộ họ không muốn bù trừ công nợ riêng
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hạch toán kế toán phải dựa trên những căn cứ chắc chắn và hợp lý chứ không thể chủ quan được
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Đôi khi thực tế không phải gập khuôn hay giống hoàn toàn với lý thuyết đâu bạn.

Mình có thể tùy thực tế và không phải cứng nhắc----> không phạm luật là ok rùi
Cái này không phải là phạm luật hay không phạm luật. ở đây chính là sự hợp lý trong hạch toán, không luật pháp nào cấm cấn trừ công nợ cả. Cái chính là bên kia có đồng ý cấn trừ hay không thôi (Cần quản lý hiệu quả của hoạt động bán hàng và phải thu với mua hàng và phải trả riêng). Còn nếu làm theo phương pháp lập phiếu thu rồi lại lập phiếu chi mới là không đúng luật, vì như thế sẽ làm thay đổi luồng tiền vào ra thực tế và ảnh hưởng đến BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIÈN TỆ
-----------------------------------------------------------------------------------------
gởi lại bài, dạo này hay bị lỗi mạng quá
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Bù trừ công nợ thì cần thiết phải có có Biên bản thống nhất bù trừ đó. Vì trên thực tế, một doanh nghiệp quy mô thì họ sẽ có bộ phân quản lý bán hàng và phải thu riêng, mua hàng và phải trả riêng. Nên trong một số trường hợp vì mục đích quản lý nội bộ họ không muốn bù trừ công nợ riêng
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hạch toán kế toán phải dựa trên những căn cứ chắc chắn và hợp lý chứ không thể chủ quan được

"Cần thíêt" chứ không "bắt buộc"
Một Cty có quy mô đến mấy mà được quản lý chặt chẽ về Công nợ, có Bảng dối chiếu công nợ hàng tháng với bạn hàng thì ko cần phải có Biên bản thống nhất bù trừ làm jì (chỉ cần Alo 1 tiêng là gq xong việc rồi)
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

"Cần thíêt" chứ không "bắt buộc"
Một Cty có quy mô đến mấy mà được quản lý chặt chẽ về Công nợ, có Bảng dối chiếu công nợ hàng tháng với bạn hàng thì ko cần phải có Biên bản thống nhất bù trừ làm jì (chỉ cần Alo 1 tiêng là gq xong việc rồi)

Với cách làm như vậy thì không thể gọi là "quản lý chặt chẽ" được thưa bạn. Làm kế toán phải dựa trên bằng chứng, chứng từ chứ không phải qua alo là xong, bằng chứng ở đây có thể qua bản đối chiếu công nợ (trong đó phải ghi rõ cấn trừ những khoản nào), hoặc là bản xác nhận cấn trừ, hay thậm chí qua email, nhưng nói miệng với nhau thì khó mà tin được.

Với một số công ty thì công nợ không phức tạp, nhưng có những công ty thì quản lý được công nợ rất khó, vì giá trị lớn, thời gian dài, số lượng hóa đơn nhiều, khối lượng nhà cung cấp lớn, hệ thống lại phải quản lý theo từng hóa đơn. Nếu không có biên bản xác nhận cấn trừ cho hóa đơn nào thì kế toán chỉ còn biết hạch toán một cục tiền mà không chi tiết được :lasao:. Nếu chỉ cấn trừ cho nhau vài chục triệu thì dễ nói, còn việc cấn trừ qua lại những mấy chục tỷ thì không thể làm qua loa là xong, phải xem thời hạn nợ, số dư nợ còn lại của từng hoá đơn, số tiền cần trả đến hạn ... để làm biên bản cấn trừ đó bạn.

Ở đây chỉ là thảo luận để rõ vấn đề, không phải trường hợp nào cũng có một cách giải quyết thôi đâu.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Thời buổi công nghệ thông tin rồi, chỉ có chuyện cần trừ công nợ mà bao Alo là không được. Potay.com luôn.
Có "quản lý chặt chẽ" hay ko là do kế toán biết cách tổ chức-quản lý-sắp xếp công việc
Với ai ko bíêt, riêng mình "Bảng dối chiếu công nợ" là đủ thể hiện tính hợp lý-hợp pháp rồi.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Thời buổi công nghệ thông tin rồi, chỉ có chuyện cần trừ công nợ mà bao Alo là không được. Potay.com luôn.
Có "quản lý chặt chẽ" hay ko là do kế toán biết cách tổ chức-quản lý-sắp xếp công việc
Với ai ko bíêt, riêng mình "Bảng dối chiếu công nợ" là đủ thể hiện tính hợp lý-hợp pháp rồi.

Còn đối với tôi thì thậm chí chả cần tới bảng đối chiếu công nợ nữa.
Các chữ ký trên chứng từ thu, chi hoặc chứng từ ngân hàng cũng đủ để xác định rồi.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Còn đối với tôi thì thậm chí chả cần tới bảng đối chiếu công nợ nữa.
Các chữ ký trên chứng từ thu, chi hoặc chứng từ ngân hàng cũng đủ để xác định rồi.

