Cách sắp xếp chứng từ hợp lý, dễ tìm

tamphamthi

Member
Hội viên mới
Chào cả nhà, mình mới nhận việc ở công ty sản xuất gạch block không nung, có quy mô nhỏ chỉ có 20 công nhân. Mình đang lưu chứng từ quý 1, quý 2 nhưng không biết lưu theo tờ khai GTGT hay lưu theo bảng kê chứng từ trong phần mềm kế toán. Chứng từ của mình hàng tháng có phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu kế toán, chứng từ ngân hàng. Bạn nào làm ở công ty sản xuất như mình có kinh nghiện sắp xếp chứng từ để sau này tìm dễ thì hướng dẩn giúp mình với nhé, mình cảm ơn các bạn nhiều.
 
Công tác sắp xếp chứng từ gốc
- Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính , các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế, được đóng thành quyển, mỗi tháng một quyển

-Các chứng từ đi kèm hóa đơn báo cáo trên bảng kê đã đầy đủ chưa- Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, Xuất Nhập Khẩu, Môn Bài, Tiêu thụ đặc Biệt, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo Hóa đơn đầu ra:+Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu bằng tiền mặt.

+ Đối với thương mại:

-Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu

-Phiếu xuất kho hoặc phiếu giao hàng, biên bản giao hàng

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Báo giá nếu có

-Phiếu thu tiền

+ Đối với Xây dựng:

-Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu

-Dự toán và báo giá đính kèm

-Phiếu xuất kho

-Biên bảng nghiệm thu

-Biên bản xác nhận khối lượng

-Bảng quyết toán khối lượng

-Hợp đồng kinh tế

-Biên bản thanh lý

-Phiếu thu tiền

+ Đối với dịch vụ:

-Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu

-Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Biên bản nghiệm thu kiểm nhận dịch vụ

-Phiếu thu tiền

+ Đối với khách sạn, nhà hàng:

-Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu

-Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng, booking

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Bảng kê hàng hóa dịch vụ: món ăn, nước uống chi tiết

-Bill thanh toán

-Oder nếu cần thiết

-Phiếu thu tiền


+Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu+ Đối với thương mại:

-Hóa đơn bán ra liên xanh >20 triệu

-Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

-Phiếu xuất kho hoặc phiếu giao hàng, biên bản giao hàng

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Báo giá nếu có

= > Sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có

+ Đối với Xây dựng:

-Hóa đơn bán ra liên xanh >20 triệu

-Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

-Dự toán và báo giá đính kèm

-Phiếu xuất kho

-Biên bảng nghiệm thu

-Biên bản xác nhận khối lượng

-Bảng quyết toán khối lượng

-Hợp đồng kinh tế

-Biên bản thanh lý

= > Sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có


+ Đối với dịch vụ:

-Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu

-Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

-Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Biên bản nghiệm thu kiểm nhận dịch vụ

= > Sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có

-

+ Đối với khách sạn, nhà hàng:

-Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu

-Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

-Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng, booking

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Bảng kê hàng hóa dịch vụ: món ăn, nước uống chi tiết

-Bill thanh toán

-Oder nếu cần thiết

= > Sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có


Hóa đơn đầu vào:+Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt.

+ Đối với thương mại:

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

-Phiếu nhập kho hoặc phiếu giao hàng, biên bản giao hàng

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Báo giá nếu có

-Phiếu chi tiền

-Giấy đề nghị thanh toán

+ Đối với Xây dựng:

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

-Dự toán và báo giá đính kèm

-Phiếu nhập kho

-Hợp đồng kinh tế

-Biên bản thanh lý

-Phiếu chi tiền

-Giấy đề nghị thanh toán

+ Đối với dịch vụ:

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

-Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Biên bản nghiệm thu kiểm nhận dịch vụ

-Phiếu chi tiền

-Giấy đề nghị thanh toán

+ Đối với khách sạn, nhà hàng:

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

-Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng, booking

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Phiếu chi tiền

-Giấy đề nghị thanh toán

-Bill thanh toán

-Oder nếu cần thiết



+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu:

