Cựu binh dân kế toán

Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ba con năm nay bao nhieu tuổi rồi?
Chắc là lớn hơn chú rồi đấy! Chú mới 48 thôi! :sorrynha:

.......Vậy con phải gọi bằng chú thôi.......Ba con 51 tuổi rồi.....ba con là heo bố.....còn con là heo con ^..^
Chú Đồng ở Khánh Hoa`.....gần Ninh Hòa không ạ? Con có người Dì lấy chồng ở trong đó... mà con mới gặp dì có 1 lần thôi :hichic:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

.......Vậy con phải gọi bằng chú thôi.......Ba con 51 tuổi rồi.....ba con là heo bố.....còn con là heo con ^..^
Chú Đồng ở Khánh Hoa`.....gần Ninh Hòa không ạ? Con có người Dì lấy chồng ở trong đó... mà con mới gặp dì có 1 lần thôi :hichic:

Chú ở huyện Vạn Ninh, phía ngoài huyện Ninh hòa! Cách Ninh hòa 30 km!
Dì cháu lấy chồng trong này ở xã nào?
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Chú ở huyện Vạn Ninh, phía ngoài huyện Ninh hòa! Cách Ninh hòa 30 km!
Dì cháu lấy chồng trong này ở xã nào?

....Con cũng hông biết nữa.....con nhớ cái gì Ninh...đó......để con :alo: về hỏi ba con đã.......Dì con tội lắm.....Dì có 2 đứa con, đứa con gái bằng tuổi con, còn thằng con trai thì bằng tuổi thằng em con.....năm ngoái...thằng con trai của dì đi chơi với bạn bị tai nạn nên mất rồi :hichic:......Dì bun` lắm......Mà Vạn Ninh có gần Vạn kiếp hông chú ??......hông bít chú có quen với ba con hông nữa :momong:...Ba con có nhìu bạn trong đó lắm
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

....Con cũng hông biết nữa.....con nhớ cái gì Ninh...đó......để con :alo: về hỏi ba con đã.......Dì con tội lắm.....Dì có 2 đứa con, đứa con gái bằng tuổi con, còn thằng con trai thì bằng tuổi thằng em con.....năm ngoái...thằng con trai của dì đi chơi với bạn bị tai nạn nên mất rồi :hichic:......Dì bun` lắm......Mà Vạn Ninh có gần Vạn kiếp hông chú ??......hông bít chú có quen với ba con hông nữa :momong:...Ba con có nhìu bạn trong đó lắm

Con về hỏi lại ba xem thử cái màu đỏ ấy! Chổ chú ở hổng có địa chỉ đó, chắc là ba con nhầm rồi!
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Con về hỏi lại ba xem thử cái màu đỏ ấy! Chổ chú ở hổng có địa chỉ đó, chắc là ba con nhầm rồi!

Con hông bít chỗ nào có vạn kiếp nữa.......:xinloinhe:...chắc là con nhầm..... Con nge ba con nói ...nhưng hông bít nó ở huyện nào :D ......
 
Hai chú cháu nhà này tám kinh quá.

Chú ở huyện Vạn Ninh, phía ngoài huyện Ninh hòa! Cách Ninh hòa 30 km!
Dì cháu lấy chồng trong này ở xã nào?

Hỏi thăm đến cả dì rồi cơ à :runcamcap:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Hai chú cháu nhà này tám kinh quá.



Hỏi thăm đến cả dì rồi cơ à :runcamcap:

Chú mày....chỉ được cái...!:chuanbidiedi:
Bộ đội thì phải quan tâm tới nhân dân chứ! Không quan tâm tới dân thì quan tâm tới ai, hả? :hah:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

.....Bác [you] giúp con với :hichic:.....Con có câu hỏi như thế này ......
" hãy dùng luận cứ khoa học để chứng minh Bác Hồ đã chọn con đường CNXH - CN Cộng Sản là đúng đắn" .......
Con cảm ơn các Bác rất nhiều.......:nuhon:.........

Đi ra nhà sách gì anh quên mất tên rồi, nằm ở gần góc Hàm Nghi - Pasteur. Nơi đó bán đầy những sách mà em cần.:runcamcap:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Chú mày....chỉ được cái...!:chuanbidiedi:
Bộ đội thì phải quan tâm tới nhân dân chứ! Không quan tâm tới dân thì quan tâm tới ai, hả? :hah:

Đặc biệt là dân nữ :runcamcap:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Đường về quê mẹ tới rồi:

