Từ lâu trong các trường đại học, cao đẳng nhiều ngoại ngữ đã được đưa vào giảng dạy như một môn học chính thức. Nhưng một vấn đề nan giải đặt ra là làm thế nào để sinh viên ra trường có thể giao tiếp thành thạo một trong những ngoại ngữ đó...
Thực trạng
Mặc dù là một môn học chính thức, bắt buộc trong các trường đại học, cao đẳng nhưng việc giảng dạy môn ngoại ngữ chưa thực sự được tốt. ở các trường tiểu học chúng ta đã được học ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), lên trung học và phổ thông trung học chúng ta lại tiếp tục được học thêm một vài ngoại ngữ khác. Điều đáng buồn là trình độ của học sinh, sinh viên vẫn chỉ là trình độ sơ cấp. Nếu tiểu học ta được học cách chào đơn giản “Hello”, “Hi”, cách hỏi tên thông thường "What’s your name?" thì lên đại học vẫn chỉ là "What’s your name?", "Hi", "Hello"… Bên cạnh đó cơ cấu giảng dạy còn nhiều hạn chế. Trừ một vài trường có giáo viên nước ngoài giảng dạy môn ngoại ngữ còn lại hầu như là giáo viên người Việt. Trong khi đó cách phát âm của người Việt và người "ngoại quốc" là khác xa nhau. Khi nghe người Việt nói tiếng Anh chúng ta còn dễ dàng hiểu được nhưng để nghe “người Tây” nói gì thì quả thật là vấn đề nan giải. Vì thế sinh viên khi giao tiếp với khách du lịch, với sinh viên du học, với giáo viên nước ngoài còn rất lúng túng đặc biệt là khi gặp những ngoại ngữ có nhiều cách phát âm khác nhau. Ví dụ như tiếng Anh được sử dụng ở rất nhiều quốc gia khác nhau nhưng lại có sự khác biệt lớn giữa tiếng Anh - Anh, Anh - Mỹ, Anh - úc… Điều này khiến cho không chỉ sinh viên Việt Nam mà cả sinh viên nước ngoài thậm chí cả những người đọc thông viết thạo, nói tiếng Anh trôi chảy đôi khi còn mắc phải nhiều sai sót. Hơn thế nữa cách gỉảng dạy của nhà trường cũng có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả học ngoại ngữ của sinh viên. Hầu như trong các trường đại học, cao đẳng sinh viên chỉ được học theo một giáo trình có sẵn. Đến khi thi lại không phải những kiến thức đã được học mà chủ yếu là kiến thức sinh viên đi học thêm ngoài hoặc học từ thời phổ thông. Tại sao chúng ta không học như thế nào thì thi như thế đó mà lúc nào cũng "học giả thi thật" như vậy? Vấn đề đòi hỏi phải có một giáo trình thật sự chất lượng thì mới có thể nâng cao trình độ cho sinh viên. Việc thực hành nghe, nói, đọc, viết trong các trường đại học cũng cần phải bàn đến. Sinh viên chủ yếu được nghe băng kèm theo giáo trình nên khả năng nghe băng còn yếu. Số lượng sinh viên nghe nói đọc viết thành thạo là rất ít. Theo thống kê, trong số 100% sinh viên ra trường thì chỉ có 60% sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ. Trên thực tế con số này có thể còn thấp hơn.
Giải pháp
Trước hết chúng ta phải thay đổi lại cơ cấu giảng dạy trong nhà trường. Môn ngoại ngữ không chỉ là môn học chính thức mà là môn học bắt buộc được quan tâm đến hàng đầu. Phải thay đổi giáo trình dạy học, tìm kiếm những giáo trình có trình độ cao, chất lượng tốt, không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho sinh viên khả năng nghe nói tốt, cùng với những trang thiết bị hiện đại… Đưa nghe, nói, đọc, viết trở thành một trong 4 môn thi chính thức trong kiểm tra ngoại ngữ ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá, các câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh - sinh viên tham gia. Giáo viên cần chủ động tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên giao tiếp với nhau bằng ngoại ngữ. Lúc đầu sinh viên có thể lúng túng, bất ngờ nhưng sau nhiều lần như thế có thể sẽ tự tin, mạnh dạn hơn, dần dần trình độ sẽ được nâng lên. Cuối cùng để quyết định thành công của việc học tốt ngoại ngữ chính là sự quyết tâm nỗ lực của bản thân người sinh viên. Chúng ta phải tự học hỏi, tìm tòi, tiếp thu những kiến thức không chỉ trong nhà trường mà cả trong cuộc sống. Phải thường xuyên học ngoại ngữ và học bất cứ nơi nào có thể. Một ngày chúng ta hãy dành ít nhất 30 phút cho việc học ngoại ngữ và thời gian để học ngoại ngữ tốt nhất là vào buổi sáng sớm.
Tương lai đang nằm trong tầm tay của chúng ta. Vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải học tập, lao động chăm chỉ hết mình để khi ra trường không chỉ có khả năng giao tiếp ngoại ngữ thành thạo mà có cả một vốn kiến thức vững vàng để bắt tay vào xây dựng sự nghiệp tương lai.
