Cựu binh dân kế toán

Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hổng thấy lão nào tham gia phọt phẹt bài nào cả....Làm mình đâm nản luôn!
Lính thời bình lo ăn nhậu quá rồi.....:181:
 
Re: Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hổng thấy lão nào tham gia phọt phẹt bài nào cả....Làm mình đâm nản luôn!
Lính thời bình lo ăn nhậu quá rồi.....:181:

Nhìn điệu cười của bác .... là em biết bác cũng vừa nhật nhẹt no say!!!!!!!
 
Ðề: Re: Ðề: Cựu binh dân kế toán

Em chưa tham giá lính viết được ko pác?

Được, không chết ai đâu mà sợ! :chongmat:

---------- Post added at 03:31 PM ---------- Previous post was at 03:22 PM ----------

Có một truyện của một CCB viết, rất hay, định đem lên đây cho các bạn thưởng lãm....:nherang:
Nhưng là một câu chuyện thuộc loại giả tưởng....
 
Ðề: Re: Ðề: Cựu binh dân kế toán

Được, không chết ai đâu mà sợ! :chongmat:

---------- Post added at 03:31 PM ---------- Previous post was at 03:22 PM ----------

Có một truyện của một CCB viết, rất hay, định đem lên đây cho các bạn thưởng lãm....:nherang:
Nhưng là một câu chuyện thuộc loại giả tưởng....

Vâng, pác cho ppheps rùi nhé. E viết có gì ko phải mong các pác đại xá cho
1 bài thơ e lượm được trg Lưu bút của lính chép lên cho pakon thưởng thức

Ông tướng binh nhì

Ở nhà đi lính tưởng là oai
Đi rồi nghĩ lại thấy gai cả người
Quân hàm 1 bộ đỏ tươi
Nửa trên binh chủng dưới là sao li
Tượng trưng ông tướng binh nhì
Đeo vào dân sợ, cất thì sợ sai
Không đeo thì sợ bạt tai
Đeo vào thì chẳng giống ai ở đời
(ST)
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Bài thơ bậy bạ!
Và chắc chắn ngườ làm bài thơ này cũng chẳng phải là lính nốt!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

TRÊN CHUYẾN TÀU TỐC HÀNH
Tác giả: Trungsi1
Nguồn: Khucquanhanh.net


Ngoài kia gió mùa Đông bắc đang về ù ù thì phải...Trạng thái lơ mơ như còn chưa tỉnh hẳn bởi cái đệm êm ái quá, bởi một bầu không khí thanh sạch quá. Quái, mình đang ở đâu ấy nhỉ? Hình như là đang di chuyển... Một giọng nói êm ái cất lên từ cái loa nhỏ gắn trên trần:

- Quý khách chú ý! Đoàn tàu cao tốc TGV số hiệu XV 05 sẽ vượt cầu Hàm Rồng trên sông Mã trong vòng 2 phút nữa. Đây là một cây cầu lịch sử, nổi tiếng anh hùng trong thời gian chống chiên tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Quý khách có thể theo dõi qua cửa sổ, hoặc trên bản đồ 3D gắn trên ghế tàu.

- Mẹ khỉ! Bao giờ mình cũng bị đánh thức bới một cái loa. Hoặc to hoặc nhỏ_ Tôi lầu bầu.

Vươn vai nhỏm dậy. Quả đúng là mình đang trên tàu thật. Một cu-pê tiện nghi và rộng rãi trong ánh sáng ấm dịu. Phía đối diện là một cô gái xinh đẹp, trong bộ đầm tuyệt hảo.

- Chúc mừng năm mới! Hẳn đêm qua cụ ngủ ngon?

- Vâng, vâng cám ơn cô! "Cụ" là tôi ấy ạ? Hờ hờ.... Chúng ta đang đi đâu ấy nhỉ?

- Cụ có vẻ lẫn rồi. Hành trình của chúng ta tới TP Nguyễn Ái Quốc. Trông bộ dạng giản dị xuềnh xoàng của cụ, tôi nghĩ có lẽ cụ là nhà văn, giáo sư, bác sĩ, thương gia gì gì đó. Tóm lại thuộc về kiến trúc hạ tầng xã hội. Vả lại cụ vừa văng tục nữa, nên cụ còn là cựu chiến binh. Mấy lão cựu chiến binh là chúa hay văng tục.

- Xin lỗi! Hình như cô nhầm. Lớp người như cô vừa liệt kê thuộc về kiến trúc thượng tầng…Như chúng tôi được dạy…

- Nhầm là nhầm thế nào? Định nghĩa đã thay đổi. Bây giờ công nhân, công nhân nông nghiệp, nghề lao động dịch vụ chân tay mới thuộc về kiến trúc thượng tầng. Tôi chẳng qua không check kịp vé nên phải đi toa hạng ba cùng với cụ.

- Hẳn là cô rất nhiều tiền. Cô là…

- Là công nhân nông nghiệp. Thuộc giai cấp tiền phong và ở thượng tầng kiến trúc xã hội. Ngày xưa các cụ cứ thúc con cái học đêm học ngày, học lòi con mắt, học quắt con người. Học xong, chạy chọt chỗ này chố khác để mong làm nên ông nọ bà kia, để đổi đời, để làm quan…Hừm, bây giờ có họa điên mới phải làm quan. Cơm gà cá gỡ thật nhưng phải hùng hục lo ngày lo đêm cho dân cho nước, chẳng khác lũ đầy tớ. Bọn trẻ con chúng nó bây giờ rẽ ngang học nghề, đi làm từ khi mới kết thúc PTTH. Vì đi làm ngay kiếm tiền bộn lắm. Nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Ai cũng thế nên không ai chịu làm quan hết! Làm quan bây giờ là phải chỉ định, phải bắt buộc…Anh có định làm không thì bảo? Tỷ như các cụ ngày xưa phải đi bộ đội nghĩa vụ ấy. Cụ hiểu chưa?

- Vâng, vâng!

Toát mồ hôi hột, tôi vén tấm rèm lụa, ngó qua cửa sổ con tàu đang lướt. Thì ra đường săt xuyên Việt vẫn chạy song song với đường bộ. Một đại lộ thì đúng hơn. Trên đó, các xe ô tô siêu tốc đang trong chuyển động brown hỗn loạn. Lúc lề phải, lúc lề trái mà không thấy bóng công an đâu. Thế mà chúng nó không huých vào nhau mới lạ. Đó đó, mấy cái xe to đùng nó lại chạy tọt sang lề trái kìa! Lấy hết can đảm, tôi mới hỏi cô gái:

- Này cô gái ơi! Sao xe ngoài kia nó chạy loạn lên như thế? Chẳng ra quy củ gì. Mà chẳng thấy công an giao thông đâu cả? Phạt mấy tay lái xe đi chứ?