....Lúc này, các mẹ, các chị tíu tít hỏi thăm sức khỏe, chuyện lính tráng chúng tôi! Có một bà mẹ cũng có người con đi cùng đợt với tôi (1983) và cũng qua K. nên mẹ cứ hỏi thăm...Làm sao mà tôi biết dược con của mẹ hiện nay ở đâu trên cái mảnh đất xa lạ đó! Ở 315, 307...hay là về một đơn vị nào đó của các Bộ chỉ huy tiền phương các tỉnh....Đành phải an ủi lại người mẹ đó! Nghe mẹ thút thít nhớ con, tôi chợt nhớ đến mẹ tôi đang ở nhà...Cũng hơn năm rồi, tôi không gởi lá thư nào về cho mẹ! Những người mẹ Việt nam, chắc hẳn trên Địa cầu này không có ai chịu nhiều đau khổ như họ....
Xe chạy đến tối mịt mù mới tới thị trấn Sông Cầu, nhân lúc xe đang dừng trả khách, mấy chị chạy vội xuống mua lên nào bánh, nào thuốc lá...cho chúng tôi! Bối rối và ngỡ ngàng trước tấm lòng thảo thơm của các chị, cả ba chúng tôi chỉ biết đón nhận và lí nhí cảm ơn...Chúng tôi hiểu lòng mấy mẹ, mấy chị, tình thương của họ là vô bờ bến...Tôi cũng đã gặp nhiều bà mẹ trên đất K. nơi chúng tôi sống và chiến đấu, họ cũng thương các contop Vietnam, những thằng thanh niên phải xa nhà chiến đấu hy sinh vì cuộc sống của họ. Nhưng vẫn không có những cảm giác đặc biệt như những bà mẹ, người chị Việt nam thân thương....
Xe chạy một mạch đến Tuy hòa, bỏ lại sau lưng những dốc Qúit, Dốc Găng...Chúng tôi xuống ven quốc lộ để tiếp tục một chặng cuối cùng về với mẹ! Lại những bà mẹ, các chị xuống theo... "để đón xe giúp tụi bay...." vì:'' tụi mày lóng ngóng đón nó không dừng cho đâu!"
Lại mấy ổ bánh mỳ đem tới, chị hối chúng tôi ăn lẹ..." về nhà còn xa,tụi bây ăn vô cho vững bụng...". Chúng tôi tự nhiên ăn và còn ngồi....xem các chị đón xe giùm...thơ ngây đến thế là cùng!!!
Cuối cùng thì cũng có xe, một chiếc xe tải đồng ý chở ba đứa vô Khánh hòa, lại leo lên thùng xe và vẫy tay tạm biệt các chị, các má....Những hình ảnh không thể nào quên trong suốt cuộc đời tôi!
Xe qua đèo Cả! Chỉ mọt đoạn ngắn nữa thôi là tôi được sà vào lòng mẹ....Đoạn đường lắc lư, gập ghềnh....nó như dài thêm ra cùng với sự nôn nao hồi hộp của một đứa con trông đến giờ khắc sum họp! Đại lãnh....Tu Bông....dần khuất sau lưng...và kia rồi: Vạn Gĩa!
Tôi non nao xách ba lô và không quên móc hết mấy đồng bạc cuối cùng dúi vào tay thằng bạn! Tạm biệt chúng mày nhé! Tao được gặp mẹ tao rồi! Xe dừng...Cảm ơn bác tài xong, vẫy tay chào 2 thằng bạn, tôi lầm lũi bước về phía xóm mờ xa, nơi có gia đình tôi đang chờ đợi! Vẫn những mảnh ruộng ngày xưa tôi từng lội xuống cắt lúa; kia là nhà đứa bạn học ngày xưa....Và kia nữa, mái nhà thân yêu của tôi hiện rõ, ánh đèn dầu vẫn còn le lói báo cho biết rằng chủ nhà vẫn còn chưa ngủ! Tự dưng bước chân tôi trở nên chậm chạp và quýnh quáng....
Đến trước cửa, tôi gào lên:" Mẹ ơi! Mở cửa cho con! Ba ơi! Con về nè...." Tiếng nói chuyện trong nhà vụt tắt, im lặng hoàn toàn! Tôi kêu lên lần nữa, tiếng mở cửa và mẹ tôi hiện ra trong ánh đèn dầu vàng vọt! Tôi kêu lên:" Mẹ!" và nhào tới...Mẹ tôi đứng sững, ngó tôi và từ từ khuỵu xuống....
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Đường về quê mẹ tới rồi:

