Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

elm chen

Member
Hội viên mới
Em định khoản nộp thuế GTGT là: N 3331/C 111
Nộp phạt là: N 3339/C 111

Em cảm thấy vẫn thiếu thiếu và sai sai
Mong mọi ng cho em câu trả lời đúng
Em cảm ơn
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Bạn thiếu bút toán xác định chi phí tiền phạt Nợ TK 811/ Có TK 3339 (chi phí này phải loại ra khi xác định thuế TNDN).
Bạn có thể hạch toán luôn ko sử dụng TK 811. Khi nộp phạt Nợ TK 811/ Có TK 111, 112
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Thảo nào em thấy nó cứ treo mãi ở TK 3339
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Cách 01: công ty đang lỗ
Khi có quyết định phạt
Nợ 811/ Có 3339=1.000.000
Khi đi nộp phạt
Nợ 3339/ có 111,112=1.000.000
Kết chuyển xác định lời lỗ bình thường
Nợ 911/ có 811= 1.000.000
Giả sử các cái khác không phát sinh:
Nợ 4212/ có 911 = 1.000.000
Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.6 chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 25%


Cách 2: công ty đang lãi
Khi có quyết định phạt
Nợ 4211/ Có 3339=1.000.000
Khi đi nộp phạt
Nợ 3339/ có 111=1.000.000
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Cách 2: công ty đang lãi
Khi có quyết định phạt
Nợ 811/ Có 3339=1.000.000
Khi đi nộp phạt
Nợ 4211/ có 111=1.000.000

Có phải ko? sao em thấy kỳ kỳ :D
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Có phải ko? sao em thấy kỳ kỳ :D
đúng vậy kì quá ấy chứ đk thế kia thì cứ treo mãi ở 3339 à?
mình thì đã đk ntn:
- Truy thu thuế TNDN: N811/3334
KHi nộp: N3334/1111
- TRuy thu thuế GTGT:
N811/3331
khi nộp phạt: N3331/1111
- Phạt số thuế kê khai sai:
N811/3338
nộp: N3338/1111
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Cách 01: công ty đang lỗ

Cách 2: công ty đang lãi
Khi có quyết định phạt
Nợ 811/ Có 3339=1.000.000
Khi đi nộp phạt
Nợ 4211/ có 111=1.000.000
lỗ tính theo năm hay theo quý hay theo tháng hả anh
và ở Cách 2: công ty đang lãi thì 4 tk này em hok thấy liên quan, vậy là 811 và 3339 bị treo lơ lửng hả anh
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

HI hi nhầm chút, già cả rùi em, nên đôi khi nhìn không thấy đường , nhưng gái đẹp thì nhìn rõ cho dù trời tối thui
2512201214281318.jpg


Có phải ko? sao em thấy kỳ kỳ :D
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Em định khoản nộp thuế GTGT là: N 3331/C 111
Nộp phạt là: N 3339/C 111
...

Bản chất vấn đề nằm ở chỗ, ta cần phân định rõ việc xác định nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ thì lúc đó mọi bút toán sẽ tuân theo logic của nó.
+ Ở bút toán thứ nhất, khi nộp thuế GTGT (3331/111,112) là ta đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, còn việc xác định nghĩa vụ nộp thuế đã được làm thông qua các bút toán phản ánh doanh thu mà ta hạch toán trên sổ kế toán (111,131/511,3331)
+ Ở bút toán thứ 2 , khác với nghiệp vụ thứ nhất là ở nghiệp vụ này ta chưa từng xác định nghĩa vụ trước đó , nên để phù hợp với thực tế nộp phạt (sau khi nộp sẽ không còn nợ thuế <=> TK 3339 có số dư = 0) cần phải có bút toán xác định nghĩa vụ : 811/3339

P/S : 811 ghi ở đây cũng chỉ là một giả định cho ý kiến về việc xác định nghĩa vụ , cũng có thể là một tài khoản phải thu nào đó chẳng hạn .
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Bước 1: Xác định Doanh thu trong cả năm:
Nợ 511,515,711/ Có 911 (A)
Chi phí trong cả năm :
Nợ 911/ có 632,641,642,635,811 (B)

Xác định lợi nhuận trước thuế:
Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0
Lãi: Nợ 911/ có 4212
Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 < 0
Lỗ: Nợ 4212/ có 911


