ghi nhận doanh thu

Ðề: ghi nhận doanh thu

Sao biết tôi không tìm mọi cách xuất ngay hóa đơn?
Sao biết tôi có kinh nghiệm thực tế ít hơn 10 năm?
Xin cảm ơn lời vàng ngọc. Tôi cứ ngỡ chỉ có mình bạn là làm kế toán. Nay tôi mới biết có tôi nữa.
Sao biết tôi làm đúng luật và gây thiệt hại cho cty?
À đúng. Bạn vẫn xem tôi là 1 mớ giấy lộn. Và chỉ có mình bạn đóng vai trò đó.

Con Khỉ (Thân!) :hysterical::hysterical:

Vậy với vai trò là 1 kế toán trưởng trong cty xây dựng bạn sẽ làm gì khi mới thanh lý hợp đồng xây dựng mà các điều khoản đang còn dở dang? Bạn sẽ làm gì để DN bạn đang làm kế toán trưởng có lợi nhất trong trường hợp này?

Mời Pác muontennguoi cho ý kiến để anh em học hỏi!

Thân!
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Thế này, ta xét vấn đề trên toàn bộ, nôm na là một người kế toán trưởng phải tham mưu cho Giám đốc về tất cả các vấn đề liên quan đến vận mệnh cty (trên Diễn đàn không thể bàn chuyện mánh mung, trốn thuế).

- Quản lý hoạt động SX-KD.
- Các hoạt động tài chánh nhằm đảm bảo hoạt động SX-KD thuận lợi.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước, đặc biệt là về Thuế.

Theo đó, vấn đề thuế xếp hàng thứ 3.

Khi thực hiện 1 công trình, bắt đầu từ bước lập hồ sơ đấu thầu: kế toán đã phải tham gia. Ký kết hợp đồng: kế toán phải tham mưu về các điều khoản. Trong đó điều khoản về các thủ tục mà bên B phải thực hiện có thể bị bên A buộc ghi rõ: lập hồ sơ hoàn công (kèm biên bản nghiệm thu từng hạn mục, biên bản bàn giao, quyết toán chi phí, lập hóa đơn ...). Ngược lại, bên B luôn lo ngại bên A chậm thanh toán tiền, nên muốn ghi rõ trong hợp đồng ở điều khoản thanh toán: bên A phải thanh toán cho bên B chậm nhất 15 ngày sau khi nhận hồ sơ hoàn công, các điều khoản phạt chậm thanh toán, điều khoản xử lý nếu có mâu thuẫn - thường thì ta lập hợp đồng kinh tế vì muốn xử theo hình thức trọng tài kinh tế.

Tóm lại, thông thường cty thi công quan ngại nhất là vấn đề thanh toán.
Nếu được thanh toán đủ, đúng hạn thì kô ngại không có tiền nộp thuế.
Vốn vài tỷ nằm chết 1 chỗ thì trách nhiệm kế toán rất nặng. Không chỉ kế toán, giám đốc cũng mất ăn mất ngủ.

Tránh rủi ro, kế toán cố gắng thực hiện tốt các quy định pháp luật.
Khi ta có giấy tờ hợp pháp, ta có thể nhờ pháp luật can thiệp bảo vệ ta khi cần.
Nếu ta phạm luật này luật kía thì làm sao dám mang ra tòa?
Khi thương lượng với bên A làm sao dám mạnh miệng giành các điều khoản có lợi cho ta?

Giấy tờ quyết toán có thể bị ràng buộc bởi hợp đồng, và nó bị bao gồm cả hóa đơn. Việc bên A ký nhận trên hóa đơn đồng nghĩa xác nhận 1 khoản nợ và đồng nghĩa xác nhận 1 trách nhiệm đã hoàn thành của bên B. Đó là căn cứ để ta buộc bên A thực hiện trách nhiệm của mình: trả tiền. Đây là mối quan tâm hàng đầu của giám đốc. Mọi cái khác phải phục vụ mục đích này.

Thanh lý hợp đồng khi bên A chưa làm tròn trách nhiệm bên A sẽ làm cho bên B tăng cao rủi ro.

Câu hỏi của bạn: "Vậy với vai trò là 1 kế toán trưởng trong cty xây dựng bạn sẽ làm gì khi mới thanh lý hợp đồng xây dựng mà các điều khoản đang còn dở dang? "

- Xem lại tiền bên A đã trả đủ chưa
- Nếu chưa, nhắc GD xem lại ai xúi ký thanh lý.
- Tìm mọi cách đòi tiền (có thể chi hoa hồng, bồi dữong, chiết khấu thanh toán ...)
- Có tiền mua tiên cũng được, xá gì thuế GTGT. Thanh lý hay không thanh lý cũng không quan trọng bằng chuyện có tiền trong túi hay chưa.
- Thuế là khoản đã biết trước, nó phải nằm trong kế hoạch ngay khi lập hồ sơ đấu thầu rồi. Nay kế toán lập hóa đơn và nộp thuế thì nó vẫn là trong kế hoạch. Thuế cao hay thấp không quan trọng đối với quản trị. Bất ngờ khó chịu mới là điều quan ngại. Người khác làm ẩu rồi cuối cùng kế toán hốt rác. Phải quyết liệt nhắc Giám đốc khi ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng vì trách nhiệm cao nhất là của GD, anh ta phải nghe góp ý của kế toán thôi.
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Em rất đồng ý với ý kiến của pác Rồng, vì làm kế toán ngoài đúng luật còn nên thực tế 1 chút. Nhìu lúc sự thật phũ phàng lém các pác ạh. Có những cái ko có trong lý thuyết đã học. (Lý thuyết ko dạy ta trốn thuế mà trên thực tế thì có đến 90% DN thực hiện theo cái nì :banghead:)
Trong trường hợp nì theo em giải quyết theo cách của pác Rồng là hợp lý. Nên theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên, khi nào trả tiền thì xuất hóa đơn. Cũng phải tính đến trường hợp bên kia nợ dai chưa chịu trả tìn chứ ạh.
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Em rất đồng ý với ý kiến của pác Rồng, vì làm kế toán ngoài đúng luật còn nên thực tế 1 chút. Nhìu lúc sự thật phũ phàng lém các pác ạh. Có những cái ko có trong lý thuyết đã học. (Lý thuyết ko dạy ta trốn thuế mà trên thực tế thì có đến 90% DN thực hiện theo cái nì :banghead:)

Tại sao có 90% DN thực hiện nhỉ???Không hiểu Luật hay cố tình làm sai Luật nhỉ?