....Lúc này, các mẹ, các chị tíu tít hỏi thăm sức khỏe, chuyện lính tráng chúng tôi! Có một bà mẹ cũng có người con đi cùng đợt với tôi (1983) và cũng qua K. nên mẹ cứ hỏi thăm...Làm sao mà tôi biết dược con của mẹ hiện nay ở đâu trên cái mảnh đất xa lạ đó! Ở 315, 307...hay là về một đơn vị nào đó của các Bộ chỉ huy tiền phương các tỉnh....Đành phải an ủi lại người mẹ đó! Nghe mẹ thút thít nhớ con, tôi chợt nhớ đến mẹ tôi đang ở nhà...Cũng hơn năm rồi, tôi không gởi lá thư nào về cho mẹ! Những người mẹ Việt nam, chắc hẳn trên Địa cầu này không có ai chịu nhiều đau khổ như họ....
Xe chạy đến tối mịt mù mới tới thị trấn Sông Cầu, nhân lúc xe đang dừng trả khách, mấy chị chạy vội xuống mua lên nào bánh, nào thuốc lá...cho chúng tôi! Bối rối và ngỡ ngàng trước tấm lòng thảo thơm của các chị, cả ba chúng tôi chỉ biết đón nhận và lí nhí cảm ơn...Chúng tôi hiểu lòng mấy mẹ, mấy chị, tình thương của họ là vô bờ bến...Tôi cũng đã gặp nhiều bà mẹ trên đất K. nơi chúng tôi sống và chiến đấu, họ cũng thương các contop Vietnam, những thằng thanh niên phải xa nhà chiến đấu hy sinh vì cuộc sống của họ. Nhưng vẫn không có những cảm giác đặc biệt như những bà mẹ, người chị Việt nam thân thương....
Xe chạy một mạch đến Tuy hòa, bỏ lại sau lưng những dốc Qúit, Dốc Găng...Chúng tôi xuống ven quốc lộ để tiếp tục một chặng cuối cùng về với mẹ! Lại những bà mẹ, các chị xuống theo... "để đón xe giúp tụi bay...." vì:'' tụi mày lóng ngóng đón nó không dừng cho đâu!"
Lại mấy ổ bánh mỳ đem tới, chị hối chúng tôi ăn lẹ..." về nhà còn xa,tụi bây ăn vô cho vững bụng...". Chúng tôi tự nhiên ăn và còn ngồi....xem các chị đón xe giùm...thơ ngây đến thế là cùng!!!
Cuối cùng thì cũng có xe, một chiếc xe tải đồng ý chở ba đứa vô Khánh hòa, lại leo lên thùng xe và vẫy tay tạm biệt các chị, các má....Những hình ảnh không thể nào quên trong suốt cuộc đời tôi!
Xe qua đèo Cả! Chỉ mọt đoạn ngắn nữa thôi là tôi được sà vào lòng mẹ....Đoạn đường lắc lư, gập ghềnh....nó như dài thêm ra cùng với sự nôn nao hồi hộp của một đứa con trông đến giờ khắc sum họp! Đại lãnh....Tu Bông....dần khuất sau lưng...và kia rồi: Vạn Gĩa!
Tôi non nao xách ba lô và không quên móc hết mấy đồng bạc cuối cùng dúi vào tay thằng bạn! Tạm biệt chúng mày nhé! Tao được gặp mẹ tao rồi! Xe dừng...Cảm ơn bác tài xong, vẫy tay chào 2 thằng bạn, tôi lầm lũi bước về phía xóm mờ xa, nơi có gia đình tôi đang chờ đợi! Vẫn những mảnh ruộng ngày xưa tôi từng lội xuống cắt lúa; kia là nhà đứa bạn học ngày xưa....Và kia nữa, mái nhà thân yêu của tôi hiện rõ, ánh đèn dầu vẫn còn le lói báo cho biết rằng chủ nhà vẫn còn chưa ngủ! Tự dưng bước chân tôi trở nên chậm chạp và quýnh quáng....
Đến trước cửa, tôi gào lên:" Mẹ ơi! Mở cửa cho con! Ba ơi! Con về nè...." Tiếng nói chuyện trong nhà vụt tắt, im lặng hoàn toàn! Tôi kêu lên lần nữa, tiếng mở cửa và mẹ tôi hiện ra trong ánh đèn dầu vàng vọt! Tôi kêu lên:" Mẹ!" và nhào tới...Mẹ tôi đứng sững, ngó tôi và từ từ khuỵu xuống....

.....Khi gặp lại mẹ và ba.....chú có khóc hông ??? ......Nhưng chú là con trai...chắc hông có khóc đâu ha'.......Con tưởng tượng cảnh đó ....vì mỗi khi đi xa về....con cũng khóc.......Chuyện đời lính của chú hay thật .........
:loaloa: chú Đồng ơi con nhớ rồi.....bạn của ba con ở Vạn Giã chứ hông phải chỗ hôm bữa con nói.........:xinloinhe:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