Lợi nhuận trước thuế: Tính tổng Có 911 – Tổng Nợ 911 = tổng doanh thu - tổng chi phí = 10.000.000 – 9.000.000 = 1.000.000 bạn lãi ( nếu <0 bạn lỗ)
Thuế TNDN:
Nợ 8211/ có 3334 = 1.000.000 *25%= 250,000
Kết chuyển thuế TNDN phải nộp:
Nợ 911/ có 8211=250,000
9. Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh = 1.000.000 – 250.000= 750,000
Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối. = 1.000.000 – 250.000= 750,000

Sang đầu năm làm bút toán kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm rồi là:
Nợ 4212/ có 4211 = 750.000 => Tổng lợi nhuận chưa phân phối cả năm là 750.000 tức dư TK CÓ 4211 => số lợi nhuận chưa phân phối này là số tiền bạn có thể nộp phạt tối đa bằng khoản lợi nhuận sau thuế này
Khi có quyết định phạt
Nợ 4211/ Có 3339=750.000
Khi đi nộp phạt
Nợ 3339/ có 111=750.000


lỗ tính theo năm hay theo quý hay theo tháng hả anh
và ở Cách 2: công ty đang lãi thì 4 tk này em hok thấy liên quan, vậy là 811 và 3339 bị treo
lơ lửng hả anh
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

topic nộp phạt này nhức đầu we' :__: nhìn chữ ko là chữ :cheer:
Anh Xinh nhá già cả mà tơm tớp. Em ko nhắc thì có mừ mất hết cả cái mặt :)) hí hí

---------- Post added at 09:13 ---------- Previous post was at 09:12 ----------

Xinh già bữa nào xún Vũng Tàu càe cà fao' em giới thiệu cho mấy mẹ sồn sồn dưới này. :)

---------- Post added at 09:16 ---------- Previous post was at 09:13 ----------

Bản chất vấn đề nằm ở chỗ, ta cần phân định rõ việc xác định nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ thì lúc đó mọi bút toán sẽ tuân theo logic của nó.
+ Ở bút toán thứ nhất, khi nộp thuế GTGT (3331/111,112) là ta đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, còn việc xác định nghĩa vụ nộp thuế đã được làm thông qua các bút toán phản ánh doanh thu mà ta hạch toán trên sổ kế toán (111,131/511,3331)
+ Ở bút toán thứ 2 , khác với nghiệp vụ thứ nhất là ở nghiệp vụ này ta chưa từng xác định nghĩa vụ trước đó , nên để phù hợp với thực tế nộp phạt (sau khi nộp sẽ không còn nợ thuế <=> TK 3339 có số dư = 0) cần phải có bút toán xác định nghĩa vụ : 811/3339

P/S : 811 ghi ở đây cũng chỉ là một giả định cho ý kiến về việc xác định nghĩa vụ , cũng có thể là một tài khoản phải thu nào đó chẳng hạn .

lần nào đọc bài của chú Hùng là mình lại chóng hết cả mặt vì suy nghĩ coi ý sâu xa ở đây có gì ko? Suy nghĩ 1 hồi hok ra cái gì hết =>> bó tay hiểu nghĩa đen vậy
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

lần nào đọc bài của chú Hùng là mình lại chóng hết cả mặt vì suy nghĩ coi ý sâu xa ở đây có gì ko? Suy nghĩ 1 hồi hok ra cái gì hết =>> bó tay hiểu nghĩa đen vậy

Thường thì ta hay dùng 811 hay 421 để xác định nghĩa vụ nộp phạt (như các còm ở trên đã đề cập) , nhưng ở những cty lớn có những quy chế chặt chẽ về trách nhiệm, trong việc đơn vị bị phạt về thuế (nộp chậm chẳng hạn) thì người nào gây ra người đó phải chịu trách nhiệm (phải bỏ tiền túi ra để nộp khoản phạt đó) nên thay vì hạch toán là một khoản chi (811, 421), ta hạch toán một khoản phải thu khác
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