Thực trạng
Mặc dù là một môn học chính thức, bắt buộc trong các trường đại học, cao đẳng nhưng việc giảng dạy môn ngoại ngữ chưa thực sự được tốt. ở các trường tiểu học chúng ta đã được học ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), lên trung học và phổ thông trung học chúng ta lại tiếp tục được học thêm một vài ngoại ngữ khác. Điều đáng buồn là trình độ của học sinh, sinh viên vẫn chỉ là trình độ sơ cấp. Nếu tiểu học ta được học cách chào đơn giản “Hello”, “Hi”, cách hỏi tên thông thường "What’s your name?" thì lên đại học vẫn chỉ là "What’s your name?", "Hi", "Hello"… Bên cạnh đó cơ cấu giảng dạy còn nhiều hạn chế. Trừ một vài trường có giáo viên nước ngoài giảng dạy môn ngoại ngữ còn lại hầu như là giáo viên người Việt. Trong khi đó cách phát âm của người Việt và người "ngoại quốc" là khác xa nhau. Khi nghe người Việt nói tiếng Anh chúng ta còn dễ dàng hiểu được nhưng để nghe “người Tây” nói gì thì quả thật là vấn đề nan giải. Vì thế sinh viên khi giao tiếp với khách du lịch, với sinh viên du học, với giáo viên nước ngoài còn rất lúng túng đặc biệt là khi gặp những ngoại ngữ có nhiều cách phát âm khác nhau. Ví dụ như tiếng Anh được sử dụng ở rất nhiều quốc gia khác nhau nhưng lại có sự khác biệt lớn giữa tiếng Anh - Anh, Anh - Mỹ, Anh - úc… Điều này khiến cho không chỉ sinh viên Việt Nam mà cả sinh viên nước ngoài thậm chí cả những người đọc thông viết thạo, nói tiếng Anh trôi chảy đôi khi còn mắc phải nhiều sai sót. Hơn thế nữa cách gỉảng dạy của nhà trường cũng có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả học ngoại ngữ của sinh viên. Hầu như trong các trường đại học, cao đẳng sinh viên chỉ được học theo một giáo trình có sẵn. Đến khi thi lại không phải những kiến thức đã được học mà chủ yếu là kiến thức sinh viên đi học thêm ngoài hoặc học từ thời phổ thông. Tại sao chúng ta không học như thế nào thì thi như thế đó mà lúc nào cũng "học giả thi thật" như vậy? Vấn đề đòi hỏi phải có một giáo trình thật sự chất lượng thì mới có thể nâng cao trình độ cho sinh viên. Việc thực hành nghe, nói, đọc, viết trong các trường đại học cũng cần phải bàn đến. Sinh viên chủ yếu được nghe băng kèm theo giáo trình nên khả năng nghe băng còn yếu. Số lượng sinh viên nghe nói đọc viết thành thạo là rất ít. Theo thống kê, trong số 100% sinh viên ra trường thì chỉ có 60% sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ. Trên thực tế con số này có thể còn thấp hơn.
Giải pháp
Trước hết chúng ta phải thay đổi lại cơ cấu giảng dạy trong nhà trường. Môn ngoại ngữ không chỉ là môn học chính thức mà là môn học bắt buộc được quan tâm đến hàng đầu. Phải thay đổi giáo trình dạy học, tìm kiếm những giáo trình có trình độ cao, chất lượng tốt, không chỉ trang bị cho sinh viên những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho sinh viên khả năng nghe nói tốt, cùng với những trang thiết bị hiện đại… Đưa nghe, nói, đọc, viết trở thành một trong 4 môn thi chính thức trong kiểm tra ngoại ngữ ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá, các câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh - sinh viên tham gia. Giáo viên cần chủ động tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên giao tiếp với nhau bằng ngoại ngữ. Lúc đầu sinh viên có thể lúng túng, bất ngờ nhưng sau nhiều lần như thế có thể sẽ tự tin, mạnh dạn hơn, dần dần trình độ sẽ được nâng lên. Cuối cùng để quyết định thành công của việc học tốt ngoại ngữ chính là sự quyết tâm nỗ lực của bản thân người sinh viên. Chúng ta phải tự học hỏi, tìm tòi, tiếp thu những kiến thức không chỉ trong nhà trường mà cả trong cuộc sống. Phải thường xuyên học ngoại ngữ và học bất cứ nơi nào có thể. Một ngày chúng ta hãy dành ít nhất 30 phút cho việc học ngoại ngữ và thời gian để học ngoại ngữ tốt nhất là vào buổi sáng sớm.
Tương lai đang nằm trong tầm tay của chúng ta. Vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta phải học tập, lao động chăm chỉ hết mình để khi ra trường không chỉ có khả năng giao tiếp ngoại ngữ thành thạo mà có cả một vốn kiến thức vững vàng để bắt tay vào xây dựng sự nghiệp tương lai.