Đang nói tại thời điểm xẩy ra cấn trừ công nợ mà, làm jì "có chứng từ thu chi hoặc chứng từ ngân hàng" ở đây hả Bác??
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Đang nói tại thời điểm xẩy ra cấn trừ công nợ mà, làm jì "có chứng từ thu chi hoặc chứng từ ngân hàng" ở đây hả Bác??

Nếu hoàn toàn không có: phát sinh = 0đ
Nếu có vài chứng từ: có bao nhiêu tính bấy nhiêu.

Vả lại, nếu nói là ở thời điểm cấn trừ thì lấy đâu ra biên bản? Có chắc là gửi biên bản người ta sẽ thèm ký vào chăng?

Cứ theo chứng từ mà tính thôi.
Kể cả có biên bản xác nhận thì căn cứ của biên bản ấy cũng phải là chứng từ. Không có chứng từ thì biên bản ấy kể như bỏ.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Thời buổi công nghệ thông tin rồi, chỉ có chuyện cần trừ công nợ mà bao Alo là không được. Potay.com luôn.
Có "quản lý chặt chẽ" hay ko là do kế toán biết cách tổ chức-quản lý-sắp xếp công việc
Với ai ko bíêt, riêng mình "Bảng dối chiếu công nợ" là đủ thể hiện tính hợp lý-hợp pháp rồi.

Như bài trên xubim đã phân tích tuỳ theo tình hình quy mô Cty hoặc tuỳ theo người làm Kế toán (VD : như em hoặc chị chẳng hạn) mà có cách làm khác nhau.

Nếu nói về thời buổi công nghệ thông tin thì Cty nào bây giờ cũng đều có Internet thay vì gọi điện thoại sẽ tốn tiền và ko có được độ tin cậy, Email là cách chọn lựa tốt hơn và đáng tin cậy hơn nhìu.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Nghe các pác tranh luận mà em ù hết cả tai, hoa hết mắt và ong hết cả đầu. Ai cũng có cái lý của mình và xem ra cũng chẳng sai.
Em thì hay làm thế này: Viết phiều thu và phiếu chi đủ số hai bên đang thực tế nợ. Không để ý đến hai bên đối trừ bao nhiêu. Việc cán trừ cứ để sang 1bên. Ra xong phiều chi, ký tên đầy đủ. Khi trả bằng tiền mặt thì trừ luôn trên thưc tế.
Còn nếu chuyển khoản thì trả số đã cấn trừ và làm bút tóan cán trừ qua 2 Tk 131 và 331. Đơn giản thế thôi.
Nếu cẩn thận thì làm bảng đối chiếu công nợ tại thời điểm xáy ra fát sinh này.
Xin mọi người cho ý kiến thêm nhé!
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Nếu hoàn toàn không có: phát sinh = 0đ
Nếu có vài chứng từ: có bao nhiêu tính bấy nhiêu.

Vả lại, nếu nói là ở thời điểm cấn trừ thì lấy đâu ra biên bản? Có chắc là gửi biên bản người ta sẽ thèm ký vào chăng?

Cứ theo chứng từ mà tính thôi.
Kể cả có biên bản xác nhận thì căn cứ của biên bản ấy cũng phải là chứng từ. Không có chứng từ thì biên bản ấy kể như bỏ.

Bác nói cũng đúng nhưng Bác dọc bài của Tríêt xem. Trong trường hợp cty phá sản thì sao đây? Ít ra cũng có "Biên bản đối chiếu công nợ" của 2 bên chứ

Như bài trên xubim đã phân tích tuỳ theo tình hình quy mô Cty hoặc tuỳ theo người làm Kế toán (VD : như em hoặc chị chẳng hạn) mà có cách làm khác nhau.

Nếu nói về thời buổi công nghệ thông tin thì Cty nào bây giờ cũng đều có Internet thay vì gọi điện thoại sẽ tốn tiền và ko có được độ tin cậy, Email là cách chọn lựa tốt hơn và đáng tin cậy hơn nhìu.

