Lương thử việc của nhân viên

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

Sau 02 tháng thử việc, nếu đạt yêu cầu thì công ty xẽ ký hợp đồng lao động, nếu không đạt yêu cầu thì có thể gia hạn thời gian thử việc, nhưng có quy định thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu không vậy?
Tại công ty mình sau thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu không có hợp đồng lao động mà chỉ có quyết định chính thức làm việc (nhưng không có chữ ký của người lao động ) như vậy thì có trái quy định của pháp luật không nhỉ?
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

à không cho làm việc tại công ty là một điều quá lãng phí.
-----------------------------------------------------------------------------------------
theo tôi chúng ta nên ký hợp đồng chính thức voi nhân viên đó. Vì minh cũng tốn rất nhiều thời gian để hướng dẫn họ.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

thật ra luật lđ quy định thời gian thử việc tối đa là 2 tháng là muốn bảo đảm quyền lợi cho người lao động, nên nếu có gia hạn thử việc thì thêm 1 tháng cũng không có vấn đề gì nhung lâu hơn thì sẽ không hợp lý đâu. Vì vậy, nếu cty vẫn đồng ý cho hộ tiếp tục lv thì nên ký HDLD chính thức với họ
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

Theo mình thường thì các công ty áp dụng thời gian thử việc là 3 tháng hoặc ít hơn, tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chứ không có trường hợp thử việc 6 tháng đâu.
 
Ðề: lương thư viec cua nhân vien

luật này áp dụng cho doanh nghiệp loại hình nào anh??? và từ bao h?? vì bi h lương thử vc của em chỉ có 1tr trong mà làm trong 3 tháng. hic. mấy anh chị cùng cơ quan em còn 3 tháng thử vc ko lương.
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

Mình đồng ý với thời gian thử việc mà các bạn nêu trên vì công ty mình cũng áp dụng như vậy. Các bạn có biết các công ty thuộc lĩnh vực chế biến, sản xuất lương thực thực phẩm do người lao động phổ thông khi tuyển vào họ phải học cách làm bánh,....gọi là học việc nên phải thử việc đến 3,4 tháng mới được ký hợp đồng lao động là chuyện bình thường. Mình có bạn làm bên lĩnh vực này nên biết thế. Do đó mình nghĩ gia hạn thời gian thử vịêc phải tùy thuộc vào tính chất công việc, tùy lĩnh vực ngành nghề mà người lao động đảm nhiệm nữa bạn ui.
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

Chị ơi lương thử việc = 70% lương cơ bản + phụ cấp ăn trưa + xăng xe(nếu có). Thời gian thử việc tối đa là 3 tháng ạ.
 
Ðề: lương thư viec cua nhân vien


Trong bộ luật lao động quy định tại điều 32 thì : Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức
(ký hợp đồng lao động chính thức và thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của người sử dụng đối với người lao động). Vậy nếu quá hạn 2 tháng mà người lao động không đạt yêu cầu tiếp tục làm việc thì tới tháng thứ 6 thử việc mới đạt yêu cầu, lúc này DN mới ký hợp đồng lao động chính thức có được không? Trường hợp này bộ luật lao động không quy định rõ là thời hạn thử việc của người lao động khi không đạt yêu cầu của công việc tối đa là bao nhiêu.

Mời [you] cho ý kiến tiếp :happy3:

Oạch, đang đọc đến đoạn này thì có câu nhắn cho ý kiến tiếp.
bên mình thì khoản này kế toán ko chịu trách nhiệm vì co bộ phận Hành chính - Nhân sự riêng. Miễn ý kiến
 
Ðề: lương thư viec cua nhân vien

bokuro không biết nhiều về vấn đề này nhwng thấy hợp đồng học việc trong trường hợp này là hợp lý nhất,
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

Sau 02 tháng thử việc, nếu đạt yêu cầu thì công ty xẽ ký hợp đồng lao động, nếu không đạt yêu cầu thì có thể gia hạn thời gian thử việc, nhưng có quy định thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu không vậy?
Tại công ty mình sau thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu không có hợp đồng lao động mà chỉ có quyết định chính thức làm việc (nhưng không có chữ ký của người lao động ) như vậy thì có trái quy định của pháp luật không nhỉ?

