KTTH P8 - Kế toán thành phẩm -> tiêu thụ thành phẩm -> xác định KQKD -> phân phối lợi nhụ

khuctinhsy

Member
Hội viên mới
KTTH P8 - Kế toán thành phẩm - tiêu thụ thành phẩm - xác định KQKD - phân phối lợi nhuận

KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

I- KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
1.Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm :
- Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm về số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng sản phẩm, qua đó cung cấp thông tin kịp thời cho việc chỉ đạo, kiểm tra quá trình SX ở từng khâu, từng bộ phận SX.
- Phản ánh và giám đốc tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm về mặt số lượng và giá trị, tình hình chấp hành định mưc dự trữ, tình hình bảo quản thành phẩm trong kho và kiểm kê thành phẩm.
2. Đánh giá thành phẩm
a) Giá thực tế nhập kho
- Thành phẩm do các PXSX chính và PXSX phụ của DN sản xuất ra khi nhập kho được tính theo ZSX thực tế của SP hoàn thành trong kỳ (đã học ở chương Z)
- Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành khi nhập kho đuợc tính theo giá thực tế gia công bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.
b) Giá thực tế xuất kho:
Giá thực tế của TP xuất kho có thể sử dụng 1 trong các PP sau:
(1) Giá thực tế đích danh
(2) PP nhập trước – xuất trước
(3) PP nhập sau – xuất trước
(4) PP bình quân gia quyền
Theo PP bình quân gia quyền thì giáthực tế xuất kho của TP được tính như sau:
Giá TT xuất kho TP trong kỳ = Số lượng TP xuất kho trong kỳ * Đơn giá bq của tp
(5) PP hệ số:
Đơn giá BQ của TP = (giá TT tp tồn đk + nhập trong kỳ)/(Số lượng tồn + sl nhập)
PP này sử dụng trong truờng hợp DN sử dụng giá hạch toán để phản ánh sự biến động về mặt giá trị của TP. Giá hạch toán do phòng kế toán quy định có thể là giá kế hoạch hoặc giá thực tế nhập kho của SP ở cuối kỳ trước. Giá hạch toán chỉ sử dụng trong kế toán chi tiết thành phẩm (phiếu nhập, phiếu xuất, sổ chi tiết thành phẩm). Trong kế toán tổng hợp (TK kế toán, báo cáo tài chính . .) thành phẩm phải được phản ánh theo giá thực tế. Cuối tháng khi tính được giá thành thực tế của TP nhập kho, kế toán phải xác định hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của TP để tính ra giá thực tế của TP xuất kho.
Giá thực tế TP xuất kho trong kỳ = Giá HT của TP xuất kho trong kỳ x Hệ số chênh lệch
Hệ số chênh lệch = (Giá TT TP tồn + nhập)/(Giá hạch toán TP tồn + nhập)
3-Kế toán chi tiết thành phẩm
Kế toán chi tiết thành phẩm theo 1 trong 3 phương pháp : phương pháp thẻ song song; phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển; phương pháp số dư. (tương tự như kế toán chi tiết vật liệu)
1) PP thẻ song song:
Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho TP để ghi số lượng vào thẻ kkho TP. Sau 5 – 10 ngày thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ cùng với phiếu nhập, xuất kho TP chuyển giao cho phòng kế toán. Khi nhận được chứng từ, phòng kế toán tiến hành phân loại chứng từ sau đó ghi vào sổ chi tiết nhập, xuất kho TP. Định kỳ kế toán và thủ kho sẽ đối chiếu về mặt số lượng. Cuối kỳ kế toán khoá sổ chi tiết TP để lập bảng tổng hợp chi tiết TP và đối chiếu với TK 155
4- Kế toán tổng hợp thành phẩm
4.1 Chứng từ
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
4.2. Tài khoản sử dụng :
§ TK 155 "Thành phẩm"
Bên Nợ
- Giá thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ
- Trị giá củaTP thừa phát hiện qua kiểm kê (SS< TT)
Bên Có :
- Giá thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ
- Trị giá của thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm kê (SS>TT)
Số Dư Nợ : Giá thực tế của thành phẩm tồn kho
§ TK 157 “Hàng gửi bán”
Bên nợ:
- Giá trị hàng hóa, TP đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi
- Giá trị lao vụ, dịch vụ đã thực hiện đối với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán
Bên có:
- Kết chuyển giá trị của SP, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán
- Giá trị của SP, hàng hóa gửi đi bị khách hàng trả lại
Số dư nợ: Giá trị của SP, hàng hóa hiện còn đang gửi bán cuối kỳ.
§ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Nội dung phản ánh của TK 632 (Theo PP kiểm kê định kỳ)
Bên nợ:
- Kết chuyển trị giá TP tồn kho đầu kỳ (1)
- Kết chuyển trị giá của TP gửi bán chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ (2)
- Z SX thực tế của SP hoàn thành trong kỳ (3)
Bên có:
- Kết chuyển trị giá của TP tồn kho cuối kỳ sang TK 155 (4)
- Kết chuyển trị giá của TP gửi bán chưa xác định tiêu thụ vào cuối kỳ sang TK 157 (5)
- Kết chuyển giá vốn của SP đã xác định tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 để XĐ KQKD (6)
TK 632 cuối kỳ không có số dư
Nội dung phản ánh của TK 632 (theo PP kê khai thường xuyên)
Bên nợ:
Trị giá vốn của SP, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ
Bên có:
- Trị giá vốn của SP, hàng hóa đã tiêu thụ bị trả về
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ trị giá vốn của SP, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 để xác định KQKD.