+ Đối với thương mại:

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

-Phiếu nhập kho hoặc phiếu giao hàng, biên bản giao hàng, hoặc phiếu xuất kho của bên bán

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Báo giá nếu có

-Phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán)

=> Sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

+ Đối với Xây dựng:

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

-Dự toán và báo giá đính kèm

-Phiếu nhập kho

-Hợp đồng kinh tế

-Biên bản thanh lý

=> Sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

+ Đối với dịch vụ:

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

-Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Biên bản nghiệm thu kiểm nhận dịch vụ

=> Sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

+ Đối với khách sạn, nhà hàng:

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu

-Phiếu đặt dịch vụ, báo giá khách hàng

-Hợp đồng kinh tế

-Thanh lý hợp đồng

-Bill thanh toán

-Oder nếu cần thiết

=> Sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi



Lương, thưởng:
Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau

+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào

+ Bảng chấm công hàng tháng

+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi

+Bảng kê danh sách nhân viên công ty chuyển khoản (đăng ký thẻ ATM cho nhân viên)

+ Tất cả có ký tá đầy đủ

+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ

= > Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN

+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....=> gói lại một cục

+ Tạm ứng:

- Dự toán chi đã được Kế toán trưởng - BGH ký duyệt

- Giấy đề nghị tạm ứng.
- Phiếu chi tiền
Nợ TK 141/ có TK 111,112

+Hoàn ứng:

-Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,...công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.

Nợ TK 111,112/ có TK 141

-Các khoản chi cho việc tạm ứng: Hóa đơn chứng từ hợp lý, các chứng từ khác đi kèm…

Nợ TK 152,153,142,242,641,642….

Nợ TK 1331

Có TK 141

Chú ý:

-Nếu ký hợp đồng dứơi 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ

-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH

Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”


+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán
+ Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ
………………………………v.v.v


TK 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính vừa có số dư bên nợ lại vừa có số dư bên có

+TK 131 phải thu khách hàng

TK 131 số dư NỢ khi khách hàng mua tiền nhưng chưa thanh toán : Dư Nợ 131 = MS 131 trên BCĐKT thuộc khoản phải thu

TK 131 số dư CÓ khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp (mình) những chưa lấy hàng nên để treo bên Có = MS 313 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả

+TK 331 phải trả người bán:

TK 331 số dư NỢ khi mình ứng trước tiền mua hàng cho người bán : Dư Nợ 131 = MS 132 trên BCĐKT trả trước cho người bán thuộc khoản phải thu

TK 331 số dư CÓ mình đi mua hàng nợ bên bán treo bên Có = MS 312 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả

-Không được phép cấn trừ công nợ khi phát sinh vừa là người mua hàng đồng thời cũng là người cung cấp hàng hóa trên cùng một đối tượng khách hàng, nếu cấn trừ công nợ thì phải có văn bản xác nhận của hai bên rồi mới được phép cấn trừ công nợ của nhau, cuối năm làm cái giấy xác nhận công nợ đối chiếu giữa hai bên cái này công ty nhà nước hay làm còn tư nhân thì hay bỏ qua bước này

-Cuối năm phải lập biên bản đối chiếu công nợ với các công ty Mua và Bán hàng có ký tá đóng đấu xác nhận của hai bên


-Tất cả phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.

Công việc in sổ là của kế toán do đó sau khi in cần có bìa Ngoài và Trong cho sổ sách kế toánhttp://www.mediafire.com/download/3cts61b8za5yqld/bia_ngoai.doc

http://www.mediafire.com/download/3cts61b8za5yqld/bia_ngoai.doc

http://www.mediafire.com/download/72anu1g8bf7gx3v/Chung_tu_thu_chi.doc

Mẫu bìa chứng từ ghi sổ:

http://www.mediafire.com/view/2wlbct5qwp9iy1t/bia%20ngoai-chungtughi%20so.doc

http://www.mediafire.com/view/855f8tezrglp0rx/bia%20trong%20_chugntughiso.doc


3 - Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK)
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền
- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho: 152,156,155
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