Trong trường hợp nì theo em giải quyết theo cách của pác Rồng là hợp lý. Nên theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên, khi nào trả tiền thì xuất hóa đơn. Cũng phải tính đến trường hợp bên kia nợ dai chưa chịu trả tìn chứ ạh.

Khi nào trả tiền thì mới xuất hóa đơn????Nếu công trình đã bàn giao và 2 năm sau mới trả tiền thì Girlsmiling có để thời điểm đó xuất hóa đơn hay không vậy?:banghead:

Cái "dự phòng khó đòi" có để làm gì nhỉ? Chẵng lẽ nó không có tác dụng????:banghead:
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Tại sao có 90% DN thực hiện nhỉ???Không hiểu Luật hay cố tình làm sai Luật nhỉ?



Khi nào trả tiền thì mới xuất hóa đơn????Nếu công trình đã bàn giao và 2 năm sau mới trả tiền thì Girlsmiling có để thời điểm đó xuất hóa đơn hay không vậy?:banghead:

Cái "dự phòng khó đòi" có để làm gì nhỉ? Chẵng lẽ nó không có tác dụng????:banghead:

Họ hiểu luật nhưng ko muốn tốn kém nên tìm cách lách luật thôi (đối với các DN nhỏ tại HN thì là thế đó - các nơi khác hok dám nói :banghead:)
Trong HĐ chắc chắn phải ghi rõ điều khoản thanh toán bao gồm thời gian thanh toán chứ ạh :thumbup: và mình có thể xuất HĐ theo thời điểm đó chứ ko nhất thiết phải chờ ng` ta trả tiền hay phải viết ngay lập tức sau khi nghiệm thu công trình.:dapghe::banginvg1:
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Họ hiểu luật nhưng ko muốn tốn kém nên tìm cách lách luật thôi (đối với các DN nhỏ tại HN thì là thế đó - các nơi khác hok dám nói :banghead:)

Chỗ này không bàn nữa hen, ai sai thì tự khắc đến lúc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật thôi.

Trong HĐ chắc chắn phải ghi rõ điều khoản thanh toán bao gồm thời gian thanh toán chứ ạh :thumbup: và mình có thể xuất HĐ theo thời điểm đó chứ ko nhất thiết phải chờ ng` ta trả tiền hay phải viết ngay lập tức sau khi nghiệm thu công trình.:dapghe::banginvg1:

Cái này có thể gọi là thỏa thuận hợp đồng hay hạng mục công trình nhỉ?

Theo bạn thì thời điểm ghi nhận doanh thu và thời điểm xuất hóa đơn đó có trùng với nhau không?

Bạn có thể trích dẫn thêm văn bản QPPL nếu có nhá :iagree:
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Chỗ này không bàn nữa hen, ai sai thì tự khắc đến lúc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật thôi.



Cái này có thể gọi là thỏa thuận hợp đồng hay hạng mục công trình nhỉ?

Theo bạn thì thời điểm ghi nhận doanh thu và thời điểm xuất hóa đơn đó có trùng với nhau không?

Bạn có thể trích dẫn thêm văn bản QPPL nếu có nhá :iagree:

Khà khà, xem ra bác Hổ có vẻ khoái với cái này thật, he he em thì cứ hợp đồng quy định như thế nào thì em căn cứ vào đó để xuất HD GTGT, cái căn cứ để xuất HD GTGT chính là hợp đồng xây dựng, nếu các điều khoản trong hợp đồng chưa thực hiện xong, thì bác xuất theo cái nào, xuất HD GTGT cho từng hạng mục công trình hay không thì cũng đều nằm trong hơp đồng mà ra cả, thời điểm ghi nhận DT là khi bác xuất HD GTGT, còn các DT kia chỉ là " Doanh thu chưa thực hiện or DT nhận trước" Bác xuất HD GTGT thì xuất theo Hợp đồng xây dựng.

Thân bác nhé!
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Khà khà, xem ra bác Hổ có vẻ khoái với cái này thật, he he em thì cứ hợp đồng quy định như thế nào thì em căn cứ vào đó để xuất HD GTGT, cái căn cứ để xuất HD GTGT chính là hợp đồng xây dựng, nếu các điều khoản trong hợp đồng chưa thực hiện xong, thì bác xuất theo cái nào, xuất HD GTGT cho từng hạng mục công trình hay không thì cũng đều nằm trong hơp đồng mà ra cả, thời điểm ghi nhận DT là khi bác xuất HD GTGT, còn các DT kia chỉ là " Doanh thu chưa thực hiện or DT nhận trước" Bác xuất HD GTGT thì xuất theo Hợp đồng xây dựng.

Thân bác nhé!

Cậu nhầm rùi nhé. Còn phải xem cái hợp đồng đó nó có hiệu lực hay không nữa chứ.
Các qui định trong hợp đồng trái pháp luật sẽ dẫn tới hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần.

Ví dụ trong hợp đồng qui định mỗi sáng giám đốc phải vừa đi vừa múa vòng quanh công trình 10 vòng thì cậu cũng tư vấn cho giám đốc làm theo hợp đồng à.
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Cậu nhầm rùi nhé. Còn phải xem cái hợp đồng đó nó có hiệu lực hay không nữa chứ.
Các qui định trong hợp đồng trái pháp luật sẽ dẫn tới hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần.

Ví dụ trong hợp đồng qui định mỗi sáng giám đốc phải vừa đi vừa múa vòng quanh công trình 10 vòng thì cậu cũng tư vấn cho giám đốc làm theo hợp đồng à.