4.3 PP hạch toán:
a- Đối với DN áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Cuối tháng sau khi tính được giá thành thực tế của thành phẩm do đơn vị sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành, căn cứ vào phiếu nhập :
Nợ TK 155 (chi tiết cho từng SP nhập kho)
Có TK 154
- Trường hợp thành phẩm gửi bán bị khách hàng trả về và được nhập lại kho :
Nợ TK 155 (theo ZTT đã xuất kho trước đây)
Có TK 157
- Trường hợp thành phẩm đã tiêu thụ bị khách hàng trả về và được nhập lại kho :
Nợ TK 155 (theo ZTT đã xuất kho trước đây)
Có TK 632
- Trường hợp TP xuất kho để tiêu thụ theo phương thức bán hàng trực tiếp tại kho của DN (kế toán sử dụng 1 trong 5 PP tính giá thực tế xuất kho)
Nợ TK 632 (chi tiết cho từng TP XK)
Có TK 155
- Trường hợp TP xuất kho để tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng hoặc xuất ký gửi cho đại lý, cho đơn vị nhận bán hàng ký gửi
Nợ TK 157 (chi tiết cho từng đại lý ký gửi và chi tiết cho số SP gửi đi)
Có TK 155
- Trường hợp SP xuất kho để trao đổi, biếu tặng, dùng đê thanh toán lương, thưởng cho CNV, bán trả góp (các trường hợp này đều được xác định là tiêu thụ)
Nợ TK 632
Có TK 155 (ZTT xuất kho)
- Trường hợp xuất kho SP giao cho khách hàng để thay thế cho SP hỏng không sửa chữa được
Nợ TK 641
Có TK 155 – Z TT xuất kho
- Trường hợp thành phẩm phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê kho:
+ Nếu do sai sót trong cân, đong, đo, đếm kế toán sẽ điều chỉnh sổ kế toán theo các PPsử sổ phù hợp.
+ Trường hợp thiếu chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi.
Nợ TK 1381 (SS>TT)
Có TK 155
+ Trường hợp thừa chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi:
Nợ TK 155
Có TK 3381 (SS<TT)
+ Căn cứ kết quả xử lý SP thừa, thiếu để kết chuyển
· Khi xử lý SP thiếu (xử lý TK 1381)
Nợ TK 111, 334, 1388 (bồi thuờng)
Nợ TK 632 (số còn lại tính vào giá vốn = Số thiếu hụt – Bồi thường)
Có TK 1381 (Ghi giảm giá trị vật liệu thiếu)
· Khi có quyết định xử lý SP thừa kế toán ghi nợ TK 3381 và ghi có các TK có liên quan.
b- Trường hợp DN áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ
- Đầu kỳ chuyển giá trị thành phẩm tồn kho tồn kho đầu kỳ
Nợ TK 632
Có TK 155
- Đầu kỳ kết chuyển giá trị thành phẩm gửi bán chưa xác định tiêu thụ ở đầu kỳ
Nợ TK 632
Có TK 157
- Cuối kỳ tính tổng giá thành thực tế sản phẩm đã hoàn thành nhập kho, bán trực tiếp cho khách hàng hay gửi đi bán cho khách hàng
Nợ TK 632
Có TK 631
- Cuối kỳ kiểm kê thực tế về mặt hiện vật thành phẩm tồn kho để xác định giá trị tồn kho cuối kỳ , kế toán kết chuyển.
Nợ TK 155
Có TK 632
- Cuối kỳ xác định giá trị của TP gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ, kế toán kết chuyển
Nợ TK 157
Có TK 632
- Cuối kỳ xác định giá trị TP xuất bán trong kỳ theo công thức đã nêu trên và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả KD.
Nợ TK 911
Có TK 632
II- KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm
- Phản ánh và giám sát kế hoạch tiêu thụ TP. Tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu bán hàng.
- Ghi chép và phản ánh kịp thời các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu của số hàng bị trả lại, để xác định chính xác doanh thu bán hàng thuần.
- Tính toán chính xác, đầy đủ và kịp thời kết quả tiêu thụ
Chứng từ và thủ tục kế toán
Khi tiêu thụ thành phẩm, DN phải sử dụng hóa đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính bao gồm :
- Hóa đơn giá trị gia tăng : Sử dụng cho DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Khi lập hóa đơn GTGT Doanh nghiệp phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định : Giá bán (chưa có thuế GTGT), các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán.
- Hóa đơn bán hàng : Sử dụng cho DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi lập hóa đơn bán hàng Doanh nghiệp phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định : Giá bán (đã có thuế GTGT), các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), tổng giá thanh toán.
- Hóa đơn tự in, chứng từ đặc thù : Đối với chứng từ tự in phải đăng ký với Bộ Tài chính và chỉ được sử dụng sau khi đã được chấp thuận bằng văn bản. Đối với chứng từ đặc thù thì giá ghi trên chứng từ là giá đã có thuế GTGT.
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ : Được sử dụng trong trường hợp DN trực tiếp bán lẻ hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng không thuộc diện phải lập hóa đơn bán hàng.
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi : Trường hợp DN có hàng đại lý, ký gửi.
- Các chứng từ trả tiền, trả hàng.
3. Tài khoản sử dụng
§ TK 131 "Phải thu của khách hàng"
Bên Nợ : - Số tiền phải thu của khách hàng về số vật tư, SP, hàng hóa đã giao, lao vụ đã cung cấp.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Bên Có : - Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số Tiền giảm giá cho khách sau khi đã giao hàng
- Doanh thu sản phẩm, hàng hóa đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT)
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua
Số Dư Nợ : Số tiền còn phải thu của khách hàng
TK này có thể có Số Dư Có : phản ánh số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng.
TK này còn mở chi tiết cho từng người mua. Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của TK này để ghi cả 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “nguồn vốn”
§ TK 157 “Hàng gửi đi bán”
Bên Nợ : - Giá trị thành phẩm, hàng hóa đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý ký gửi.
- Giá trị lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Bên Có : - Giá trị hàng hóa, thành phẩm, lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.
- Giá trị hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
Số Dư Nợ : Giá trị hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán
§ TK 3331 “Thuế giá trị gia tăng phải nôp”
Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Tài khoản này áp dụng chung cho các đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và các đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Bên Nợ : - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, hàng được hưởng chiết khấu thương mại.
- Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước.
Bên Có : - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ; hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ.
- Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài chính, thu nhập khác
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu.
Số Dư Nợ : Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước.
Số Dư Có : Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3 :
+ Tài khoản 33311 : “Thuế GTGT đầu ra”
+ Tài khoản 33312 : “Thuế GTGT hàng nhập khẩu”
§ TK 511 "Doanh thu bán hàng"
Bên Nợ : - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp
- Trị giá hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng kết chuyển vào cuối kỳ.
- Cuối kỳ kết chuyển DT thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có : Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của DN thực hiện trong kỳ kế toán.
TK 511 không có số dư cuối kỳ
TK này có 5 TK cấp 2 (xem hệ thống TK kế toán thống nhất)
·TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”. TK này chỉ dùng cho các đơn vị có bán hàng nội bộ giữa các đơn vị trong một công ty, hay một tổng công ty. Nội dung phản ánh tương tự như TK 511.