Tối đa là 2 tháng bạn ạ
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

:k5211829:Mình cũng mới đi làm nhưng mức lương của mình không phải là thử việc mà là học việc nên rất thấp. Không đến 70% của thử việc đâu!
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

theo mây trắng thì
nếu thử việc thời gian lâu thì người lao động chịu rất nhiều
thịệt thòi đó các bạn ạ
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

theo luật LĐ thì tối đa thử việc 6 ngày đối với LĐ phổ thông , 1 tháng đối với người có bằng trung cấp , 2 tháng đối với người có bằng đại học lương thử việc = 70% lương chính thức
 
Ðề: lương thư viec cua nhân vien


Trong bộ luật lao động quy định tại điều 32 thì : Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức
(ký hợp đồng lao động chính thức và thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của người sử dụng đối với người lao động). Vậy nếu quá hạn 2 tháng mà người lao động không đạt yêu cầu tiếp tục làm việc thì tới tháng thứ 6 thử việc mới đạt yêu cầu, lúc này DN mới ký hợp đồng lao động chính thức có được không? Trường hợp này bộ luật lao động không quy định rõ là thời hạn thử việc của người lao động khi không đạt yêu cầu của công việc tối đa là bao nhiêu.

Mời [you] cho ý kiến tiếp :happy3:
trên thực tế chúng ta đều thấy bây giờ đa số là công ty Tư Nhân hơn nữa nếu có là Cổ Phần thì cũng là trên giấy tờ thôi còn thực tế thì vẫn mang tính chất tư Nhân 1 người lãnh đạo tất cả. một điều nữa Luật LD họ Quy định như thế nhưng trong thực tế thì thời gian thử việc là do người lao động với chủ Doanh Nghiệp thoả thuận với nhau. nếu chúng ta làm việc ở công ty nhà nước thì luật này được áp dụng triệt để.
- theo quy định thì thời gian thử việc không quá 2 tháng và mức lương không được thấp hơn 70% lương chính thức, sau thời gian thử việc nếu chủ DN thấy người LĐ đáp ứng được CV thì 2 bên sẽ ký hợp đồng LD chính thức. Trong thời gian thử việc 2 tháng người LĐ sẽ ký kết với chủ DN hợp đồng thử việc. ngoài ra nếu sau 2 tháng thử việc nếu chủ DN xét thấy người LĐ chưa đáp ứng được yêu cầu của DN thì có thể gia hạn thêm thời gian thử việc, và việc này do chủ DN và người LĐ thoả thuận với nhau.

DO VẬY: thời gian thử việc là 2 tháng chính thức, nhiều công ty họ chỉ cần 1 tháng ngoài ra có thể gia hạn thêm và mức lương thử việc là 70% lương chính thức hoặc 80% tuỳ cty. hơn nữa cty không được giữ các văn bằng chứng chỉ bản gốc mà chỉ được giữ bản photo công chứng thôi bạn nhé!. Chúc bạn Thành Công
-----------------------------------------------------------------------------------------
Mời bạn tham khảo bài viết này nhé hơi dài một chút:

Thời gian thử việc theo quy định của pháp luật lao động


1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

2. Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác.

4. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.

"Luật sư - Luật Công Minh"

Kéo dài thời gian thử việc để tìm đúng người

(TBKTSG) - Liệu có thể kéo dài thời gian thử việc đối với những vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp một cách hợp lý và hợp pháp hay không?

Do tầm quan trọng của một số chức danh trong doanh nghiệp chẳng hạn như trưởng phòng, trưởng bộ phận hay thành viên ban giám đốc nên chủ doanh nghiệp nào cũng đặt ra nhiều tiêu chuẩn và điều kiện trong việc tuyển dụng.

Nhưng làm thế nào để chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được toàn diện khả năng, năng lực, nghiệp vụ, kinh nghiệm của những người sẽ nắm giữ các chức vụ chủ chốt nhất của doanh nghiệp khi thời gian thử việc theo luật định chỉ có không quá 60 ngày?

Hiện nay, theo quy định tại điều 32 Bộ luật Lao động (BLLĐ) và điều 7 Nghị định số 44/2003 của Chính phủ ban hành ngày 9-5-2003, thời gian thử việc của người lao động nói chung không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

Vị trí đặt quảng cáoTuy nhiên, BLLĐ và Nghị định 44 lại không có quy định cụ thể về cách tính thời gian thử việc là theo ngày dương lịch hay theo ngày làm việc thực tế của người lao động. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tính thời gian thử việc đối với các nhân sự chủ chốt theo ngày dương lịch vì họ dựa theo điều 150.2 của Bộ luật Dân sự (thời hạn được tính theo dương lịch) và cũng vì nó dễ hiểu và dễ áp dụng.