Bao anh cứ khoái mấy vụ chạy vòng vòng, bác coi giúp mấy bài từ đầu cho em với, cái này đang theo mạch bài viết từ đầu, và cái HD XD kia là hợp pháp roài mới tính tới thời điểm ghi nhận doanh thu chứ!:dapghe:

Thế nhé Bao huynh!

Thân!
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Bao anh cứ khoái mấy vụ chạy vòng vòng, bác coi giúp mấy bài từ đầu cho em với, cái này đang theo mạch bài viết từ đầu, và cái HD XD kia là hợp pháp roài mới tính tới thời điểm ghi nhận doanh thu chứ!:dapghe:
Là vi Girlsmiling nói:
Em rất đồng ý với ý kiến của pác Rồng, vì làm kế toán ngoài đúng luật còn nên thực tế 1 chút. Nhìu lúc sự thật phũ phàng lém các pác ạh. Có những cái ko có trong lý thuyết đã học. (Lý thuyết ko dạy ta trốn thuế mà trên thực tế thì có đến 90% DN thực hiện theo cái nì :banghead:)
Trong trường hợp nì theo em giải quyết theo cách của pác Rồng là hợp lý. Nên theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên, khi nào trả tiền thì xuất hóa đơn. Cũng phải tính đến trường hợp bên kia nợ dai chưa chịu trả tìn chứ ạh.
thỏa thuận này là trái luật nên đương nhiên không có hiệu lực.
Và vì thế nếu chỉ xuất hóa đơn khi bên A trả tiền là trái luật.
-------------------------------------------------------------------------------
Rõ ràng hợp đồng đó ngay khi ký kết đã cho thấy có vấn đề.
Kế toán trưởng cần tham mưu với Giám đốc tìm nguyên nhân tại sao có điều khoản trái luật đó trong hợp đồng và nó đã gây bất lợi cho cty. Lôi em xúi ký hợp đồng đó ra xử trước rồi kế toán trưởng mới bàn kế giải nguy sau.
Có thật điều khoản như vậy đã gây bất lợi?
Theo lẽ thường, bên A sẽ yêu cầu: "Bên B phải xuất hóa đơn toàn bộ công trình hoặc từng hạn mục công trình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành". Bên A sẽ yêu cầu ghi nguyên văn câu đó trong hợp đồng.
Phạm luật thì ông Nhà nước đập cho cả 2 đứa dẹp lép đó. Nếu bên A đang ăn nên làm ra thì làm sao dám giỡn mặt chính quyền?
Ở đây bên A lại nói: Khỏi cần hóa đơn của anh.
Waah! Rõ ràng chưa ký hợp đồng mà A đã có ý xù tiền của ta rồi.
Nếu nó có tiền thì tội gì nó không buộc ta xuất hóa đơn cho đúng luật? Khi đó A sẽ bảo: Cứ xuất hóa đơn đi chứ. Nợ là nợ, điều khoản thanh toán có ghi rõ trong hợp đồng, tôi đã ký rồi đó. Anh coi cái hợp đồng tôi đã ký chỉ là mớ giấy lộn thôi sao? Không có ý nghĩa gì sao? Tôi đã hứa trả thì tôi sẽ trả.
Đằng này vì đã có ý định xù nên nó đâu cần chờ hóa đơn. Không có hóa đơn nó không dám xù à? Tờ hóa đơn ta chưa xuất (mà công trình thì nó đang sử dụng) điều đó có là rào cản hay chút ý nghĩa nào để buộc A trả tiền? Ngược lại, nó làm cho quan tòa thấy rằng: quyền sở hữu chưa chuyển giao và chưa phát sinh nghĩa vụ nợ, thế nên A chưa trả tiền là đương nhiên, B không có quyền đòi.
Nếu mà thêm cái vụ hợp đồng đã thanh lý thì bó tay KTT luôn.
Thử tưởng tượng, khi qua đòi tiền, bên A bảo: Tôi biết tôi đang thiếu nợ anh, nhưng mà thiếu bao nhiêu? Biên bản bàn giao, nghiệm thu đâu có ghi số tiền. Mà hợp đồng đã thanh lý, vậy nên tôi không trả thêm khoản phạt nợ quá hạn đâu.
KTT nhà ta cứng họng là cái chắc.
Quay về nhà lại thêm cái lo Thuế phát hiện là thêm cái tội trốn thuế. Phạt từ 1 đến 5 lần số thuế trốn. Nếu kiếm đường vay ngân hàng nộp thuế thì chỉ tốn chừng 10%/năm tiền lãi vay. Suy tính thiệt hơn mà hành xử.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: ghi nhận doanh thu

Là vi Girlsmiling nói:

