Giai đoạn từ 2013 trở về trước cách tính như sau:
Căn cứ: THÔNG TƯ 130 /2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
2.15. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Theo Công văn 2826/TCT-CS 2014 chi trả lãi tiền vay liên quan đến vốn góp
Tại Điểm 2.16 Điều 6 Chương 2 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.”
+ Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2013, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.
-Thực tế ngày 02/01/2013, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký). Công ty A đi vay thêm 4 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Ngày 01/04/2013, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng(chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký). Từ 01/04/2013 đến 31/12/2013 các thành viên không góp thêm vốn.
-Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.
Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:
Cách 1:
-Như vậy, chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ của giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng x 40% = 240 triệu đồng, của giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng x 20% = 80 triệu đồng.
-Trong 1 tỷ đồng chi phí lãi tiền vay năm 2013, Công ty A không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền chi trả lãi tiền vay là 320 triệu đồng.
-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 320.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
Cách 2 :
+Theo quy tắc tam xuất: lãi tiền vay giai đoạn 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng
10.000.000.000 < = > 600.000.000
4.000.000.000 < = > = x =?
+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2013
-Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là 600.000.000 x 4.000.000.000)/ 10.000.000.000=240.000.000
-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 240.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
+Theo quy tắc tam xuất: lãi tiền vay giai đoạn 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng
10.000.000.000 < = > 400.000.000
2.000.000.000 < = > = x =?
+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2013
-Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là 400.000.000 x 2.000.000.000)/ 10.000.000.000=80.000.000
-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 80.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
Giai đoạn từ 2014 trở đi
Căn cứ:NGHỊ ĐỊNH Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
e) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;
Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Căn cứ: Thông tư Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tưđã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
Công văn số :10002/CT-TT&HT, Ngày phát hành :17/09/2015 V/v chi phí trả lãi vay – Của cục Thuế Bình Dương trả lời Công ty TNHH GTM
+ Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:
Trường hợp 01:
- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2014, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.
-Thực tế ngày 02/01/2014, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký). Công ty A đi vay thêm 4 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Ngày 01/04/2014, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng(chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký). Từ 01/04/2014 đến 31/12/2014 các thành viên không góp thêm vốn.
-Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.
Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:
Xác định chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý:
-Số chi phí lãi vay từ tháng 02/01 đến hết tháng 31/012 của số phần vồn vay 4.000.000.000 đồng = 4.000.000.000 đồng vốn điều lệ còn thiếu. Phần này bị loại khỏi chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN; chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ của giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/12 là 1 tỷ đồng
-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2014 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= 1 tỷ đồng chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
Trường hợp 02:
- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2014, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.
-Thực tế đến ngày 02/01/2014, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếulà 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký).
-Ngày 01/02/2014 Công ty A đi vay thêm 5 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lãi suất 10%/năm thời hạn vay là 2 năm
- Ngày 01/01/2015, các thành viên góp thêm 4 tỷ đồng để hoàn thành số vốn đăng ký kinh doanh
Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:
Xác định chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý:
-Chi phí lãi vay năm 2014 từ ngày 01/02/2014 đến ngày 31/12/2014= 5 tỷ đồng x 10%/12 x 11 tháng = 458.333.333 đ
- Xuất Toán chi phí: Phần chi phí lãi vay tương với phần vốn góp điều lệ còn góp thiếu là 4 tỷ không được tính vào chi phí hợp lý= 4 tỷ đồng x 10%/12 x 11 tháng = 366.666.667 đ
-Chi phí lãi vay hợp lý được trừ: Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần tiền vay được trừ khi xác định thuế TNDN: 458.333.333 đ-366.666.667 đ= 91.666.667 đ
- Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2014 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= 366.666.667 đ chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
-Chi phí lãi vay năm 2015: 5 tỷ đồng x 10%=500 triệu đồng do đã góp vốn đã đủ nên toàn bộ chi phí lãi vay năm 2015 được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của năm mà không bị xuất toán
-Chi phí lãi vay năm 2016: 5 tỷ đồng x 10%/12= 41,666,667 đồng do đã góp vốn đã đủ nên toàn bộ chi phí lãi vay năm 2016 được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của năm mà không bị xuất toán
Căn cứ: THÔNG TƯ 130 /2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ
2.15. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Theo Công văn 2826/TCT-CS 2014 chi trả lãi tiền vay liên quan đến vốn góp
Tại Điểm 2.16 Điều 6 Chương 2 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.”
+ Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2013, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.
-Thực tế ngày 02/01/2013, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký). Công ty A đi vay thêm 4 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Ngày 01/04/2013, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng(chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký). Từ 01/04/2013 đến 31/12/2013 các thành viên không góp thêm vốn.
-Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.
Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:
Cách 1:
-Như vậy, chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ của giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng x 40% = 240 triệu đồng, của giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng x 20% = 80 triệu đồng.
-Trong 1 tỷ đồng chi phí lãi tiền vay năm 2013, Công ty A không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền chi trả lãi tiền vay là 320 triệu đồng.
-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 320.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
Cách 2 :
+Theo quy tắc tam xuất: lãi tiền vay giai đoạn 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng
10.000.000.000 < = > 600.000.000
4.000.000.000 < = > = x =?
+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2013
-Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là 600.000.000 x 4.000.000.000)/ 10.000.000.000=240.000.000
-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 240.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
+Theo quy tắc tam xuất: lãi tiền vay giai đoạn 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng
10.000.000.000 < = > 400.000.000
2.000.000.000 < = > = x =?
+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2013
-Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là 400.000.000 x 2.000.000.000)/ 10.000.000.000=80.000.000
-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 80.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
Giai đoạn từ 2014 trở đi
Căn cứ:NGHỊ ĐỊNH Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
e) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;
Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Căn cứ: Thông tư Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tưđã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
Công văn số :10002/CT-TT&HT, Ngày phát hành :17/09/2015 V/v chi phí trả lãi vay – Của cục Thuế Bình Dương trả lời Công ty TNHH GTM
+ Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:
Trường hợp 01:
- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2014, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.
-Thực tế ngày 02/01/2014, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký). Công ty A đi vay thêm 4 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Ngày 01/04/2014, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng(chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký). Từ 01/04/2014 đến 31/12/2014 các thành viên không góp thêm vốn.
-Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.
Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:
Xác định chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý:
-Số chi phí lãi vay từ tháng 02/01 đến hết tháng 31/012 của số phần vồn vay 4.000.000.000 đồng = 4.000.000.000 đồng vốn điều lệ còn thiếu. Phần này bị loại khỏi chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN; chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ của giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/12 là 1 tỷ đồng
-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2014 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= 1 tỷ đồng chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
Trường hợp 02:
- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2014, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.
-Thực tế đến ngày 02/01/2014, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếulà 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký).
-Ngày 01/02/2014 Công ty A đi vay thêm 5 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lãi suất 10%/năm thời hạn vay là 2 năm
- Ngày 01/01/2015, các thành viên góp thêm 4 tỷ đồng để hoàn thành số vốn đăng ký kinh doanh
Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:
Xác định chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý:
-Chi phí lãi vay năm 2014 từ ngày 01/02/2014 đến ngày 31/12/2014= 5 tỷ đồng x 10%/12 x 11 tháng = 458.333.333 đ
- Xuất Toán chi phí: Phần chi phí lãi vay tương với phần vốn góp điều lệ còn góp thiếu là 4 tỷ không được tính vào chi phí hợp lý= 4 tỷ đồng x 10%/12 x 11 tháng = 366.666.667 đ
-Chi phí lãi vay hợp lý được trừ: Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần tiền vay được trừ khi xác định thuế TNDN: 458.333.333 đ-366.666.667 đ= 91.666.667 đ
- Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2014 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= 366.666.667 đ chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu
-Chi phí lãi vay năm 2015: 5 tỷ đồng x 10%=500 triệu đồng do đã góp vốn đã đủ nên toàn bộ chi phí lãi vay năm 2015 được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của năm mà không bị xuất toán
-Chi phí lãi vay năm 2016: 5 tỷ đồng x 10%/12= 41,666,667 đồng do đã góp vốn đã đủ nên toàn bộ chi phí lãi vay năm 2016 được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của năm mà không bị xuất toán