Đại bang hay....?

MHT

SÁMHỐI NGHIỆP CHƯỚNG
Hội viên mới
Ngày xửa ngày xưa, trên sườn của một ngọn núi rất cao có tổ của một con đại bàng. Trong cái tổ đó có bốn quả trứng đại bàng rất to.

Một hôm một trận động đất xảy ra khiến cho sườn núi rung lên và một quả trứng bị lăn xuống chân núi, lọt vào một trang trại nuôi gà. Những chú gà quyết định sẽ bảo vệ và chăm sóc quả trứng đó. Một chị gà mái già đã xung phong đứng ra nuôi dưỡng nó.

Một ngày vỏ trứng vỡ và một chú đại bàng con rất xinh đẹp chui ra. Nhưng thật buồn thay chú đại bàng đó lại được nuôi dưỡng như một chú gà. Cứ thế chú đại bàng con lớn lên và hoàn toàn tin tưởng rằng mình cũng giống như bao chú gà khác. Chú rất yêu ngôi nhà và gia đình của mình nhưng từ trong sâu thẳm tâm hồn chú thấy mình vẫn mơ về một điều gì đó lớn lao hơn.

Một hôm khi đang chơi đùa trên đồng cỏ, chú đại bàng con nhìn lên bầu trời và thấy những con đại bàng khác đang vút bay trên trời xanh. Chú ta kêu lên: “Ôi, ước gì ta có thể bay được như những chú chim kia.” Những con gà ở xung quanh nghe thấy vậy liền cười rộ lên: “Mày không thể bay được. Mày là một con gà mà gà thì không bay.”

Chú đại bàng vẫn nhìn lên bầu trời, hướng về phía gia đình thực sự của mình và mơ về giấc mơ được đoàn tụ. Mỗi khi chú đại bàng thổ lộ ước mơ của mình thì người ta lại bảo với chú rằng điều đó không thể trở thành sự thật. Thời gian trôi đi, con đại bàng đã quên dần ước mơ của mình và nó sống một cuộc đời rất dài như một con gà rồi sau đó chết đi mà chưa từng được bay lên bầu trời.

Bài học đạo đức từ câu chuyện: Nếu bạn tin mình trở thành ai thì bạn sẽ thành người đó. Vì vậy hãy theo đuổi ước mơ để trở thành một con đại bàng thay vì nghĩ rằng mình sẽ là một con gà tầm thường.
 
Ðề: Đại bang hay....?

Câu chuyện rất hay, hy vọng rằng mình cũng làm được giống như đoạn kết của câu chuyện đó.
 
Ðề: Đại bang hay....?

Cám ơn về câu chuyên đã nhắc nhở mình tỉnh ngủ suốt hơn 20 năm qua
 
Ðề: Đại bang hay....?

Đại bàng và bồ câu

Quê hương đại bàng là một vùng rừng thẳm có những ngọn núi cao đội mây. Cuộc sống của nó, chẳng biết tự bao giờ, là lang bạt khắp mọi nơi, từ miền này sang miền khác, qua những dòng sông uốn khúc và những đồng cỏ tít tắp, bốn phương đâu đâu cũng là nhà. Mỗi buổi sáng, đại bàng thức dậy, giũ cánh, nghe âm thanh trong vắt trên cành cao, nơi những non xanh chồi ra biêng biếc. Vẳng xa xa tiếng anh vượn vừa đu dây vừa hú ngáp, chú hổ vằn gầm vách đá âm u âm u…

Một ngày kia đại bàng đụng độ với con người. Chỉ nhớ chớp đỏ lòe, rồi thì nó rụng từ tít trên cao xuống bất tỉnh.

Đó là nguyên nhân nó có mặt ở vườn chim này, nơi tụ tập của sẻ, cò, vạc, ngỗng, sếu, thiên nga, cú, vẹt, gõ kiến, cun cút,… Bọn chúng nói :“Đây là nơi tốt nhất rồi, chúng tao tốt lắm, mày cứ yên tâm mà dưỡng thương không phải lo lắng gì cả!” Đại bàng đã có những ngày tháng êm đềm kỳ lạ nhất đời nó. Bọn chim ở đây hiền lành, kiếm ăn toàn bắt cá tôm, sâu bọ, ghê gớm lắm là mấy con chuột ranh. Thiên nga đỏm dáng lạnh lùng, vẹt ba hoa bốc phét suốt ngày, các cây văn nghệ thì không ngừng đàn hát. Chúng chả bao giờ xích mích, xâm phạm đến nhau. Cuộc sống êm đềm biết mấy.