- Ối trùi ui cụ Khốt! Xe được điều khiển tự động qua vệ tinh địa tĩnh, nhằm đạt hành trình tối ưu nhất. Làm gì có ai lái mà phạt. Còn công an giao thông hả? Bây giờ họ làm việc trên trời, chính họ phải lái xe từ xa bằng việc kiểm soát vệ tinh cụ ạ ! Hễ cứ xảy ra tai nạn trên mặt đất là nhân dân tham gia giao thông lại phạt họ. Hình phạt nghiêm khắc nhất là ở trên ấy thêm 3 tháng nữa. Có mà chết toi! Muốn chóng về, nhiều ông phải phím xuống bảo vợ lo phong bì cho hành khách ở những xe chạy quá tốc độ không phạt hoặc bấm bằng điều khiển của họ ấy chứ!

- Trời đất! Ở trình độ hiện đại như vầy mà vẫn cần phải phong bì hả cô ?

- Cụ chẳng hiểu gì sất ! Tất cả đều đổi mới. Song phong bì, vốn là đặc sản nước Việt ta thì không bao giờ đổi mới. Này nhé: phong bì để khỏi phải sang Anh sang Mỹ công tác hay du học, phong bì để khỏi phải đi Hawai hay Mũi Né nghỉ mát vì ở nhà đi làm kiếm được nhiều tiền hơn. Báu gì cái cảnh suốt ngày phơi nắng biển, ngắm mấy cô vơ-đét chân dài, gặm tôm hùm sái quai hàm…Phong bì để khỏi phải làm quan chức thì càng phải chi tợn…

(Trungsi1)
TB: Viễn tưởng của CCB đấy nhá.....:hands:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

....
Tôi nhớ cái tranh Đông Hồ về “đám cưới chuột”. Ờ cũng phải, tất nhiên rồi! Ai muốn tránh cái vất vả, cái nguy hiểm đều làm như thế cả. Quan chức là một nghề vất vả. Cái chính là bây giờ phải dần dần tìm hiểu xem mình đang ở thời đại nào? Năm bao nhiêu? Hình như mình vừa trải qua một giấc ngủ dài. Giá bây giờ có cái gương thì tốt quá! Tôi chăm chú nhìn những thị trấn, những thành phố tàu đang vụt qua. Mong tìm một cái khẩu hiệu, tranh cổ động hay cờ phướn vốn rất sẵn trong ký ức… để kiếm thông tin về ngày tháng, để biết mình cần hành xử theo nghị quyết hoặc nghị định nào. Hỏi nhiều nó mắng cho thì dại mặt. Nhưng tuyệt nhiên không thấy một cái khẩu hiệu nào chăng trên phố. Hình như mọi người bây giờ đều tự giác, thanh thản không màu mè hô hào xáo động bên ngoài nữa hay sao ấy. Tốt thôi ! Mà mình đi TP Nguyễn Ái Quốc để làm gì nhỉ? À phải rồi, mình đi thăm bạn chiến đấu cũ. Vừa mới nhớ ra là như thế thì tiếng chuông cái Iphone đời ơ kìa đã réo vang. TQNam và VuBang hiện ra trên màn hình 3D. TQNam béo phệ, tóc rễ tre dày tết búi tó kiểu nghệ sỹ, đen nhay nháy:

- Đến đâu rồi cha nội? Anh em đã chuẩn bị nước khoáng với trái cây chờ lão đây này.

- Ủa, chớ không phải là nhậu hả?

- Nhậu là cái gì mà nghe quen quen?

- Ơ hay, là “gụ”, là bia 333 hay Saigon đỏ như hồi xưa ấy mà!

- Trời ưi Đồ lạc hậu! Giờ Saigon đâu có ai xài ba cái thứ đồ uống hại người đó… trừ tôi với lão Khottabit ? Đừng gợi ý nhậu không đám lão Tran479, Angko, HùngH3 với cu Tây độc họ chửi cho đấy! Qua Bình Định tàu dừng, nhớ tạt qua lão Bom Xanh lè, xách hộ can 50l Bàu Đá tôi dùng dần nha.

Máy cúp. Tôi trầm ngâm. Quả thời thế có nhiều thay đổi không tưởng tượng được. Đang xảy ra cái quái gì thế này? Hỏi câu nào bị mắng câu đó. Đành lầm bầm giá có cái TV thì đỡ phải hỏi ai.Vừa dứt mồm, một cái TV từ từ nâng lên trên sàn, bật ngay trước mắt. Con tàu hiện đại thật, có điều khiển thông minh bằng giọng nói cơ đấy. Ha ha sung sướng quá:”Ê, Thời sự, thời sự!”.

Có ngay lập tức. Trên màn hình 3D là đồng chí bộ trưởng bộ Khí tượng Thủy văn, người gầy sọp, có lẽ do thức đêm nhiều lo việc nước, đang đăng đàn trực tuyến xin lỗi nhân dân. Hôm qua, bộ trót thông báo nhầm thời gian gió mùa Đông bắc tràn về miền Bắc nước ta chậm mất nửa tiếng. Đồng thời bộ trưởng nộp đơn xin từ chức. Tôi há hốc mồm ngạc nhiên. Xin lỗi ư? Từ chức ư? Chỉ vì thông báo sai thời gian gió về có 30 phút ư??? Trời ơi, mình có nhầm không thế này?

Cô gái quay sang bĩu môi:

- Cụ đừng có rên rỉ thế! Thông báo sai 30 phút là quá nhiều. Hôm nọ thanh tra phát hiện ra một con ruồi trong phòng ăn công nhân của nhà máy chế tạo máy bay. Thế là bộ trưởng bộ Y tế và bộ trưởng bộ Giao thông phải cùng một lúc xin lỗi và từ chức kia kìa! Làm ăn vô trách nhiệm đến thế là cùng. Còn phải làm nhiều. Ai cho từ mà từ?

Rõ là ra giọng bà chủ đất nước. Tôi len lén mở một kênh khác, kênh thời trang. Các siêu mẫu đang dạo bước trên sàn catwalk, trong những bộ váy áo cực kỳ đẹp đẽ sang trọng mang nhãn Hanoshin. Tiếng MC dẫn chương trình thông báo rằng: Ngoài thành công của những hợp đồng đóng tàu sân bay giá trị hàng chục tỷ dollar. Hanoshin còn thành công rực rỡ trong lĩnh vực thời trang. Nhãn hiệu thời trang Hanoshin đang đè bẹp và thống trị các kinh đô thời trang Milano, Paris. London…Phát triển đa nghành đa nghề, đầu tư rộng rãi và dàn trải trên nhiều lĩnh vực hóa ra là một hướng đi đúng.

Phải cái kênh đúng gu, cô gái nhảy tót sang chung ghế luôn với tôi rồi rối rít khoe:

- Đồ em mặc trên người đây cũng toàn của Hanoshin đó cụ.

- Ờ vâng, vâng ! Xin cô thứ lỗi…!