chú lại nói tới contop vietnam.......:thodai:........con hông hiểu nó là cái gì........:chongmat:.......hỏi thì anh Bao hông giải thích.......:think:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Đến trước cửa, tôi gào lên:" Mẹ ơi! Mở cửa cho con! Ba ơi! Con về nè...." Tiếng nói chuyện trong nhà vụt tắt, im lặng hoàn toàn! Tôi kêu lên lần nữa, tiếng mở cửa và mẹ tôi hiện ra trong ánh đèn dầu vàng vọt! Tôi kêu lên:" Mẹ!" và nhào tới...Mẹ tôi đứng sững, ngó tôi và từ từ khuỵu xuống....
Khi vào nhà thấy mình ngồi chễm chệ trên bàn thờ thì bác có cảm giác thế nào nhỉ ????:tungkinh:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Những đội lính bắn đá thời Lý
Kể từ khi triều Lý lên thay thế triều Lê, họa Tống xâm lăng vẫn như quả núi lớn đè nặng lên đất nước Đại Việt non trẻ. Vì độc lập tự do của dân tộc, triều Lý đã chủ trương xây dựng một quân đội mạnh gồm bộ binh, thủy binh và đội quân bắn đá- phôi thai đầu tiên của đội quân pháo binh sau này.
[URL="http://www.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//hoangha/2009/8/12/may-ban-da-1.jpg"][/URL]
Súng phóng đá. Ảnh minh hoạ
Vũ khí của đội quân bắn đá là súng phóng đá, nó được coi là tiền thân của những khẩu đại bác ngày nay, có thể dùng để phóng đạn phá tường thành hay bật đạn cầu vồng để tiêu diệt địch ở trong thành. Súng dùng lực của dây xoắn để phóng đạn tới mục tiêu. Đạn là những khúc gỗ hoặc những tảng đá có trọng lượng thích hợp.
Theo sử hiệu, khi ấy nhà Lý định ra quân hiệu và chia ra làm tả, hữu, tiền, hậu, 4 bộ hợp lại thành 100 đội. Trong mỗi đội đều có lính kỵ và lính bắn đá. Thời Lý có những trận đánh tiêu biểu bằng súng bắn đá như trận Lý Thường Kiệt công thành Ung Châu trên đất Tống. Trong trận chiến này, ta đã sử dụng tập trung nhiều cỗ súng bắn đá, bắn phá tường trình vững chắc của địch, kết hợp với dùng pháo thăng thiên có chứa nhiều chất cháy và một khối bùi nhùi rơm bắn vào bên trong đốt cháy kho tàng, doanh trại bằng gỗ của địch, gây thành những đám cháy lớn rực trời. Sau 42 ngày đêm vây hãm và công phá, quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, phá hủy hoàn toàn dự trữ vật chất của địch, chặn đứng mưu đồ của nhà Tống nhằm xâm lược và thôn tính nước Đại Việt ta.
Và cỗ đại bác nòng đúc bằng kim loại thời Trần
Ngoài súng bắn đá triều Lý để lại, nhà Trần tiếp tục tìm tòi, sáng chế và trang bị cho lực lượng vũ trang của dân tộc ta lúc bấy giờ nhiều loại pháo nhỏ cầm tay và những cỗ đại bác nòng đúc bằng kim loại. Đạn dược, thuốc phóng cũng được chế tạo khá tinh xảo.
Cấu tạo của khẩu đại bác có nòng hình ống bằng kim loại, trong Binh thư yếu lược có ghi: “…Dùng gỗ bền mà chế. Không kỳ lớn nhỏ, xoi rỗng ruột, ngoài niền 4 đai sắt, dưới mở 1 lỗ để đặt ngòi, nhồi thuốc cho đầy miệng, cho vào một ít đất vàng, sau cho vào những viên sắt, đá và ngòi thuốc, xỏ liền với máy súng…”.
Kỹ thuật bắn pháo ngày ấy cũng được tính toán khá khoa học. Trước khi bắn quả đạn thật, quân Trần bắn quả dẫn hỏa để tính toán cự ly. Qủa dẫn hỏa nặng 3 đến 5 kg, trọng lượng bằng quả đạn thật. Bắn quả dẫn hỏa để lấy mức xa gần, rồi theo mức ấy mà tiến lên hay lùi xuống cho đạn rơi trúng đích. Nói về hiệu chỉnh đạn bắn, người xưa cũng cũng có ghi: “…Đậy vung ngòi, nhắm làn. Hoặc thiên tả, thiên hữu. Hoặc lấy cao, lấy thấp. Hoặc lấy làn ngay…”.
Vai trò của pháo binh trong giai đoạn này cũng được thể hiện khá rõ nét trong trận đánh quân Mông Nguyên ngày 17-2-1285 của Trần Hưng Đạo, hay trận đánh cuối triều Trần của tướng Trần Khát Chân nhằm vào chiến thuyền của vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga, làm Bồng Nga tử trận, đập tan ý định tiến đánh thành Thăng Long của vua Chiêm.

Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng

[URL="http://www.qdnd.vn/ImageHandler/Upload//hoangha/2009/8/14/sung-than-cong.jpg"][/URL]
Ảnh minh họa

