Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB và nguyên tắc theo COSO (2013)

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ và nguyên tắc theo báo cáo COSO (2013)
Bộ phậnNội dung chủ yếuCác nguyên tắc
Môi trường kiểm soátQuan điểm của Hội đồng quản trị, người quản lý cấp cao về các vấn đề kiểm soát; chi phối ý thức về kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị, và là nền tảng đối với các bộ phận khác của kiểm soát nội bộ(1) Cam kết về sự trung thực và các giá trị đạo đức
(2) Sự giám sát của Hội đồng quản trị độc lập.
(3) Cơ cấu tổ chức phù hợp.
(4) Cam kết về việc thu hút nguồn nhân lực có chất lượng.
(5) Trách nhiệm giải trình của từng cá nhân
Đánh giá rủi roQuy trình nhận dạng, phân iá tích rủi ro và xác định biện pháp đối phó với những rủi ro đó.(6) Nhận diện mục tiêu của đơn vị.
(7) Nhận dạng và phân tích rủi ro đe dọa mục tiêu.
(8) Cân nhắc khả năng có gian lận.
(9) Nhận dạng và đánh giá các thay đổi đáng kê.
Hoạt động kiểm soátCác hành động cần thiết giúp giảm thiểu các rủi ro đe dọa việc đạt được mục tiêu của tổ chức, bao gồm các chính sách và các thủ tục kiểm soát(10) Lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro đe dọa mục tiêu xuống mức thấp có thể chấp nhận được.
(11) Lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát đối với công nghệ.
(12) Triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và thủ tục.
Thông tin và truyền thôngThông tin cần thiết cho mọi cá nhân, bộ phận trong đơn vị để thực thi trách nhiệm kiểm soát. Truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi (15 thông tin.(13) Thu thập, tạo lập và sử dụng thông tin thích hợp và có chất lượng.
(14) Truyền thông ở bên trong.
(15) Truyền thông với bên ngoài.
Giám sátQuá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ qua thời gian.(16) Lựa chọn, triển khai và thực hiện giám sát thường xuyên và định kỳ.
(17) Đánh giá và báo cáo kịp thời các khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ và thực hiện các hành động sửa chữa.


Ví dụ: Bản tường thuật về kiểm soát nội bộ (Phần hiểu biết về thủ tục bán hàng)
Thủ tục bán hàng
Khách hàng:
Công ty Thành Công Thực hiện: Nam Ngày: 15/9/20x1
Ngày: 31/12/20x1 Xem xét lại: Thành Ngày: 28/9/20x1

Xét duyệt đơn đặt hàng

Thành Công là một công ty sản xuất dầu ăn và thực hiện bán hàng qua các nhà phân phối. Tất cả các Đơn đặt hàng của nhà phân phối đều phải có xét duyệt của Đại diện bán hàng khu vực (công ty có Đại diện bán hàng tại các khu vực địa lý trong cả nước) trước khi Đơn đặt hàng này được gửi về Phòng kinh doanh của công ty.
Đại diện bán hàng khu vực sẽ xét duyệt Đơn đặt hàng của nhà phân phối dựa trên tình hình kinh nhà phân phối
Khi nhận được Đơn đặt hàng đã có xét duyệt của Đại diện bán hàng khu vực, Phòng kinh doanh sẽ kiểm tra khả năng đáp ứng Đơn đặt hàng (thông qua xem xét tình hình hàng tồn kho hiện tại trong các tập tin dữ liệu trên máy tính) và phê chuẩn việc bán chịu

Lập Phiếu gửi hàng và Hoá đơn
Sau khi Đơn đặt hàng được phê chuẩn, nhân viên Phòng kinh doanh sẽ nhập các chi tiết như loại hàng yêu cầu, số lượng, thời gian yêu cầu vào máy tính, và in ra một Phiếu gửi hàng (đơn giả bán và mã số nhà phân phối được lấy từ các tập tin dữ liệu trong phần mềm kế toán). Dựa trên Phiếu gửi hàng, nhân viên Phòng kinh doanh sẽ lập Hóa đơn bán hàng gồm 4 liên (trong đó gửi 1 liên cho Phòng kế toán để lưu ). Sau do nhân viên Phòng kinh doanh sẽ giao cho nhân viên thuộc Công ty Vận tải: 3 liên của Hoá đơn, 1 Phiếu gửi hàng và Phiếu xác nhận Đơn đặt hàng.

Xuất hàng
Dựa trên Hóa đơn và Phiếu gửi hàng, thủ kho sẽ xuất hàng và ký tên vào Phiếu gia hàng. Thu kho sẽ cập nhật tình hình xuất hàng trên máy tính và gửi về cho Phòng kế toán vào cuối ngày. Kế toán sẽ tiến hành ghi sổ nghiệp vụ bán hàng.
Sau khi nhận hàng, nhân viên Công ty Vận tải sẽ điền số xe, ngày đến dự kiến đến lên Phiếu xác nhận Đơn đặt hàng và gửi lại cho Phong kinh doanh. Phòng kinh doanh sẽ fax Phiếu xác nhận Đơn đặt hàng cho Đại diện bán hàng khu vực để thông báo hàng đã được chuyển và ngày đến dự kiến.
Khi nhà phân phối nhận hàng, họ sẽ ký tên lên Hóa đơn do Công ty Vận tải cảm theo, sau đó Công ty Vận tải sẽ fax Hóa đơn có chữ ký của nhà phân phối về cho Phòng kinh doanh. Mọi sự chậm trễ trong việc giao hàng hay fax Hóa đơn có chữ ký của nhà phân phối về công ty đều bị phạt
Hàng ngày, Công ty Vận tải phải thông báo cho công ty về tình hình vận chuyển hàng hóa đến các nhà phân phối. Việc xác nhận các khoản phải thu khách hàng được thực hiện hàng tháng bởi kế toán công nợ của công ty. Một nhân viên Phòng kế toán sẽ đối chiếu số lượng hàng bán trong tháng với số liệu của thủ kho, các chênh lệch phải được xác minh và điều chỉnh kịp thời

Kết luận
Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng là hữu hiệu, ngoại trừ vấn đề cần lưu ý sau đây: khi Công ty Vận tải chậm trễ trong việc giao hàng (do xe bị hỏng) hoặc vận chuyển tới nhà cung cấp ở xã thì ngày người mua nhận hàng và ngày ghi số nghiệp vụ bán hàng có thể sẽ khác nhau, do đó cần kiểm tra thêm việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top