BTTL - Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 2

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 2: Có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại kinh doanh ba ngành hàng trong quý I như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêuTổng cộngNgành hàng ANgành hàng BNgành hàng C
Doanh thu1.500280,0700,0520,0
( - ) Các biến phí903,6156,0435,6312,0
Số dư đảm phí596,4124,0264,4280,0
( - ) Các định phí 540,0147,0218,5174,5
1. Quảng cáo trực tiếp97,526,040,031,5
2. Quảng cáo chung (1)30,05,614,010,4
3. Lương136,036,058,042,0
4. Thuê nhà xưởng (2)76,519,031,526,0
5. Phục vụ (Điện, nước)30,98,013,69,3
6. Thuế lao động20,45,48,76,3
7. Khấu hao quầy hàng40,010,816,312,9
8. Bảo hiểm hàng bán3,71,21,41,1
9. Chi phí quản lý chung60,020,020,020,0
10. Chi phí phục vụ khác45,015,015,015,0
Lãi (lỗ)56,4(23,0)45,933,5
(1) Phân bổ theo doanh thu

(2) Phân bổ theo diện tích sử dụng

(3) Căn cứ theo tiền lương trả cho từng ngành hàng

Nếu bạn được giao nhiệm vụ tư vấn và có ý kiến với ban Giám đốc công ty thì có nên hay không nên kinh doanh ngành hàng A?

Cho biết một số thông tin sau:

1. Các ngành hàng cũng kinh doanh trong một tòa nhà. Công ty thuê toàn bộ tòa nhà với tiền thuê là định phí trả hàng năm.

2. Có một nhân viên có kinh nghiệm lâu năm của ngành hàng A có mức lương 4 triệu quý. Nếu ngành hàng A ngừng kinh doanh thì nhân viên này sẽ chuyển sang ngành hàng khác trong công ty.

3. Nếu ngành hàng Á ngừng kinh doanh thì các thiết bị của ngành hàng này sẽ được chuyển sang bộ phận kinh doanh khác và các chi phí phục vụ điện nước của công ty sẽ giảm được 7 triệu đồng/quý.

4. Một phần tư chi phí bảo hiểm của bộ phận A dùng cho bảo hiểm hàng hóa quầy hàng của ngành hàng A, phần chi phí bảo hiểm còn lại thuộc về kho chứa hàng của bộ phận A.

5. Công ty có hai bộ phận phục vụ, thu mua và kho hàng, nếu ngành hàng A ngừng kinh doanh thì công ty sẽ giảm được 5,5 triệu tiền lương nhân viên phục vụ, chi phí quản lý chung không đổi.

Yêu cầu

Dùng phương pháp phân tích chi phí thích hợp. Hãy chứng minh bằng số liệu cần thiết để khuyến cáo công ty nên tiếp tục kinh doanh ngành hàng Á hay ngừng kinh doanh, trong hai điều kiện giả định sau:

1. Công ty không sử dụng diện tích kinh doanh của ngành hàng A.
2. Công ty sử dụng diện tích kinh doanh của ngành hàng A để cho thuê với giá 75 triệu đồng/ quý.
(Giả sử ngừng kinh doanh ngành hàng A sẽ không ảnh hưởng gì đến doanh thu của ngành hàng B và C).

Bài giải

Để có quyết định chính xác nên tiếp tục hay loại bỏ kinh doanh đối với ngành hàng A, cần phải lập bảng phân tích về việc kinh doanh ngành hàng A trong đó định phí được chia thành hai phần là:

Định phí trực tiếp: Là các định phí phát sinh và tồn tại cùng với việc kinh doanh ngành hàng này.

