Bỏ chồng
Tòa chính thức tuyên bố ly hôn, chị thở phào nhẹ nhõm. Bao ngày đấu tranh tâm lý, chịu áp lực từ hai bên gia đình, sự giằng co từ phía chồng, giờ đây chị có thể mỉm cười vì mình đã chiến thắng.
Vậy là chuỗi ngày sống chung buồn tẻ đã kết thúc. Chị có thể hướng về phía trước với bao dự định mình tưởng tượng ra khi không còn có chồng.
Hai mẹ con không dám về bà ngoại bởi bà là người phản đối kịch liệt nhất việc ly hôn. Chị và cô con gái 4 tuổi đành thuê trọ. Về mặt kinh tế, việc đó cũng không gây khó khăn gì.
Sắp xếp nhà cửa qua loa, người chị đã mệt lử. Thoáng trong suy nghĩ, chị hình dung ra bố của con chị - người đàn ông khỏe mạnh, chăm chỉ, giỏi giang việc nhà. Những việc như thế này chẳng mấy khi chị phải mó tay.
Ban đầu chị yêu anh cũng bởi tính thật thà chăm chỉ. Vốn tính chỉ huy nên chị rất mừng vì chồng biết nghe lời. Chị vẫn khoe với bạn bè vì lấy được chồng đảm đang chu toàn việc nhà, chăm chỉ làm mọi việc để chị yên tâm công tác. Làm việc cho công ty nước ngoài nên chị rất bận rộn. Ngày nào cũng 8h tối mới về, chị chỉ phải tắm rửa, ăn cơm, chơi với con một lúc rồi đi ngủ.
Nhưng chính sự chăm chỉ, hiền lành đến nhu nhược của chồng dần dần khiến chị coi thường. Chị sinh cáu bẳn, so sánh chồng với những người đàn ông khác. Bạn bè chị ai cũng có chồng, nhưng chồng họ còn mải kiếm tiền cho vợ con, chứ đâu như chồng chị. Lương ba cọc ba đồng, lúc nào cũng săm săm về nhà chợ búa cơm nước.
Gánh nặng tài chính gia đình đặt lên vai chị. Biết vậy anh càng yêu, càng chiều, và càng làm cho chị thêm coi thường, khó chịu với anh.
Từ ngày lên trợ lý tổng giám đốc, chị bận rộn hơn, đẹp hơn. Bao anh giám đốc, trưởng phòng của công ty và đối tác để mắt tán tỉnh chị. Chị không để ý đến thái độ của chồng. Nhiều lần anh buồn, anh giận, nhưng rồi chính anh lại phải làm lành trước.
Cuộc sống cứ buồn tẻ trôi đi để lại khoảng cách lớn giữa vợ chồng. Một ngày Chủ nhật, chị nằng nặc đòi ly hôn…
Sáng đầu tiên ngủ dậy không chồng, chị giúp việc lại chưa lên, chị quáng quàng vệ sinh cá nhân cho con rồi chở nó đến trường. Chị không quên mua tạm cho con nắm xôi để ăn đến lớp. Chị ý thức được nỗi vất vả và tự động viên mình phải cố gắng hơn nữa để vẫn sống tốt mà không cần chồng.
Đầu tuần đi làm, chị vẫn xinh đẹp nhưng trông mệt mỏi hơn. Về nhà lại thêm bao nhiêu là việc. Con gái cứ quấn lấy mẹ đòi nghe truyện mới đi ngủ. Hóa ra hằng ngày bố vẫn đọc truyện cho nó. Bữa cơm chị giúp việc nấu không hợp khẩu vị khiến chị thấy khó nuốt...
Từ ngày bỏ chồng, cuộc sống tự do chẳng giống những gì chị tưởng tượng. Mọi người bàn tán xì xào sau lưng chị. Người thương cảm thì bảo hồng nhan bạc phận, kẻ ác mồm nói chị ngu, sướng không biết mà hưởng.
