Ðề: cách điều chỉnh sau quyết toán
này GS ơi, mình hỏi bạn ko hiểu ý mình rồi, cái chênh lệch đó là do DN chịu hoàn toàn vì đây là DNTN GS ạ. mình đã đọc rất kỹ trả lời của bạn rồi, mình chọn Trường hợp 2 trong trả lời của bạn, nếu do DN chịu vậy thì phải định khoản Nợ TK nào hả bạn tốt, mình chỉ cần điều chỉnh ngay sao cho khớp với QT thuế chứ đằng nào thì DN cũng chịu phần tổn thất đó mà, bạn giúp mình với GS ơi, mình rất tội nghiệp
tái bút:
mình cũng ko đến nỗi tệ, khá xinh, vậy anh có tính phí ko đấy, mà nếu có tính thì bao nhiêu vậy anh GS, nhớ tính rẽ ấy nhé!!!
--------------------
cậu nói nhiều thế, cậu là cán bộ thuế sao?
cậu nói thế chứ chỗ của mình cũng có vài cán bộ ko rành, mới vào nghề, bắt lỗi mình toàn là sai ko thôi, mình rất bực nhưng ko dám cãi thẳng chỉ nói mé thôi vì sợ mếch lòng họ , mình chỉ nói thế rồi có bác khác nhắc nhở bác này đấy bạn ạ. ở đâu cũng có tiêu cực đấy bạn ạ, phải ai cũng như bạn nói thì thế giới đã thanh bình rồi, mình chỉ tâm sự thế thôi, ko phải đả kích đâu nhé, đừng hiểu lầm, cảm ơn
1/ Tôi nói là cán bộ thuế lập bảng tính cho 2 loại thuế GTGT và TNDN là việc làm hàng ngày của họ nên không sợ họ tính nhầm cho mình. Tôi đâu có nói là họ gạt chi phí vì nội dung, thủ tục hợp lý hay không hợp lý.
2/ Cả tháng trời cũng chưa thông nữa sao?
Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ lỗ nhiều sang lỗ ít.
Cán bộ thuế tài ba như vậy chắc cho Giám đốc về vườn quá. Mướn cán bộ hàng năm phết vài cái là DN có lãi ngay. Khỏi quản lý, khỏi làm ăn chi cho cực
Việc thuế tính chỉ là tính số thuế TNDN của Cty phải nộp thêm là bao nhiêu thôi. Đâu có làm thay đổi Tài sản, Nguồn vốn -> không phải là nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh -> không ghi sổ kế toán.
Trừong hợp của bạn là trường hợp đặc biệt nên mới không phải ghi sổ kế toán.
Nếu:
Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ lỗ sang lời.
Hoặc:
Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ Lời ít sang nhiều.
Lúc này sẽ phát sinh 1 nghiệp vụ kinh tế: Công ty phải nộp ngay vào NSNN xxx đồng.
Khi đó mới phải điều chỉnh số đầu kỳ của BCTC năm hiện tại.
---------
Nguyên nhân bj xuất toán là do Khấu hao quá mức:
Thuế vẫn chấp nhận quyết định khấu hao nhanh đó của DN. Chấp nhận sổ kế toán là phản ảnh đúng tình hình sử dụng TSCĐ. Chỉ có điều là số được tính vào chi phí hợp lý là bị bớt đi khi tính thuế TNDN.
Vì sổ kế toán đã phản ảnh đúng tình hình thực tế thì cớ gì phải điều chỉnh 214?
Giả sử TSCĐ NG:100, thời gian sd:5 năm, Cty KH nhanh hệ số 3.
KH hàng năm:60+24+9,6+3,84+2,56
Quy định TT134 là không đựoc quá 2 lần khấu hao thẳng = không quá 40.
Vậy DN năm đầu chỉ được tính vào chi phí hợp lý 40, các năm sau vẫn là 24+9,6+3,84+2,56. Tổng cộng 5 năm chỉ đựoc tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế là 80 -> thiệt hại 20*28%=5,6 -> số này ghi vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại.
Số 20 bị xuất toán năm đầu không được nhét vào các năm sau để tính bù. Vì không được pép chỉnh sửa số đầu kỳ nên trên sổ kế toán và BCTC năm sau chỉ thấy phép tính khấu hao ra kết quả là 24.
Phần mềm của Haydoiday mà cho tính vào thì khi mang lên Bộ duyệt coi chừng bị loại đó.
---------
Hehehe, xin trả lời bạn nhé, mình sẽ đi phân tích:
Gạt ra một số chi phí làm tăng lợi nhuận từ lỗ nhiều sang lỗ ít.
Đầu tiên bạn xác định chi phí bị gạt đó do lý do gì, khi xác định được lý do thì xem ai là người bồi thường, công ty hay một cá nhân nào đó.
Trường hợp 1: là cá nhân, công ty không chịu, và bạn đã có buổi làm việc với hắn ta và hắn ta chấp nhận hoàn trả cho bạn, như vậy bạn phải tăng khoản phải thu của hắn, đồng thời cũng tăng lãi lên (hoặc giảm lỗ đi).
Bạn đinh khoản : Nợ 1388/Có 421, như vậy 421 của bạn ở đây sau khi có bút toán này sẽ tăng lên, tuy nhiên nếu lỗ nhiều hơn thì số dư vẫn nằm bên Nợ.
Trường hợp thứ 2: Công ty bạn chấp nhận khoản lỗ đó không phải thu ai cả mà trừ vào công ty. Như vậy đây lại là khoản chi phí công ty chấp nhận nhưng thuế ko chấp nhận (chênh lệch vĩnh viễn).
Lại xét tiếp: Nếu công ty bạn đang lỗ lớn hơn khoản này => công ty vẫn lỗ => thuế TNDN phải nộp năm này =0; tuy nhiên bạn phải chú ý trong việc chuyển lỗ của năm đó bởi chuyển lỗ chỉ chuyển số lỗ được thuế chấp nhận.
Nếu công ty bạn có khoản lỗ nhỏ hơn khoản này=> bạn phải nộp tăng thuế TNDN, căn cứ biên bản: bạn hạch toán:
Nợ 421/Có 3334 (phần thuế TNDN phải nộp) => công ty bạn lỗ thêm nữa, nhưng phần này cũng không được chuyển lỗ.
Tôi thấy lập luận này không đúng.
Nếu
"Đầu tiên bạn xác định chi phí bị gạt đó do lý do gì, khi xác định được lý do thì xem ai là người bồi thường, công ty hay một cá nhân nào đó" thì có nghĩa là sổ kế toán và BCTC đã ghi chép không đúng thực tế, phải chờ đến cán bộ Thuế phát hiện ra.
BCTC và sổ ghi sai thì: làm lại cái khác đi.
Làm sao có thể làm việc trên sơ sở số liệu sai được?
Cán bộ thuế sẽ yêu cầu bạn làm lại sổ và BCTC đồng thời đề nghị UBND phạt vì vi phạm Luật kế toán.
Khi cán bộ thuế làm việc trên sổ kế toán và BCTC đồng nghĩa là sổ và BCTC đó đúng Luật kế toán rồi. Thuế phải tôn trọng Luật về kế toán, kiểm toán. Sổ của bạn làm đúng Luật thì thuế phải ton trọng điều đó.