-Sổ sách đóng thành từng quyển, có nếu doanh nghiệp lớn, 1 tháng 1 cuốn, nếu doanh nghiệp nhỏ thì 1-2-3…..12 tháng gom lại thành một quyển

-Sau khi in sổ sách xong thì phải ký tá, đóng dấu đầy đủ

-Sổ sách đóng dấu giáp lai sau khi in và ký tá xong

4 - Sắp xếp các hợp đồng kinh tế
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra:
Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, sau khi kiểm tra đầy đủ thì đóng thành quyển lưu trữ bìa còng cẩn thận
- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ.
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.

5 - Hồ sơ pháp lý
- Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
- Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế
6 – Kiểm tra chi tiết khác:
Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng
Kiểm tra các khoản phải trả
Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế
Đầu vào và đầu ra có cân đối
Kiểm tra ký tá có đầy đủ
Kiểm tra lại xem định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản có đúng
Kiểm tra lại bảng lương xem ký có đầy đủ, số liệu trên sổ cái 334 và bảng lương có khớp : Đối với nhân viên phải có hồ sơ đầy đủ
Nội dung công việc sẽ thực hiện :
1. Kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ kế toán;
2. Kiểm tra việc định khoản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
3. Kiểm tra việc lập và kê khai báo cáo thuế VAT hàng tháng;
4. Kiểm tra lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
5. Kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
6. Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính theo quy định;
7. Điều chinh các sai sót, chưa phù hợp với quy định của pháp luật;
8. Thiết lập lại số sách kế toán, báo cáo thuế theo đúng quy định của các luật thuế;
9. Thực hiện điều chỉnh các báo cáo thuế khi có sai lệch;
10. Làm việc và giải trình với cơ quan thuế.
Ví dụ cụ thể:
+Bản gốc của hợp đồng, thanh lý, nghiệm thu. Và các loại văn bản khác… => được bấm lỗ và lưu ở bìa còng

wkl1290037053.jpg


+Bản phô tô được lưu cùng các chứng từ: có tác dụng mô phỏng, hỗ trợ cho các chứng từ gốc, nếu cần thiết thì khi in các văn bản yêu cầu in nhiều bản ví dụ thông thường người ta làm hợp đồng thường in 04 bản nay in lên 06 bản số lượng dư là cái để bạn có thể kẹp vào cung chứng từ sau này

Một ví dụ: để làm hồ sơ thanh toán đối với đơn vị nhà nước như sau:
Ví dự làm hồ sơ cho bên tư vấn giám sát :
-Hồ sơ thanh toán TVGS
Hồ sơ gồm: làm 08 quyển trong đó 04 quyển chính có mộc tươi ký tươi để mang ra kho bạc, 04 quyển còn lại giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công mỗi bên 02 quyển
1/ Bìa hồ sơ thanh toán TVGS
2/ PHỤ LỤC 03.a: BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH THEO HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
3/ BÁO CÁO CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT NGHIỆM THU HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG
4/Biên bản nghiệm thu TVGS
5/Phô tô đi kèm:
-Hợp đồng TVGS phô tô
-Biên bản xác nhận khối lượng của đơn vị Thi công
-Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng của thi công
-Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật
-Quyết định phê duyệt chỉ định thầu TVGS
- Quyết định bổ nhiệm trưởng tư vấn giám sát công trình
- Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh tăng giảm nếu có
- Biên bản nghiệm thu các giai đoạn nếu có
- Biên bản xác nhận khối lượng các giai đoạn nếu có
- Biên bản kiểm tra hiện trường nếu có
- Biên bản bàn giao cọc mốc mặt băng thi công

Link :http://www.mediafire.com/download/qk...PHU%20copy.rar


-Hồ sơ thanh toán của ĐƠN VỊ THI CÔNG
Hồ sơ gồm: làm 08 quyển trong đó 04 quyển chính có mộc tươi ký tươi để mang ra kho bạc, 04 quyển còn lại giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công mỗi bên 02 quyển