Sau 3 lần chiến thắng oanh liệt quân Mông Nguyên, vua tôi triều Trần kế tiếp đã quên lời di chúc vàng ngọc của Đại nguyên soái Trần Hưng Đạo, ấy là: “Phải khoan sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc”, và lời nhắn nhủ của thượng tướng Trần Quang Khải: “…thái bình nên gắng sức. Non nước ấy ngàn thu” nên để mất lòng dân, suy yếu nghiêm trọng, dẫn đến việc cướp ngôi vua của Hồ Qúy Ly.
Đường lối kháng chiến chống xâm lược của nhà Hồ không dựa vào sức mạnh của toàn dân như các triều đại trước, mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội thường trực với hàng trăm vạn người và việc cải tạo vũ khí, xây đắp thành quách, chiến tuyến…rất có thể từ đường lối chỉ đạo đó mà Hồ Nguyên Trừng- con cả của Hồ Qúy Ly- một kỹ sư quốc phòng giỏi lúc đó đã dành nhiều thời gian, trí tuệ vào việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí. Trong số vũ khí ấy, nổi tiếng là súng thần cơ. Về kỹ thuật, Thần cơ hơn hẳn các loại đại bác đương thời, kể cả hỏa pháo của nhà Minh. Súng thần cơ có nhiều loại. Loại nhỏ dùng cho bộ binh bắn xa chừng 700 mét. Về mặt cấu tạo, Thần cơ có đầy đủ bộ phận cơ bản của súng thần công ở những thế kỷ sau này. Nòng súng một ống đúc bằng sắt hoặc bằng đồng, phía đuôi súng được đúc kín có bộ phận ngòi cháy ở chỗ nhồi thuốc nổ. Đạn pháo là mũi tên bằng sắt lớn. Khi bắn người ta nhồi thuốc súng vào phía đáy và đặt mũi tên vào giữa và nhồi thêm nhiều đạn ghém bằng sắt và chì.
Tuy là nhà chính trị, quân sự biết đề ra những biện pháp cải cách trên lĩnh vực kinh tế, song Hồ Qúy Ly lại có nhiều việc làm đi ngược lòng dân, nên không được nhân dân ủng hộ, vì thế mà cơ nghiệp đế vương của cha con Hồ Qúy Ly đã nhanh chóng sụp đổ tan tành.
Theo sử cũ, Hồ Nguyên Trừng bị giặc nhà Minh bắt về, cưỡng ép phải chế tạo ra nhiều loại súng đại bác để chúng thành lập nhiều thần cơ doanh, phục vụ mưu đồ xâm lược các dân tộc khác. Vậy là sau nỏ liên châu, đây là lần thứ hai, một thành tựu quân sự của ta bị kẻ thù tước đoạt.
“Pháo tự hành” đặt trên…lưng voi
Phong trào Tây Sơn (1771-1802) đã đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của pháo binh Việt Nam. Bằng thiên tài quân sự của mình, Nguyễn Huệ đã đưa quân đội nói chung và pháo binh Tây Sơn nói riêng đến trình độ cận đại, vượt qua bọn xâm lược Xiêm, Thanh, không kém pháo binh quân đội các nước châu Âu lúc bấy giờ.
Chỉ tính riêng số lượng đại bác quân đội Tây Sơn trang bị cho thủy quân, lục quân lúc cao nhất phải đến ngàn khẩu. Phần do lấy được của quân Trịnh, Nguyễn, phần do tự chế tạo, sản xuất phù hợp với tư tưởng tiến quân mãnh liệt, thần tốc, cách đánh công thành, diệt viện, cơ động cao khắp chiến trường Nam- Bắc.
Lúc này, pháo binh đã được Tây Sơn nâng lên thành binh chủng hỏa lực, chiến đấu hiệp đồng quy mô nhỏ, vừa và lớn. Trong lục quân có pháo nặng phòng ngự giữ thành, có pháo tiến công cỡ lớn chi viện từ xa chở bằng tàu thuyền đến vị trí tập kết rồi cho voi kéo vào trận địa, có loại nhẹ đặt trên lưng voi, làm “pháo tự hành” trong đội hình tiến công của bộ binh và tượng binh.
Những khẩu pháo tự hành nói trên được chốt chặt trên một cái bệ đặt trên lưng voi. Khung bệ hình tò vò khum khum lựa theo chiều lưng voi xuống hai bên sườn, có hai càng áp sát vào hai bên sườn con vật. Lót dưới khung bệ gỗ là một cái đệm rất dày và êm để khỏi xây xát da lưng voi. Tất cả đều được ghìm chặt bằng những dây đai rộng bản bằng da trâu. Ba dây luồn dưới bụng, một dây dưới đuôi, một dây vòng qua trước ức voi. Vị trí chiến đấu của các pháo thủ là trên tấm ván đóng cứng vào đuôi càng của khung bệ gỗ hai bên sườn voi. Pháo thủ đứng theo hàng dọc, 3 người ở bên trái, 2 người ở bên phải. Khi có lệnh “nhồi thuốc”, ngay tức thì, pháo thủ đứng đầu hàng bên trái dùng một tay xoay nòng pháo về phía mình, tay kia nhận gói thuốc từ pháo thủ thứ 2 đứng sát sau, nhồi thuốc vào miệng nòng, dùng gậy dài vừa phải ấn gói thuốc vào tận đuôi nòng. Làm xong đẩy nòng về vị trí cũ. Tiếp đến là khẩu lệnh “nhồi đạn”, pháo thủ đứng trên cùng bên phải một tay xoay miệng nòng pháo về phía mình, tay kia tiếp nhận viên trái phá của người pháo thủ chuyền đạn đứng sau và làm động tác nạp viên đạn vào miệng nòng. Làm xong xoay nòng thẳng hướng cũ. Như vậy chỉ còn ngắm rồi khai hỏa. Tức thì người pháo đội trưởng đứng thứ 3 bên trái nhảy lên mông voi để ngắm bắn từ phía đuôi, xê dịch đầu nòng pháo vào đúng mục tiêu đã định. Ngắm xong, pháo đội trưởng nhanh chóng tụt xuống thấp, cùng lúc pháo thủ phụ trách nhồi thuốc chốt cứng nòng pháo vào khung bệ. Khi có lệnh “phát hỏa”, người pháo thủ chuyền đạn ở bên phải liền dí bùi nhùi rơm châm vào ngòi thuốc phóng thò ra ở gần đuôi nòng. Con voi chiến tinh khôn đã được huấn luyện thành thục, nghe thấy lệnh phát hỏa liền cong vòi giữ chặt dây đai vòng trước ức nó, ghìm chắc không cho pháo nhảy lên quá mức khi thuốc cháy đẩy viên đạn bay ra khỏi nòng pháo. Như vậy có thể thấy, pháo binh Tây Sơn không chỉ có kỷ luật cao, hiệp đồng chặt chẽ mà trình độ kỹ, chiến thuật đã đạt ở trình độ khá cao.
Những trận đánh tiêu biểu của pháo binh Tây Sơn có thể kể đến như trận đánh thành phố Hiến, thủ phủ trấn Sơn Nam thượng, nơi quân Trịnh tập trung rất mạnh. Trong trận này, từ dưới chiến thuyền, quân Tây Sơn bắn đại bác lớn lên hai bên bờ sông. Tiếng đại bác nổ như sấm rền, cây cổ thụ hai bên bờ sông đổ gẫy hàng loạt. Ngoài ra, còn có thể kể đến trận đánh thành Phú Xuân ngày 15-6-1786. Với uy lực tập trung, mãnh liệt, pháo binh Tây Sơn đã bắn vỡ từng mảng tường thành, uy hiếp tinh thần địch, tạo điều kiện cho bộ binh tiến lên tiêu diệt gọn quân địch ngay trong đêm đó.