thỏa thuận này là trái luật nên đương nhiên không có hiệu lực.
Và vì thế nếu chỉ xuất hóa đơn khi bên A trả tiền là trái luật.
-------------------------------------------------------------------------------
Rõ ràng hợp đồng đó ngay khi ký kết đã cho thấy có vấn đề.
Kế toán trưởng cần tham mưu với Giám đốc tìm nguyên nhân tại sao có điều khoản trái luật đó trong hợp đồng và nó đã gây bất lợi cho cty. Lôi em xúi ký hợp đồng đó ra xử trước rồi kế toán trưởng mới bàn kế giải nguy sau.
Có thật điều khoản như vậy đã gây bất lợi?
Theo lẽ thường, bên A sẽ yêu cầu: "Bên B phải xuất hóa đơn toàn bộ công trình hoặc từng hạn mục công trình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành". Bên A sẽ yêu cầu ghi nguyên văn câu đó trong hợp đồng.
Phạm luật thì ông Nhà nước đập cho cả 2 đứa dẹp lép đó. Nếu bên A đang ăn nên làm ra thì làm sao dám giỡn mặt chính quyền?
Ở đây bên A lại nói: Khỏi cần hóa đơn của anh.
Waah! Rõ ràng chưa ký hợp đồng mà A đã có ý xù tiền của ta rồi.
Nếu nó có tiền thì tội gì nó không buộc ta xuất hóa đơn cho đúng luật? Khi đó A sẽ bảo: Cứ xuất hóa đơn đi chứ. Nợ là nợ, điều khoản thanh toán có ghi rõ trong hợp đồng, tôi đã ký rồi đó. Anh coi cái hợp đồng tôi đã ký chỉ là mớ giấy lộn thôi sao? Không có ý nghĩa gì sao? Tôi đã hứa trả thì tôi sẽ trả.
Đằng này vì đã có ý định xù nên nó đâu cần chờ hóa đơn. Không có hóa đơn nó không dám xù à? Tờ hóa đơn ta chưa xuất (mà công trình thì nó đang sử dụng) điều đó có là rào cản hay chút ý nghĩa nào để buộc A trả tiền? Ngược lại, nó làm cho quan tòa thấy rằng: quyền sở hữu chưa chuyển giao và chưa phát sinh nghĩa vụ nợ, thế nên A chưa trả tiền là đương nhiên, B không có quyền đòi.
Nếu mà thêm cái vụ hợp đồng đã thanh lý thì bó tay KTT luôn.
Thử tưởng tượng, khi qua đòi tiền, bên A bảo: Tôi biết tôi đang thiếu nợ anh, nhưng mà thiếu bao nhiêu? Biên bản bàn giao, nghiệm thu đâu có ghi số tiền. Mà hợp đồng đã thanh lý, vậy nên tôi không trả thêm khoản phạt nợ quá hạn đâu.
KTT nhà ta cứng họng là cái chắc.
Quay về nhà lại thêm cái lo Thuế phát hiện là thêm cái tội trốn thuế. Phạt từ 1 đến 5 lần số thuế trốn. Nếu kiếm đường vay ngân hàng nộp thuế thì chỉ tốn chừng 10%/năm tiền lãi vay. Suy tính thiệt hơn mà hành xử.

Dạ em đã đọc tất cả các bài của anh muontennguoi, em là thành viên mới rất mong mọi người giúp đỡ, những cách giải quyết của anh muontennguoi mang tính chất rất lý thuyết, thiếu thực tế, cái này thầy cô em ở trường cũng hay dậy nhưng khi em đi làm thêm thì khác hoàn toàn, nếu dậy cho học sinh thì nói như anh muontennguoi là đúng, nhưng nếu nói trong thực tế thì lý thuyết của anh muontennguoi chỉ đem tham khảo cho vui thôi! Em thấy thực tế các DN xây dựng làm như anh Dragon hướng dẫn là hoàn toàn đúng, chắc bác Dragon cũng có nhiều KN trong lĩnh vực này, nếu chúng ta tìm mọi cách đòi tiền sau khi xuất HD thì vô tình chúng ta cầm đằng lưỡi con dao, còn đối tác cầm đằng chuôi, giả sử nếu không đòi được nợ mà ra tòa thì chẳng ông DN xây dựng nào dám lớn tiếng, vì các ông có giám 100% mình minh bạch và thẳng thắn không, và nếu kiện thì chắc ăn được bao nhiêu % nếu cái hợp đồng ký không có điều khoản ràng buộc chắc chắn, và tiền DN chưa thu được, các Pác cứ nói theo cái này thì thế này, theo cái khác thì thế khác, còn theo thực tế thì sao ạ, Các pác cứ bàn luận là phải xuất hóa đơn theo hạng mục công trình hoàn thành, theo tiến độ, theo khối lượng, vậy trong HDXD khi ký thì đối tác phải trả trước 30% công trình, hoàn thành 60% thì trả thêm 40% công trình nếu bác hoàn thành 60% công trình mà đối tác không trả đúng theo hợp đồng ký kết thì các pác xuất cái gì ạ, nếu DN bác thấy dây dưa quá mà không dòi được đành rút lui thì em hỏi các pác nếu các pác đã xuất HD rồi đã nộp thuế GTGT rồi, đã nộp thuế TNDN rồi thì ai là người sẽ hoàn lại cho pác các khoản trên, trường hợp này DN bác chết là cái chắc.

Vài ý kiến của em để các bác xem giúp.

Rất mong các pác chỉ giáo thêm ạ!
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

1- những cách giải quyết của anh muontennguoi mang tính chất rất lý thuyết, thiếu thực tế, cái này thầy cô em ở trường cũng hay dậy nhưng khi em đi làm thêm thì khác hoàn toàn, nếu dậy cho học sinh thì nói như anh muontennguoi là đúng, nhưng nếu nói trong thực tế thì lý thuyết của anh muontennguoi chỉ đem tham khảo cho vui thôi! Em thấy thực tế các DN xây dựng làm như anh Dragon hướng dẫn là hoàn toàn đúng, chắc bác Dragon cũng có nhiều KN trong lĩnh vực này,
Tôi không dám coi mình ngang với thầy cô bạn. Tôi nghĩ họ ít nào cũng Thạc Sỹ, Tiến sỹ với bao năm đào tạo, nghiên cứu. Thế mà Luật thuế, chuẩn mực kế toán, luật thương mại, luật dân sự , sách ... là do những cái đầu tầm cỡ quốc gia soạn thảo. Hôm nay tôi mới biết họ quả thực không thực tế tý nào. Nhân tài như lá mùa thu. May là DKT còn có bạn, người dạn dày kinh nghiệm tới mấy năm đi làm thêm lận.
2- nếu chúng ta tìm mọi cách đòi tiền sau khi xuất HD thì vô tình chúng ta cầm đằng lưỡi con dao, còn đối tác cầm đằng chuôi,
2 -Mỗi người có cách khác nhau bạn ơi. Cũng là mọi cách đó, nhưng kết quả khác nhau. Ăn thua cái miệng
Không xuất hóa đơn mới là cầm lưỡi. 2 lưỡi luôn: mất vốn + phạt trốn thuế.
Cầm đằng lưỡi là ngay từ khi ký hợp đồng rồi. Đã nói rồi nha.
3 - giả sử nếu không đòi được nợ mà ra tòa thì chẳng ông DN xây dựng nào dám lớn tiếng, vì các ông có giám 100% mình minh bạch và thẳng thắn không, và nếu kiện thì chắc ăn được bao nhiêu % nếu cái hợp đồng ký không có điều khoản ràng buộc chắc chắn, và tiền DN chưa thu được
- Tôi chắc. Đưa trọng tài, không đưa Công An.
Chỗ màu đỏ: lặp lại nữa.
các Pác cứ nói theo cái này thì thế này, theo cái khác thì thế khác, còn theo thực tế thì sao ạ, Các pác cứ bàn luận là phải xuất hóa đơn theo hạng mục công trình hoàn thành, theo tiến độ, theo khối lượng, vậy trong HDXD khi ký thì đối tác phải trả trước 30% công trình, hoàn thành 60% thì trả thêm 40% công trình nếu bác hoàn thành 60% công trình mà đối tác không trả đúng theo hợp đồng ký kết thì các pác xuất cái gì ạ,
Đã mở cửa làm ăn phải biết chuyện đó nhá. Qua sông lụy đò. Chẳng những biết "Luật" mà còn phải biết "lệ" nữa. Đứng đó mà khóc à? Cái nào Luật là Luật, cái nào lệ là lệ.
nếu DN bác thấy dây dưa quá mà không dòi được đành rút lui thì em hỏi các pác nếu các pác đã xuất HD rồi đã nộp thuế GTGT rồi, đã nộp thuế TNDN rồi thì ai là người sẽ hoàn lại cho pác các khoản trên, trường hợp này DN bác chết là cái chắc.
Chết vì thuế hay chết vì ký hợp đồng mà không ngó, không biết luật lệ? Làm ăn lơ ngơ còn tính đòi Nhà nước hoàn lại thuế? Hết biết.