4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Khi xuất kho sản phẩm để bán trực tiếp cho khách hàng hoặc giao hàng ngay tại xưởng không qua kho (SP đã xác định làtiêu thụ) .
- Xác định giá vốn của số sản phẩm đã tiêu thụ :
Nợ TK 632
Có TK 155 (ZTT của SP xuất kho)
Có TK 154 (ZTT của SP hoàn thành, nếu giao hàng tại xưởng không qua kho)
- Căn cứ vào HĐGTGT phản ánh doanh thu bán hành, và thuế GTGT phải nộp .
.Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế :
Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (DT bán hàng là giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 (thuế GTGT phải nộp đầu ra)
Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
+ Phản ánh doanh thu (căn cứ vào hóa đơn bán hàng)
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (DT bán hàng là giá đã có thuế GTGT)
+ Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 511
Có TK 3331
(2) Khi xuất sản phẩm gửi đi nhưng chưa xác định là tiêu thụ (nhờ bán đại lý, ký gửi, hoặc hàng chuyển đi theo hợp đồng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán)
Nợ TK 157 (chi tiết cho từng đối tượng gứi đi)
Có TK 155, 154 (ZTT của SP)
(3) Khi được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán toàn bộ hoặc một phần số hàng đã chuyển giao (ở trường hợp 2)
- Kết chuyển giá vốn (giá thành thực tế ) của số sản phẩm gửi bán đã tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 157
- Căn cứ vào HĐGTGT Phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT:
.Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế :
Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (DT bán hàng là giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp đầu ra)
Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
+ Phản ánh doanh thu (căn cứ vào hóa đơn bán hàng)
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (DT bán hàng là giá đã có thuế GTGT)
+ Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 511
Có TK 3331
(4). Trường hợp tiêu thụ qua các đại lý, ký gửi
a- Hạch toán bên có hàng gửi bán (Chủ hàng)
- Khi đem SP để gửi cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý hoặc ký gửi.
Nợ TK 157
Có TK 154, 155
- Khi SP giao cho các đại lý đã bán được. Căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của SP đã tiêu thụ do các đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về.
- Phản ánh doanh thu và thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Giá bán chưa có thuế
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Đối với DN chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 (DT bán hàng là giá đã có thuế GTGT)
- Đồng thời kết chuyển giá vốn số hàng gửi bán đại lý đã tiêu thụ :
Nợ TK 632
Có TK 157
- Phản ánh số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý :
Nợ TK 641 (Hoa hồng dành cho đại lý giá chưa thuế)
Nợ TK 133 (Thuế GTGT/hoa hồng)
Có TK 111, 112, 131 (Số tiền hoa hồng trả cho đại lý theo tổng giá thanh toán)
b- Hạch toán Đơn vị nhận bán hàng đại lý
Ở bên nhận bán hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, kế toán phản ánh toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý vào TK ngoài bảng cân đối kế toán, kế toán ghi đơn Nợ TK 003 “hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi”(theo giá vốn hàng nhận bán hộ).
- Khi xuất hàng bán hoặc xuất trả lại hàng cho chủ hàng, kế toán ghi đơn Có TK 003 (theo giá vốn của hàng bán được hoặc trả lại cho chủ hàng)
- Khi hàng hóa nhận đại lý đã bán được :
Khi xuất bán hàng đại lý, phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả cho bên chủ hàng.
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 331 (Phải trả cho chủ hàng theo tổng giá thanh toán)
- Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 - Hoa hồng trừ vào khoản nợ phải trả cho chủ hàng theo giá đã có thuế
Có TK 511 - Hoa hồng được hưởng theo giá chưa thuế
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
- Khi trả tiền bán hàng cho chủ hàng
Nợ TK 331
Có TK 111, 112 (Số tiền thanh toán = Số phải trả cho chủ hàng theo tổng giá thanh toán – Hoa hồng)
Ví dụ:
1) Ngày 5/4/2004 Xuất kho 1.000 SP giao cho đại lý Y bán đúng giá hưởng hoa hồng, giá thành thực tế xuất kho 10.000 đ/SP, giá bán chưa thuế theo quy định là 15.000 đ/SP, thuế GTGT 10%. Hoa hồng đại lý được hưởng là 5% trên giá bán chưa thuế của hàng đã bán ra.
2) Ngày 20/4/2004 đại lý đã bán được 800 SP, đồng thời gửi bảng kê hàng hóa bán ra về cho DN. Đại lý đã thu được tiền bán hàng bằng tiền mặt.
3) Ngày 29/4/2004 đại lý chuyển giao số tiền bán được 800 SP cho DN bằng chuyển khoản sau khi trừ đi tền hoa hồng được hưởng.
Yêu cầu : Hãy ĐK các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cho cả bên giao và bên nhận
Giải:
Bên giao
1) Ngày 5/4
Nợ TK 157 (Đ.lýY): 10.000.000 (1.000 sp x 10.000 đ)
Có TK 155: 10.000.000
2) Ngày 20/4
a) Nợ TK 131 (Đ/lý Y): 13.200.000
Có TK 511: 12.000.000 (800 sp x 15.000 đ)
Có TK 3331: 1.200.000
b) Nợ TK 632: 8.000.000 (800 sp x 10.000 đ)
Có TK 157 (Đ/lý Y): 8.000.000
3) Ngày 29/4
Nợ TK 112: 12.540.000 (13.200.000 – 660.000)
Nợ TK 641: 600.000 (12.000.000 x 5%)
Nợ TK 133: 60.000 (600.000 x 10%)
Có TK 131 (Đ/lý Y): 13.200.000
Bên nhận:
1) Ngày 5/4
Khi nhận 1000 sp về để bán:
Nợ TK 003: 10.000.000 (1.000 sp x 10.000 đ)
2) Ngày 20/4
Khi bán được 800 sp thu được bằng TM
Nợ TK 111: 13.200.000 (800 sp x 15.000 đ x 1,1)
Có TK 331: 13.200.000
ĐT ghi Có TK 003: 8.000.000 (800 sp x 10.000 đ)
3) Ngày 29/4
Khi trả tiền cho chủ hàng bằng chuyển khoản
Nợ TK 331: 13.200.000
Có TK 511: 600.000 (800 sp x 15.000 đ x 5%)
Có TK 3331: 60.000
Có TK 112: 12.540.000 (13.200.000 – 660.000)
Ghi chú : Khi bán hàng đại lý, ký gửi nếu có phát sinh các khoản chi phí mà bên nhận bán hàng phải chịu thì được hạch toán vào TK 641.