1/ Bìa hồ sơ thanh toán đơn vị thi công
2/ PHỤ LỤC 03.a: BẢNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH THEO HỢP ĐỒNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
4/Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình
5/ Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành
6/Phô tô đi kèm:
- Hợp đồng thi công
- Biên bản xác nhận khối lượng các giai đoạn nếu có của đơn vị Thi công
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành các giai đoạn công trình đưa vào sử dụng của thi công
- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Quyết định phê duyệt chỉ định thầu đơn vị thi công
- Quyết định bổ nhiệm sát trưởng hay tổ trưởng công trình
- Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh tăng giảm nếu có
- Biên bản kiểm tra hiện trường nếu có
- Biên bản bàn giao cọc mốc mặt băng thi công
 
Kỹ năng kiểm tra sổ sách kế toán
+ Nhật ký chung: rà soát lại các định khoản kế toán xem đã định khoản đối ứng Nợ - Có đúng chưa, kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng phát sinh ở Nhật Ký chung = Tổng phát sinh Ở Bảng Cân đối Tài Khoản
+ Bảng cân đối tài khoản: Tổng Số Dư Nợ đầu kỳ = Tổng số Dư Có đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang, Tổng Phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh ở Nhật Ký Chung trong kỳ, Tổng Số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ; Nguyên tắc Tổng Phát Sinh Bên Nợ = Tổng Phát Sinh Bên Có
+ Tài khoản 1111 tiền mặt: Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1111 = Số phát sinh Nợ Có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt, Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt

-Kiểm tra xem số dư trong ngày của tháng có bị âm quỹ, nếu âm quỹ nhập các nghiệp vụ Thu tiền lên trước, nghiệp vụ chi tiền hoạch toán sau

-Nếu bị âm thì tìm biện pháp xử lý: lập hợp đồng vay tiền, giây vay mượn để bổ sung vốn lưu động tạm thời

-Kiểm tra số dư và đối chiếu phát sinh giữa sổ cái TK 111 và sổ quỹ tiền gửi có khơp nhau.


+ Tài khoản 112 tiền gửi ngân hàng: Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê, Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê

-Mỗi ngân hàng là một tài khoản chi tiết ví dụ: 1121 ngân hàng Agribank, 1122 ngân hàng á châu…..

-Nếu mở tổng hợp thì phải có bảng theo dõi các đối tượng 112 là tài khoản tổng hợp, các đối tượng NH0001: ngân hàng Agribank, NH0002: ngân hàng á châu….

- In đầy đủ sổ sái và sổ tiền gửi kiểm tra xem đã khớp nhau chưa, ở sổ tiền gửi thì số dư cuối kỳ phát sinh xem có bị âm ở ngày nào không, nếu âm thì sắp xếp lại nghiệp vụ thu lên trước nghiệp vụ chi hoạch toán sau
+ Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

-Kiểm tra các bút toán hoạch toán tiền lương có khớp với sổ sách không

-Chứng từ ký tá có đầy đủ

-Có đăng ký mã số thuế TNCN để cuối năm làm quyết toán hay không, lương thời vụ dưới 03 tháng mỗi lần chi trả có giữ lại 10% hay không

-Các khoản phụ cấp có khớp với các khoản phụ cấp trên bảng lương hay không

-Khi tăng lương có lập phụ lục hợp đồng và quyết định tăng lương hay không

-Phải phân biệt các khoản nào được miến thuế TNCN khi quyết toán, khoản nào chị thuế TNCN: tiền cơm không được vượt quá 680.000đ/tháng, áo quần lao động 1 năm không vượt quá 5.000.000đ/người

+ Tài khoản 142,242,214: số tiền phân bổ tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có khớp với số phân bổ trên số cái tài khoản 142,242,214

-Kiểm tra xem có lập bảng phân bổ hàng tháng hay không?

-Số tiền phân bổ trên sổ sách có khớp với trên bảng phân bổ hay không?