Lãi ròng thực sự bao nhiêu phần trăm doanh thu? 20-30%?
Thuế TNDN lật lại sổ xem mỗi năm đóng cho Nhà nước bao nhiêu phần trăm doanh thu? 1-2%?
-------------
Cuối cùng thì sao bồ? Chết vì cái gì?
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Số là gi? một cá nhân A lãnh thi công công trình cho cty e, nhưng cá nhân A ko có tư cách pháp nhân nên đã nhờ cty B đứng tên pháp nhân. đến tháng 5/2007 CT hoàn thành đại diện cty e và bên B đã ký thanh lý. nhưng đến thời điểm ngày 31/12/2007 em làm đối chiếu gởi cty B thì kế toán cty B trả lời là CT này trong năm 2007 ko có ghi nhận gì cả! (lý do là giữa cá nhân A và Cty B có mâu thuẩn, A làm xong Ct rồi chùl đi mất).
* ý kiến của cty B là ký lại thanh lý và thời điểm hoàn thành là năm 2008.

- việc ký lại thanh lý đó có ảnh hương gì đến việc cty em ko? khi đã ghi nhận doanh thu và QT xong trong năm 2007.

- nếu cty B xác nhận khoản công nợ đó trong khi trong năm BCTC lại ko có tên công trình này thì cty B sẽ bị ảnh hưởng như thế nào!

- theo ý kiến của mấy anh, chị thì có cách nào để giải quyết tốt hơn ko?
Mong mấy anh, chị góp ý dùm!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: ghi nhận doanh thu

Đọc đề tài này vẫn có sự tranh luận về thời gian xuất hóa đơn trong việc thi công công trình xây dựng. Quan điểm cá nhân thì nghiêng hoàn toàn về phía bác muontennguoi.

Hôm nay xin phân tích về thực tế và lý thuyết.

Phần lý thuyết thì bác muontennguoi đã nói hết rồi, tóm lại là phải hạch toán doanh thu, phải xuất hóa đơn GTGT dù đã trả tiền hay chưa trả tiền.

Xin đi sâu hơn về thực tế một chút :
- Trên thực tế, các đơn vị xây lắp (tư nhân, trách nhiệm hữu hạn..) vẫn thường sử dụng phương pháp giữ lại hóa đơn để ép các đơn vị to hơn (nhà nước, B chính ) trả tiền mình thì mới xuất hóa đơn. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp cực chẳng đã bởi việc không xuất hóa đơn này gây hậu quả rất lớn cho các công ty không chịu xuất hóa đơn (đồng thời không kê khai doanh thu và chi phí) khi quyết toán thuế hoặc bị thanh tra kiểm tra (truy thu rồi phạt).
Tuy nhiên nếu kế toán các đơn vị này có trình độ thì việc xuất hóa đơn ta cứ không xuất, việc hạch toán kê khai ta vẫn kê thì sẽ tránh được tình trạng trên (không cho chúng nó khấu trừ thuế đầu vào của mình khi chúng nó chưa trả tiền).

- Việc xuất hóa đơn GTGT của đơn vị xây dựng thường sau thời điểm hạch toán doanh thu. Việc này hết sức bình thường bởi khi bản thanh toán giai đoạn giữa hai bên về đến bàn kế toán để viết hóa đơn thì nó đã vượt qua thời điểm xuất hóa đơn rồi. Chính vì vậy việc tờ khai thuế GTGT hàng tháng không khớp với số liệu tài khoản 1331,3331 là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, kế toán tổng hợp là người phải biết được nhưng chênh lệch đó là nguyên nhân gì để có những quyết sách phù hợp báo cáo kế toán trưởng.

Các bạn kế toán làm gì thì làm nhưng các bạn yên tâm là sẽ có những người kiểm tra các bạn đó. Lúc đó người ta không áp dụng thực tế mà người ta áp dụng Luật với các bạn. Cái thực tế mà các bạn đưa ra lúc này chỉ có tính chất giải trình, người ta thấy hợp lý thì người ta sẽ bỏ qua, còn nếu không hợp lý thì mệt lắm đó.