Dần dần những người trong công ty cũng biết chuyện. Một số bạn bè đồng nghiệp thân tỏ ra ái ngại cho chị, đa phần chẳng quan tâm. Nhưng điều rõ rệt nhất là thái độ của những kẻ hám sắc vẫn thường tán tỉnh chị. Họ suồng sã hơn. Có kẻ trơ trẽn còn đề cập thẳng “chuyện ấy” với chị. Nhưng chị thừa thông minh để hiểu rằng giờ đây chị chỉ là bông hoa đẹp bên lề đường, bất cứ loài ong bướm nào cũng muốn ghé qua. Họ đều có vợ đẹp con khôn ở nhà, đời nào bỏ vợ bỏ con để đến với chị.
Chị cảm nhận sâu sắc hơn cảnh thiếu người đàn ông đầu gối tay ấp mỗi khi đêm về. Thường thường, sau một ngày làm việc bận rộn, không còn vướng bận gì, chị chìm vào giấc ngủ rất nhanh. Giờ chị trằn trọc. Cái cảm giác thiếu thốn đàn ông của người phụ nữ đã có chồng, chỉ những người ở hoàn cảnh như chị mới thấu hiểu. Hình ảnh của anh hiện về trong tâm trí chị mỗi ngày một rõ. Hơn bao giờ hết, chị muốn có anh biết nhường nào.
Một chiều thứ Bảy chị phóng xe trên đường, vô định. Xe dừng chị mới định hình mình đang đứng trước quán café quen thuộc anh chị vẫn lui tới lúc yêu nhau. Chị đắn đo mãi mới quyết định bước vào, mong tìm lại cảm giác ấm áp ngày xưa để bù đắp khoảng thời gian cô đơn chống chếnh. Chị hoàn toàn bất ngờ thấy hình dáng quen thuộc của anh ngồi đó. Khuôn mặt hốc hác, râu ria rậm rạp không buồn cạo. Anh vừa hút thuốc vừa thả ánh mắt buồn lơ đãng về phía xa. Lòng chị quặn lại. Chị không ngăn được giọt nước mắt chảy dài trên gò má. Chưa quá muộn để chị quay về, phải không?
Tòa chính thức tuyên bố ly hôn, chị thở phào nhẹ nhõm. Bao ngày đấu tranh tâm lý, chịu áp lực từ hai bên gia đình, sự giằng co từ phía chồng, giờ đây chị có thể mỉm cười vì mình đã chiến thắng.
Vậy là chuỗi ngày sống chung buồn tẻ đã kết thúc. Chị có thể hướng về phía trước với bao dự định mình tưởng tượng ra khi không còn có chồng.
Hai mẹ con không dám về bà ngoại bởi bà là người phản đối kịch liệt nhất việc ly hôn. Chị và cô con gái 4 tuổi đành thuê trọ. Về mặt kinh tế, việc đó cũng không gây khó khăn gì.
Sắp xếp nhà cửa qua loa, người chị đã mệt lử. Thoáng trong suy nghĩ, chị hình dung ra bố của con chị - người đàn ông khỏe mạnh, chăm chỉ, giỏi giang việc nhà. Những việc như thế này chẳng mấy khi chị phải mó tay.
Ban đầu chị yêu anh cũng bởi tính thật thà chăm chỉ. Vốn tính chỉ huy nên chị rất mừng vì chồng biết nghe lời. Chị vẫn khoe với bạn bè vì lấy được chồng đảm đang chu toàn việc nhà, chăm chỉ làm mọi việc để chị yên tâm công tác. Làm việc cho công ty nước ngoài nên chị rất bận rộn. Ngày nào cũng 8h tối mới về, chị chỉ phải tắm rửa, ăn cơm, chơi với con một lúc rồi đi ngủ.
Nhưng chính sự chăm chỉ, hiền lành đến nhu nhược của chồng dần dần khiến chị coi thường. Chị sinh cáu bẳn, so sánh chồng với những người đàn ông khác. Bạn bè chị ai cũng có chồng, nhưng chồng họ còn mải kiếm tiền cho vợ con, chứ đâu như chồng chị. Lương ba cọc ba đồng, lúc nào cũng săm săm về nhà chợ búa cơm nước.