ko phải cái này luz biết mà chú . thông thường các tài khoản chéo này là 811 421 nhưng cũng có thể là 1388 ( truy trách nhiệm) ^^ rồi sau đó mới xem coi DN chịu nhiu, ng sai chịu nhiu ...Nói chung tùy cơ ứng biến à. chỉ là cách hành văn của chú có nhìu câu có ý sâu xa lắm ( nói chú đừng bùn nhưng những ng lớn tuổi luôn diễn đạt ý 1 cách rất xa xôi , nên cứ ráng cố nghĩ xem đang muốn nói gì thêm trong đó ko ( cái này lo xa :__: ) vs lại cách diễn đạt từng ng khác nhau nên phải suy nghĩ, đọc bài chú, đọc rất chậm từng từ từng từ + suy nghĩ ->>> rất chi là đau não hí hí
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Bác Xinh là hơi bị dài dòng đó nha. Bác tập trung trả lời ngắn gọn cho mọi người dễ hiểu thui. Không cần đi quá sâu từng vấn đề làm gì cả. Hai trường hợp lãi hay lỗ của bác định khoản vấn đề chi phí bị phạt đều giống nhau thui. Tất cả đều đưa đến Nợ TK 421. Nhưng cách qua TK 811 mọi người sẽ hiểu bản chất hơn vì nó là 1 khoản chi phí của DN bỏ ra thưc tế nhưng không được chấp nhận là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Còn cách thứ 2 qua TK 421 luôn chỉ là kế toán làm tắt để khi xác định thuế TNDN không mất công loại khoản chi phí này ra nhưng như thế mọi người không hiểu về bản chất của nghiệp vụ.
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

ko phải cái này luz biết mà chú . thông thường các tài khoản chéo này là 811 421 nhưng cũng có thể là 1388 ( truy trách nhiệm) ^^ rồi sau đó mới xem coi DN chịu nhiu, ng sai chịu nhiu ...Nói chung tùy cơ ứng biến à. chỉ là cách hành văn của chú có nhìu câu có ý sâu xa lắm ( nói chú đừng bùn nhưng những ng lớn tuổi luôn diễn đạt ý 1 cách rất xa xôi , nên cứ ráng cố nghĩ xem đang muốn nói gì thêm trong đó ko ( cái này lo xa :__: ) vs lại cách diễn đạt từng ng khác nhau nên phải suy nghĩ, đọc bài chú, đọc rất chậm từng từ từng từ + suy nghĩ ->>> rất chi là đau não hí hí

@Luz, trong còm trên, những từ được tô đậm là ý mà tôi muốn nhấn mạnh không chỉ cho vấn đề mà chủ thớt nêu ra, nó còn liên quan đến nhiều vấn đề khác thuộc về các nguyên tắc kế toán mà nếu ta hiểu rõ được thì việc làm kế toán sẽ nhẹ nhàng biết bao.
Nhưng khổ nỗi, những cảm nhận đó không thể liền một lúc mà có thể bày tỏ hết được, và cũng có khi khó mà thể hiện cụ thể được, nên đành phải từng bước 1 và dần dần nêu ra , rất cám ơn bạn khi đã đọc còm mà có sự suy tư nhiều đến thế .
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

thì vì mấy cái chú bôi đen toàn là mí cái qtrong nên Luz phải ngồi suy nghĩ lại ko chỉ vấn đề trong topic hỏi mà còn vần đề bên ngoài chung nữa. coi cái nào m biết rùi thì loại còn cái nào quên thì nhớ lại cái nào chưa biết thì đi tìm đọc cho biết . ví dụ chú vắn tắt 1 vấn đề trong vài câu nhưng chú vs anh MTH giống nhau nên con phải suy nghĩ và tìm hỉu quanh mí vấn đề chính ấy nhưng rộng hơn nữa nếu ko muốn bị ký đầu vì tội lanh chanh... tại vì biết nhìu nhưng chưa hẳn là biết hết mà ạ^^
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

toàn chữ là chữ thật
từ sáng cháu/ em bận quá h mới ngó đc vào diễn đàn
nếu nộp phạt do doanh nghiệp tự phát hiện và đi nộp # thế nào với có thông báo phạt
như thắc mắc nộp phạt như trên là bên cháu tự tính số tiền nộp phạt và đi nộp
cháu định khoản là: N811/C 3339, N3339/ C 111,112=> Đúng phải không ạ
thuế GTGT tháng( bây h là quý) phải nộp là: N642/C 3331, N 3331/ C 111,112=> cho vô 642 là do cháu thấy ở " lí thuyết trong các phần mềm kế toán excel"