Bồ câu là đứa đại bàng thân nhất. Nó đã lôi đại bàng về tổ trong cái đêm giông tố mình đại bàng dính đầy máu. Nó tha những thứ cỏ chữa thương đắp lên cánh đại bàng, nhặt mưa đá đắp lên chán đại bàng giữa cơn sốt cao. Bồ câu luôn phải tốn nhiều công sức kiếm thức ăn để mớm vào cái mỏ vĩ đại của đại bàng.

Khi đại bàng cựa quậy được, nó không muốn làm khó cho bạn. Nó bảo bồ câu chỉ cho nó cách kiếm mồi. Bồ câu là đứa nhỏ nhắn và hiền lành. Nó bay lượn và nhặt nhạnh những món tí xíu. Điều đó khiến đại bàng bật cười. Trong vườn, chim sẻ, chim sâu và nhiều đứa nữa còn bé nhỏ hơn cả bồ câu. Chúng yếu ớt tới mức một cơn gió mạnh cũng có thể khiến chúng ngoẹo cổ. Nhưng chúng lúc nào cũng hoạt náo vui vẻ. Đại bàng thấy làm lạ lắm.

Tất nhiên, đại bàng chưa thể nào nhớ mặt thuộc tên hết thảy cư dân trong vườn chim mặc dù bồ câu luôn giới thiệu nhiệt tình. Một đêm giông gió, đại bàng bất giác cảm thấy cơ thể nóng ran. Cặp mắt nó trở nên đỏ ngầu. Nó tung mình lên cao, phi vô định trong mưa. Một đợt sét quật xuống ngọn cây, cành gẫy răng rắc, những tiếng kêu thảm thiết. Đại bàng sà xuống, thấy một tổ chim rụng bẹp tan nát. Một bầy chim non lấm lem khóc lóc nháo nhác, không thấy bố mẹ chúng đâu cả. Hôm sau mưa tạnh, bồ câu tìm thấy đại bàng đang xòe đôi cánh lực lưỡng, phủ lên đầu bọn nhóc. Hai đứa đem chúng về tổ, bồ câu kiếm mồi về mớm chúng ăn. Đại bàng kể chuyện chúng nghe, những cuộc phiêu lưu trên không trung, có những khi tính mạng chỉ còn trong gang tấc, những cuộc chiến một mất một còn, của máu và móng vuốt, của săn đuổi và trốn chạy…

Kể từ đó, những cảnh tượng xưa thường xuyên hiện lên trong mắt đại bàng. Nó đậu trên ngọn cây cao thả tầm nhìn ra xa xăm. Móng vuốt của nó bấm vào đâu đều để lại những vết cứa sâu hoắm. Và mỗi khi giông bão nổi lên, cặp mắt nó lại chuyển sang màu đỏ, mở trừng trừng với những tiếng rít điên loạn trong đầu. Nó phải rất kiềm chế để không tấn công những con chim xuất hiện trước mặt nó.

Lại một đêm mưa rất to. Đại bàng vùng dậy vồ lấy bồ câu, khi thả ra thì cánh bồ câu đã rớm máu. Bồ câu hỏi: “Đến lúc rồi ư?”. Đại bàng đi ra ngoài cành cây, thân mình ướt sũng. Bồ câu bước ra theo, đôi mắt trong veo nhoè trong mưa. Hai đứa nhìn nhau lưu luyến. Đại bàng lao lên bầu trời, bay thẳng về phía có tiếng sấm. Mưa xối xả…

Sau ngày đại bàng rời vườn chim, một số con chim khác cũng lục tục ra đi, tìm kiếm một hành trình cho riêng mình.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đại Bàng Và Con Chim Sẻ

