Bộ Tài chính đề xuất: Lập và ký hóa đơn điện tử trong vòng 24h

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

Bộ Tài chính cho biết, thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, căn cứ Quyết định số 936/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ với mục tiêu là áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh từ ngày 01/7/2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về HĐĐT trước ngày 01/7/2022.

Việc sử dụng HĐĐT trên cả nước đã góp phần hỗ trợ cơ quan thuế trong việc quản lý rủi ro, quản lý thuế, hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu HĐĐT cho các cơ quan khác của nhà nước, dữ liệu về HĐĐT là nền tảng quan trọng để quản lý thuế hiệu quả, là động lực cho công cuộc chuyển đổi số của ngành thuế nói riêng và góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp và của toàn xã hội nói chung. Với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, việc áp dụng HĐĐT góp phần làm giảm chi phí quản lý, sử dụng hóa đơn, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu nhiều rủi ro so với sử dụng hóa đơn giấy.

Hoadon.jpg

(Ảnh: Internet)

Bộc lộ một số vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cũng bộc lộ một số vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung như sau:
  • Cần sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc lập hóa đơn, thời điểm lập hóa đơn, nội dung hóa đơn, xử lý hóa đơn lập sai nhằm quy định minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện.
  • Bổ sung giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế gian lận khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn và trong quá trình sử dụng HĐĐT.
  • Hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng biên lai, chứng từ điện tử.
  • Bổ sung quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT; trách nhiệm của cán bộ thuế.
06 nhóm vấn đề cần sửa đổi, bổ sung

Dự thảo Nghị định gửi xin ý kiến Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân gồm 06 nhóm vấn đề như sau:

- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về HĐĐT nhằm đảm bảo minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, các tổ chức trong việc sử dụng hóa đơn, biên lai, chứng từ điện tử và bổ sung quy định quản lý chứng từ trong hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược;

- Bổ sung quy định liên quan giải pháp pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế gian lận khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng HĐĐT và trong quá trình sử dụng HĐĐT, quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT;

- Sửa đổi, bổ sung quy định về biên lai, chứng từ;

- Sửa đổi, bổ sung quy định về tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin HĐĐT;

- Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ;

- Sửa đổi các biểu mẫu, thủ tục.

Trong đó có điểm đề xuất đáng chú ý là lập và ký hóa đơn điện tử trong vòng 24h.

Lập và ký hóa đơn điện tử trong vòng 24h

Từ khi mới bắt đầu áp dụng Nghị định 123/2020/NĐ-CP, ngày ký và ngày lập hóa đơn là hai thời điểm khác nhau là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi giữa người bán và người mua. Nhiều người không nắm rõ được thời điểm nào là thời điểm kê khao thuế.

Sau khi Công văn 1586/TCT-CS ngày 04/5/2023 hướng dẫn thì vấn đề khai thuế đối với trường hợp này mới được rõ ràng và thống nhất.

Tuy nhiên trước đó, một số ít các Cục thuế cho rằng nếu không giải trình được nguyên nhân gây ra tình trạng ngày lập hóa đơn khác với ngày ký thì hóa đơn trên sẽ không hợp lệ.

Tới thời điểm hiện tại, vẫn còn một số người mua cho rằng thời điểm lập hóa đơn phải trùng với thời điểm ký, họ không thích trên tờ hóa đơn có hai thời điểm khác nhau. Vấn đề này vẫn gây khó khăn cho các bạn kế toán. Bởi trong những ngày nghỉm việc mua bán vẫn được diễn ra nhưng họ không thể xuất hóa đơn được. Giải pháp tối ưu nhất là ngày lập hóa đơn phải đúng với thực tế phát sinh và ký vào ngày khác.

Vì vậy, một trong những điểm đáng chú ý được nêu tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử là đề xuất lập và ký hóa đơn điện tử trong vòng 24h. Cụ thể:

Theo điểm d khoản 6 Điều 1 dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020, trường hợp hóa đơn điện tử có thời điểm ký số khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số cách nhau tối đa không quá 24h.

Khi đó, thời điểm khai thuế đối với người bán là thời điểm lập hóa đơn, thời điểm khai thuế đối với người mua là thời điểm ký hóa đơn.

Hiện nay, khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không quy định giới hạn thời gian giữa thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số nên có trường hợp người bán lập hóa đơn nhưng 01 tuần, 01 tháng sau mới ký số để gửi cho người mua và cơ quan thuế.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020 cũng quy định, thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu (gồm cả gia công xuất khẩu) là không quá 24h kể từ thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên Tờ khai hải quan.

Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:

https://vinatas.com.vn/tu-van-thue/

Hoặc các khóa học của CleverCFO theo đường link sau:

https://clevercfo.com/
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top