Xuất phát từ nguyên nhân bảy doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc giải thể, Cục Thuế TP cho rằng 156 hóa đơn mua hàng của Công ty Hưng Thịnh với các doanh nghiệp trên là bất hợp pháp, không có giá trị sử dụng. Từ đó, Cục Thuế tố cáo Công ty Hưng Thịnh ra cơ quan công an về hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm mục đích trốn thuế.
Cục Thuế TP.HCM có quyết định truy thu thuế giá trị gia tăng hai năm 2012 và 2013, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2012 và xử phạt vi phạt hành chính đối với Công ty Hưng Thịnh tổng số tiền hơn 14,5 tỉ đồng.
TAND TP.HCM vừa xử sơ thẩm và tuyên hủy các quyết định của Cục Thuế TP.HCM và kết luận thanh tra bổ sung của đơn vị này đối với Công ty TNHH MTV TM giấy Hưng Thịnh.
Công an kết luận hóa đơn có giá trị sử dụng
Theo hồ sơ, sau khi thanh tra, tháng 9-2014 Cục Thuế TP.HCM có quyết định truy thu thuế giá trị gia tăng hai năm 2012 và 2013, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2012 và xử phạt vi phạt hành chính đối với Công ty Hưng Thịnh tổng số tiền hơn 14,5 tỉ đồng.
Không đồng ý, Công ty Hưng Thịnh khiếu nại đến Cục Thuế TP nhưng bị bác đơn. Vì vậy, công ty này khởi kiện hành chính đề nghị tòa án hủy quyết định truy thu, xử phạt của Cục Thuế cũng như quyết định giải quyết khiếu nại.
Khi tòa đang thụ lý, Cục Thuế TP lại tiếp tục ban hành kết luận thanh tra thuế sửa đổi, bổ sung với nội dung: Truy thu thuế TNDN hai năm là hơn 337 triệu đồng, phạt vi phạm hành chính thuế gần 1,23 tỉ đồng và thu tiền chậm nộp thuế là 1,467 tỉ đồng, tổng cộng hơn 3 tỉ đồng.
Tại tòa, phía công ty trình bày: xuất phát từ nguyên nhân bảy doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc giải thể, Cục Thuế TP cho rằng 156 hóa đơn mua hàng của Công ty Hưng Thịnh với các doanh nghiệp trên là bất hợp pháp, không có giá trị sử dụng. Từ đó, Cục Thuế tố cáo Công ty Hưng Thịnh ra cơ quan công an về hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm mục đích trốn thuế.
Tuy nhiên, qua xác minh điều tra, công an không khởi tố vụ án vì không có căn cứ, cơ sở. Công an và VKSND TP.HCM kết luận tất cả hóa đơn giá trị gia tăng xuất bán hàng cho Công ty Hưng Thịnh của các doanh nghiệp trên là có giá trị sử dụng.
Từ đó, công ty cho rằng Cục Thuế TP ra những quyết định truy thu, xử phạt cũng như kết luận thanh tra bổ sung thiếu căn cứ và thuyết phục đối với doanh nghiệp.
“Suy luận chủ quan, áp đặt”
Tại toà chủ tọa hỏi Cục Thuế: “Có quy định nào sau khi xuất hóa đơn, công ty bán hàng bỏ địa điểm kinh doanh hoặc giải thể thì không xem xét các hóa đơn này để khấu trừ thuế cho doanh nghiệp mua không?”. Cục Thuế TP đáp: “Không cho Hưng Thịnh khấu trừ không chỉ vì lý do các doanh nghiệp bán bỏ trốn hoặc giải thể mà còn do các hóa đơn đó không đủ điều kiện để chấp nhận như bán hàng lớn không kê kho”.
Tòa hỏi luật có quy định về điều này không, Cục Thuế nói không và tiếp tục đưa ra các yếu tố nghi ngờ khác để chứng minh cho các quyết định của mình. Cụ thể, việc thanh toán mua bán trong ngày có những lúc người nộp vào và rút tiền là cùng một người.
Tranh luận lại, phía khởi kiện cho rằng lập luận của Cục Thuế như thế là không ổn. Cục Thuế nói việc mua bán không có thật do nhân viên Hưng Thịnh nộp tiền vào ngân hàng với tư cách bên mua rồi người đó đại diện cho người bán rút ra. Đây là suy luận chủ quan, áp đặt. Vì nhân viên thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản Hưng Thịnh thanh toán cho các doanh nghiệp có giao dịch mua bán. Từ đây mới chuyển khoản qua tài khoản các công ty bán hàng. Việc bên bán rút tiền thế nào hay ủy quyền cho cá nhân nào rút ra thì là quan hệ giữa bên bán với cá nhân được ủy quyền, không liên quan đến Hưng Thịnh.
Cạnh đó, bên khởi kiện cũng chứng minh hóa đơn mua bán khi xuất thì các doanh nghiệp bán vẫn đang hoạt động, các hóa đơn đều được đăng ký đúng quy định. Cơ quan thuế cũng không có bất kỳ cảnh báo nào về sự rủi ro, bất hợp pháp hay không có giá trị sử dụng của các hóa đơn trong thời gian các doanh nghiệp thực hiện giao dịch. Và quan trọng hơn, các doanh nghiệp bán hàng trên đã được các Chi cục Thuế liên quan cho khấu trừ thuế và hoàn thuế đối với các hóa đơn đã xuất cho Hưng Thịnh.