(5) Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp
Bán trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng mà khách hàng phải trả trước cho DN một khoản tiền khi nhận hàng, khoản còn lại được trả chậm trong một thời gian nhất định và phải chịu khoản lãi do trả chậm.
- Phản ánh giá vốn của SP do bán trả chậm, trả góp.
Nợ TK 632
Có 155, 154
- Phản ánh Doanh thu hàng do bán trả chậm, bán trả góp :
Nếu DN chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :
- Khoản tiền mà khách hàng thanh toán cho DN bao gồm : doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay tại thời điểm bán (chưa có thuế GTGT), thuế giá trị gia tăng phải nộp và khoản lãi do trả chậm :
Nợ TK 111, 112 : Số tiền khách hàng thanh toán lần đầu khi nhận hàng
Nợ TK 131 : Số tiền trả chậm, trả góp
Có TK 511 : DT theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 : Thuế giá trị gia tăng tính trên doanh thu chưa có thuế
Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (lãi bán hàng trả chậm)
- Định kỳ khi thu tiền bán hàng lần tiếp theo :
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
- Đồng thời Ghi nhận tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ vào doanh thu tài chính.:
Nợ TK 3387 – Tiền lãi trả chậm tương ứng với số tiền thực thu
Có TK 515 – Tiền lãi trả chậm
Nếu DN chịu thuế GTGT theo PP trực tiếp hoặc không thuộc diện nộp thuế GTGT :
- Khoản tiền mà khách hàng thanh toán cho DN bao gồm : doanh thu bán hàng tại thời điểm bán (đã có thuế GTGT), khoản lãi do trả chậm :
Nợ TK 111, 112, 131: Số tiền khách hàng thanh toán
Có TK 511 : Doanh thu (giá bán trả tiền ngay đã có thuế GTGT)
Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (lãi bán hàng trả chậm)
- Khi thu tiền bán hàng lần tiếp sau :
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
- Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ :
Nợ TK 3387
Có TK 515
(6) Trường hợp bán hàng theo phương thức trao đổi hàng không tương tự.
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm xuất trao đổi :
Nợ TK 632 – Giá thành thực tế xuất kho
Có TK 155
- Căn cứ vào HĐGTGT Phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư hàng hóa khác :
Nợ TK 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 511 – DT theo giá bán chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
- Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ trao đổi về và có hóa đơn GTGT :
Nợ TK 152, 153, 156 - Nhập kho theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào
Có TK 131 – Tổng giá thanh toán
- Khi nhận vật tư hàng hóa trao đổi về và không có hóa đơn GTGT :
Nợ TK 152, 153, 156, 211 (giá thanh toán)
Có TK 131
- Quá trình trao đổi hoàn thành, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng :
§ Nếu trị giá hàng đem trao đổi lớn hơn trị giá hàng nhận được thì khoản chênh lệch được bên trao đổi thanh toán :
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
§ Nếu trị giá hàng đem trao đổi nhỏ hơn trị giá hàng nhận được thì khoản chênh lệch được DN thanh toán cho bên trao đổi :
Nợ TK 131
Có TK 111, 112
(7) Trường hợp SP dùng để trả luơng cho người lao động :
- Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm xuất kho :
Nợ TK 632
Có TK 155
- Phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ để trả lương cho công nhân viên :
Nợ TK 334 – Tổng giá thanh toán
Có TK 512 – DT nội bộ theo giá chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
(8) Trường hợp sản phẩm dùng để biếu tặng, sử dụng nội bộ (sử dụng lại cho SXKD):
- Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm xuất :
Nợ TK 632
Có TK 155
- Phản ánh doanh thu bán hàng theo ZTT của SP:
Nợ TK 627, 641, 642 – Theo ZTT của SP
Có TK 512
(9) Trường hợp SP được dùng khuyến mãi, quảng cáo phục vụ cho SXKD hàng hóa, dịch vụ
- Phản ánh giá vốn (ZTT) của SP xuất kho
Nợ TK 632
Có TK 155
- Phản ánh DT theo ZTT của SP
Nợ TK 641 – Theo ZTT của SP
Có TK 512
(10) Trường hợp sử dụng sản phẩm để biếu tặng cho các đơn vị, cá nhân bên ngoài mà được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi :
- Phản ánh ZTT xuất kho
Nợ TK 632
Có TK 155
- Phản ánh DT theo giá bán nội bộ
Nợ TK 431 – Tổng giá thanh toán
Có TK 512 – DT theo giá bán nội bộ chưa thuế
Có TK 3331
(11) Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng:
- Khi nhận khoản tiền ứng trước của khách hàng
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
- Khi xuất kho SP gửi cho khách hàng đã ứng trước tiền mua hàng (SP coi như xác định là tiêu thụ)
+ Phản ánh giá vốn của SP xuất kho
Nợ TK 632
Có TK 155,154
+ Phản ánh doanh thu và thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 (Doanh thu theo giá bán chưa thuế)
Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp)


 
Sửa lần cuối:
Ðề: KTTH P8 - Kế toán thành phẩm -> tiêu thụ thành phẩm -> xác định KQKD -> phân phối lợi nhụ

III - KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI, GIẢM GIÁ HÀNG BÁNVÀ HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI
1) KẾ TOÁN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI
Chiết khấu TM là khoản DN đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu TM đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng
a) Tài khoản sử dụng :
§ TK 521 "Chiết khấu thương mại"
Bên Nợ : - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có : - Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
TK này cuối kỳ không có số dư.
Ghi chú : Trường hợpngười mua hàng với khối lượng lớn đuợc hưởng chiết khấu TM, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu TM) thì khoản chiết khấu TM này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu TM.
b) Phương pháp hạch toán
- Chiết khấu TM thực tế phát sinh trong kỳ
Nợ TK 521 (CKTM tính trên giá bán chưa thuế)
Nợ TK 3331 (Giảm thuế GTGT đầu ra)
Có TK 111, 112, 131 (số tiền CK trả lại cho khách hàng hoặc khấu trừ vào khoản nợ phải thu)
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ khoản CKTM đã chấp thuận cho người mua sang TK 511 để XĐ doanh thu thuần
Nợ TK 511
Có TK 521
Chú ý: Trường hợp CK thanh toán dành cho khách hàng do khách hàng thanh toán trước thời hạn quy định ghi trong hợp đồng, thì khoản CK thanh toán này được tính vào chi phí tài chính. Khi khách hàng thanh toán tiền, đồng thời phản ánh khoản CK thanh toán cho khách hàng.