Khu rừng nọ có một con đại bàng huênh hoang hợm hĩnh. Gặp bất cứ con chim nào, đại bàng cũng khoe khoang rằng nó là chúa tể của các loài chim, rằng nó khỏe nhất, kêu to nhất, bay cao nhất.
Một hôm, đại bàng tập hợp tất cả các loài chim lại và lên giọng thách thức:
- Hỡi các loài chim, trong các người có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, bay cao cùng ta không nào?
Cả bầy chim sợ hãi nhìn nhau chẳng dám ho he một tiếng. Thấy thế đại bàng càng được thế:
- Ta bất chấp tất cả các ngươi đấy.
Lúc ấy, một chú sẻ con bèn lên tiếng:
- Bác đại bàng ơi, thi ăn nhiều, kêu to với bác thì chúng em chẳng dám rồi, nhưng thi bay cao với bác thì em cũng thử một lần xem sao.
Cả đại bàng lẫn các loài chim khác đều sửng sốt ngoảnh lại nhìn chim sẻ nhưng nó không hề nao núng.
Cuộc thi bắt đầu. Đại bàng vỗ cánh bay lên. Khi đã bay cao hơn cả những ngọn cây cao nhất, đại bàng liền gọi:
- Ê, sẻ con chết rấp ở đâu rồi?
Lúc ấy sẻ bay lên đầu đại bàng, đáp:
- Em đây, bác cứ yên tâm, em không bỏ cuộc đâu. Đại bàng cố sức bay cao lên nữa. Khi cao hơn cả những đỉnh núi mù sương, đại bàng lại cất tiếng gọi:
- Thế nào, sẻ con, vẫn theo ta được đấy chứ?
Chim sẻ lại bay lên trả lời:
- Vâng, em vẫn cố theo bác đây. Chừng bác mệt rồi sao mà bay chậm thế?
- Đời nào !
Đại bàng nói hổn hển rồi bay ngược lên cao cao mãi, lần này đại bàng đã ở trên cả những đám mây trắng xóa. Nó tin là sẻ con chẳng thể nào bay lên tầng cao này được. Đôi cánh đã mỏi rã rời. Cổ và đầu nặng trĩu, đại bàng nói chẳng ra hơi.
- Sẻ con đã chịu thua ta rồi chứ?
- Chưa đâu, em vẫn ở trên đầu bác đây này. - Giọng sẻ con vẫn lanh lảnh.
Đại bàng quyết không chịu thua chim sẻ, nó lấy hết sức tàn rướn lên cao nhưng không được nữa. Đại bàng tắt thở. Từ trên cao nó rơi thẳng xuống vực như một hòn đá vậy. Khi ấy, sẻ con chỉ việc xòe cánh ra từ từ hạ xuống giữa các loài chim đang nóng lòng chờ tin cuộc đọ sức. Chúng không hiểu sẻ con có mưu mẹo gì mà thắng được đại bàng vốn bay cao nhường ấy. Chỉ có mỗi một con sẻ con khác là trông thấy lúc cuộc thi bắt đầu, sẻ con đã đậu ngay trên lưng đại bàng. Thì ra đại bàng đã mất công chở chim sẻ trên lưng mà không biết. Mỗi lần đại bàng cất tiếng hỏi, sẻ con lại từ lưng đại bàng bay lên đáp lời, thành thử nó chẳng mất tí sức nào.
Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, sẻ con đã thắng đại bàng kiêu ngạo và to lớn hơn nó gấp nghìn lần.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Đại bang hay....?

lâu rồi mới được nghe những câu chuyện bổ như thế này, thank Bác nhiều lắm
 
Ðề: Đại bang hay....?

Vài nét về làng tranh "Kim hoàng"

Bên cạnh hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, dòng tranh Kim Hoàng phát triển từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19. Sự hợp nhất hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng thành Kim Hoàng tiến tới xây dựng đình chung "Trưởng bảng hội đình" vào ngày 3-2 năm Chính Hoà thứ 22 (1701), cũng có lẽ chuẩn bị cho sự bắt đầu của nghề in tranh trong làng.
Hàng năm, người Kim Hoàng làm tranh từ rằm tháng một (tháng 11 âm lịch) đến giáp tết, thoạt đầu thì cúng tổ nghề. Các ván in do một ông chủ phường có tài năng vẽ và khắc. Sau ngày giỗ tổ mới phát cho các gia đình. Trong quá trình in họ trao đổi ván cho nhau. Hết mùa tranh họ lại giao ván cho các chủ phường khác cất giữ.