- Lỗi gì mà thứ? Cụ định không tin phỏng? Hanoshin từ trong ra ngoài luôn. Cụ có cần kiểm tra không? Trong là vơ- sần mang tên “Hỏa tiễn hành trình” bên trên, với “Hàng không mẫu hạm” bên dưới. Ngoài là vơ-sần tên “Mù mắt đối phương”. Tất cả các phiên bản này đều mới ra tháng trước_ Cô gái nghếch mắt lên, đầy hãnh diện.

(Trungsi1"
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Lâu rồi các pac, các chú, các anh đi đâu hết để trang này vắng hoe buồn quá, vào đây ôn lại những trang hào hùng của những ngày còn quân ngũ
 
Re: Ðề: Cựu binh dân kế toán

Lâu rồi các pac, các chú, các anh đi đâu hết để trang này vắng hoe buồn quá, vào đây ôn lại những trang hào hùng của những ngày còn quân ngũ

Hehe....để rảnh rổi ta lại mần tiếp!
Nhưng hết "vốn" rồi...
Chỉ đi copi của người khác đem về thôi....
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

em là quân nhân nhập ngũ thời bình , nhập ngũ năm 2005 tại e Gia định, đóng ở Bình Dương. nói chung đờ lính khổ quá, ngồi nhậu mấy ngày nói cũng hổng hết nữa. nhưng mà khi xuất ngũ rồi thì lại nhớ da diết về cảnh khổ đó...........
 
Thời bình thì đã sao nhỉ?" Lính mà em....!" hehe...
Mần vài bài về cái sự khổ đó đê.....
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

em là lính mới, mong mọi người chỉ bảo với ạ! :daotac:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hix, đọc kỹ lại hóa ra các bác là lính thật. Em lại cứ tưởng là thành viên lâu năm của dkt. :laumohoi:
Mà đọc cái đoạn tắm ao xác của Bác Bao mà thấy ớn hết xương sống xương sườn :runcamcap:
Bố em cũng là lính thời Mỹ, cái này mà gặp bố thì chắc bố kể xung lắm đây :sohappy:
 
Hồi ký biên cương: Hành trình của người lính Biên giới phía Bắc!

Gửi các đồng chí lính Hà Nội nhập ngũ ngày 28/3/1981
Tôi là chiến sĩ đã tưng tham gia công tác và đã chiến đấu ở đơn vị A11 C1 D4 E677 F346 vào những năm chiến đấu gian khổ nhất tư 1981 đến 1985. Chắc các đồng chí chưa quên vào thời điểm đó Hậu phương thì yên bình còn biên cương thì rất căng thẳng mà chúng ta là nhưng người không nghĩ đến cái sống và cái chết cùng nhau xiết chăt cây súng để gìn giữ biên cương Tổ Quốc. Cũng là giữ lấy sự bình yên cho gia đình mình, cho người thân của mình. Trong nhiêm vụ lớn lao đó, chúng ta không tránh khỏi những thiếu thốn khó khăn, nhớ nhung của một người con trai đất Hà Thành vừa bước vào tuổi 18 - 20 các đồng chí còn nhó buổi đầu nhập ngũ. Khi bữa cơm đầu tiên của người lính chúng ta xếp hàng tai sân kho (Ngọc Nhị). khi chia cơm xong thì trời mua xối xả, chúng ta phải ngồi ăn cơm dưới trời mưa, có những đồng chí mắt lệ nhòa không dõ nước mưa hay nước mắt. Khi ăn xong thì chậu cơm cung lưng đầy nước. Đây là nói đến buổi đầu nhập ngũ, rồi những đêm báo động, trời tối đen như mực, chúng ta khoác súng chạy va vào nhau mà không biết ai vào với ai rồi những ngày tập trên thao trường, trời nắng chói chang, những con đỉa ở đất Ngọc Nhị thật la khủng khiếp.
Rồi thời gian cũng thấm thoát trôi nhanh. Thời gian huấn luyện đã hết chúng ta lại hành quân lên chi viện cho biên giới. Khi đi qua cầu Long Biên, chúng ta hầu như không cầm được nước mắt vì nhà ta dây quá gần mà không về được. Có số ít đồng chí gặp được người nhà, người thân thậm chí cả người yêu nữa, nhưng đa phần các đồng chí trong chúng ta chẳng gặp được ai cả cứ dõi mắt trông theo và hai hàng mi ướt nhòa. Khi xe chuyển bánh qua hết cầu Long Biên thì hầu như tất cả chúng ta đều nghĩ không biết chúng ta đi đâu rồi cuộc đời sẽ ra sao vì chúng ta còn quá trẻ.
Cuối cùng chúng ta cũng lên tới Thông Nông Cao Bằng, lên tới đơn vị E677 F346. Khi bàn giao xong thì cũng trời tối. Khi xe Huấn luyện của chúng ta quay trở về, chúng ta hầu như ai cũng ngoái cổ nhìn theo và ước gì ta được quay trở về cùng họ. Đêm đầu tiên ở trên biên giới chúng ta quên cả cái lạnh giá và sợ sệt các đồng chí vệ binh đua ta tới ngủ ở Bản Giàng. Đến sáng hôm sau lại bị chia tay nhau mỗi người mỗi ngả, người di D4 kẻ ở D5. Ôi! cuộc sống người lính chính quy mới thật vất vả làm sao. Những nạn phân biệt giữa lính cũ và lính mới rồi lính Thái Nguyên với lính Hà Bắc. nhó đến những buổi đi lấy củi, những buổi làm công trình đào hầm, hào làm công sự rào gai thép cào rách áo quần. Những thanh bê tông công 1 mấu, cong 2 mấu, thanh 1,8m rồi thanh 1,4m và nhưng cuộc hành quân báo động cấp 1 săn sàng chiến đấu khi quân địch bấn pháo sang đất ta.
Đâu rồi những chốt 800 đông, 800 tây, chốt 466, rồi những đỉnh 962 cùng đỉnh 843 rồi rông đồi 759, cùng Bản Ngảm, bản Cải, Bản Phia Bủng, Bản Keng Lòi, Bản Rế, Bản lịch, bản Ruồm cùng Rẻ Gà, Cốc lại chắc chúng ta không ai quên được chợ Cần Yên, chợ Lương thông, cùng chợ Thông Nông
Các đồng chí nào đã từng trải qua chắc không thể nào quên đươc những năm tháng ấy những năm tháng đẹp đẽ của người lính Hà Nội đi bảo vệ Biên Cương Tổ Quốc.