-Kiểm tra xem số năm phân bổ của công cụ dụng cụ có đúng với thời gian tối đa 36 tháng theo quy định về phân bổ giá trị công cụ dụng cụ, hay phân bổ thời gian dài hơn so với quy định

-Đối với tài sản công cụ dụng cụ có thông qua tài khoản 153 trung gian hay không? Hay đưa thẳng vào tài khoản 142,242

Bảng phân bổ 142-242-214:

http://www.mediafire.com/view/ry2999m4mr7e2cu/214-_2012-2013.xls

http://www.mediafire.com/view/vdeh09cezpf0s6q/142_-2012-2013.xls
Thuế Đầu ra – đầu vào:

+ Tài khoản 1331: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO, Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1331 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22]; Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1331 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO

-Kiểm tra số lượng hóa đơn đầu vào có khớp số lượng hóa đơn đầu vào đã kê khai trên phụ lục phụ lục PL 01-2_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO , có mất mát hay thiếu hụt tờ nào hay không

-Kiểm tra nội dung kê khai thuế trên hóa đơn: tên công ty, địa chỉ, MST, tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng , đơn giá, thành tiền….trên hóa đơn có khớp với tờ khai = > những hóa đơn bị sai phải lập điều chỉnh sai sót trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế về KHBS để điều chỉnh bổ sung một cách kịp thời, kèm theo biên bản giải trình sẵn tránh tình trạng sau này sai sót từ những năm trước đó bây giờ kiểm tra sẽ quên hết tất cả, tránh bị luống cuống, lo lắng lúc này đây chính là cẩm nang giải cứu của bạn

-Kiểm tra kỹ các hóa đơn > 20.000.000 của những năm từ 2013 về trước, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hay không: Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi, nếu quá 06 tháng chưa khai báo thuế mà kế toán bỏ sót sau đó lại kê khai trên tờ khai thuế = > thì phải lập biên bản điều chỉnh KHBS điều chỉnh giảm số thuế được khấu trừ xuống, thanh toán có chậm quá 06 tháng: Hợp Đồng Kinh Tế/Mua Bán- quy định rõ điều khoản trả chậm để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

+ Tài khoản 33311: số tiền phát sinh ở phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA, Số dư Có đầu kỳ sổ cái TK 33311 = Số dư Có đầu kỳ TK 33311 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT phải nộp của tờ khai thuế = chỉ tiêu [40] trên tờ khai thuế; là số thuế phải nộp trong tháng kê khai

-Kiểm tra số lượng hóa đơn đầu ra có khớp số lượng hóa đơn đầu ra đã kê khai trên phụ lục phụ lục PL 01-1_GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA, có mất mát hay thiếu hụt tờ nào hay không

-Kiểm tra nội dung kê khai thuế trên hóa đơn: tên công ty, địa chỉ, MST, tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng , đơn giá, thành tiền….trên hóa đơn có khớp với tờ khai => những hóa đơn bị sai phải lập điều chỉnh sai sót trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế về KHBS để điều chỉnh bổ sung một cách kịp thời, kèm theo biên bản giải trình sẵn tránh tình trạng sau này sai sót từ những năm trước đó bây giờ kiểm tra sẽ quên hết tất cả, tránh bị luống cuống, lo lắng lúc này đây chính là cẩm nang giải cứu của bạn

Nếu trong tháng phát sinh đầu ra > đầu vào => nộp thuế thì số dư cuối kỳ Có TK 33311 = chỉ tiêu [40] tờ khai thuế tháng đó
Nếu còn được khấu trừ tức đầu ra < đầu vào => thuế còn được khấu trừ kỳ sau chỉ tiêu [22] = số dư đầu kỳ Nợ TK 1331, số dư Cuối Kỳ Nợ 1331 = chỉ tiêu [43]

-Kiểm tra báo cáo sử dụng hóa đơn BC26 số lượng hóa đơn đầu ra đã sử dụng có khớp với số lượng trên BC26, hóa đơn xóa bỏ có khớp, các biên bản thu hồi, xóa bỏ xuất thay thế có đầy đủ

-Hàng kỳ có nộp báo có sử dụng hóa đơn đầy đủ hay không, kiểm tra có lập thông báo phát hành hóa đơn đầy đủ thủ tục hay không? Có thông báo phát hành hóa đơn trước 05 ngày mới sử dụng hay không?