Định phí gián tiếp: Là những khoản định phí phát sinh chung trong doanh nghiệp, những khoản định phí này sẽ được tính toán và phân bổ cho từng ngành hàng kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ vào tài liệu về kinh doanh của ngành hàng A bảng phân tích được lập như sau:

Đvị: triệu đồng
Khoản mục định phíTổng cộngĐịnh phí trực tiếp (giảm được)Định phí trực tiếp (không giảm được)
1. Quảng cáo trực tiếp26
26
-​
2. Quảng cáo chung5,6
-​
5,6
3. Lương nhân viên bán hàng36
324
4. Thuê nhà19
-​
19
5. Phục vụ (điện, nước...)871
6. Thuế lao động5,44,80,6
7. Khấu hao thiết bị bán hàng10,8
-​
10,8
8. Bảo hiểm hàng hoá1,20,30,9
9. Chi phí quản lý chung20
-​
20
10. Chi phí phục vụ khác155,59,5
Tổng cộng14775,671,4

Giải thích:

(1) Quảng cáo trực tiếp là định phí phát sinh cho việc tiêu thụ của từng ngành hàng.

(2) Quảng cáo chung là định phí gián tiếp phát sinh cho sự tồn tại chung của công ty, khoản chi phí này liên quan đến tất cả các ngành hàng mà công ty kinh doanh.

(3) Lương nhân viên bán hàng phát sinh ở từng ngành hàng do đó là định phí trực tiếp tổng số là 36 triệu, tuy nhiên tại công ty có một nhân viên có kinh nghiệm được sử dụng lại khi ngành hàng A ngừng kinh doanh, như vậy phần tiền lương này (4 triệu) là định phí gián tiếp.

(4) Thuê nhà là định phí gián tiếp bởi vì ngành hàng này cùng kinh doanh trong một tòa nhà và tiền thuê nhà không phụ thuộc vào ngành hàng được kinh doanh hay không.

(5) Chi phí phục vụ bao gồm phần trực tiếp là 7 triệu còn lại 1 triệu là định phí trực tiếp không thể giảm được.

(6) Thuế lao động căn cứ trên tiền lượng phát sinh của từng ngành hàng do đó là định phí trực tiếp.

(7) Khấu hao thiết bị bán hàng là định phí gián tiếp bởi vì nếu ngừng kinh doanh ngành hàng A thì toàn bộ thiết bị này vẫn tiếp tục được sử dụng.

(8) Bảo hiểm hàng hoá là định phí trực tiếp, chỉ có V là của kho chứa hàng.

(9) Chi phí quản lý chung là định phí gián tiếp bởi vì nó phát sinh cho mục đích tổ chức và quản lý kinh doanh chung của toàn công ty mà không liên quan đến việc ngành hàng A được kinh doanh hay không.

(10) Chi phí phục vụ khác có 5,5 triệu là định phí trực tiếp phục vụ cho ngành hàng A, còn lại là định phí gián tiếp.

Trong trường hợp công ty không sử dụng diện tích kinh doanh ngành hàng A

Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy nếu công ty ngừng kinh doanh ngành hàng A thì các định phí trực tiếp có thể giảm được một số tiền là 75,6 triệu đồng một quý, nhưng công ty sẽ mất 124 triệu đồng số dư đảm phí mỗi quý. So sánh giữa số có thể tiết kiệm được và số bị mất đi thì công ty mỗi quý sẽ mất đi một khoản tiền là 484 triệu đồng một quý (124 - 75,6), đây là số tiền được dùng để bù đắp cho các khoản định phí gián tiếp (Định phí không thể cắt bỏ được). Nói một cách khác ngành hàng này kinh doanh bị lỗ do phần định phí chung phân bổ cho nó đã vượt quá số lại cá biệt. Từ những phân tích trên cho thấy công ty vẫn phải tiếp tục duy trì việc kinh doanh ngành hàng A nếu chưa có một phương án kinh doanh nào đem đến một hiệu quả cao hơn.

Trong trường hợp công ty có sử dụng điện tích kinh doanh ngành hàng A để cho thuê

Với số tiền 75 triệu có được một quý từ việc cho thuê diện tích kinh doanh ngành hàng A khi ngành hàng này không còn kinh doanh nữa, đủ để bù đắp cho các khoản định phí chung còn lại là 71,4 triệu và còn mang lại một khoản lợi nhuận chung là 3,6 triệu (75 triệu – 71,4 triệu). Do đó, Công ty nên ngừng kinh doanh ngành hàng Á và sử dụng diện tích kinh doanh của ngành hàng này để cho thuê.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top