H?i k� Bi�n C??ng

---------- Post added at 03:57 ---------- Previous post was at 03:55 ----------

Nghĩ lại mà giật mình chúng tôi sắp sửa kỷ niệm 30 năm ngày nhập ngũ đấy. Vì ngày nhập ngũ của bọn tôi là 28/3/1981 quận Hoàn Kiếm-Hà Nội. Ngày đó ở C huấn luyện bọn tôi chỉ có 4 phường thôi. Gồm phường Hàng Bạc + Hàng Bồ + Phúc Tân + Phan Chu Trinh. Tập trung giao quân ở sân kho hợp tác xã Tây Tựu - Huyện Từ Liêm - Hà Nội. Xong lên huấn luyện ở C8 thôn Ngọc Nhị xã Cẩm Lĩnh - Ba Vì - Hà Nội. Rồi tới ngày 8 tháng 4 có thêm 1 số lính cơ quan và lính Sơn Tây nữa, cả C huấn luyện có 147 chiến sỹ. Tháng đầu tiên tôi được lĩnh lương (phụ cấp) được 6 đồng. Rồi chuyến ra Chi phú ở đợi ngày chuyển quân. Rồi đến chiều ngày 30/6 nhận được lệnh hành quân chiến đấu cả tiểu đoàn 8 tập trung lên xe ô tô (cái loại xe khách Ba Đình) mỗi C có 4 xe, mỗi B 1 xe. Các bạn thử tưởng tượng xem 16 xe chở quân, chưa kể xe chỉ huy giao quân mà ngày đấy xe chỉ đi cầu Long Biên thôi. Nên bài trước tôi viết cảnh chuyển quân qua đầu cầu Long Biên thế nào,chắc các đồng chí đã đọc. Đoàn xe đã bị tắc gần 1 tiếng vì dân ra đưa tiễn vì chúng tôi ở quận Hoàn Kiếm mà Cầu Long Biên lại rất gần. Tiếng gọi nhau ý ới ! Tìm nhau rồi đoàn xe cũng chạy được nhờ sự giúp đỡ của Công An và Kiểm Soát Quân Sự. Rồi chúng tôi được đưa vào tận sân ga (hình như là sân ga Yên Viên hoặc Đông Anh). Đêm hôm đó trời mưa nho nhỏ, chúng tôi ngồi ôm nhau ngủ gà ngủ gật chờ trời sáng. Bên ngoài thì Kiểm Soát Quân Sự đứng gác rất cẩn thận. Trời sáng hẳn chúng tôi lên tàu hỏa, đến 11h trưa thì chúng tôi lên đến ga Quán Triều - Thái Nguyên. Cả 1 tiểu đoàn 8-E828 (lúc đó vẫn mang phiên hiệu đơn vị huấn luyện). Hơn 500 quân đứng xếp hàng lọt thỏm ở trong 1 cái nhà kho của ga Quán Triều.Khi tập trung quán triệt xong thì 1 đoàn xe ô tô toàn Zin130 và GAT53 từ từ lùi vào. Chúng tôi lại lên các xe tải đó (Xe Quân Đội) mỗi B 1 xe (cả đoàn xe khoảng 20 chiếc). Chúng tôi đầu tiên để ba lô xuống kê để ngồi thì xe rất chật nhưng khi xe chạy do đường xấu, xóc và lắc chúng tôi phải đứng hết dậy để bám vào nhau thì xe lại rộng. Đến tối chúng tôi dừng chân nghỉ ở 1 cái trường học ven đường (Hình như là phổ thông Bắc Cạn) thì phải. Đến đó chúng tôi cũng không ngủ được vì lệnh giới nghiêm (Vệ Binh rất đông và không cho ai ra khỏi! trường học cả) Còn nữa nếu đồng chí nào đi cùng đợt đấy với tôi nếu không nhớ kỹ thì các đồng chí bổ sung và viết tiếp cùng tôi thì tốt quá!

---------- Post added at 03:58 ---------- Previous post was at 03:57 ----------

Thế là 2 đêm rồi chúng tôi không được ngủ. Chúng tôi cũng chả biết mình đang đi đâu, hiện giờ đang ở chỗ nào (vì không được tiếp xúc với dân địa phương) chỉ được biết sơ sơ là khi cán bộ đọc mệnh lệnh hành quân chiến đấu. Hướng hành quân (Hướng Bắc) phương tiện hành quân (Ô tô, tàu hỏa, Ô tô và hành quân bộ). Cứ thao thức nghĩ ngợi lung tung lúc thì nghĩ về gia đình, thương bố mẹ già quá mà các em tôi còn nhỏ. Mình lại không biết được mình đang đi đâu. Không làm sao mà cầm nổi nước mắt! (vì lúc đó tôi còn quá trẻ). Rồi trời cũng sáng dần tôi cũng không nhớ chúng tôi có được ăn sáng không (bạn nào nhớ thì nhắc cho tôi với). Thì thằng Bôm Bốp ở B tôi nó kêu bị mất hết tiền (Đó là 1 người bạn của tôi, sở dĩ nó có tên như vậy vì lúc đó tôi vừa xem xong bộ phim "Trên từng cây số". Bôm bốp và Đê a nốp mà). Không biết thằng nào lấy của nó. Vì tối hôm trước khi đoàn xe chuyển quân qua đầu cầu Long Biên nó gặp được mẹ và chị gái nó có rúi cho nó vài trăm đồng thì nó mới có tiền mà bị mất. Còn hầu như lính chúng tôi thằng nào mà gặp không được người nhà thì chả ai có tiền cả. Vì sau 3 tháng huấn luyện có tiền đã đập phá hết rồi (sau này tôi mới biết mẹ tôi cũng ra đầu cầu Long Biên hôm đó nhưng không tìm được tôi vì rất nhiều xe không biết tôi ở xe nào). Tôi nói miên man quá phải không các đồng chí
Rồi chúng tôi lại lên xe mỗi B vẫn 1 xe. Đoàn xe chuyển bánh từ từ vượt đèo (sau này tôi mới biết là đèo Giàng) một đoàn xe gần 20 hiếc nối đuôi nhau chạy lắc lư để lại đằng sau một vệt bụi dài tít tắp. Toàn đèo là đèo, rừng mây âm u, xe chạy lắc lư, chúng tôi phởn phơ hò reo vẫy chào những người dân đang đeo gùi (dân tộc) đi bộ ở dưới đường. Rồi đoàn xe nghỉ lại ở một thị trấn nhỏ có một cái chợ ở ven đường. Chúng tôi xuống xe, thằng thì mua chuối, thằng thì mua trứng luộc để ăn. Rồi gặp 1 cái "Bưu Điện" Nói là bưu điện cho nó oai chứ thực chất nó chỉ là cái nhà cấp 4 mái ngói còn tường thì be bằng gỗ, không có cái biển hiệu gì cả. Hỏi nhân viên thì biết đó là bưu điện Ngân Sơn. Tôi vào đánh về cho mẹ tôi một bức điện tín với nội dung "Con đang chuyển quân lên Biên Giới". Hỏi thì hỏi mà điện thì điện chứ lúc đấy chúng tôi có biết mình đi biên giới nào đâu, mà có biết Ngân Sơn là ở đâu đâu mặc dù mình đang ở đấy.
Rồi đoàn xe lại chuyển bánh, lại đèo và đèo toàn rừng núi thôi, càng chạy lên cao đường càng sâu và sóc vô cùng. Chúng tôi hò reo mỗi khi xe chui vào một đám mây mù, Vì chúng tôi nghĩ mình được đi trên mây Grin
Ối! cha ơi mẹ ơi toàn đèo là đèo thôi một đoàn xe chở quân gần 20 chiếc chạy đường đèo thì kinh khủng quá, ngửa cổ lên thì thấy một xe trên đầu, nhìn xuống dưới thì thấy một xe dưới chân.
Đoàn xe chuyển quân vẫn tiếp tục đi mãi, đi mãi ........!
(Còn nữa...)
 