-Các chứng từ của thủ tục đặt in hóa đơn:

Trình tự thủ tục đặt in hoá đơn như sau:

* Công ty liên hệ với nhà in và cung cấp những thông tin cần thiết để đặt in hoá đơn :

- Nhà in sẽ gởi lại cho doanh nghiệp đơn đặt in hóa đơn lần đầu + mẫu số + ký hiệu + số lượng hóa đơn
- Doanh nghiệp in đơn xác nhận, ký tên đóng dấu nộp cho cơ quan quản lý thuế
- Chi cục thuế tiếp nhận đơn đặt in, trong vòng 5 ngày chi cục thuế cử cán bộ quản lý đến trụ sở của doanh nghiệp để xác minh đủ điều kiện đặt in hóa đơn (Xác minh địa điểm kinh doanh.....)
- Sau khi chi cục thuế đồng ý cho đặt in. Doanh nghiệp liên hệ lại với nhà in để ký hợp đồng đặt in.

* Doanh nghiệp đặt in hóa đơn chuẩn bị các giấy tờ sau đây để đi đặt in:

- Giấy đăng ký kinh doanh (Bản sao có công chứng).
- Giấy giới thiệu của công ty (ghi tên người được cử đi đặt hóa đơn)
- Chứng minh thư phô tô của Giám đốc công ty
- Chứng minh thư người đi đặt in hóa đơn
Chú ý: bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị có đủ thẩm quyền và liên hệ với họ để tìm hiểu mẫu hóa đơn và tham khảo giá…

* Cầm bộ hồ sơ trên đi đến nhà in đặt in để làm hợp đồng in bao nhiêu quyển hóa đơn.

* Theo thời gian hẹn trên hợp đồng in xong hóa đơn thì doanh nghiệp cử người đến lấy hóa đơn.

Các bạn chú ý phải kiểm tra kỹ nội dung trên hóa đơn đã đúng chưa và lưu ý mỗi quyển có 50 số mỗi số có 3 liên theo thứ tự Liên 1--> Liên 2 --> Liên 3.

* Sau khi nhận hoá đơn, hai bên làm biên bản bàn giao hoá đơn và tiến hành thanh lý hợp đồng

Lưu ý nếu doanh nghiệp không làm thanh lý hợp đồng đặt in thì sẽ bị phạt theo NĐ 109/2013; và kế toán phải yêu cầu bên in hóa đơn xuất cho hóa đơn đỏ về làm chi phí cho doanh nghiệp.

* Doanh nghiệp mang hóa đơn về trước khi viết phải làm thông báo phát hành hóa đơn có kèm theo mẫu liên 2 nộp cơ quan thuế (trước khi xuất hóa đơn 5 ngày).

Thủ tục làm thông báo phát hành hóa đơn như sau:

- Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế cấp Cục Thuế.
- Hồ sơ:
+ Thông báo phát hành hoá đơn theo mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC. Thông báo cần được làm 2 bản có ký đóng dấu của doanh nghiệp. Sau khi nộp xong giữ lại 1 bản có xác nhận của cơ quan thuế.
+ Hóa đơn mẫu (trường hợp thông báo lần đầu và các lần tiếp theo có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành).
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

Thời hạn nộp thủ tục thông báo phát hành hóa đơn

- Nộp trực tiếp đến cơ quan thuế quản lý chậm nhất năm (05) ngày trước khi Doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn

- Và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

- Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

Lưu ý: Từ lần thứ 2 trở đi, nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu mà chỉ cần mẫu thông báo phát hành hóa đơn.