Chúc các bạn thành công
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Đúng là mỗi người có cách giải quyết khác nhau, đúng hay sai thì còn phải tùy thuộc vào từng trường hợp, điều kiện khác nhau.
Cách tốt nhất là cách mà cả 2 bên cùng có lợi và tránh đụng chạm thuế.
Mỗi Cty có 1 vị Sếp khác nhau, cách giải quyết công việc ít nhiều còn phụ thuộc vào vị Sếp này nữa.
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Xin đi sâu hơn về thực tế một chút :
- Trên thực tế, các đơn vị xây lắp (tư nhân, trách nhiệm hữu hạn..) vẫn thường sử dụng phương pháp giữ lại hóa đơn để ép các đơn vị to hơn (nhà nước, B chính ) trả tiền mình thì mới xuất hóa đơn. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp cực chẳng đã bởi việc không xuất hóa đơn này gây hậu quả rất lớn cho các công ty không chịu xuất hóa đơn (đồng thời không kê khai doanh thu và chi phí) khi quyết toán thuế hoặc bị thanh tra kiểm tra (truy thu rồi phạt).
Nếu bạn là bên A thì sao? Bạn nghĩ gì và làm gì khi bên B không giao hóa đơn đúng luật?
Đó là sức ép buộc bạn sẽ trả tiền cho B à? Người ta to, mình thì nhỏ mà đòi ép đơn giản vậy sao?

Nếu là tôi thì tại sao tôi không dùng tiền đó, chiếm dụng của B để đầu tư cho SXKD? Tại sao tôi lại phải trả tiền cho B chỉ để nhận tờ hóa đơn mà mục đích chỉ là để khai thuế đầu vào? Khi nào tôi trả thì ắt B phải viết hóa đơn cho tôi, khi đó khai thuế đâu có muộn.
Nếu tôi có tiền thì tại sao tôi lại phải trả cho B sớm khi mà với số tiền đó tôi mua vật tư khác của người khác mà vì trả ngay nên tôi sẽ được mua rẻ hơn hoặc nhận chiết khấu thanh toán và dĩ nhiên cũng có ngay tờ hóa đơn để khai thuế, đâu cần đến hóa đơn của B.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tuy nhiên nếu kế toán các đơn vị này có trình độ thì việc xuất hóa đơn ta cứ không xuất, việc hạch toán kê khai ta vẫn kê thì sẽ tránh được tình trạng trên (không cho chúng nó khấu trừ thuế đầu vào của mình khi chúng nó chưa trả tiền).
Không thể lập tờ khai GTGT và nộp thuế GTGT được nếu bạn không xuất hóa đơn. Vì bảng kê hóa đơn đầu ra phải ghi số, ngày của hóa đơn và tổng hợp lại để ghi vào tờ khai.
Nếu không khai thuế GTGT mà vẫn nộp tiền vào Kho bạc thì tiền đó là "nộp thừa" chứ không phải "nộp thuế". Cuối cùng vẫn sẽ bị phạt thôi. Không phạt kiểu này thì cũng bị phạt kiểu khác thôi.

Việc "không cho chúng nó khấu trừ thuế đầu vào của mình khi chúng nó chưa trả tiền" thật ra không có tác dụng, như đã nói ở trên, chúng sẽ lấy tiền đó mua hàng chỗ khác và vẫn có hóa đơn để khấu trừ.
Thật ra, ai cũng biết rõ: chúng dùng tiền đó trả sớm cho bên B nào biết "lệ". Còn e nào không biết điều thì chờ dài cổ.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Việc xuất hóa đơn GTGT của đơn vị xây dựng thường sau thời điểm hạch toán doanh thu. Việc này hết sức bình thường bởi khi bản thanh toán giai đoạn giữa hai bên về đến bàn kế toán để viết hóa đơn thì nó đã vượt qua thời điểm xuất hóa đơn rồi. Chính vì vậy việc tờ khai thuế GTGT hàng tháng không khớp với số liệu tài khoản 1331,3331 là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, kế toán tổng hợp là người phải biết được nhưng chênh lệch đó là nguyên nhân gì để có những quyết sách phù hợp báo cáo kế toán trưởng
Chưa xuất hóa đơn làm sao ghi nhận doanh thu?
Bình thường căn cứ vào chứng từ nào để ghi nhận doanh thu?
Phạm luật, làm sai miết rồi dần dần qua nhiều năm lại bảo rằng đó là bình thường, là thực tế?
Sao lại có "việc tờ khai thuế GTGT hàng tháng không khớp với số liệu tài khoản 1331,3331 là chuyện hết sức bình thường" được?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Đúng là mỗi người có cách giải quyết khác nhau, đúng hay sai thì còn phải tùy thuộc vào từng trường hợp, điều kiện khác nhau.
Cách tốt nhất là cách mà cả 2 bên cùng có lợi và tránh đụng chạm thuế.
Mỗi Cty có 1 vị Sếp khác nhau, cách giải quyết công việc ít nhiều còn phụ thuộc vào vị Sếp này nữa.
Ta cần hiểu theo nghĩa là: Ta không xuất hóa đơn vì thế cùng của kẻ yếu. Và ta làm như vậy thì ta biết rõ mục đích của hành động đó, cũng như ta biết rõ làm vậy là sai là phạm luật, nhưng ta chấp nhận chịu phạt nếu thuế khó, chấp nhận cái giá phải trả.

Và vì thế Giám đốc là người chịu trách nhiệm trong quyết định đó. Bổn phận làm kế toán ta chỉ báo cho Giám đốc biết lợi hại mà thôi. Giám đốc là người ký tên trên các tờ khai và báo cáo mà.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tất cả những điều tôi trình bày tại sao lại gọi là lý thuyết, không phải thực tế?

Chẳng lẽ thực tế phải là những điều trái ngược hoàn toàn với sách vở, luật pháp?

Luôn luôn như vậy chăng?
Chỉ những câu chuyện ly kỳ của những người rảnh rang ngồi tám chuyện mới là thực tế? Còn những chuyện đúng đắn, cố gắng thực hiện cho có bài bản, chuyên nghiệp là những chuyện phi thực tế?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: ghi nhận doanh thu

Chưa xuất hóa đơn làm sao ghi nhận doanh thu?
Bình thường căn cứ vào chứng từ nào để ghi nhận doanh thu?
Theo BAO thì ghi nhận doanh thu trong một số trường hợp vẫn không cần đến sự hiện diện của hóa đơn.
Theo VAS 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Và đoạn này nữa
Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ: Doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sỡ hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh toán.