 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Tiếp cho liền mạch:
PHÁO BINH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
( Nguồn: vndefence.info)

[URL="http://i246.photobucket.com/albums/gg94/vndefence/Phaobinhvn/PhaoVN.jpg"][/URL]
Binh chủng Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam,Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh 8 chữ "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" ngày 13 tháng 4 năm 1967.

Lịch sử

Ngày 29 tháng 6 năm 1946 được coi là ngày thành lập Binh chủng Pháo binh. Vào ngày này, tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh.

Năm 1948, lực lượng pháo binh phát triển tới cấp tiểu đoàn: tiểu đoàn pháo binh 410 (Liên khu 10), tiểu đoàn pháo binh chủ lực đầu tiên, được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1948.
Năm 1950 pháo binh phát triển tới cấp trung đoàn. Ngày 20 tháng 11 năm 1950, Trung đoàn pháo cơ giới 45 được thành lập với trang bị gồm 20 khẩu lựu pháo 105 mm và 40 ô tô các loại.

Ngày 31 tháng 7 năm 1949, Cục Pháo binh được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sửa chữa các loại pháo, đạn và mở lớp đào tạo cán bộ chỉ huy pháo binh và thợ pháo, do Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng.

Năm 1951, đại đoàn công pháo (công binh-pháo binh) 351 được thành lập, gồm 3 trung đoàn: trung đoàn pháo 675, trung đoàn pháo 45 và trung đoàn công binh 151.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, bộ đội pháo binh có 2 trung đoàn pháo, 4 tiểu đoàn pháo phản lực và súng cối, gồm: 24 khẩu 105 mm có xe kéo, 16 khẩu cối 120 mm, 30 khẩu sơn pháo 75 mm và ĐKZ, 12 dàn phản lực 102 mm, 36 khẩu cối 82 mm. Ngoài ra còn có 6 tiểu đoàn pháo trong biên chế các đại đoàn bộ binh.

Ngày 7 tháng 9 năm 1954, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Pháo binh, đến ngày 28 tháng 5 năm 1956 Binh chủng Pháo binh chính thức được thành lập với cơ quan đầu não là Bộ Tư lệnh Pháo binh.

Ngày 16 tháng 9 năm 1954, thành lập 2 đại đoàn pháo 675 và 349.

Ngày 21 tháng 9 năm 1954, thành lập đại đoàn pháo phòng không 367, đến năm 1958 tách khỏi Bộ Tư lệnh Pháo binh để đặt dưới quyền Bộ Tư lệnh Phòng không mới được thành lập.
Ngày 15 tháng 10 năm 1965, thành lập Đoàn pháo binh 69 (còn gọi là Đoàn pháo binh Biên Hòa), thuộc Bộ Tư lệnh Miền (chiến trường B2). Tháng 1 năm 1972, Đoàn pháo binh 69 chuyển thành Sư đoàn pháo binh 75 thuộc Bộ Tư lệnh Miền.

