Bài 1: Mô hình rủi ro kiểm toán ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (AR = IR x CR x DR, trong đó AR là rủi ro kiểm toán, IR là rủi ro tiềm tàng. CR là rủi ro kiểm soát và DR là rủi ro phát hiện) thường được sử dụng trong khi đánh giá rủi ro kiểm toán để xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Anh (chị) hãy nhận xét cách thức kiểm toán viên vận dụng mô hình trên trong tình huống dưới đây:
Kiểm toán viên Hùng đánh giá cơ sở dẫn liệu X của khoản mục Y có rủi ro tiềm tàng (IR) là 10%, rủi ro kiểm soát (CR) là 50%. Với mức rủi ro kiểm toán (AR) chấp nhận được là 5%, mức rủi ro phát hiện (DR) là 100%. Căn cứ kết quả này, kiểm toán viên Hùng quyết định không cần áp dụng bất cứ thử nghiệm cơ bản nào với cơ sở dẫn liệu X của khoản mục Y nữa.
Với rủi ro phát hiện là 100%, về mặt lý thuyết, kiểm toán viên Hùng có thể không cần tiến hành bất kỳ thử nghiệm cơ bản nào mà rủi ro kiểm toán vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, mô hình rủi ro kiểm toán không phải là một công thức toán học đơn thuần, do đó mức rủi ro phát hiện 100% cần được hiểu là Hùng có thể giảm thử nghiệm cơ bản xuống mức tối thiểu khi kiểm tra cơ sở dẫn liệu X của khoản mục Y.
Bài 2: Kiểm toán viên Lâm được giao phụ trách lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty sản xuất và thương mại Hoàng Linh, một công ty chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em, cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/200X. Để thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên Lâm thu thập được một số dữ kiện như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu bình quân của ngành:
Yêu cầu:
Theo bạn, với những dữ kiện được thu thập nêu trên, kết hợp so sánh với các chi tiêu bình quân ngành, kiểm toán viên Lâm cần chú ý các vấn đề gì trong quá trình thực hiện kiểm toán?
Những vấn đề kiểm toán viên Lâm cần chú ý là:
1. Tỷ số thanh toán hiện hành (Tỷ số TTHH):
Tỷ số TTHH = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Năm 200X-1: Tỷ số TTHH = 1.000/400 = 2,50.
Năm 200X: Tỷ số TTHH = 1.100/500 = 2,22.
Tỷ số TTHH của năm hiện hành thấp hơn năm trước và thấp hơn số bình quân ngành. Kiểm toán viên Lâm cần tìm hiểu nguyên nhân xem đó là do tăng khoản vay, do chỉ trả ng nhiều hơn năm trước hay do ghi chép sai... Kiểm toán viên cũng cần lưu ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì điều này liên quan đến giả định hoạt động liên tục và có thể ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính.
2. Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK):
VQHTK = Giá vốn hàng bán / Số dư hàng tồn kho
Năm 200X-1: VQHTK = 3.200/400 = 8 vòng
Năm 200X: VQHTK = 3.500/480 = 7,2 vòng
Vòng quay hàng tồn kho bị sụt giảm bất thường so với năm trước. Kiểm toán viên Lâm cần điều tra nguyên nhân sụt giảm, đó có thể là do chất lượng hàng giảm, do thay đổi thị hiếu hay do ghi chép hoặc tính giá sai... Kiểm toán viên cũng cần xem xét việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã được thực hiện đầy đủ chưa.
3. Số vòng quay nợ phải thu (VQNPT):
VQNPT = Doanh thu / Nợ phải thu
Năm 200X-1: VQNPT = 4.000/300 = 13,33 vòng
Năm 200X: VQNPT = 4.500/400=11,25 vòng
Vòng quay nợ phải thu sụt giảm so với năm trước. Kiểm toán viên Lâm cần tìm hiểu nguyên nhân: do doanh nghiệp thay đổi chính sách bán chịu hay do ghi chép sai... Ngoài ra, việc sụt giảm này có thể đưa đến sẽ có một số khoản nợ phải thu trở thành nợ khó đòi. Do vậy, cần xem xét việc lập dự phòng nợ khó đòi.