Cho cháu/ em hỏi thêm 1 câu nữa:
Hóa đơn 10/ 3 nhưng tháng 4 mới kê khai thì: nhập thiết bị hàng hóa theo ngày trên HĐ N 152/ C 111
Khi kê khai tháng 4 thì chọn đại 1 ngày để định khoản trong NKC tháng 4( VD 1/4) : N133/C 111
=> không biết là đúng hay sai ạ
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Hai nghiệp vụ khác nhau một trời một vực mà bạn ý nghĩa dùng nó cũng khác mà bạn cách 01 4212 là lợi nhuận chưa phân phối năm nay và là lợi nhuận khi chưa quyết toán thuế năm là lãi trước thuế # 4211 lợi nhuận sau khi quyết toán thuế tức lợi nhuận sau khi đã nộp thuế TNDN đây đủ là lãi ròng bạn có thể dùng nó phân chia lãi cổ tức cho cổ đông, bổ sung các quỹ

Cách 01: công ty đang lỗ
Khi có quyết định phạt
Nợ 811/ Có 3339=1.000.000
Khi đi nộp phạt
Nợ 3339/ có 111,112=1.000.000
Kết chuyển lãi lỗ sang 911 và 4212
Kết chuyển xác định lời lỗ bình thường
Nợ 911/ có 811= 1.000.000
Giả sử các cái khác không phát sinh:
Nợ 4212/ có 911 = 1.000.000
Cách này khiến bạn phải theo dõi cuối năm phải làm thêm động tách bóc chi phí không hợp lý này ra: Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.6 chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 25%

Cách 02: công ty đang lãi tức dùng lợi nhuận chưa phân phối sau thuế TNDN để chi trả, với cách này cuối năm khi quyết toán thuế bình thường ko phải loại cái phần này ra trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm tức ko phải ngồi xem lại khoản phạt kia bao nhiêu để nhét vào B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.6
Khi có quyết định phạt
Nợ 4211/ Có 3339=1.000.000
Khi đi nộp phạt
Nợ 3339/ có 111=1.000.000

Câu hỏi đặt ra là bạn phân biệt như thế nào về TK 4211 và 4212


Bác Xinh là hơi bị dài dòng đó nha. Bác tập trung trả lời ngắn gọn cho mọi người dễ hiểu thui. Không cần đi quá sâu từng vấn đề làm gì cả. Hai trường hợp lãi hay lỗ của bác định khoản vấn đề chi phí bị phạt đều giống nhau thui. Tất cả đều đưa đến Nợ TK 421. Nhưng cách qua TK 811 mọi người sẽ hiểu bản chất hơn vì nó là 1 khoản chi phí của DN bỏ ra thưc tế nhưng không được chấp nhận là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Còn cách thứ 2 qua TK 421 luôn chỉ là kế toán làm tắt để khi xác định thuế TNDN không mất công loại khoản chi phí này ra nhưng như thế mọi người không hiểu về bản chất của nghiệp vụ.


---------- Post added at 12:09 ---------- Previous post was at 12:05 ----------

Hay chỉ gộp 421 chung chung chức năng như nhau?, chỉ biết nó là lợi nhuận chưa phần phối còn cách dùng và ý nghĩa ko cần quan tâm?
Kính nhờ bạn giải thích thêm vì mình ko hiểu ý bạn nói như thế nào!


---------- Post added at 12:38 ---------- Previous post was at 12:09 ----------

Ví dụ đơn giản:
CÁCH 01: công ty đang lỗ
Giả sử năm 2012 đang lỗ 4211 = - 10.000.000
Đầu năm 2013 kết chuyển lỗ năm rùi
Nợ 4211/ có 4212= 10.000.000

Năm 2013 Bị phạt thuế =1.000.000

Bước 1: Xác định Doanh thu trong cả năm:
Nợ 511,515,711/ Có 911 (A)
Chi phí trong cả năm :
Nợ 911/ có 632,641,642,635,811 (B)

Khi có quyết định phạt
Nợ 811/ Có 3339=1.000.000
Khi đi nộp phạt
Nợ 3339/ có 111,112=1.000.000


Xác định lợi nhuận trước thuế:
Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0
Lãi: Nợ 911/ có 4212
Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 < 0
Lỗ: Nợ 4212/ có 911


Lợi nhuận trước thuế: Tính tổng Có 911 – Tổng Nợ 911 = tổng doanh thu - tổng chi phí = 20.000.000 – 10.000.000 = 10.000.000 = > lãi