Nợ TK635 (CK thanh toán cho khách hàng/tính trên giá chưa thuế)
Nợ TK 111, 112 (Số tiền thực thu sau khi trừ chiết khấu thanh toán)
Có TK 131 (Ghi giảm khoản nợ phải thu của khách hàng)
Trường hợp chiết khấu thanh toán dành cho khách hàng ngay sau khi khách hàng nhận hàng trực tiếp tại DN
Nợ TK 111, 112 (Số tiền khách hàng thanh toán)
Nợ TK 635 (CK thanh toán dành cho khách hàng)
Có TK 511 (DT bán hàng)
Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp)
2) Kế toán hàng bán bị trả lại
Giá trị hàng bán bị trả lại là số SP, hàng hóa DN đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do SP, hàng hóa không đúng quy cách phẩm chất đã ghi trong hợp đồng.
Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bảng sao hóa đơn (nếu trả lại một phần hàng) và đính kèm theo chứng từ nhập lại kho của DN số hàng nói trên.
a) Tài khoản sử dụng:
§ TK 531 "Hàng bán bị trả lại"
Bên Nợ : - Doanh thu của số hàng đã bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng.
Bên Có : - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại vào TK 511 hoặc 512 để xác định doanh thu thuần
TK này cuối kỳ không có số dư
DT của hàng bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại x Đơn giá bán
b) Phương pháp hạch toán:
- Khi DN nhận lại SP bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại.
Nợ TK 154 – Nếu SP nhận về không nhập kho đưa thẳng xuống PXSX để sửa chữa
Nợ TK 155 – Nếu SP nhận về nhập kho
Có TK 632 – Trị giá vốn của SP nhận lại
Đối DN áp dụng theo PP kiểm kê, khi nhận lại SP.
Nợ TK 631
Có TK 632
- Khi thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 531 – Giá bán chưa thuế của hàng trả lại
Nợ TK 3331 – Ghi giảm thuế GTGT đầu ra của hàng bị trả lại (nếu có)
Có TK 111, 112, 131 – Số tiền trả lại hoặc khấu trừ vào khoản nợ phải thu của KH (Theo giá có thuế)
Đối SP không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo PP trực tiếp
Nợ TK 531 – Giá bán đã có thuế của hàng trả lại
Có TK 111, 112, 131
- Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có).
Nợ TK 641
Nợ TK 133 – Nếu có
Có TK 111, 112, 141, . . .
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bị trả lại sang TK 511 hoặc 512 để XĐ doanh thu thuần
Nợ TK 511, 512
Có TK 531
3) Kế toán giảm giá hàng bán
a) TK sử dụng:
§ TK 532 "Giảm giá hàng bán" . TK này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán cho khách hàng được hưởng do hàng bán kém phẩm chất, không đúng quy cách theo hợp đồng đã ký kết.
Bên Nợ : Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho khách hàng.
Bên Có : Kết chuyển toán bộ số giảm giá hàng vào TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần.
TK này cuối kỳ không có số dư
Ghi chú: Chỉ phản ánh vào TK 532 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi đã có hóa đơn bán hàng. Không phản ánh vào TK 532 số giảm giá đã được ghi trên hóa đơn và đã được trừ vào tổng trị giá bán trên hóa đơn.
b) PP hạch toán :
- Khi phát sinh khoản giảm giá hàng bán kế toán căn cứ chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán do kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng:
Nợ TK 532 – Phần giá trị giảm giá cho khách hàng (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ 3331 – Ghi giảm thuế GTGT phải nộp của hàng bán giảm giá
Có TK 111, 112,131 – Trả lại tiền cho khách hàng hoặc khấu trừ vào nợ phải thu của khách hàng.
Nếu DN chịu thuế GTGT theo PP trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT.
Nợ TK 531 – Phần giá trị giảm giá cho khách hàng theo giá đã có thuế
Có TK 111, 112, 131
- Cuối kỳ toán, kết chuyển toàn bộ khỏan giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang TK 511, 512 để XĐ doanh thu thuần.
Nợ TK 511, 512
Có TK 532
IV - Kế toán thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được giảm, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu
1) Kế toán thuế GTGT được khấu trừ:
- Cuối kỳ kế toán tính, xđ định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ v kết chuyển
Nợ TK 3331
Có TK 133
- Khi nộp thuế GTGT cho ngân sách nhà nước ở trong kỳ
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112
- Trường hợp DN được hoàn lại thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền do NS hồn trả.
Nợ TK 111, 112
Có TK 133
2) Kế tốn thuế GTGT được giảm
- Nếu số thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
Nợ TK 3331
Có TK 711
- Nếu số thuế GTGT được giảm, được ngân sách nhà nước trả lại bằng tiền
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
3) Kế tốn thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ ĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x % TS thuế TTĐB

Phương pháp hạch toán:
- Khi bán SP, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo PP khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế TTĐB tính trong giá bán nhưng không có thuế GTGT
Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512 – Giá bán có thuế TTĐB và không có thuế GTGT
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Khi bán SP, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo PP trực tiếp, kế toán phản ánh donh thu bán hàng hóa gồm cả thuế TTĐB và thuế GTGT (Tổng giá thanh toán)
Nợ TK 111, 112, 131 - Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512 – Giá bán gồm cả thuế TTĐB và thuế GTGT
- Khi xác định số thuế TTĐB phải nộp vào NS nhà nuớc của SP, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
Nợ TK 511, 512
Có TK 3332
- Khi nộp tiền thuế TTĐB vào NS nhà nước
Nợ TK 3332
Có TK 111, 112
4) Kế toán thuế xuất khẩu
- Khi bán SP, hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế xuất khẩu tính trong giá bán (tổng giá thanh toán)
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
- Khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp
Nợ TK 511
Có TK 3333 – chi tiết thuế xuất khẩu
Thuế XK phải nộp = DT theo giá bán xuất khẩu x %TS
Ghi chú : DT theo giá bán xuất khẩu (không bao gồm phí vận tải và phí bảo hiểm)
- Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NS nhà nước
Nợ TK 3333 – chi tiết thuế XK
Có TK 111, 112
V) Kế toán DT thuần: DT thuần là DT thực tức là DT sau khi đã trừ các khoản làm giảm DT và các khoản thuế không hoàn lại (thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo PP trực tiếp)

VI- KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DN
1) Kế toán chi phí bán hàng
a) Nội dung chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ các loại sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, bao gồm cc chi phí cho hng, giới thiệu SP, quảng co SP, hoa hồng bn hng, chi phí bảo hnh SP, hng hĩa, chi phí bảo quản, đĩng gĩi, vận chuyễn . . .. Nội dung của chi phí BH bao gồm:
- Chi phí nhân viên: phản ánh các khoản tiền lương, tiền cơng, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản . . .
- Chi phí vật liệu, bao bì : phản ánh các chi phí vật liệu, bao bì xuất dùng phục vụ cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm (vật liệu đóng gói sản phẩm tiêu thụ, vật liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển, sửa chữa, bảo hành sản phẩm...)
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm như dụng cụ đo lường, phương tiện tính tốn, phương tiện lm việc . . .
- Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản, bán hàng như cửa hàng, nh kho, bến bãi, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm tiêu thụ...
- Chi phí bảo hành :
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : phản ánh các chi phí mua ngoài phục vụ cho việc bán hàng như thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, thuê kho, thuê bãi, thuê vận chuyển, bốc vác sản phẩm tiêu thụ, tiền trả hoa hồng cho các đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu...
- Chi phí bằng tiền khác : giới thiệu sản phẩm. quảng cáo, chào hàng, tiếp khách, hội nghị khách hàng...
b) TK sử dụng: TK 641 – Chi phí bn hng
Nội dung phản nh của TK 641
Bn nợ:
Tập hợp cc chi phí bn hng pht sinh trong kỳ
Bn cĩ:
Cuối kỳ kết chuyển tồn bộ chi phí bn hng sang bn Nợ TK 911 để XĐ KQKD trong kỳ
TK 641 khơng cĩ số dư cuối kỳ
Cc TK cấp 2: Xem hệ thống TK
c) Phương php hạch tốn
- Trong kỳ khi pht sinh chi phí bn hng
Nợ TK641 – Chi tiết cho cc TK cấp 2 tương ứng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu cĩ)
Cĩ TK 334 – TL phải trả cho NV bn hng, tiếp thị, đĩng gĩi SP . . .
Cĩ TK 338 – Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ 19%
Cĩ TK 152 – VL phục vụ cho qu trình bn hng
Cĩ TK 153, 142, 242 - Ccụ xuất dng loại P/bổ 1 lần, P/bổ Ccụ loại P/bổ 2 lần, nhiều lần
Cĩ TK 214 – Trích khấu hao TSCĐ đang dng cho hoạt độn bn hng
Cĩ TK 111, 112, 331, 311 – Chi phí dịch vụ mua ngồi đ trả hoặc phải trả trong kỳ thuộc hoạt động bn hng như: điện, nước, điện thoại, chi phí thu cửa hng, chi phí thu SC TSCĐ cĩ gi trị khơng lớn. . .
Cĩ TK 335, 142, 242 – Trích trước SCL TSCĐ cĩ KH v phn bổ chi phí SCL TSCĐ khơng cĩ KH
Cĩ TK 352 – Cuối kỳ trích lập số dự phịng phải trả về sửa chữa, bảo hnh SP, hng hĩa (trường hợp DN bn hng cĩ km theo giấy bảo hnh, sửa chữa cho SP bị hư hỏng do lỗi SX được pht hiện trong thời gin bảo hnh SP)
Cĩ TK 111, 112, 141 – Cc chi phí khc pht sinh trong kỳ bằng tiền thuộc hoạt động BH
- Khi pht sinh cc khoản ghi giảm chi phí bn hng
Nợ TK 111, 112, 335 . .
Cĩ TK 641
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí bn hng sang TK 911 để XĐ KQKD
Nợ TK 911
Cĩ TK 641
2) Kế tốn chi phí QLDN
a) Nội dung chi phí quản lý DN
Chi phí quản lý DN là những chi phí cĩ lin quan đến hoạt động quản lý KD, quản lý hành chính và quản lý điều hnh chung tồn DN. Nội dung của chi phí QLDN bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý : phản ánh các khoản phải trả cho cn bộ nhn vin quản lý DN như: tiền lương, các khoản phụ cấp, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cuả ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban của DN
- Chi phí vật liệu quản lý : phản ánh trị giá vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý DN như văn phòng phẩm, vật liệu xuất dùng cho việc sửa chữa TSCĐ thuộc bộ phận QLDN. . .
- Chi phí đồ dùng văn phòng : phản ánh dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp (bàn, ghế, tủ quạt...)
- Chi phí khấu hao TSCĐ : phản ánh các chi phí khấu hao TSCĐ đang dùng chung cho DN như nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, MMTB quản lý dùng cho các phòng ban
- Thuế, phí và lệ phí : phản ánh các khoản chi phí về thuế, phí và lệ phí như thuế nhà đất, thuế môn bài, tiền thu đất... và các khoản phí v lệ phí khc (lệ phí qua cầu, ph, lệ phí giao thơng)
- Chi phí dự phòng : phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phịng phải trả, dự phịng trợ cấp mất việc lm tính vào chi phí QLDN
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho cơng tc quản lý DN như chi phí tiền điện, nước, điện thoại, điện báo, tiền thuê ngoài sửa chữa TSCĐ thuộc văn phòng DN . . .
- Chi phí bằng tiền khác : phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của DN ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị tiếp khách, công tác phí, tàu xe đi phép, dân quân tự vệ, đào tạo cán bộ, lãi vay vốn dùng cho sản xuất kinh doanh...
b) Tài khoản sử dụng
§ TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp"
Bên Nợ : - Tập hợp Các chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có : - Các khoản ghi giảm chi phí QLDN
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 để XĐKQKD trong kỳ
TK 642 không có số dư cuối kỳ
c) Phương pháp hạch toán
- Trong kỳ khi phát sinh chi phí QLDN
Nợ TK 642 – Chi tiết các TK cấp 2 tương ứng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 333, 334 – TL và các khoản trích theo lương
Có TK 152, 111, 112, . . . – VL xuất kho hoặc mua về sử dụng ngay dùng cho QLDN
Có TK 153, 142, 242, 111, . . .- Ccụ xuất kho loại P/bổ 1 lần, 2 lần, nhiều lần, hoặc mua về sử dụng ngay.
Có TK 214 – Trích KH TSCĐ đang dùng tại bộ phận QLDN
Có TK 333, 111, 112 141 – Thuế môn bài, thuế nhà đất, phí và lệ phí phải nộp cho nhà nước
Có TK 139 – Trích lập Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 111, 112, 331, . . . – Chi phí dịch vụ mua ngoài phải trả: Điện, nước, điện thoại, . . .