-Kiểm tra các bút toán kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ hàng tháng có đúng không quy luật chung như sau

+Kết chuyển VAT được khấu trừ
Nếu đầu kỳ 1331 + phát sinh 1331 > phát sinh 33311 => lấy phát sinh 33311
Nếu đầu kỳ 1331 + phát sinh 1331 < phát sinh 33311 => lấy đầu kỳ 1331 + phát sinh 1331
=> nguyên tắc là cái nào có giá trị thấp hơn thì lấy giá trị nhỏ



-Về hóa đơn chứng từ: kiểm tra xem các thông tin trên hóa đơn có chính xác, tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, nội dung hàng hóa, số lượng, thành tiền, và thuế có bị sai theo quy định sử dụng hóa đơn không


+ Hàng tồn kho
+Số dư đầu kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn đầu kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+Số Phát sinh Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Nhập trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+Số Phát sinh Có Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Xuất trong kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn
+Số dư cuối kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,155,156 = Tồn cuối kỳ 152,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn

-Kiểm tra các hóa đơn về hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào hóa đơn có lập đầy đủ phiếu nhập kho, số lượng phiếu nhập kho có khớp với hóa đơn không.

-Kiểm tra có đầy đủ chứ ký tá đầy đủ giữa người giao người nhận hay không

-Có lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng tháng hay không, có sổ thẻ kho chi tiết cho các hàng hóa hay không?

-Hàng hóa có bị âm kho hay không, có xuất nhầm hoặc xuất những măt hàng không có trong kho không?


+ Tài khoản 331 và 131: TK 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính vừa có số dư bên nợ lại vừa có số dư bên có

-TK 131 phải thu khách hàng:

TK 131 số dư NỢ khi khách hàng mua tiền nhưng chưa thanh toán : Dư Nợ 131 = MS 131 trên BCĐKT thuộc khoản phải thu

TK 131 số dư CÓ khi khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp (mình) những chưa lấy hàng nên để treo bên Có = MS 313 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả

-TK 331 phải trả người bán:

TK 331 số dư NỢ khi mình ứng trước tiền mua hàng cho người bán : Dư Nợ 131 = MS 132 trên BCĐKT trả trước cho người bán thuộc khoản phải thu

TK 331 số dư CÓ mình đi mua hàng nợ bên bán treo bên Có = MS 312 trên BCĐKT thuộc khoản phải trả

-Không được phép cấn trừ công nợ khi phát sinh vừa là người mua hàng đồng thời cũng là người cung cấp hàng hóa trên cùng một đối tượng khách hàng, nếu cấn trừ công nợ thì phải có văn bản xác nhận của hai bên rồi mới được phép cấn trừ công nợ của nhau, cuối năm làm cái giấy xác nhận công nợ đối chiếu giữa hai bên cái này công ty nhà nước hay làm còn tư nhân thì hay bỏ qua bước này

-Cuối năm phải lập biên bản đối chiếu công nợ với các công ty Mua và Bán hàng có ký tá đóng đấu xác nhận của hai bên

+ Tổng phát sinh Nhật Ký chung = Tổng phát sinh (Nợ Có) trong kỳ trên bảng Cân đối phát sinh

+ Các Tài khoản Loại 1 và 2 ko có số dư Có ( trừ lưỡng tính 131,214,129,159..) chỉ có số dư Nợ, cũng ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tải khoản loại 3.4 ko có số dư Nợ ( trừ lưỡng tính 331,421...) chỉ có số dư Có, ko có số dư cuối kỳ âm
+ Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 : sổ cái và cân đối phát sinh phải = 0 , nếu > 0 là làm sai do chưa kết chuyển hết

+ Kiểm tra xem các báo của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm:

-Đối chiếu giữa doanh thu và chi phí có hợp lý: những khoản chi phí nào là hợp lý, khoản nào là không hợp lý, kiểm tra lại các chứng từ theo lương, các chi phí lương có hợp lý không, có đăng ký mã số thuế TNCN hay chưa, các khoản phân bổ và khấu hao đã hợp lý chưa, có phân bổ quá giới hạn, chi phí tiếp khách quảng cáo có cao hơn mức cho phép