Sửa lần cuối:
Đi... đi mãi toàn đèo và rừng núi. Qua đèo gió, rồi đèo Cao Bắc (đây là các địa danh sau này tôi mới biết tên). mà các bạn đã nghe tên, Vòng Cung chắn gió Ngân Sơn chưa ?. Nó là một cái đèo rất cao dốc ngoằn nghèo và hiểm trở!. Ai đã từng lên Cao Bằng thì mới biết được, rồi xe đổ dốc lư, chúng tôi đứng trên thùng xe bị dồn đi dồn lại cứ bám chặt lấy nhau, la hét, hoảng loạn vì sợ, mặt thằng nào thằng đấy đều tái mét. Rồi đoàn xe cũng đến cây số 8 Cao Bằng (đường quốc lộ 3 từ Cao Bằng về Bắc Thái). Có một trạm KSQS. Thì đoàn xe chuyển quân chúng tôi bắt đầu tách dần ra từ cây số 8 thì xe bọn tôi rẽ tay trái đi đường Nguyên Bình hay Cao Bình gì ấy còn khoảng gần 10 xe còn các xe kia đi hướng nào thì chúng tôi cũng không biết nữa. Rồi đoàn xe lại nghỉ ở một cái thị trấn nho nhỏ, vì lúc ấy đã quá trưa rồi (không nhớ được là có được ăn cái gì không). Thì chúng tôi hỏi dân ở đó thì được biết nó là thị trấn Nước Hai (Nấc Hai) của huyện Hòa An. Còn cách biên giới khoảng 40 km nữa. Tôi có dò hỏi anh lính lái xe là về đến đơn vị mới còn xa không, Thì anh ấy trả lời là còn xa. Phải gần tối mới đến nơi, còn phải đi qua Phà và một cái đèo nữa. Bỗng lúc đấy tôi thấy ồn ào ở một cái nhà tranh sát đường (Hiệu cắt tóc). Tôi mới đi vào thì thấy thằng Bôm Bốp nó nói to, rất to kiểu cáu gắt: "Có trả tao không thì bảo". Có thằng ngoài nói vọng vào: "đánh bỏ mẹ nó đi". Lúc đó thằng Hồ Hởi (tôi đã viết 1 cái tên khác) bị dồn vào một góc nhà, mặt tái mét. Thì ra tối hôm trước đơn vị nghỉ chân ở phổ thông (Bắc Kạn).
Thằng Hồ Hởi tắt mắt của thằng Bôm Bốp cái ví. Thằng Bôm Bốp nhận được khi thằng Hồ Hởi bỏ tiền ra mua quà. Lúc đó giữa cán bộ khung huấn luyện và cán bộ nhận quân chưa bàn giao nhau. Thì chỉ biết can ngăn không cho ai đánh thằng Hồ Hởi. Chúng tôi ăn quà bánh qua loa xong tất cả lại lên xe.
Đoàn xe tiếp tục hành quân, càng đi, càng thấy hun hút. Tôi đứng trên cùng sát nóc ca bin hai tay bám chặt vào thành xe, thả đôi mắt vô hồn vào xa xăm nhòa lệ. Suy nghĩ mông lung thương bố mẹ và các em nhỏ. Khi xe vào cua, lắc một cái rất mạnh một thằng đứng đằng sau ôm chặt hai tay vào người tôi, kéo mạnh một cái thì tôi mới tỉnh lại để quan sát. Chỉ còn lại 4 xe ô tô (C8 bọn tôi). Rồi xe cua ngoặt xuống một bờ sông dừng lại chỉ huy, bảo chúng tôi xuống hết xe để qua "phà". C8 chúng tôi tập trung theo đội hình Trung Đội ngay ngắn.
Tôi thấy một chiếc phà nhỏ chỉ có một người điều khiển mà lại không có máy gì hết. Phía trên dòng nước chỉ có một sợi dây cáp căng qua sông (hóa ra Phà chạy bằng ròng rọc và sức nước). Sau chúng tôi mới biết là Phà mỏ Sắt.
Chúng tôi tập trung theo đội hình trung đội ngay ngắn và nghe lệnh, mỗi chuyến phà chỉ chở được một xe ô tô cùng một Trung đội lính thôi. Xe của Trung đội nào xuống phà thì trung đội ấy xuống. Rồi lần lượt đại đội tôi cũng qua hết sông, tất cả lại lên xe. Đoàn xe còn 4 chiếc tiếp tục chuyển bánh (Trước khi xe chạy, anh lái xe thông báo: "Đèo cao, dốc rất khó đi và đường rất trơn tất cả phải cẩn thận và bám chắc vào nhau". Chúng tôi cứ tưởng anh lái xe dọa. Nhưng hóa ra là thật. Đèo Mã Quỷnh (sau này tôi mới biết) đường đất, quanh co rất nhiều dốc và cua gấp. Chúng tôi đứng trên thùng xe bị xô từ bên nọ sang bên kia. Dưới đường, từng đoàn người đầu trọc lốc mặc váy và áo đỏ, lưng đeo gùi đi chân đất, bước đi lầm lũi. Ngửa mặt nhìn lên thì toàn núi đá cao ngất (Thâm sơn cùng cốc quá). Lác đác trên đỉnh núi có những làn khói trắng bay lững lờ. Thì ra dân người ta đi làm rẫy đốt nương. Thỉnh thoảng ở dưới đường lại thấy một người phụ nữ tay dắt theo một con ngựa. Trên lưng ngựa là một người đàn ông mặc quần áo Chàm nửa ngồi nửa nằm vắt vẻo trên lưng ngựa (Sau mới biết là vợ chồng thằng Mán đi chợ về, chồng bị say rượu). Rồi đoàn xe leo dốc rất khó khăn, ì ạch, lắc lư. Rồi đến khi xe xuống dốc tốc độ rất nhanh, chao đảo và lắc lư rất mạnh. Chúng tôi la hét hoảng loạn nhiều hơn là thích thú. Vì trời đã về chiều muộn, anh lái xe bảo phải chạy nhanh. Khi xuống hết dốc đoàn xe đỗ lại ở thị trấn Thông Nông nghỉ. Tôi quan sát xung quanh thầm nghĩ: "Thị trấn quái gì chỉ có lèo tèo vài cái nhà lụp xụp". Tôi lăn kềnh ra cái bãi cỏ ở ven đường lia mắt nhìn xung quanh thì chỉ thấy có mỗi một cái biển hiệu là: "Bưu điện Thông Nông". Có một vài thằng vào hình như là đánh điện tín hoặc mua tem thư. Tôi đang nằm mơ màng nghỉ ngơi thì có lệnh lên xe, rất nhanh chóng chúng tôi đã lên xe và điểm danh quân số.
Rồi xe lại tiếp tục chuyển bánh, Anh lái xe bảo: "Bây giờ đường bằng và sắp tới nơi rồi, vì trời sắp tối nên xe chạy cũng nhanh qua mấy cái cua tay áo". Tôi thấy một cái thung lũng khá rộng lớn, có đồng ruộng và bản làng xa xa, nhưng hoàn toàn là nhà sàn thôi. Bỗng cả 4 xe rẽ vào cái đường đá lởm chởm rất khó đi, bên ngoài có Ba-ri-e và vệ binh đứng gác, rồi sâu bên trong có mấy gian nhà tranh, tôi đoán là đã đến đơn vị mới rồi. Đúng thật, khi đoàn xe đỗ lại chúng tôi được lệnh xuống xe và tập trung. Tôi quay đi quay lại đảo mắt nhìn xung quanh thì thấy anh Đại Đội Phó bảo 2 anh Tiểu Đội Trưởng khiêng một cái bao tải xuống mở và mở ra, kế bên là một cái bàn của đơn vị mới đã được kê sẵn. Hóa ra đó là lý lịch quân nhân của tụi tôi. Khi làm thủ tục bàn giao quân số xong (đơn vị tôi không thiếu đi một người nào). Tôi vẫn tranh thủ lén ra bắt tay và chia tay A trưởng cùng B trưởng huấn luyện của tôi. Rồi anh em thấy thế cũng ra bắt tay với A trưởng B trưởng của mình. Bộ khung huấn luyện lần lượt lên xe ô tô quay trở về. Tôi cứ dõi mắt nhìn theo và nghĩ: "Ước gì tôi cũng được quay trở về cùng họ". Thế là cuộc Hành quân chiến đấu di chuyển của bọn tôi từ xã Chi Phú - Ba Vì - Hà Nội lên đến đơn vị mới ở Thông Nông - Cao Bằng hết 3 ngày 2 đêm đã kết thúc.
Nhưng chưa hết đâu nhé các đồng chí và các bạn ạ. Vì đây mới là sân của E bộ 677, cả một đại đội Huấn luyện vẫn đứng ở sân E bộ đấy.
Trời sắp tối.................
 