Chỉ những câu chuyện ly kỳ của những người rảnh rang ngồi tám chuyện mới là thực tế? Còn những chuyện đúng đắn, cố gắng thực hiện cho có bài bản, chuyên nghiệp là những chuyện phi thực tế?

Bài viết rất hay, rất bổ ích nhưng phần kết luận này chưa hay tí nào.

@ All: Các bạn tranh luận để tìm ra cái đúng và hướng đi chung.
Tạo ra mâu thuẫn để tranh luận và bổ sung cho nhau và cùng nhau phát triển chứ không phải là chỉ trích nhau.
Các bác chỉ trích nhau thế này thì những người như BAO và các thành viên khác sao học hỏi được nhỉ ??
Mong các bác tranh luận vào trọng tâm tí cho BAO được học hỏi nhỉ heheh
Cám ơn các bác nhiều nhiều
 
Sửa lần cuối:
Ðề: ghi nhận doanh thu

Nếu bạn là bên A thì sao? Bạn nghĩ gì và làm gì khi bên B không giao hóa đơn đúng luật?
Đó là sức ép buộc bạn sẽ trả tiền cho B à? Người ta to, mình thì nhỏ mà đòi ép đơn giản vậy sao?

Nếu là tôi thì tại sao tôi không dùng tiền đó, chiếm dụng của B để đầu tư cho SXKD? Tại sao tôi lại phải trả tiền cho B chỉ để nhận tờ hóa đơn mà mục đích chỉ là để khai thuế đầu vào? Khi nào tôi trả thì ắt B phải viết hóa đơn cho tôi, khi đó khai thuế đâu có muộn.
Nếu tôi có tiền thì tại sao tôi lại phải trả cho B sớm khi mà với số tiền đó tôi mua vật tư khác của người khác mà vì trả ngay nên tôi sẽ được mua rẻ hơn hoặc nhận chiết khấu thanh toán và dĩ nhiên cũng có ngay tờ hóa đơn để khai thuế, đâu cần đến hóa đơn của B.


+ Vậy theo bác muontennguoi thì nếu bên bác là bên A, bác lấy cái gì để đưa TS kia của bác vào TS của DN nếu chưa có HĐ của TS đó? Nếu bác muốn bán lại cho người khác thì bác lấy cơ sở nào để bán ạ?:confuse1:
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

+ Vậy theo bác muontennguoi thì nếu bên bác là bên A, bác lấy cái gì để đưa TS kia của bác vào TS của DN nếu chưa có HĐ của TS đó? Nếu bác muốn bán lại cho người khác thì bác lấy cơ sở nào để bán ạ?:confuse1:
Nếu như tôi có 2 cái TS và cái kia là của 1 bên B làm đúng thủ tục.
Tôi bán cái nào thuận lợi hơn? Tôi sẽ ưu tiên thanh toán cho ai? Và về lâu dài tôi hợp tác làm ăn với ai?
Bạn chỉ thấy cái nhỏ mà quên cái lớn.
Lấy tiền sớm hay gây dựng mối quan hệ lâu dài là chủ yếu?
Chính bạn đã làm xấu đi mối quan hệ mà lẽ ra nó có thể tốt đẹp hơn nhiều.
------------
Nếu là TS của tôi thì tôi cứ ghi tăng TSCD dĩ nhiên phần khấu hao phải hoãn lại.
Vậy thuế TNDN của tôi sẽ bị Nhà nước chiếm dụng. Nhưng đó là 28% trên số tôi chiếm dụng của bạn.
Nếu tôi bán: thì cứ bán, ai cấm.
------------
Nếu muốn giữ giấy tờ thì nên giữ giấy tờ trước bạ. Đừng nên giữ hóa đơn. Mà thật ra bạn chưa xuất hóa đơn thì thật ra bạn không giữ giấy tờ nào cả. Rõ ràng bạn chỉ muốn chơi luật rừng trong mối quan hệ này thôi.
Bạn làm kế toán hẳng phải biết cty đã tốn bao nhiêu chi phí để gây dựng quan hệ.
Làm gì có chuyện bên A đi kiếm bên B. Chỉ có B đi làm quen A mà thôi.
-----------
Nếu là bạn, vì mối thân tình, tôi sẽ gọi đến và nhắc:
Cái ni là tại ku đó nha. Chỗ thân tinh nên mới nói cho biết: đáng lẽ hồ sơ đã chuyển lên cấp trên duyệt kinh phí 6 tháng trước rồi. Nhưng không có hóa đơn làm sao ông Tổng cấp tiền cho. Vậy Ku cần tiền thì bay ra Hà Nội kiếm ông XYZ mà trình bày đi. Không có hóa đơn nên tiền có về tài khoản thì Ngân hàng cũng đâu có cho chuyển trả cho ku được. Vậy nhá.
 
Ðề: ghi nhận doanh thu

Nếu bạn là bên A thì sao? Bạn nghĩ gì và làm gì khi bên B không giao hóa đơn đúng luật?
Đó là sức ép buộc bạn sẽ trả tiền cho B à? Người ta to, mình thì nhỏ mà đòi ép đơn giản vậy sao?

Nếu là tôi thì tại sao tôi không dùng tiền đó, chiếm dụng của B để đầu tư cho SXKD? Tại sao tôi lại phải trả tiền cho B chỉ để nhận tờ hóa đơn mà mục đích chỉ là để khai thuế đầu vào? Khi nào tôi trả thì ắt B phải viết hóa đơn cho tôi, khi đó khai thuế đâu có muộn.
Nếu tôi có tiền thì tại sao tôi lại phải trả cho B sớm khi mà với số tiền đó tôi mua vật tư khác của người khác mà vì trả ngay nên tôi sẽ được mua rẻ hơn hoặc nhận chiết khấu thanh toán và dĩ nhiên cũng có ngay tờ hóa đơn để khai thuế, đâu cần đến hóa đơn của B.
-----------------------------------------------------------------------------------------

Không thể lập tờ khai GTGT và nộp thuế GTGT được nếu bạn không xuất hóa đơn. Vì bảng kê hóa đơn đầu ra phải ghi số, ngày của hóa đơn và tổng hợp lại để ghi vào tờ khai.
Nếu không khai thuế GTGT mà vẫn nộp tiền vào Kho bạc thì tiền đó là "nộp thừa" chứ không phải "nộp thuế". Cuối cùng vẫn sẽ bị phạt thôi. Không phạt kiểu này thì cũng bị phạt kiểu khác thôi.