4. Tỷ suất lãi gộp:
Tỷ suất lãi gộp = Lãi gộp / Doanh thu
Năm 200X-1: Tỷ suất lãi gộp = 800/4.000 = 20,00%
Năm 200X: Tỷ suất lãi gộp = 1.000/4.500 = 22,22%
Tỷ suất lãi gộp năm nay cao hơn năm trước, nghĩa là tỷ suất này biến động không phù hợp với tỷ suất của toàn ngành (giảm). Kiểm toán viên Lâm cần xem tỷ suất tăng là do thuận lợi trong kinh doanh (tinh hình thị trường thuận lợi), sự thay đổi chính sách giá của đơn vị, việc tăng cường kiểm soát chi phí mua hàng của đơn vị hay do đơn vị khai thấp giá vốn hàng bán, ghi tăng doanh thu...?
Đặc biệt, kiểm toán viên cần lưu ý đến mối quan hệ với vòng quay hàng tồn kho, tỷ số này sụt giảm nhưng tỷ suất lãi gộp lại tăng, tình hình này có thể nói lên một sự thay đổi trong chính sách giá của đơn vị theo hướng tăng giá bản, chấp nhận một mức quay vòng hàng tồn kho chậm lại (vì trước đây đơn vị theo đuổi chính sách ngược lại, tỷ suất lãi gộp thấp hơn số bình quân ngành và số vòng quay nhanh hơn). Hoặc, đơn vị có thể thực hiện chiến lược hạ giá thành sản phẩm sản xuất bằng cách tăng cường sản xuất (khi đó các định phí sản xuất chung sẽ phân bố cho nhiều thành phẩm hơn, qua đó làm giảm giá thành đơn vị), lúc này giá vốn hàng bán có thể giảm nhưng ngược lại hàng tồn kho tăng cao (do sản xuất có thể vượt cầu của thị trưởng). Chiến lược này có thể dẫn đến rủi ro hàng tồn kho bị hư hỏng, mất phẩm chất hoặc lỗi thời do không tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất.
Tuy nhiên, để có thể phân tích toàn diện hơn, kiểm toán viên cần xem xét tỷ suất lãi gộp và số vòng quay của những mặt hàng chủ yếu của đơn vị, hoặc xem xét kế hoạch sản xuất và các đơn đặt hàng của khách trong năm nay so với năm trước.
Kiểm toán viên Hùng đánh giá cơ sở dẫn liệu X của khoản mục Y có rủi ro tiềm tàng (IR) là 10%, rủi ro kiểm soát (CR) là 50%. Với mức rủi ro kiểm toán (AR) chấp nhận được là 5%, mức rủi ro phát hiện (DR) là 100%. Căn cứ kết quả này, kiểm toán viên Hùng quyết định không cần áp dụng bất cứ thử nghiệm cơ bản nào với cơ sở dẫn liệu X của khoản mục Y nữa.
Bài Giải
Với rủi ro phát hiện là 100%, về mặt lý thuyết, kiểm toán viên Hùng có thể không cần tiến hành bất kỳ thử nghiệm cơ bản nào mà rủi ro kiểm toán vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, mô hình rủi ro kiểm toán không phải là một công thức toán học đơn thuần, do đó mức rủi ro phát hiện 100% cần được hiểu là Hùng có thể giảm thử nghiệm cơ bản xuống mức tối thiểu khi kiểm tra cơ sở dẫn liệu X của khoản mục Y.
Bài 2: Kiểm toán viên Lâm được giao phụ trách lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty sản xuất và thương mại Hoàng Linh, một công ty chuyên kinh doanh đồ chơi trẻ em, cho niên độ kế toán kết thúc vào ngày 31/12/200X. Để thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên Lâm thu thập được một số dữ kiện như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu | 200X-1 | 200X |
1. Tài sản ngắn hạn | 1.000 | 1.100 |
Tiền | 300 | 220 |
Hàng tồn kho | 400 | 480 |
Nợ phải thu | 300 | 400 |
2. Tài sản dài hạn | 1.100 | 1.200 |
Tổng cộng | 2.100 | 2.300 |
3. Nợ ngắn hạn | 400 | 500 |
4. Nợ dài hạn | 600 | 700 |
5. Vốn chủ sở hữu | 1.100 | 1.100 |
Tổng cộng | 2.100 | 2.300 |
6. Doanh thu | 4.000 | 4.500 |
7. Giá vốn hàng bán | 3.200 | 3.500 |
Các chỉ tiêu bình quân của ngành:
200X-1 | 200X | |
Tỷ số thanh toán hiện hành | 3,1 | 3,7 |
Vòng quay hàng tồn kho | 5,0 | 4,5 |
Vòng quay nợ phải thu | 14,1 | 13,5 |
Tỷ suất lãi gộp | 25% | 21% |
Yêu cầu:
Theo bạn, với những dữ kiện được thu thập nêu trên, kết hợp so sánh với các chi tiêu bình quân ngành, kiểm toán viên Lâm cần chú ý các vấn đề gì trong quá trình thực hiện kiểm toán?