Trời sắp tối rồi. Khi cán bộ khung của đơn vị Huấn Luyện cũ của chúng tôi lên xe ô tô để quay về. Thì chúng tôi được lệnh tập hợp, đồng chí cán bộ Quân Lực đơn vị mới (thì phải). Đọc danh sách trích ngang điểm danh lại lần cuối, và chia đôi đơn vị tôi ra làm 2 phần. Một nửa được đưa đi trước (về D5 vì D5 là D cơ động ở sát E bộ). Sau này tôi mới biết còn một nửa chúng tôi được các đồng chí vệ binh đưa đi vào một cái bản (Bản Giàng) Ở gần E Bộ để nghỉ thì trời đã tối hẳn. Chúng tôi được phân chia nhau ra vài người một nhà, mà toàn là nhà sàn thôi. Lúc đó chúng tôi vừa đói lại vừa mệt, lạ nữa và sợ. Vì các đồng chí vệ binh đưa chúng tôi vào nhà dân, giao dịch với dân toàn bằng tiếng dân tộc. chúng tôi chẳng hiểu gì cả ở bên ngoài tôi thấy lác đác vài đồng chí vệ binh khác vác súng trên vai gác rất nghiêm túc (Hình như sợ chúng tôi đảo ngũ). Tôi lân la hỏi ông chủ nhà rất may ông ý cũng biết tập tọe vài câu tiếng Kinh. Tôi nói ông ấy cũng hiểu chút ít, câu đầu tiên tôi hỏi ông ấy là: "Biên giới còn cách đây bao xa hả bác?" Ông ấy trả lời: "Cách đây khoảng 20km nữa chú ạ". Tôi hoang mang vô cùng! Bụng đang đói, suy nghĩ mông lung loay hoay tìm chỗ dải chiếu để ngả lưng (vì quân tư trang của tôi còn đầy đủ). Thì một đồng chí vệ binh bước vào điểm danh, lại vào phát cho chúng tôi mỗi người một cái bánh mì. Bánh mì xịn ở dưới xuôi - đồng chí vệ binh nói (vì ở trên này toàn mì luộc thôi). Ối! Cha ơi mẹ ơi, hóa ra là bánh mì cũ của đơn vị huấn luyện chúng tôi bàn giao, nó đã chua và bở bùng bục ra rồi. Vì đã được hậu cần của đơn vị cũ chuẩn bị từ trước khi hành quân chiến đấu, mà trên đường hành quân đã mất mấy ngày rồi. Vì nhà dân cũng chẳng có gì ăn được mà tiền của chúng tôi thì hầu như không có nữa. Nên cứ nhắm mắt mà ăn thôi, rồi cái bánh mì chua loét cũng hết, chúng tôi mỗi thằng 1 chiếu trải thẳng ra sàn ngả lưng. Ngoài cửa trời tối đen như mực đâu đó một vài con đom đóm bay lượn lờ, lập lòe phát ra những vầng sáng yếu ớt. Tiếng giun, dế, cóc, nhái hỗn độn hòa vào nhau râm ran thành một bản nhạc vô hồn nơi chiến địa. Tiếng tắc kè ở núi đá vọng về sao mà não nùng thế, ở dưới gần sàn các đồng chí vệ binh vẫn bển bỉ tuần tra canh gác. Bên cạnh tôi một vài thằng đã thiếp đi vì quá mệt, vài thằng ngủ ngáy khò khò bên tai, có thằng ngủ ú ớ nói mê: "Thả tôi ra... thả tôi ra... Cho tôi về với mẹ". Rồi tôi ngủ lúc nào cũng không hay.
Sáng sớm ngày hôm sau chúng tôi được các đồng chí vệ binh báo thức dậy rất sớm. Khi thu dọn quân tư trang xong, chúng tôi chào chủ nhà. Ra cửa nhà tập trung điểm danh, rồi đi theo đồng chí vệ binh ra một cái sân rộng. Bên ngoài có một cái mương nước nhỏ chúng tôi lấy nước ở đó đánh răng rửa mặt, rồi tập trung thành hàng ngay ngắn (Lúc đó còn khoảng hơn 50 người). Các đồng chí vệ binh đưa chúng tôi trở lại sân E Bộ, trên đường từ Bản Giàng về sân E bộ vệ binh rất đông (E677 có 1 B vệ binh). Tôi thiết nghĩ, tối hôm qua mỗi nhà trọ chúng tôi ở lúc nào cũng có 1 đến 2 đồng chí vệ binh đứng canh gác. Vào đến sân E Bộ, chúng tôi xếp thành 10 hàng dọc, đồng chí vệ binh điểm danh và bàn dao quân số cho Quân Lực Trung Đoàn, lúc đó một đồng chí cán bộ Trung Đoàn đeo lon Thiếu Tá ra quán triệt nhắc nhở giao nhiệm vụ và nói chuyện rất thân mật, rồi chúng tôi được phát mỗi người một nắm mì luộc (là bữa ăn phụ). Cái đó đối với chúng tôi thì quá quen rồi vì suốt thời gian huấn luyện hơn 3 tháng chỉ toàn ăn bột mì luộc thôi. Chỉ được mỗi bữa cơm của sáng ngày 29/03/1981 Ngày đầu tiên của đơn vị huấn luyện mà tôi đã viết. Bữa cơm ngập tràn trong mưa và nước mắt.