Có TK 351 – Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Có TK 352 – Trích lập dự phòng phải trả cho các khoản tái cơ cấu DN, cho các hợp đồng rủi ro và dự phòng phải trả khác.
Có TK 111, 112, . . . Các chi phí khác phát sinh trong kỳ bằng tiền ngoài các chi phí kể trên
- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí QLDN
Nợ TK 111, 112, . . .
Có TK 642
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN sang TK 911 để xác định KQKD
Nợ TK 911
Có TK 642
 
Ðề: KTTH P8 - Kế toán thành phẩm -> tiêu thụ thành phẩm -> xác định KQKD -> phân phối lợi nhụ

VII - KẾ TOÁN DOANH THU TÀI CHÍNH VÀCHI PHÍ TÀI CHÍNH
1. Kế toán Doanh thu tài chính : là những khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của Doanh nghiệp. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm :
- Tiền lãi : lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán ngoại tệ, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, lãi cho thuê tài chính, chiết khấu thanh toán được hưởng...
- Cổ tức, lợi nhuận được chia
- Thu nhập về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh, liên kết
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ.
- Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động KD và đánh giá lại cuối năm tài chính.
- Các khoản DT hoạt động tài chính khác
a) Tài khoản sử dụng :
§ TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Bên Nợ : - Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
- Kết chuyển toàn bộ DT động tài chính sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Bên Có : Các khoản DT tài chính phát sinh trong kỳ.
TK 515 không có số dư cuối kỳ.
b) Phương pháp hạch toán
- Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết :
Nợ TK 111, 112, 138, 152, 156...
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (nhận cổ tức bằng cổ phiếu)
Nợ TK 222 (Lợi nhuận được chia bổ sung vốn góp liên doanh)
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung vốn đầu tư)
Có TK 515
- Định kỳ Thu lãi tín phiếu, trái phiếu hoặc nhận được thông báo về cổ tức được hưởng :
Nợ TK 111, 112 (Trường hợp nhận lãi bằng tiền)
Nợ TK 121, 228 (Bổ sung mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu ngắn hạn, dài hạn)
Có TK 515
- Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn :
§ Trường hợp có lãi :
Nợ TK 111, 112, 131...(theo giá thanh toán)
Có TK 121, 228 (trị giá vốn)
Có TK 515 (lãi bán chứng khoán)
§ Trường hợp lỗ :
Nợ TK 111, 112, 131...(theo giá thanh toán)
Nợ TK 635 (lỗ bán chứng khoán)
Có TK 121, 228 (trị giá vốn)
- Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn khi đáo hạn:
Nợ TK 111, 112 (theo giá thanh toán)
Có TK 121 (trị giá vốn)
Có TK 515 (số tiền lãi)
- Định kỳ kết chuyển DT tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp.
Nợ TK 3387
Có TK 515
- Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn :
Nợ TK 331
Có TK 515
- Các khoản thu về lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh trong kỳ.
Nợ TK 111, 112, 1388, . . .
Có TK 515
- Các khoản DT hoạt động tài chính khác phát sinh.
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 515
- Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp :
Nợ TK 515
Có TK 3331
- Cuối kỳ kết chuyển số doanh thu hoạt động tài chính thuần :
Nợ TK 515
Có TK 911
1. Kế toán chi phí tài chính : là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính như :
- Chi phí trong quá trình tham gia liên doanh, và các khoản lỗ về liên doanh.
- Chi phí cho đầu tư tài chính, lỗ do đầu tư chứng khoán, lỗ do mua bán ngoại tệ.
- Lỗ do bán ngoại tệ.
- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động KD và đánh giá lại cuối năm tài chính.
- Lãi phải trả cho số vốn huy động trong kỳ.
- Chi phí chiết khấu thanh toán cho khách hàng khi người mua thanh toán trước thời hạn.
- Khoản trích dự phòng giảm giá chứng khoán trong hoạt động tài chính.
- Các khoản chí phí của hoạt động đầu tư tài chính khác .
a) Tài khoản sử dụng
§ TK 635 “Chi phí tài chính”
Bên Nợ : - Các chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.
Bên Có : - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ khi tính kết quả.
TK 635 không có số dư cuối kỳ.
b) Phương pháp hạch toán
- Khi phản sinh các chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán hoặc các khoản lỗ về hoạt động đầu tư chứng khoán và đầu tư ngắn hạn khác phát sinh :
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 141, 121, 128, 228, .
- Các khoản lỗ về đầu tư góp vốn LD, LK :
Nợ TK 635
Có TK 222, 223 (lỗ bị trừ vào vốn)
- Chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư góp vốn LD, LK
Nợ TK 635
Có TK 111, 112,...
- Các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, . . .
- Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn (nếu cơ chế tài chính cho phép) :
Nợ TK 635
Có TK 129, 229
- Khi hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn
Nợ TK 129, 229
Có TK 635
- Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua do khách hàng thanh toán trước thời hạn qui định :
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 131
- Các khoản chi phí tài chính khác phát sinh
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 141, . . .
- Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh :
Nợ TK 911
Có TK 635
VIII - KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC VÀ CHI PHÍ KHÁC
1) Kế toán thu nhập khác : Là các khoản thu ngoài hoạt động SXKD của DN.
Nội dung của thu nhập khác bao gồm:
- Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá TSCĐ đưa đi góp vốn LD, LK, đầu tư dài hạn khác, . .
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
- Các khoản thuế được NS nhà nước hoàn lại
- Thu các khoản nợ không xác định được chủ
- Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho DN
- Các khoản giảm thuế GTGT
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa không tính trong doanh thu.
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
a) Tài khoản sử dụng :
§ TK 711 “Thu nhập khác”
Bên Nợ : - Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác
- Kết chuyển các khoản thu nhập khác để xác định kết quả (TK 911)
Bên Có : Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
TK 711 không có số dư cuối kỳ.
b) Định khoản một số nghiệp vụ phát sinh
- Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ :
§ Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :
Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 711 (thu nhập chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331
§ Đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp :
Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 711
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế :
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
- Tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế được khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược của khách hàng
Nợ TK 338, 344
Có TK 711
- Các khoản chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, SP, hàng hóa, TSCĐ đem đi góp vốn LD, LK
Nợ TK 128, 222, 223
Có TK 711
- Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường :
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
- Đối với các khoản phải thu khó đòi đã xử lý cho xóa sổ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ :
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
Đồng thời ghi Có TK 004
- Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ :
Nợ TK 331, 338
Có TK 711
- Trường hợp được miễn, giảm thuế GTGT :
Nợ TK 3331 (tính trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ)
Nợ TK 111, 112 (được ngân sách hoàn trả lại bằng tiền)
Có TK 711
- Các khoản hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt được tính vào thu nhập khác
Nợ TK 111, 112, . . .