Những cách làm thông dụng

Để kéo dài thời gian thử việc của người lao động thêm một cách hợp lý, các chủ doanhh nghiệp ở Việt Nam thường chọn một trong các phương cách như sau:

(1) Một số chủ doanh nghiệp ký hợp đồng thử việc với ứng viên với thời gian thử việc là 60 ngày theo luật định. Hết thời gian thử việc, nếu xét thấy chưa đủ thời gian để quyết định có tuyển dụng hay không, chủ doanh nghiệp sẽ ký với ứng viên một hợp đồng lao động (HĐLĐ) ngắn hạn từ 1-2 tháng để có thể tiếp tục đánh giá khả năng của ứng viên trước khi ký HĐLĐ chính thức;

(2) Một số chủ doanh nghiệp không ký hợp đồng thử việc mà ký ngay HĐLĐ ngắn hạn với ứng viên với thời hạn hợp đồng là từ 3-4 tháng để thử việc;

(3) Một số chủ doanh nghiệp ký hợp đồng thử việc với ứng viên trong thời hạn 60 ngày theo luật định. Hết thời gian thử việc, doanh nghiệp và ứng viên thống nhất rằng kết quả thử việc của ứng viên chưa đạt yêu cầu của chủ doanh nghiệp. Ứng viên tự nguyện xin được thử việc lại thêm từ 1-2 tháng nữa. Hết thời gian thử việc lại, chủ doanh nghiệp sẽ ký HĐLĐ chính thức nếu ứng viên đạt yêu cầu; hoặc

(4) Chủ doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng thử việc với ứng viên có thời hạn là 60 ngày theo luật định. Khi hết thời gian thử việc, hai bên thống nhất chấm dứt hợp đồng thử việc và ứng viên tạm thời nghỉ việc và ở nhà vài ngày và sau đó quay trở lại ký hợp đồng thử việc mới với chủ doanh nghiệp đó và cũng với thời gian thử việc là 60 ngày.

Tuy nhiên, không phải tất cả bốn cách trên đây đều là sự lựa chọn “an toàn” cho chủ doanh nghiệp nếu đem ra mổ xẻ dưới góc độ pháp lý Việt Nam. Đơn cử như việc sử dụng cách 1 sẽ trái với tinh thần của điều 27.3 BLLĐ. Theo đó, chủ doanh nghiệp và người lao động không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Thật khó mà chấp nhận được rằng những công việc đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm lãnh đạo doanh nghiệp hoặc quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà chỉ cần có 1-2 tháng để thực hiện hoặc hoàn thành.

Tương tự như trường hợp của cách 1, cách 2 cũng không phải là một giải pháp hợp pháp. Đối với cách 3, có vẻ đây là giải pháp tương đối khả thi đối với các doanh nghiệp còn lưỡng lự trong việc đánh giá khả năng người lao động mà lại không muốn vi phạm quy định bắt buộc phải ký kết HĐLĐ với họ khi hết thời gian thử việc. Tuy nhiên, nhược điểm rõ ràng của cách này là vi phạm quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp sử dụng lao động mà không ký HĐLĐ dù thời gian làm việc chỉ kéo dài từ 1-2 tháng.

Trong các cách nêu trên thì cách 4 được coi là phù hợp với quy định của pháp luật lao động nhất. Đây là một hình thức “lách” luật của chủ doanh nghiệp vì BLLĐ hiện hành trên thực tế không minh thị cấm một chủ doanh nghiệp ký với một người lao động nhiều hợp đồng thử việc có thời gian gián đoạn ngắn giữa các lần thử việc.

Tuy nhiên, sử dụng cách 4 không hẳn là đúng luật nếu chủ doanh nghiệp có dấu hiệu trốn tránh nghĩa vụ nộp các loại bảo hiểm bắt buộc và không trả tiền lương thỏa đáng cho người lao động. Trường hợp đó, chủ doanh nghiệp có nhiều khả năng phải chịu các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động chưa kể có thể phải bồi thường thiệt hại cho người lao động nếu bị họ khởi kiện.

Mặt khác, được biết theo dự thảo sửa đổi, bổ sung BLLĐ (lần 2) đang được lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành thì thử việc chỉ được tiến hành một lần và sẽ được căn cứ theo thời hạn của HĐLĐ. Nếu các quy định mới này được Quốc hội thông qua thì cách 4 rõ ràng không phải là một giải pháp hợp lý cho chủ doanh nghiệp.

Thêm một hướng khác

Như vậy, có còn thêm cách nào khác mà chủ doanh nghiệp có thể vận dụng nữa không? Câu trả lời là có. Từ đầu năm 2009, theo Công văn 35 ngày 7-1-2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời cho một đơn vị có trụ sở tại TPHCM về việc thi hành các quy định của BLLĐ về thời gian thử việc, bộ này lần đầu tiên đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn về cách tính thời gian thử việc so với các quy định của BLLĐ và Nghị định 44 nêu trên theo tinh thần của điều 32 BLLĐ.

Theo đó, chủ doanh nghiệp và người lao động có toàn quyền thỏa thuận cách tính thời gian thử việc theo ngày dương lịch (60 ngày) hoặc theo ngày làm việc thực tế (gần tương đương với 90 ngày dương lịch). Chỉ trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được thì sẽ áp dụng theo các quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự hiện hành của Việt Nam (tức là theo ngày dương lịch).