Khi ăn phụ xong ở E Bộ chúng tôi được 2 đồng chí (không rõ chức vụ gì) nhắc nhở, dặn dò và bảo chúng tôi cài lá ngụy trang, buộc lại ba lô cho gọn gàng để chuẩn bị hành quân. Lúc đó khoảng 9 giờ sáng (có khoảng hơn 50 người, mỗi người được phát thêm 2 nắm mì luộc nữa - đó là khẩu phần ăn bữa trưa của lính). Chúng tôi bắt đầu hành quân theo đội hình hàng một người cách người 3m. Hai đồng chí lính cũ dẫn đường có súng AK, 1 người đi đầu và 1 người đi cuối đội hình. Luôn mồm đốc thúc chúng tôi bám sát đội hình và đi sát vào mép núi. Qua cái dốc đầu tiên đường đất (đường mòn đi tắt), khá cao, dốc và trơn. Anh lính cũ giới thiệu đây là đèo Bó Đin, chúng tôi đầu tiên ai cũng hăm hở hành quân đi rất nhanh. Anh lính cũ phải bảo đi bình tĩnh thôi, từ từ vì đường còn dài. Đi được khoảng 2 tiếng thì chúng tôi bắt đầu thấm mệt và uể oải thằng nào thằng ấy mồm mũi tranh nhau thở, miệng khô roong, khát nước (vì khi chuyển quân chúng tôi không được trang bị biđông, chai lọ đựng nước cũng không có). May quá! đúng lúc đấy anh lính cũ chỉ tay về phía trước bảo: "Đến mỏ nước kia chúng ta nghỉ uống nước" (Mỏ nước bản Ruồm). Chúng tôi mắt thằng nào cũng sáng lên như vớ được của, khi đến mỏ nước thì ra nó chỉ là cái lạch nhỏ nước chảy từ khe núi ra chúng tôi ngồi ịch xuống 1 cái ngả người ra, tháo quai ba lô ra khỏi vai chẳng cần bát, tranh nhau lấy 2 tay chụm vào nhau đưa lên miệng uống lấy uống để. Anh lính cũ nhắc nhở: "Từ từ thôi không nó đục lên bây giờ". Nghỉ ngơi một lúc đỡ mệt rồi, anh lính cũ chỉ tay về phía trước bảo chúng tôi cố gắng đi lên đỉnh đèo Keo Hái kia thì chúng ta nghỉ ăn trưa. Tôi đưa mắt nhìn theo hướng anh lính cũ chỉ mà lòng ái ngại. Rồi chúng tôi giúp đỡ nhau đeo Ba lô cẩn thận lại lên đường, chặng đường thứ hai này thì chúng tôi mạnh ai nấy đi, không có hàng lối gì cả. Thằng khỏe thì đi trước, thằng yếu thì đi sau. Có hai thằng yếu quá tụt tạt lại mãi sau cùng. Hai anh lính cũ phải khoác ba lô hộ chúng nó. Tôi nghĩ vì chúng nó là con nhà giàu (Công tử bột). Còn tôi chỉ thấy mệt thôi, mà lúc đó tôi mới 42kg cao 1m62, nhưng là con nhà lao động. Chúng tôi đi qua bản Ruồm những người dân bản mặc quần áo Chàm có cả con gái nữa, đứng ở trên sàn nhà chỉ chỏ và xì xồ nói với nhau cái gì bằng tiếng dân tộc. Chúng tôi chẳng hiểu gì cả. Anh lính cũ bảo người ta nói chuyện với nhau là có lính mới lên đấy mà là lính Hà Nội cơ.
Ra khỏi bản Ruồm, chúng tôi từ từ leo dốc ai cũng đã mệt rồi càng đi càng thấy xa vời, suy nghĩ lung tung: "Bộ đội hành quân là thế này đây!". Chắc chẳng còn ngày về nữa rồi. Vì đã chuyển quân sang ngày thứ 4 mà vẫn chưa về đến đơn vị mới. Nhìn đoàn lính chúng tôi đi như một đoàn quân ô hợp (Thằng thì quần áo xanh, thằng trắng, thằng vàng, thằng có mũ, thằng không mũ, thằng giầy, thằng dép) bước đi uể oải. Rồi chúng tôi cũng đi được đến đỉnh đèo Keo Hái, chúng tôi ngồi phịch xuống một cái bỏ ba lô cho đỡ mệt và chén hết 2 cái bánh Bẻng (nắm bột mì luộc)
 