Pháo đài Láng

Trung đội pháo đài Láng thành lập ngày 29 tháng 6 năm 1946, gồm 44 người, chia làm 3 khẩu đội, do Nguyễn Ưng Gia làm trung đội trưởng, Nguyễn Văn Khoát làm chính trị viên.. Pháo đài Láng vốn do Pháp lập ra sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ để bắn máy bay Nhật. Ở đây có 4 khẩu pháo cao xạ 75 mm mua của Đức là loại súng tối tân nhất lúc bấy giờ được gắn cố định vào bệ bê tông. Năm 1940, Nhật đã buộc Pháp phải dùng pháo đài Láng để bắn máy bay Mỹ đến ném bom Hà Nội. Bộ đội Việt Nam dùng 2 khẩu cao xạ còn lại với 400-500 viên đạn làm pháo bắn mục tiêu mặt đất.

Ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Pháo đài Láng đã nổ súng bắn vào thành Hà Nội, yểm trợ cho bộ đội Việt Nam. Ba ngày sau, pháo đài Láng bắn rơi một máy bay trinh sát của Pháp. Nửa tháng sau thì pháo đài hết đạn, nhưng được điều thêm 1 khẩu sơn pháo 75 mm có bánh xe do ô tô kéo về. Ngày 10 tháng 1 năm 1947, trung đội pháo đài Láng rút khỏi Hà Nội, kết thúc đợt chiến đấu đầu tiên của pháo binh Việt Nam.

Pháo hỏa tiễn ĐKB

Năm 1966 Liên Xô chi viện cho Quân đội Nhân dân Việt Nam pháo hỏa tiễn 24 nòng đặt trên xe, sử dụng phương tiện hiện đại để phóng cùng một lúc 24 viên đạn, nhưng như thế chưa phù hợp với điều kiện tác chiến của Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Liên Xô cải tiến loại pháo hỏa tiễn đó bằng cách tháo rời giàn pháo ra từng nòng để bộ đội Việt Nam mang vác cơ động và chiến đấu được thuận lợi. Loại pháo cải tiến nay được đặt tên mới là ĐKZB, và gọn hơn là ĐKB. Pháo hỏa tiễn ĐKB cỡ 122 mm, tầm bắn 11.200 m, đạn nặng gần 60 kg. Trung đoàn pháo hỏa tiễn 724 được thành lập tháng 2 năm 1966 và được đưa vào miền Đông Nam Bộ (chiến trường B2). Trung đoàn 724 được trực thuộc Đoàn 69 (tương đương cấp sư đoàn) pháo binh Miền (tên gọi tắt của chiến trường B2). Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại hy sinh trên đường vào miền Nam nên Tô Đê làm Trung đoàn trưởng mới và Lê Bình làm Chính ủy trung đoàn. Trung đoàn đã pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 11 tháng 5 năm 1967, phá hủy và phá hỏng 150 máy bay các loại và nhiều phương tiện kỹ thuật, đốt cháy nhiều kho nhiên liệu, tiêu diệt và làm bị thương hơn 800 phi công và nhân viên kỹ thuật đối phương.

Pháo 105mm
m101_105mm_howitzer.jpg



 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

To Teo & luu_linh: Đúng là tôi có cảm giác đó thật sự! Khi thấy đứa con trở về đột ngột trong đêm khuya (khi đó cũng khoảng 11 giờ đêm rồi), mẹ tôi cứ tưởng là tôi hiện hồn về thăm nhà - đó là sau này bà kể lại! Mẹ tôi bị bệnh tim, có chuyện gì xuất hiện đột ngột hay gây cảm xúc mạnh là bà ngất xỉu ngay! Khi thấy mẹ ngất, tôi ôm bà cùng với cha tôi đưa mẹ vào nghỉ....Cha tôi khi thấy con mình trỏ về lúc đó cũng luống cuống tay chân..... Tôi linh cảm có điều gì khang khác trong nhà! Ngó quanh quất và phát hiện thấy có một bàn thờ nhỏ đang phảng phất khói nhang, tôi tiến lại và thấy mình dang ở trên đó! Trời ơi....cha mẹ tôi đang thờ tôi! Sao lại thế này...lạ lùng quá....Một cảm giác lành lạnh chạy dọc sống lưng, tôi hụt hẫng thực sự....Cái hình ngày trước mà tôi dùng làm Avatar trong Diễn đàn này chính là hình ba mẹ tôi đã thờ tôi lúc đấy, các bạn ạ! Mẹ tôi tỉnh lại, điều đầu tiên là ôm lấy tôi và nức nở.....bà sờ soạn khắp cùng thân thể thằng con xem nó có bị gì không? Cũng may là tôi hầu như còn lành lặn để trở về với mẹ.....Tôi cũng ôm chặt lấy mẹ mà để cảm nhận được cái mùi nồng của trầu cay, của mồ hôi đồng ruộng.... Tôi còn nhớ câu đầu tiên mẹ tôi hỏi:" Có thật là con đây không Đ.?" Tôi hiểu vì sao mẹ hỏi tôi câu đó....Tôi chỉ biết gật đầu, có cái gì đó chặn ngang họng, đắng ngắt, mắt cay xè! Còn ba tôi thì cứ đứng sững bên giường nhìn hai mẹ con tôi, hình như ông cũng đang xúc động dữ dội trong lòng.... Chị và mấy đứa em cũng đã dậy, tíu tít ôm chầm lấy tôi, nấu nước pha trà và bắt đầu...tra tấn tôi với vô vàn câu hỏi! Chỉ đến khi ba mẹ giục đến năm lần bảy lượt tụi nó mới chịu tạm tha cho tôi để đi ngủ..... Hôm sau, khi đã thật sự bình tâm trở lại, tôi mới hỏi tại sao ba mẹ lại lập bàn thờ tôi, trong lúc tôi còn sống!!!! Và sự thật được sáng tỏ: Đó là do mấy đứa nhập ngũ cùng đợt với tôi, cùng qua K. chiến đấu, nhưng khác đơn vị; không biết nghe tin từ đâu mà khi tụi nó về nhà (do bị thương), nên đã đến báo cho gia đình tôi rằng: tôi đã hi sinh!!! Bán tín bán nghi, ba tôi lên Huyện đội hỏi, làm sao mà họ biết được! Và tôi đá chết đâu mà có giấy báo! Họ trả lời rõ là không có gì cả! Tiếp sau đó, cả hơn một năm trời tôi không gởi thư về nhà nên cha mẹ tôi càng tin rằng tôi đã chết! Và cái bàn thờ đó được cha mẹ tôi lập nên mới được gần 4 tháng gì đó....
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