Công văn 35 đã mở ra cho chủ doanh nghiệp một hướng mới mà vẫn hợp tình hợp lý trong việc tăng thời gian thử việc để đánh giá toàn diện năng lực của người lao động trước khi chính thức tuyển dụng. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng Công văn 35 của bộ được đặt dưới các quy phạm về ban hành văn bản pháp luật của Việt Nam và không phải là một văn bản có hiệu lực bắt buộc chung. Do đó, cho đến khi nào quy phạm này chưa được luật hóa trong bất kỳ văn bản quy phạm nào thì vẫn tồn tại rủi ro nhỏ cho doanh nghiệp khi áp dụng.

Hy vọng rằng với những sửa đổi, bổ sung mới trong dự thảo sửa đổi, bổ sung BLLĐ, các quy định về thời gian thử việc cũng sẽ được mở rộng theo hướng tôn trọng thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động về thời gian và cách thức tính thời gian thử việc trên cơ sở tương ứng với vị trí tuyển dụng quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp.

hic hic hơi dài một chút nhưng bạn đọc xong thì sẽ hiểu
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

Nếu nói về quy định của nhà nước về lao động thì nhiều lắm:
Nghị định Chính phủ số 44/2003/NĐ-CP; Bộ Luật lao động Số: 35-L/CTN; Nghị định 195/CP; Thông tư Số: 14/2003/TT-BLĐTBXH ; Nghị định số 114/2002/NĐ-CP
Nhưng có mấy ai làm đúng đâu - mà không làm đúng thì cũng có bị sao đâu. Ví dụ: Thiệt hại do vi phạm pháp luật về lao động là 20tr đồng. Nhưng lợi ích là 50tr đồng thì ... có ai làm đúng ko ta !!!
Thường thì người lao động "không biết" về quyền lợi của mình đã được nhà nước quy định như thế nào, hoặc biết nhưng "e ngại" không dám có í kiến. Mà không nói thì làm sao các cơ quan nhà nước biết để có thể can thiệp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ.
Mình đã chứng kiến 2 lần LDLD quận xuống kiểm tra và 1 lần thanh tra sở LD kiểm tra rồi.
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

Trên nguyên tắc là như thế( Thử việc 1-2 tháng) nhưng khi làm việc thì chủ yếu là do thoả thuận của 2 bên. Nếu sau 2 tháng thử việc mà chưa đạt yêu cầu có thể thoả thuận tiếp( tiếp tục thử việc hay là không hoặc đồng ý làm việc với mức lương phù hợp với khả năng làm việc của mình):bephuthuy:
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

quan trọng nhất là phải có sự thoả thuận của đôi bên để tránh tranh cãi bạn ah
còn thử việc thêm trong trường hợp này thì luật không có thời gian tối đa
 
Ðề: lương thư viec cua nhân vien


Trong bộ luật lao động quy định tại điều 32 thì : Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức
(ký hợp đồng lao động chính thức và thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của người sử dụng đối với người lao động). Vậy nếu quá hạn 2 tháng mà người lao động không đạt yêu cầu tiếp tục làm việc thì tới tháng thứ 6 thử việc mới đạt yêu cầu, lúc này DN mới ký hợp đồng lao động chính thức có được không? Trường hợp này bộ luật lao động không quy định rõ là thời hạn thử việc của người lao động khi không đạt yêu cầu của công việc tối đa là bao nhiêu.

Mời [you] cho ý kiến tiếp :happy3:

Thực ra về lụât lao động thì mình cũng không rõ lắm nhưng dragon489 đã mời thì mình xin có ý kiến như sau:
cũng như dragon489 nói thì luật lao động không quy định rõ thời hạn thử việc của người lao động tối đa là bao nhiêu. vậy vấn đề ở đây chỉ phụ thuộc vào DN mà thôi. Nếu DN tiếp tục thấy người lao động tuy chưa đạt yêu cầu thử việc nhưng có tinh thần ham học hỏi và nếu cố gắng hơn thì sẽ có triển vọng chẳng hạn & DN gia hạn thêm thời hạn thử việc cho người lao động. Người lao động đồng ý với các điều kiện thử việc DN đề ra & ký vào hợp đồng thử việc tiếp tục thì chẳng có vấn đề gì cả. Hoàn toàn không vi phạm điều nào trong luật lao động cả. Nhưng nếu người lao động đã thử việc đạt yêu cầu nhưng vì không muốn thực hiện các nghĩa vụ với nhân viên chính thức mà DN dùng cách này là không được nha:rachoa:
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

thường thì lương thử việc tùy vào công ty ban làm, có thể là bằng 70%-80% lương chính thức của công việc đó.và thời gian thử việc thường là từ 2-3 tháng.
 
Ðề: Lương thử việc của nhân viên

Lương thử việc với mức thấp nhất là 70% so với mức lương chính thức.
Thời gian thử việc không được kéo dài quá 2 tháng
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top