Gánh nặng tài chính gia đình đặt lên vai chị. Biết vậy anh càng yêu, càng chiều, và càng làm cho chị thêm coi thường, khó chịu với anh.
Từ ngày lên trợ lý tổng giám đốc, chị bận rộn hơn, đẹp hơn. Bao anh giám đốc, trưởng phòng của công ty và đối tác để mắt tán tỉnh chị. Chị không để ý đến thái độ của chồng. Nhiều lần anh buồn, anh giận, nhưng rồi chính anh lại phải làm lành trước.
Cuộc sống cứ buồn tẻ trôi đi để lại khoảng cách lớn giữa vợ chồng. Một ngày Chủ nhật, chị nằng nặc đòi ly hôn…
Sáng đầu tiên ngủ dậy không chồng, chị giúp việc lại chưa lên, chị quáng quàng vệ sinh cá nhân cho con rồi chở nó đến trường. Chị không quên mua tạm cho con nắm xôi để ăn đến lớp. Chị ý thức được nỗi vất vả và tự động viên mình phải cố gắng hơn nữa để vẫn sống tốt mà không cần chồng.
Đầu tuần đi làm, chị vẫn xinh đẹp nhưng trông mệt mỏi hơn. Về nhà lại thêm bao nhiêu là việc. Con gái cứ quấn lấy mẹ đòi nghe truyện mới đi ngủ. Hóa ra hằng ngày bố vẫn đọc truyện cho nó. Bữa cơm chị giúp việc nấu không hợp khẩu vị khiến chị thấy khó nuốt...
Từ ngày bỏ chồng, cuộc sống tự do chẳng giống những gì chị tưởng tượng. Mọi người bàn tán xì xào sau lưng chị. Người thương cảm thì bảo hồng nhan bạc phận, kẻ ác mồm nói chị ngu, sướng không biết mà hưởng.
Dần dần những người trong công ty cũng biết chuyện. Một số bạn bè đồng nghiệp thân tỏ ra ái ngại cho chị, đa phần chẳng quan tâm. Nhưng điều rõ rệt nhất là thái độ của những kẻ hám sắc vẫn thường tán tỉnh chị. Họ suồng sã hơn. Có kẻ trơ trẽn còn đề cập thẳng “chuyện ấy” với chị. Nhưng chị thừa thông minh để hiểu rằng giờ đây chị chỉ là bông hoa đẹp bên lề đường, bất cứ loài ong bướm nào cũng muốn ghé qua. Họ đều có vợ đẹp con khôn ở nhà, đời nào bỏ vợ bỏ con để đến với chị.
Chị cảm nhận sâu sắc hơn cảnh thiếu người đàn ông đầu gối tay ấp mỗi khi đêm về. Thường thường, sau một ngày làm việc bận rộn, không còn vướng bận gì, chị chìm vào giấc ngủ rất nhanh. Giờ chị trằn trọc. Cái cảm giác thiếu thốn đàn ông của người phụ nữ đã có chồng, chỉ những người ở hoàn cảnh như chị mới thấu hiểu. Hình ảnh của anh hiện về trong tâm trí chị mỗi ngày một rõ. Hơn bao giờ hết, chị muốn có anh biết nhường nào.
Một chiều thứ Bảy chị phóng xe trên đường, vô định. Xe dừng chị mới định hình mình đang đứng trước quán café quen thuộc anh chị vẫn lui tới lúc yêu nhau. Chị đắn đo mãi mới quyết định bước vào, mong tìm lại cảm giác ấm áp ngày xưa để bù đắp khoảng thời gian cô đơn chống chếnh. Chị hoàn toàn bất ngờ thấy hình dáng quen thuộc của anh ngồi đó. Khuôn mặt hốc hác, râu ria rậm rạp không buồn cạo. Anh vừa hút thuốc vừa thả ánh mắt buồn lơ đãng về phía xa. Lòng chị quặn lại. Chị không ngăn được giọt nước mắt chảy dài trên gò má. Chưa quá muộn để chị quay về, phải không?