Tranh Kim Hoàng cũng đủ loại tranh thờ cúng, chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống. Về màu, tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm và các màu hoá học. Giấy in không quét điệp như tranh Đông Hồ, cũng không dùng giấy xuyến như tranh Hàng Trống mà in trên giấy màu đỏ, giấy hồng điều, giấy tầu vàng. Tranh lợn bột in hình con lợn mình đen, viền trắng cách điệu rất ngộ nghĩnh giống như những con lợn đất bán ở chợ, trên nền giấy đỏ tạo một vẻ đẹp riêng gây ấn tượng mạnh mẽ của tranh Kim Hoàng.

Tương truyền, dòng họ Nguyễn Sĩ là dòng họ làm tranh sơ khởi người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở đây.Điển tích kể rằng rằng : Chàng thanh niên tên là Nguyễn Sĩ Kim Hoàng trong 1 lần lên núi hái thuốc thấy 1 con Đại bàng bị thương.Sẵn nghề y chàng đã đắp thuốc và mang Đại bàng về nhà chữa trị.Khi vết thương đã lành chàng đem Đại bằng thả vào rừng ..Đại bàng đã khóc và ko muốn rời xa người đã cứu mình ....nhưng người và chim ...Và cuộc chia tay đã diễn ra trg lưu luyến..
Có ai ngờ đươc " Đại bàng mà chàng Kim hoàng đã cứu lại chính là tiên nữ trên Thiên đình (tiền thân là Đại bàng tu luyện mấy ngàn năm và trở thành tiên nữ).Cảm tấm chân tình và để trả ơn người đã cứu mạng mình nàng đã xin với Vương mẫu xuống trần gian để trả ơn.
Hai người gặp nhau " đều cảm mến vì tài năng và phẩm hạnh " và họ đã nên duyên vợ chồng.Đại bàng dạy chàng nghề vẽ tranh và đem ra chợ bán. Càng ngày tay nghề cảu Kim hàong càng trở nên tinh xảo. Tiếng lành đồn xa những lái buôn tận kinh thành Thăng long cũng đến để đặt tranh chàng vẽ.
Cuộc sống của họ rất hạnh phúc. Những tưởng chẳng có gì có thể chia cắt được họ nhưng...
Vẫn là chữ "nhưng"..Mùa lũ lụt năm ấy cả vùng quê Thanh Hóa chìm trong biển nước và để cứu chồng và mẹ chồng nàng Đại bàng đã tự nhổ những cọng lông cánh trên thân mình và dệt thành 1 tấm thảm đưa chồng và mẹ chồng ra khỏi biển nước. Và nàng đã ko bao giờ trở lại..
Sau khi thoát nạn Kim hoàng thương nhớ vợ ngày đêm suốt ngày chỉ rượu chè ko lo làm ăn gì hết. Một hôm chàng nằm mộng thấy Đại bằng về : Nàng nói nàng vẫn chưa chết, tiền thân của nàng vốn là chim Đại bàng được chàng cứu nên xin Vương mẫu xuống trần gian để trả ơn. Khuyên Kim hoàng hãy lo làm ăn phát triển nghề tranh mà 2 vợ chồng đã gây dựng.
Giật mình tỉnh giấc mộng và từ đó Kim hoàng chi chú vẽ tranh. Nghe nói bức tranh đầu tiên khi đến Thăng long chàng vẽ là bức tranh về Đại bàng với đôi cánh rớm máu (nghe nói hiện còn lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam).Đó là một bức tranh chàng ko bao giờ bán những đêm buồn chàng nhớ người vợ hiền thục đều mang bức tranh ra ngắm...)
Về sau để tưởng nhớ người Tổ sư đã khai sáng nghề tranh dân làng đã đặt tên làng đó là làng tranh Kim hoàng. Tranh Kim hoàng đã tồn tại bao thế kỷ.Trận lụt năm 1915 làng mạc ngập trắng từ Phùng đến Cầu Giấy, cuốn trôi nhiều ván in tranh của làng. Tranh Kim Hoàng dần bị thất truyền, đến năm 1945 thì hoàn toàn không còn sản xuất nữa. Ngày nay, một vài ván in của dòng tranh này còn được lưu giữ ở bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.
(Sưu tầm)
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top