Em tưởng rằng Cty nào cũng có điều kiện trang bị Internet và máy Fax à???
Nhiều Cty còn chưa bíêt đến máy tính là jì nữa đó chứ.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Nghe các pác tranh luận mà em ù hết cả tai, hoa hết mắt và ong hết cả đầu. Ai cũng có cái lý của mình và xem ra cũng chẳng sai.
Em thì hay làm thế này: Viết phiều thu và phiếu chi đủ số hai bên đang thực tế nợ. Không để ý đến hai bên đối trừ bao nhiêu. Việc cán trừ cứ để sang 1bên. Ra xong phiều chi, ký tên đầy đủ. Khi trả bằng tiền mặt thì trừ luôn trên thưc tế.
Còn nếu chuyển khoản thì trả số đã cấn trừ và làm bút tóan cán trừ qua 2 Tk 131 và 331. Đơn giản thế thôi.
Nếu cẩn thận thì làm bảng đối chiếu công nợ tại thời điểm xáy ra fát sinh này.
Xin mọi người cho ý kiến thêm nhé!
Em chịu khó đọc kỹ lại. Ko có phiếu chi hay phiếu thu gì ở đây hết. :xinloinhe:
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Về nguyên tắc quản lý công nợ thì phải chi tiết rõ mình có công nợ với ai, có công nợ về việc gì. Việc cấn trừ công nợ chỉ xảy ra khi có sự thỏa thuận của cả hai bên (bằng biên bản giấy trắng mực đen hẳn hoi). Kế toán không được phép cấn trừ công nợ của cùng một đối tượng, nhưng khác việc (mã sản phẩm, vụ việc, công trình...) khi chưa có sự đồng ý của hai bên.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Theo em thì làm 1 biên bản đối chiếu công nợ xong giữa 2 bên. Sau đo thì làm tiếp 1 biên bản cấn trừ công nợ nữa là xong. kế toán dựa vào 2 biên bản đó để hạch toán trên sổ sách.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Bạn nghĩ biên bản đối chiếu công nợ và cấn trừ công nợ dễ làm lắm hay sao. Đặc biệt là có yếu tố nước ngoài.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Về nguyên tắc quản lý công nợ thì phải chi tiết rõ mình có công nợ với ai, có công nợ về việc gì. Việc cấn trừ công nợ chỉ xảy ra khi có sự thỏa thuận của cả hai bên (bằng biên bản giấy trắng mực đen hẳn hoi). Kế toán không được phép cấn trừ công nợ của cùng một đối tượng, nhưng khác việc (mã sản phẩm, vụ việc, công trình...) khi chưa có sự đồng ý của hai bên.

Không có ai cấm cấn trừ Phải thu và phải trả cho cùng 1 đối tượng cả.
Mặc dù kế toán phải theo dõi chi tiết từng khỏan, nhưng khi thanh lý nợ thì vẫn có quyền cấn trừ.
Mà thực tế chẳng ai là không cấn trừ cả. Trừ khi 2 khỏan đó có hạn nợ khác nhau và ít nhất có 1 khoản là chưa đến hạn.

------
Bài số 1 nói về 2 khoản nợ của cùng 1 đối tượng, vậy mà dần dần bà con bàn đi hơi xa ...
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Không có ai cấm cấn trừ Phải thu và phải trả cho cùng 1 đối tượng cả.
Mặc dù kế toán phải theo dõi chi tiết từng khỏan, nhưng khi thanh lý nợ thì vẫn có quyền cấn trừ.
Mà thực tế chẳng ai là không cấn trừ cả. Trừ khi 2 khỏan đó có hạn nợ khác nhau và ít nhất có 1 khoản là chưa đến hạn.

------
Bài số 1 nói về 2 khoản nợ của cùng 1 đối tượng, vậy mà dần dần bà con bàn đi hơi xa ...
Hình như Pác đọc sót bài của Gã.

Về nguyên tắc quản lý công nợ thì phải chi tiết rõ mình có công nợ với ai, có công nợ về việc gì. Việc cấn trừ công nợ chỉ xảy ra khi có sự thỏa thuận của cả hai bên (bằng biên bản giấy trắng mực đen hẳn hoi). Kế toán không được phép cấn trừ công nợ của cùng một đối tượng, nhưng khác việc (mã sản phẩm, vụ việc, công trình...) khi chưa có sự đồng ý của hai bên.
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Hình như Pác đọc sót bài của Gã.

Không sót đâu.

Ví dụ Muợn nợ Gã 10tr, và Gã nợ Mượn 8tr.
Vậy Mượn đi đòi Gã 8tr có được không? Hay là sẽ bị gõ cho u đầu?
 
Ðề: Định khoản nghiệp vụ KT phát sinh đối trừ công nợ

Đầu năm khai pháo một cái cho rôm rả nào.

Việc ghi nhận một NVKTPS thuộc bất cứ đối tượng nào trên nguyên tắc ghi nhận nghiệp vụ kế toán đều phải dựa vào chứng từ (trừ các NV thuộc chuyên môn như các NV K/C cuối kỳ, do Ktoán lập - hay gọi là Ctừ Ktoán). Đây thuộc về Ng. tắc RÕ RÀNG

Do đó việc cấn trừ công nợ mà ko có Ctừ CM là ko thể người làm Ktoán tự ý ghi nhận vào sổ Ktoán được.
Nếu tại một Đ.vị việc cấn trừ công nợ ko được thể hiện bằng Ctừ thì ngay bản thân lãnh đạo đơn vị cũng ko thể kiểm soát nổi tài chính chứ đừng nói đến các CQ hữu quan.
Nếu việc cấn trừ Cnợ người làm ktoán được tự ý ghi nhận vào sổ ktoán thì nhất định trước sau gì cũng xảy ra tiêu cực, và làm ktoán sẽ giàu to. Nhất là đối với các DN có vốn cuả Nhà Nước.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top