Khi nghỉ ngơi và chén hết 2 nắm mì luộc xong, chúng tôi ngồi tào lao tán gẫu một lúc thì đồng chí lính cũ chỉ tay lên đỉnh núi trước mặt mà bảo: "Đây là chốt 466 của C5, D5 đấy". Chúng tôi ngửa mặt nhìn lên thì chẳng thấy gì cả, nó chỉ là cái rừng Vầu và vài cây lúp súp (Sim + Mua). Nhìn kĩ mới thấy mấy cái nóc nhà tranh thấp lè tè. Tôi lân la lại gần 2 anh lính cũ hỏi chuyện thì được biết 1 anh ở ban Quân Lực, 1 anh ở B Vận Tải. Tiểu đoàn 4 xuống Trung đoàn đón chúng tôi từ tối hôm trước. Nhưng sáng nay trung đoàn mới bàn giao quân, để các anh ấy đưa về. Ngồi ăn và nghỉ đã lâu chúng tôi đã đỡ mệt, lại nhìn thấy dòng suối dưới chân đèo, chúng tôi giục các anh lính cũ đi tiếp để xuống suối rửa chân tay cho mát. Hôm đấy là ngày 1/7 mà, trời rất nắng, khi xuống đến suối chúng tôi hạ ba lô rồi ào xuống suối. Nước chỉ đến lưng gióng chân và đầu gối thôi, những hòn đã cuội to bằng cái mũ cối tròn mà trơn kinh khủng. Tôi bị tuột mất quai dép (tôi đi dép cao su). Còn những thằng đi giầy thì cứ để cả giầy mà lội xuống nước đùa nghịch và té nước lên người nhau một cách thích thú (rất hồn nhiên, ngây thơ). Khi ướt hết quần áo thì chúng tôi cởi hết quần áo dài ra để tắm và giặt luôn, vì đã 4 ngày không được tắm rồi. Các đồng chí và các bạn thử tưởng tượng xem; Cuối tháng 6 đầu tháng 7 với cái nắng và nóng như thế, hành quân tàu xe như vậy mà 3 đến 4 ngày không được tắm thì như thế nào, thật là khủng khiếp.
Tắm gội xong chúng tôi để quần áo ướt trên đỉnh ba lô và trên đầu, vừa phơi và vừa che cho đỡ nắng. Hành quân đến đâu các anh lính cũ giới thiệu đến đó, nào là bản Lịch, bản Rẻ Gà. Rồi chúng tôi đến một cái chợ đã tan, chỉ còn lại lác đác vài thằng Mán say rượu nằm ngủ ở ven đường mà vợ nó ngồi cạnh lấy lá cây quạt phe phẩy cho nó. Bên cạnh là cái gùi và con ngựa đang nhởn nhơ gậm cỏ. Anh lính cũ giới thiệu đây là chợ Lương Thông cũ. Chúng tôi cứ đi... cứ đi..., có thằng còn ngoái cổ lại xem cái khung cảnh lạ lùng ấy, đi tiếp theo là bản Rế và xa xa trong vách núi là bản Đông Chia. Dưới suối những chiếc Cọn nước vẫn cứ đều đều quay kiên nhẫn và bền bỉ. Những chiếc cối giã gạo nước vẫn giã đều ào... bụp... ào... bụp vừa đi vừa chuyện trò cho đỡ mệt. Tôi nghĩ như thế còn những thằng công tử bột thì thất thểu lết lê từng bước một, còn tôi là con nhà lao động mà ở nhà tôi từng đạp xích lô, bao cám, bao gạo 70kg tôi vác và quắp ngon ơ. Mặc dù lúc ấy tôi nặng có 42kg. Đang đi thì anh lính cũ chỉ tay về phía trước bảo: "Kia kìa C3 của tiểu đoàn mình đấy". Tôi nhìn thấy mấy cái nhà mờ mờ và thấp tè, tôi nghĩ bụng còn xa, vừa đi tôi vừa nghĩ nếu mà tôi được vào cái đơn vị ấy thì tốt biết bao, vì tôi đã biết được qua lúc nói chuyện với 2 anh lính cũ là C3 ở ngay sát bờ suối, không phải lên Chốt, còn các C kia ở chốt hết. Vừa đi vừa nghĩ lung tung, cái khoảng cách mà anh lính cũ bảo C3 cứ ngắn lại dần dần, phía trước mặt lại thấy có một cái làng thưa thớt có vài nóc nhà sàn và mấy bụi tre tôi hỏi anh lính cũ là làng gì anh ấy đáp đó là Bản Ái, ở đây không có làng nào cả, chỉ có Bản và Lũng thôi.
Khi đi qua Bản Ái thì tôi thấy C3 rất gần, lính tráng mặc quần đùi đi lông nhông, đứng tắm ở dưới suối, giơ tay chỉ chỏ về hướng chúng tôi. Đang mải nhìn lính cũ tắm suối và ước ao thì chúng tôi được lệnh dừng lại và rẽ lên cái nhà ở trên cao bên tay phải, nhìn là tôi biết ngay nhà lính. Tôi thở phảo nhẹ nhõm chắc mẩm đã đến nơi rồi. Vì ở đấy cũng có vài người lính cũ rồi. Lúc ấy khoảng hơn 4 giờ chiều, chúng tôi được nghỉ một lúc và uống nước thoải mái, thuốc lá Du lịch loại có cán hút phì phèo và tranh nhau mời các anh lính cũ). Màn chào hỏi và giao lưu với lính cũ và lính mới đã điểm danh quân số xong (không ngót đi người nào). Một đồng chí cán bộ cầm danh sách trích ngang đọc thứ tự, tôi và 9 đồng chí nữa. Tổng cộng là 10 người tất cả. Người đầu tiên đứng riêng ra một hàng (Tôi nghĩ tiểu đoàn chia lính về từng C đây). Khi 10 đứa chúng tôi xếp hàng riêng ra một chỗ, thì anh lính cũ giục một người đưa chúng tôi đi ngay kẻo tối, chúng tôi vẫn kịp bắt tay và chia tay nhau. Chúng tôi lại khoác ba lô lên đường, tiếp tục cuộc hành trình. Tốp của tôi có 10 người trong khi đó đã có 7 thằng cùng Phường rồi còn 3 thằng nữa ở khác phường nhưng lại cùng B huấn luyện. Thế là quen biết nhau hết, Chúng tôi cứ đi mà cũng may, anh lính cũ nhận chúng tôi ở Trung đoàn về vẫn đi cùng nhóm 10 người chúng tôi. Đi qua bản nào anh ấy vẫn giới thiệu tên bản đó. Nào là bản Ngẳm, nào là bản Phác. Ai ai cũng cố gằng đi nhanh, vì nhóm của chúng tôi toàn những thằng khỏe, ở nhà đã tự đi lao động kiếm tiền rồi mà. Anh lính cũ nói: "Nếu không đi nhanh thì trời sẽ tối mất, mà còn phải leo Cổng Trời nữa đấy". Chúng tôi nghe nói đến Cổng Trời mà phát hoảng, vì từ bé đến giờ có biết Cổng Trời là thế nào đâu. Nên chả thằng nào nói với thằng nào cả. Rồi đường lên Cổng Trời cũng ở trước mắt, Trước khi leo Cổng Trời anh lính cũ dặn: "Buộc chắc lại quai Ba lô, bước bước nào chắc bước ấy, người ngả về phía trước. Hai tay bám vào các tảng đá cao hơn trước mặt, nếu bám được". Tôi làm như lời anh lính cũ dặn, đi được một lúc thì ... Ối Cha mẹ ơi! Mệt đến đứt hơi. Tim đập thình thịch như muốn nhảy ra ngoài lồng ngực. Mồm miệng há hốc thở dồn, leo đã rất lâu rồi mà đã được khá cao. Đến một khúc cua cũng rộng, gió thổi vi vu mát rượi, anh lính cũ bảo nghỉ đã. Chúng tôi thở phào một cái và định tháo ba lô rồi ngồi xuống. Anh lính cũ nói to :" Không được tháo ba lô ra, không được ngồi, mà chỉ tay bảo chúng tôi tìm các mỏm đá cao đứng, ghé ba lô vào đúng tầm, đứng mà nghỉ. (Xong anh ấy giải thích: "Đang khoác ba lô nặng, leo cao, rất mệt mà tháo ba lô ra ngồi nghỉ, mà các cậu chưa quen thì sẽ không muốn đi nữa ") Gió thổi mát lộng, Tôi thả mắt nhìn xuống dưới chân Cổng Trời lè lưỡi ra ngao ngán. Những bờ ruộng và con đường chúng tôi vừa đi qua chằng chịt như Ô bàn Cờ, Còn người thì chỉ nhỏ như ngón tay út. Chắc các bạn cũng tưởng tượng ra được là tôi đang đứng với độ cao như thế nào rồi chứ. Còn ngẩng cổ nhìn lên trời thì thấy còn mù mịt lắm...
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top