Có TK 711
- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót :
Nợ TK 111, 131
Có TK 711
- Các khoản thu nhập khác phát sinh ngoài các khoản nêu trên
Nợ TK 111, 112, 131, . . .
Có TK 711
- Cuối kỳ kế toán tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo PP trực tiếp của số thu nhập khác.
Nợ TK 711
Có TK 3331
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ :
Nợ TK 711
Có TK 911
2. Kế toán chi phí khác : là những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các DN. Nội dung của chi phí khác bao gồm :
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán.
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn LD, LK, đầu tư dài hạn khác
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng,
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế
- Các khoản chi phí khác ngoài chi phí kể trên
a) Tài khoản sử dụng
§ TK 811 “Chi phí khác”
Bên Nợ : - Các chi phí khác phát sinh trong kỳ
Bên Có : - Kết chuyển các khoản chi phí khác và các khoản lỗ khi tính kết quả.
TK 811 không có số dư cuối kỳ
b) Phương pháp hạch toán
- Chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ :
Nợ TK 811
Nợ TK 133 – Nếu có
Có TK 111, 112, 141...
- Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanh lý :
Nợ TK 214 : phần giá trị hao mòn
Nợ TK 811 : phần giá trị còn lại
Có TK 211, 213: giảm NG
- Các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, truy nộp thuế
Nợ TK 811
Có TK 111, 112, . . .
Có TK 333 – Bị phạt thuế, truy nộp thuế
Có TK 338 – Xác định số phải trả, phải nộp khác
- Các khoản lỗ do đánh giá lại vật tư, SP, hàng hóa, TSCĐ đem đi góp vốn LD, LK
Nợ TK 811
Có TK 152, 156, 211, 213
- Các khoản chi phí khác ngoài các chi phí kể trên phát sinh trong kỳ
Nợ TK 811
Có TK 111, 112, . . .
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả KD :
Nợ TK 911
Có TK 811
3) KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DN HIỆN HÀNH
a) Khái niệm: Thuế TN DN hiện hành là số thuế thu nhập DN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TN DN của năm hiện hành.
b) Tài khoản sử dụng: TK 8211 “Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành”. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK này như sau:
Bên nợ:
Chi phí thuế TN DN hiện hành phát sinh trong năm
Bên có :
- Chênh lệch thuế thu nhập DN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập DN đã tạm nộp
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành sang TK 911 để XĐ KQKD
Tài khoản 8211 cuối kỳ không có số dư
c) Phương pháp hạch toán
- Hàng quý khi tạm nộp thuế thu nhập DN, kế toán ghi;
Nợ TK 8211
Có TK 3334
- Khi nộp thuế TN DN
Nợ TK 3334
Có TK 111,112
- Cuối năm căn cứ số thuế TNDN thực tế phải nộp khi báo cáo quyết toán đuợc duyệt:
+ Nếu số thuế TN DN thực tế phải nộp lớn hơn số đã tạm nộp thuế TNDN trong năm, DN phải nộp bổ sung:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
Khi nộp thuế TNDN bổ sung
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112
+ Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số đã tạm nộp trong năm, DN được trừ vào số thuế thu nhập DN phải nộp và ghi giảm chi phí thuế TN DN hiện hành
Nợ TK 3334
Có TK 8211
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế TNDN phải nộp. DN được hạch toán vào chi phí thuế TNDN hiện hành :
+ Nếu phải nộp bổ sung
Nợ TK 8211
Có TK 3334
Khi nộp
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112
+ Nếu được ghi giảm chi phí thuế TN DN
Nợ TK 3334
Có TK 8211
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành sang TK 911 để XĐ KQKD
Nợ TK 911
Có TK 8211
IX- KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KD
a) Tài khoản sử dụng: TK 911 “XĐ KQKD”. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911
Bên nợ:
- Trị giá vốn của SP, hàng hóa đã tiêu thụ và toàn bộ chi phí KD bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ.
- Chi phí bán hàng và chi phí QLDN
- Chi phí tài chính
- Chi phí khác
- Chi phí thuế thu nhập DN
- Kết chuyển lãi sau thuế các hoạt động trong kỳ
Bên có:
- Doanh thu thuần về SP, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ và DT thuần kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ
- DT hoạt động tài chính
- Các khoản thu nhập khác
- Kết chuyển lỗ các hoạt động trong kỳ
TK này không có số dư cuối kỳ
TK 911 còn được mở chi tiết cho từng hoạt động (hoạt động SX chế biến, hoạt động KD thương mại, dịch vụ, hoạt động khác). Trong từng hoạt dộng có thể mở chi tiết cho từng loại SP, từng ngành KD, từng loại hình phục vụ . . .
b) Phương pháp hạch toán:
- Cuối kỳ kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần sang TK 911[chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại và số thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có)]
Nợ TK 511, 512
Có TK 911
- Cuối kỳ kết chuyển số doanh thu hoạt động tài chính thuần :
Nợ TK 515
Có TK 911
- Cuối kỳ kết chuyển giá vốn của SP, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ :
Nợ TK 911
Có TK 632
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ :
Nợ TK 911
Có TK 635
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 911
Có TK 641
- Cuối kỳ kết chuyển số chi phí QLDN
Nợ TK 911
Có TK 642
- Cuối kỳ kết chuyển thu nhập khác
Nợ TK 711
Có TK 911
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác
Nợ TK 911
Có TK 811
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập DN hiện hành
Nợ TK 911
Có TK 8211
- Cuối kỳ xác định kết quả hoạt động KD của DN (lợi nhận sau thuế TNDN của hoạt động KD) và kết chuyển sang TK 421
Kết quả h/đ KD = DT thuần + DT tài chính + Thu nhập khác – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH – Chi phí QLDN – Chi phí khác – Chi phí thuế TN DN
- Cuối kỳ kết chuyển lãi
Nợ TK 911
Có TK 421
- Nếu lỗ ghi ngược lại :
Nợ TK 421
Có TK 911
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top