HĐXX nhận định cơ quan thuế đưa ra các quyết định truy thu, xử phạt chưa đúng quy định pháp luật. Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu của bên khởi kiện và tuyên án như trên.
Hoàng Yến - Báo Pháp Luật
Cục Thuế TP.HCM có quyết định truy thu thuế giá trị gia tăng hai năm 2012 và 2013, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2012 và xử phạt vi phạt hành chính đối với Công ty Hưng Thịnh tổng số tiền hơn 14,5 tỉ đồng.
TAND TP.HCM vừa xử sơ thẩm và tuyên hủy các quyết định của Cục Thuế TP.HCM và kết luận thanh tra bổ sung của đơn vị này đối với Công ty TNHH MTV TM giấy Hưng Thịnh.
Công an kết luận hóa đơn có giá trị sử dụng
Theo hồ sơ, sau khi thanh tra, tháng 9-2014 Cục Thuế TP.HCM có quyết định truy thu thuế giá trị gia tăng hai năm 2012 và 2013, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2012 và xử phạt vi phạt hành chính đối với Công ty Hưng Thịnh tổng số tiền hơn 14,5 tỉ đồng.
Không đồng ý, Công ty Hưng Thịnh khiếu nại đến Cục Thuế TP nhưng bị bác đơn. Vì vậy, công ty này khởi kiện hành chính đề nghị tòa án hủy quyết định truy thu, xử phạt của Cục Thuế cũng như quyết định giải quyết khiếu nại.
Khi tòa đang thụ lý, Cục Thuế TP lại tiếp tục ban hành kết luận thanh tra thuế sửa đổi, bổ sung với nội dung: Truy thu thuế TNDN hai năm là hơn 337 triệu đồng, phạt vi phạm hành chính thuế gần 1,23 tỉ đồng và thu tiền chậm nộp thuế là 1,467 tỉ đồng, tổng cộng hơn 3 tỉ đồng.
Tại tòa, phía công ty trình bày: xuất phát từ nguyên nhân bảy doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc giải thể, Cục Thuế TP cho rằng 156 hóa đơn mua hàng của Công ty Hưng Thịnh với các doanh nghiệp trên là bất hợp pháp, không có giá trị sử dụng. Từ đó, Cục Thuế tố cáo Công ty Hưng Thịnh ra cơ quan công an về hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm mục đích trốn thuế.
Tuy nhiên, qua xác minh điều tra, công an không khởi tố vụ án vì không có căn cứ, cơ sở. Công an và VKSND TP.HCM kết luận tất cả hóa đơn giá trị gia tăng xuất bán hàng cho Công ty Hưng Thịnh của các doanh nghiệp trên là có giá trị sử dụng.
Từ đó, công ty cho rằng Cục Thuế TP ra những quyết định truy thu, xử phạt cũng như kết luận thanh tra bổ sung thiếu căn cứ và thuyết phục đối với doanh nghiệp.
“Suy luận chủ quan, áp đặt”
Tại toà chủ tọa hỏi Cục Thuế: “Có quy định nào sau khi xuất hóa đơn, công ty bán hàng bỏ địa điểm kinh doanh hoặc giải thể thì không xem xét các hóa đơn này để khấu trừ thuế cho doanh nghiệp mua không?”. Cục Thuế TP đáp: “Không cho Hưng Thịnh khấu trừ không chỉ vì lý do các doanh nghiệp bán bỏ trốn hoặc giải thể mà còn do các hóa đơn đó không đủ điều kiện để chấp nhận như bán hàng lớn không kê kho”.
Tòa hỏi luật có quy định về điều này không, Cục Thuế nói không và tiếp tục đưa ra các yếu tố nghi ngờ khác để chứng minh cho các quyết định của mình. Cụ thể, việc thanh toán mua bán trong ngày có những lúc người nộp vào và rút tiền là cùng một người.
Tranh luận lại, phía khởi kiện cho rằng lập luận của Cục Thuế như thế là không ổn. Cục Thuế nói việc mua bán không có thật do nhân viên Hưng Thịnh nộp tiền vào ngân hàng với tư cách bên mua rồi người đó đại diện cho người bán rút ra. Đây là suy luận chủ quan, áp đặt. Vì nhân viên thực hiện việc nộp tiền vào tài khoản Hưng Thịnh thanh toán cho các doanh nghiệp có giao dịch mua bán. Từ đây mới chuyển khoản qua tài khoản các công ty bán hàng. Việc bên bán rút tiền thế nào hay ủy quyền cho cá nhân nào rút ra thì là quan hệ giữa bên bán với cá nhân được ủy quyền, không liên quan đến Hưng Thịnh.
Cạnh đó, bên khởi kiện cũng chứng minh hóa đơn mua bán khi xuất thì các doanh nghiệp bán vẫn đang hoạt động, các hóa đơn đều được đăng ký đúng quy định. Cơ quan thuế cũng không có bất kỳ cảnh báo nào về sự rủi ro, bất hợp pháp hay không có giá trị sử dụng của các hóa đơn trong thời gian các doanh nghiệp thực hiện giao dịch. Và quan trọng hơn, các doanh nghiệp bán hàng trên đã được các Chi cục Thuế liên quan cho khấu trừ thuế và hoàn thuế đối với các hóa đơn đã xuất cho Hưng Thịnh.
HĐXX nhận định cơ quan thuế đưa ra các quyết định truy thu, xử phạt chưa đúng quy định pháp luật. Từ đó, tòa chấp nhận yêu cầu của bên khởi kiện và tuyên án như trên.
Hoàng Yến - Báo Pháp Luật