Việc "không cho chúng nó khấu trừ thuế đầu vào của mình khi chúng nó chưa trả tiền" thật ra không có tác dụng, như đã nói ở trên, chúng sẽ lấy tiền đó mua hàng chỗ khác và vẫn có hóa đơn để khấu trừ.
Thật ra, ai cũng biết rõ: chúng dùng tiền đó trả sớm cho bên B nào biết "lệ". Còn e nào không biết điều thì chờ dài cổ.
-----------------------------------------------------------------------------------------

Chưa xuất hóa đơn làm sao ghi nhận doanh thu?
Bình thường căn cứ vào chứng từ nào để ghi nhận doanh thu?
Phạm luật, làm sai miết rồi dần dần qua nhiều năm lại bảo rằng đó là bình thường, là thực tế?
Sao lại có "việc tờ khai thuế GTGT hàng tháng không khớp với số liệu tài khoản 1331,3331 là chuyện hết sức bình thường" được?
-----------------------------------------------------------------------------------------

Ta cần hiểu theo nghĩa là: Ta không xuất hóa đơn vì thế cùng của kẻ yếu. Và ta làm như vậy thì ta biết rõ mục đích của hành động đó, cũng như ta biết rõ làm vậy là sai là phạm luật, nhưng ta chấp nhận chịu phạt nếu thuế khó, chấp nhận cái giá phải trả.

Và vì thế Giám đốc là người chịu trách nhiệm trong quyết định đó. Bổn phận làm kế toán ta chỉ báo cho Giám đốc biết lợi hại mà thôi. Giám đốc là người ký tên trên các tờ khai và báo cáo mà.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tất cả những điều tôi trình bày tại sao lại gọi là lý thuyết, không phải thực tế?

Chẳng lẽ thực tế phải là những điều trái ngược hoàn toàn với sách vở, luật pháp?

Luôn luôn như vậy chăng?
Chỉ những câu chuyện ly kỳ của những người rảnh rang ngồi tám chuyện mới là thực tế? Còn những chuyện đúng đắn, cố gắng thực hiện cho có bài bản, chuyên nghiệp là những chuyện phi thực tế?

Xin muontennguoi đọc kỹ lại bài post của Gã sẹo để có cái nhìn một cách khách quan một tý nhé.

Thực ra phương pháp không chịu xuất hóa đơn là phương pháp "cực chẳng đã" như Gã sẹo nói ở bài trước.

Còn việc bạn là A, chiếm dụng vốn của B thì chuyện đó vẫn xẩy ra mà, A chiếm dụng của B hoa, B hoa chiếm dụng của b thường, b phẩy chiếm dụng của b hai phẩy.... Còn mình không nói bạn phải trả trả tiền cho B với mục đích chỉ lấy hóa đơn để khấu trừ thuế, bạn lấy hóa đơn để một phần chứng minh công trình đã hoàn thành ở giai đoạn đó, và tất nhiên nếu bạn là tổng B bạn đã xuất hóa đơn đầu ra cho B thì bạn rất cần hóa đơn đầu vào để được khấu trừ phần đã xuất ra.

Trong lĩnh vực xây dựng thì không thể thay đổi người thi công như thay áo được bạn à, bởi thay đổi người thi công sẽ liên quan tới rất nhiều vấn đề.

Về vấn đề doanh thu xây dựng thì chưa xuất hóa đơn GTGT vẫn có thể hạch toán doanh thu một cách hết sức bình thường muontennguoi ạ. Cái này mình có cần phải chứng minh không?

Còn việc trên sổ tài khoản 133, 3331 lệch với tờ khai thì chuyện đó thực là bình thường bởi đó là thực tế, muontennguoi ạ, mình chứng minh cho bạn ngay nhé.
Ví dụ tại thời điểm 31/12/2006 công ty mình thi công xong công trình, nghiệm thu xong, lập bảng thanh toán để ký giữa hai bên. Nhân viên cong đít lập bảng thanh toán ngày 31/12/2006,lập xong trình ký rồi chạy tốc hành sang bên A đề nghị A ký, tuy nhiên A thì vẫn phải kiểm tra lại, lại các kiểu công đoạn nữa mới xác định được số tạm quyết toán. Rồi a,b,c nữa cái bảng thanh toán đó mới về đến bàn của người có trách nhiệm viết hóa đơn, eo ôi, lúc đó đã là ngày 21/01/2007 (đó là trường hợp ký xuất sắc đó, có một số cái dọn đường rồi đó), thử hỏi lúc đó bạn dám viết hóa đơn GTGT ngày 31/12/2006 không?, bạn phải viết hóa đơn của tháng 1 rồi, rồi tháng 2 bạn mới kê khai nó.

Trở lại vấn đề, thế doanh thu bạn hạch toán như thế nào?, thuế GTGT bạn hạch toán như thế nào? Chính vì vậy doanh thu cứ hạch toán vào 31/12/2006, thuế GTGT cứ hạch toán vào 31/12/2006, còn kê khai nó thì vào năm 2007. Mà các công trình xây dựng thì đây là việc không thể tránh khỏi.

Mình không nói lý thuyết trái ngược thực tế, mình chỉ nói là từ lý thuyết đến thực tế còn có một khoảng cách nhất định. Chính vì thế mà hàng năm, hàng quý, các bác ở Quốc hội cứ phải ngồi với nhau để điều chỉnh làm sao cho lý thuyết dần đến với thực tế đó bạn ạ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top