BTTL - Đánh giá trách nhiệm quản lý P1

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
Bài 1: Tại Công ty “H" thuộc Tổng công ty Q chuyên sản xuất sản phẩm A. Tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu cho mọi công ty trực thuộc tổng công ty là 14% tài sản hoạt động bình quân của công ty “H” như sau:

- Tiền mặt: 9.000.000đ
- Phải thu của khách hàng: 81.000.000đ
- Hàng tồn kho: 250.000.000đ
- Tài sản cố định: 360.000.000đ
- Đơn giá bán sản phẩm A là 5.000đ chi phí khả biến đơn vị 3.000đ.
- Tổng chi phí bất biến hoạt động hàng năm 462.000.000đ
- Năng lực sản xuất tối đa 300.000 sản phẩm một năm.

Yêu cầu:

1. Tỉnh sản lượng và doanh số bán hòa vốn của công ty “H"

2. Giả sử công ty muốn đạt được 42.000.000đ lãi thì công ty phải bán bao nhiêu sản phẩm A. Tính độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở mức doanh thu này, nêu ý nghĩa. Giả sử ở kỳ sau doanh thu bán sẵn phẩm tăng 86.200.000đ so với mức doanh thu này, lãi của công ty sẽ tăng bao nhiêu

3. Công ty "H" cần bán được bao nhiêu sản phẩm A mỗi năm để đạt ROI = 14%. Cho biết tỷ lệ lợi nhuận – doanh thu (Số dư) và số lần quay vòng vốn ở mức tiêu thụ này

4. Giả sử ROI = 14%, để tiêu thụ hết năng lực sản xuất tối đa người quản lý để ra phương án, giảm giá bản 4% và tăng chi phí quảng cáo 8.000.000đ một năm. Có nên thực hiện phương án này không? Tại sao.

5. Giả sử ROI hiện tại bằng đúng 14%. Để tăng ROI người quản lý doanh nghiệp dự định tăng giá bán 4%, phòng tiếp thị cho rằng nếu tăng giá bán thì mức tiêu thụ giảm 20.000 sp/năm. Tuy nhiên vốn bình quân cũng giảm 50.000.000. Hãy tính tỷ lệ lợi nhuận doanh thu (Số dư) và số lần quay vòng vốn và ROI nếu những thay đổi trên thực tế xảy ra.

6. Giả sử mức tiêu thụ bình thường hàng năm là 280.000 sản phẩm, đơn giá 5.000 sản phẩm. Một công ty khác thuộc Tổng công ty hiện đang mua ngoài 20.000 sản phẩm A mỗi năm với giá 4.250/sản phẩm. Quản lý công ty “H" từ chối cung cấp với giá này. Lý do công ty sẽ bị lỗ theo tính toán như sau:

Đơn giá bán4.250
Chi phí sản xuất tính cho một sản phẩm A
Chi phí khả biến3.000
Chi phí bất biến (462.000.000 : 300.000)1.5404.540
Lỗ tính cho một sản phẩm A(290)

Quản lý Công ty “H" cho rằng với giá bán 5.000đ/sản phẩm doanh nghiệp chỉ đạt được tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu 14% do đó, nếu giá bán giảm chỉ còn 4.250đ/sản phẩm thì ROI của công ty sẽ gian đi. Mặt khác nếu nhận cung cấp 20.000 sản phẩm vốn hoạt động bình quân của công ty sẽ tăng 50.000.000 do tăng hàng tồn kho.

Bạn có đồng ý với ý kiến của nhà quản lý không? Hay chứng minh quan điểm của mình bằng công thức ROI.

Bài giải​

1. Tính sản lượng và doanh thu hòa vốn:

- Sản lượng hoà vốn = (462.000.000)/(5.000 - 3.000) = 231.000 sp

- Doanh thu hoà vốn = 231.000 x 5.000 = 1.155.000.000 đ

2. Số sản phẩm bán để đạt 42.000.000 lãi.

(462.000.000+42.000.000)/2.000 = 252.000 sp

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = (252.000 × 2.000)/(252.000 - 231.000) x 2.000 = 12

=> Ý nghĩa: So với mức doanh thu này nếu doanh thu tăng 1% thì thu nhập thuần tăng 12%

Doanh thu tăng 88.200.000 tức = (88.200.000)/(252.000 x 5.000) x 100%=7%

Thu nhập thuần sẽ tăng 12 x 7 =84%
Tức là 42.000.000 × 84 = 35.280.000 đ

3. Gọi số sản phẩm bán để ROI = 14% là y ta có:

(2.000y - 462.000.000)/ 700.000.000 = 14%
2.000y = 462.000.00 + 98.000.000
=> y = 280.000sp

Số dư = 98.000.000 / 280.000 x 5.000 = 0,07

Số lần quay vòng vốn kinh doanh (280.000 x 5.000)/(700.000.000) = 2

4. Giá bán giảm 4% tức 6000 x 4% = 200 đ ở như vậy số dư đảm phí đơn vị cũng giảm 200đ tức là còn 2.000 - 200 = 1.800đ

Tổng SDĐP dự kiến: 300.000sp x 1.800 = 540.000.000

(-) Tổng SDDP hiện tại 280.000 × 2.000 = 560.000.000

Tổng số dư đảm phí giảm: (20.000.000)

(-) Chi phi BB tăng do quảng cáo: 8.000.000

Thu nhập thuần giảm: (28.000.000)

Kết quả này cho thấy không nên thực hiện phương án này.

5. Giá bán tăng 4% tức là tăng 200 đ tương ứng số dư đảm phí đơn vì cũng tăng 200, số dư đảm phí đơn vị sẽ là 2.000 + 200 = 2.200

Tổng SDDP là: (280.000 - 20.000) × 2.200 = 572.000.000

(-) Tổng chi phí bất biến: 462.000.000

Thu nhập thuần: 110.000.000

Số dư = 110.000.000/ (260.000 × 5.200) = 0,08

Số lần quay vòng vốn kinh doanh = (260.000×5.200)/(700.000.000 - 50.000.000) = 2,08
ROI = 0,08 × 2,08 = 16,64%

6. Bản 280.000 sản phẩm doanh nghiệp đạt ROI = 14% tức là trên điểm hòa vốn, do vậy nếu bản thêm 20.000 sản phẩm với giá 4.250, trừ chi phí khả biến 3.000 số dư đảm phí đơn vị sẽ là:

4.250 - 3.000 = 1.250

Tổng số dư đảm phí tăng lên 1.250 × 20.000 = 25.000.000đ đây cũng chính là số tăng lên của thu nhập thuần tuý bởi vì mọi chi phí bất biến đã được trang trải hết, tổng thu nhập sẽ là:

98.000.000+ 25.000.000 = 123.000.000

ROI = 123.000.00/(700.000.000 + 50.000.000) x 100% = 16,4%

Kết quả ROI đã tăng hơn trước.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top