Bài giải
Những vấn đề kiểm toán viên Lâm cần chú ý là:
1. Tỷ số thanh toán hiện hành (Tỷ số TTHH):
Tỷ số TTHH = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Năm 200X-1: Tỷ số TTHH = 1.000/400 = 2,50.
Năm 200X: Tỷ số TTHH = 1.100/500 = 2,22.
Tỷ số TTHH của năm hiện hành thấp hơn năm trước và thấp hơn số bình quân ngành. Kiểm toán viên Lâm cần tìm hiểu nguyên nhân xem đó là do tăng khoản vay, do chỉ trả ng nhiều hơn năm trước hay do ghi chép sai... Kiểm toán viên cũng cần lưu ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì điều này liên quan đến giả định hoạt động liên tục và có thể ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính.
2. Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK):
VQHTK = Giá vốn hàng bán / Số dư hàng tồn kho
Năm 200X-1: VQHTK = 3.200/400 = 8 vòng
Năm 200X: VQHTK = 3.500/480 = 7,2 vòng
Vòng quay hàng tồn kho bị sụt giảm bất thường so với năm trước. Kiểm toán viên Lâm cần điều tra nguyên nhân sụt giảm, đó có thể là do chất lượng hàng giảm, do thay đổi thị hiếu hay do ghi chép hoặc tính giá sai... Kiểm toán viên cũng cần xem xét việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã được thực hiện đầy đủ chưa.
3. Số vòng quay nợ phải thu (VQNPT):
VQNPT = Doanh thu / Nợ phải thu
Năm 200X-1: VQNPT = 4.000/300 = 13,33 vòng
Năm 200X: VQNPT = 4.500/400=11,25 vòng
Vòng quay nợ phải thu sụt giảm so với năm trước. Kiểm toán viên Lâm cần tìm hiểu nguyên nhân: do doanh nghiệp thay đổi chính sách bán chịu hay do ghi chép sai... Ngoài ra, việc sụt giảm này có thể đưa đến sẽ có một số khoản nợ phải thu trở thành nợ khó đòi. Do vậy, cần xem xét việc lập dự phòng nợ khó đòi.
4. Tỷ suất lãi gộp:
Tỷ suất lãi gộp = Lãi gộp / Doanh thu
Năm 200X-1: Tỷ suất lãi gộp = 800/4.000 = 20,00%
Năm 200X: Tỷ suất lãi gộp = 1.000/4.500 = 22,22%
Tỷ suất lãi gộp năm nay cao hơn năm trước, nghĩa là tỷ suất này biến động không phù hợp với tỷ suất của toàn ngành (giảm). Kiểm toán viên Lâm cần xem tỷ suất tăng là do thuận lợi trong kinh doanh (tinh hình thị trường thuận lợi), sự thay đổi chính sách giá của đơn vị, việc tăng cường kiểm soát chi phí mua hàng của đơn vị hay do đơn vị khai thấp giá vốn hàng bán, ghi tăng doanh thu...?
Đặc biệt, kiểm toán viên cần lưu ý đến mối quan hệ với vòng quay hàng tồn kho, tỷ số này sụt giảm nhưng tỷ suất lãi gộp lại tăng, tình hình này có thể nói lên một sự thay đổi trong chính sách giá của đơn vị theo hướng tăng giá bản, chấp nhận một mức quay vòng hàng tồn kho chậm lại (vì trước đây đơn vị theo đuổi chính sách ngược lại, tỷ suất lãi gộp thấp hơn số bình quân ngành và số vòng quay nhanh hơn). Hoặc, đơn vị có thể thực hiện chiến lược hạ giá thành sản phẩm sản xuất bằng cách tăng cường sản xuất (khi đó các định phí sản xuất chung sẽ phân bố cho nhiều thành phẩm hơn, qua đó làm giảm giá thành đơn vị), lúc này giá vốn hàng bán có thể giảm nhưng ngược lại hàng tồn kho tăng cao (do sản xuất có thể vượt cầu của thị trưởng). Chiến lược này có thể dẫn đến rủi ro hàng tồn kho bị hư hỏng, mất phẩm chất hoặc lỗi thời do không tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất.
Tuy nhiên, để có thể phân tích toàn diện hơn, kiểm toán viên cần xem xét tỷ suất lãi gộp và số vòng quay của những mặt hàng chủ yếu của đơn vị, hoặc xem xét kế hoạch sản xuất và các đơn đặt hàng của khách trong năm nay so với năm trước.