To Teo & luu_linh: Đúng là tôi có cảm giác đó thật sự! Khi thấy đứa con trở về đột ngột trong đêm khuya (khi đó cũng khoảng 11 giờ đêm rồi), mẹ tôi cứ tưởng là tôi hiện hồn về thăm nhà - đó là sau này bà kể lại! Mẹ tôi bị bệnh tim, có chuyện gì xuất hiện đột ngột hay gây cảm xúc mạnh là bà ngất xỉu ngay! Khi thấy mẹ ngất, tôi ôm bà cùng với cha tôi đưa mẹ vào nghỉ....Cha tôi khi thấy con mình trỏ về lúc đó cũng luống cuống tay chân..... Tôi linh cảm có điều gì khang khác trong nhà! Ngó quanh quất và phát hiện thấy có một bàn thờ nhỏ đang phảng phất khói nhang, tôi tiến lại và thấy mình dang ở trên đó! Trời ơi....cha mẹ tôi đang thờ tôi! Sao lại thế này...lạ lùng quá....Một cảm giác lành lạnh chạy dọc sống lưng, tôi hụt hẫng thực sự....Cái hình ngày trước mà tôi dùng làm Avatar trong Diễn đàn này chính là hình ba mẹ tôi đã thờ tôi lúc đấy, các bạn ạ! Mẹ tôi tỉnh lại, điều đầu tiên là ôm lấy tôi và nức nở.....bà sờ soạn khắp cùng thân thể thằng con xem nó có bị gì không? Cũng may là tôi hầu như còn lành lặn để trở về với mẹ.....Tôi cũng ôm chặt lấy mẹ mà để cảm nhận được cái mùi nồng của trầu cay, của mồ hôi đồng ruộng.... Tôi còn nhớ câu đầu tiên mẹ tôi hỏi:" Có thật là con đây không Đ.?" Tôi hiểu vì sao mẹ hỏi tôi câu đó....Tôi chỉ biết gật đầu, có cái gì đó chặn ngang họng, đắng ngắt, mắt cay xè! Còn ba tôi thì cứ đứng sững bên giường nhìn hai mẹ con tôi, hình như ông cũng đang xúc động dữ dội trong lòng.... Chị và mấy đứa em cũng đã dậy, tíu tít ôm chầm lấy tôi, nấu nước pha trà và bắt đầu...tra tấn tôi với vô vàn câu hỏi! Chỉ đến khi ba mẹ giục đến năm lần bảy lượt tụi nó mới chịu tạm tha cho tôi để đi ngủ..... Hôm sau, khi đã thật sự bình tâm trở lại, tôi mới hỏi tại sao ba mẹ lại lập bàn thờ tôi, trong lúc tôi còn sống!!!! Và sự thật được sáng tỏ: Đó là do mấy đứa nhập ngũ cùng đợt với tôi, cùng qua K. chiến đấu, nhưng khác đơn vị; không biết nghe tin từ đâu mà khi tụi nó về nhà (do bị thương), nên đã đến báo cho gia đình tôi rằng: tôi đã hi sinh!!! Bán tín bán nghi, ba tôi lên Huyện đội hỏi, làm sao mà họ biết được! Và tôi đá chết đâu mà có giấy báo! Họ trả lời rõ là không có gì cả! Tiếp sau đó, cả hơn một năm trời tôi không gởi thư về nhà nên cha mẹ tôi càng tin rằng tôi đã chết! Và cái bàn thờ đó được cha mẹ tôi lập nên mới được gần 4 tháng gì đó....

...hồi trẻ chú đẹp trai thiệt đó :votay:....
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top