-Đối chiếu lợi nhuận của kế toán và lợi nhuận theo luật thuế có phù hợp: các khoản phạt không được chấp nhận khi quyết toán thuế TNDN thì loại bỏ ra khi quyết toán

Tài khoản 154: khi theo dõi tính giá thành phải mở va theo dõi chi tiết cho các đối tượng mỗi công trình hay hợp đồng hoặc kế hoạch sản xuất lập một tài khoản để theo dõi: 1541,1542,1543…….không gộp chung, nếu gộp chung thì phải có bảng chi tiết 154 theo dõi làm căn cứ sau này giải trình


+ TỔNG CỘNG TÀI SẢN = TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN trên Bảng Cân đối kế toán
 
Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn nhưng mình vẫn còn băn khoăn giống như hoa đơn đầu vào và đầu ra thì sắp xếp theo tờ khai thuế hàng quý ( công ty mình ke khai theo quý), còn phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu kế toán, trích lương, trích Bh, chi lương, giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm chi, phân bổ, khấu hao .... mình phải sắp xếp thế nào cho hợp lý hả bạn, mình mới làm mong bạn hướng dẩn cho mình với, mình muốn 1 quý mình đóng 1 quyển chứng từ. Cảm ơn bạn nhé.
 
Các cách phổ biến nhất:

Cách 1: sắp sếp theo bộ chứng từ

+ Sắp sếp theo thứ tự sau: bộ chung

- Tờ khai thuế quý: GTGT, TNCN, MB, báo cáo SDHĐ BC26….tất cả những gì liên quan đến khai thuế thì gộp lại

- Hóa đơn đầu vào và ra sắp theo thứ tự tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế

Mỗi hóa đơn đầu vào:

- Nếu hóa đơn < 20.000.000 mà thanh toán tiền mặt: Hóa đơn kẹp cùng phiếu chi tiền + phiếu nhập kho

- Nếu hóa đơn > 20.000.000 mà thanh toán chuyển khoản: Hóa đơn kẹp cùng phiếu hoạch toán+ Ủy nhiệm chi phô tô


Bộ riêng:

Chứng từ ngân hàng:

- Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 bộ

Phiếu xuất kho:

- Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 bộ

Bảng phân bổ: 142,242,214

- Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh
 
Cách 2: sắp sếp theo cách mỗi loại là 1 bộ, với cách này mỗi loại chứng từ sắp thành thứ tự tăng dần theo ngày tháng, năm. Mỗi loại độc lập loại kia không chung chạ

+ Sắp sếp theo thứ tự sau:

- Tờ khai thuế quý: GTGT, TNCN, MB, báo cáo SDHĐ BC26….tất cả những gì liên quan đến khai thuế thì gộp lại thành 1 bộ thứ tự từ tháng 1 _ đến tháng 12, hoặc quý 1 đến quý 4

- Hóa đơn đầu vào: sắp theo thứ tự tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế thành 1 bộ thứ tự từ tháng 1 _ đến tháng 12, hoặc quý 1 đến quý 4

- Hóa đơn đầu ra: sắp theo thứ tự tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế thành 1 bộ thứ tự từ tháng 1 _ đến tháng 12, hoặc quý 1 đến quý 4

Chứng từ phiếu chi:

- Đóng gộp toàn bộ phiếu chi thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển

Chứng từ phiếu thu:

- Đóng gộp toàn bộ phiếu thu thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển

Chứng từ hoạch toán:

- Đóng gộp toàn bộ phiếu hoạch toán thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển

Chứng từ ngân hàng:

- Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển

Phiếu xuất kho:

- Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì 1 tháng là 1 quyển

Bảng phân bổ: 142,242,214

- Đóng gộp toàn bộ thành 1 tập từ tháng 1-12 trong năm phát sinh
 
Cảm ơn bạn, mình sẽ sắp xếp chứng từ theo cách 1 của bạn.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top