Vậy khi quyết toán thuế TNDN cuối năm sau khi đã nhập vào phụ lục: 03-1A/TNDN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH = lãi = 10.000.000 số liệu tự động nhảy sang ô A1 của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 = 10.000.000 (Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp)

Nhấn thêm phụ lục : 03-2A/TNDN CHUYỂN LỖ TỪ HĐKD

Khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 làm thêm phụ lục chuyển lỗ năm 2012=10.000.000
= > KẾT Luận năm 2012 lỗ =10.000.000 nhưng theo luật được chuyển lỗ nên toàn bộ lãi năm 2013 bạn ko phải đóng thuế TNDN Năm 2013 nhưng do trong năm 2013 bị phạt thuế Nên theo THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012 khoản chi phí này là chi phí không hợp lý: Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK 3.1.6 chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 25% = > NHẬP SỐ TIỀN PHẠT NÀY VÀO Ô [B4] = 10.000.000 X 25%=250.000 ĐỒNG
= > Số thuế phải nộp năm 2013= 250.000 ĐỒNG

THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2012
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP
ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 9. Xác định lỗ và chuyển lỗ
1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế.
2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
- Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.


---------- Post added at 12:47 ---------- Previous post was at 12:38 ----------

NHƯNG NẾU LÀ CÔNG TY ĐANG LÃI THÌ:
CÁCH 02: công ty đang LÃI
Giả sử năm 2012 đang LÃI = 10.000.000
Đầu năm 2013 kết chuyển lỗ năm rùi
Nợ 4212/ có 4211= 10.000.000

Năm 2013 Bị phạt thuế =1.000.000
Bước 1: Xác định Doanh thu trong cả năm:
Nợ 511,515,711/ Có 911 (A)
Chi phí trong cả năm :
Nợ 911/ có 632,641,642,635,811 (B)

Xác định lợi nhuận trước thuế:
Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0
Lãi: Nợ 911/ có 4212
Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 < 0
Lỗ: Nợ 4212/ có 911


Lợi nhuận trước thuế: Tính tổng Có 911 – Tổng Nợ 911 = tổng doanh thu - tổng chi phí = 20.000.000 – 21.000.000 = -1.000.000 = > Lỗ

Số thuế bị phạt trong năm
Khi có quyết định phạt
Nợ 4211/ Có 3339=1.000.000
Khi đi nộp phạt
Nợ 3339/ có 111=1.000.000
Lợi nhuận còn lại 4211= 10.000.000- 1.000.000=9.000.000


Vậy khi quyết toán thuế TNDN cuối năm sau khi đã nhập vào phụ lục: 03-1A/TNDN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH = lãi = -1.000.000 số liệu tự động nhảy sang ô A1 của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 = -1.000.000 (Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp)

= > Kết luận năm 2013 công ty ko phải đóng thuế TNDN
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

Oh. Thì ý em có khác ý bác mấy đâu. Em cũng nói cách 2 là để không mất công loại chi phí khi quyết toán mà. Còn cách 1 sử dụng qua TK 811 thì mọi người sẽ hiểu bản chất của khoản chi phí này. Đó là 1 khoản chi phí bình thường của DN.
Và theo như bác cách 2 bác dùng TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước để hạch toán cho khoản chi phí không hợp lý của năm nay thi sẽ thế nào. Lợi nhuận năm trước đã xác định và thông qua hội đồng cổ đông để chia lợi nhuận và phân phối các quỹ. Lúc đó TK 4211 sẽ không có số dư. Bác lại hạch toán thêm 1 khoản làm dư Nợ TK 4211 có phải mất công không. Và cổ đông sẽ khó hiểu khi đọc báo cáo tài chính về số liệu đó.
Đây là khoản chi phí thực tế trong năm nay sau có thể đẩy vào lợi nhuận của năm trước được. Bác xem ý kiến em thế nào nhé.
 
Ðề: Định khoản nộp thuế GTGT và nộp phạt

@@@@ Xinh già đập chai : viết nhiều quá em ko dám đọc luôn. nhìn lê thê hơn cả thông tư hướng dẫn nữa

---------- Post added at 02:19 ---------- Previous post was at 02:18 ----------

==>>> sai đúng ko kiểm tra nên hok nhắc dc
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top