Ðề: 154 là chi phí hay tài sản
Dạ cái khó hiểu của em là nó ở chỗ đó, 154 của bác bên cty dịch vụ mà bác nói là TS thì em không hiểu, còn nếu 154 bên DNSX mà nói nó là chi phí thì cũng hơi kỳ
, bác cao nhân nào cho em thêm ý kiến, và cho em hỏi khi nào thì được nhận biết là TS của DN và khi nào thì là chi phí của DN?
Tớ không phải cao nhân nhưng cũng mạo muội phang vài ý kiến cá nhân:
"Chi phí" được hiểu là cái mà ta đã tiêu dùng.
"Tài sản" là cái ta còn giữ, chưa dùng đến.
Giống như phở và cơm, khi nó chưa nằm trong bụng ta thì nó là thực phẩm (tài sản), nhưng khi đã vô bụng thì ... còn cái tô không chứ, phải không?
Thế nhưng tiền đã bỏ ra mua phở, cơm thì gọi là gì? Gọi là đã "chi tiêu". Đúng không?
Do đó dù là SX hay DV thì TK154 đều có cùng tên gọi "Chi phí..." và đó là hợp lý cho cả SX lẫn DV.
Điều đó có nghĩa là tên gọi của nó là có cân nhắc kỹ lưỡng chứ không phải hệ thống TK của Việt Nam là đồ bỏ. Tâm lý vọng ngoại cho rằng "Mỹ mới là đẹp" là vô lối.
Hệ thống kế toán Việt Nam cũng là học hỏi những cái hay của cả thế giới áp dụng vào tình hình Việt Nam.
Mà tình hình kinh tế tài chánh của DN thì không chỉ có duy nhất 1 cách nhìn, 1 cách phân bổ.
Hệ thống TK và BCTC phải cung cấp cho người đọc nhiều cách nhìn khác nhau.
Bởi vì mỗi góc nhìn có cái hay của riêng nó.
Cụ thể trên BCTC ta đã phân chia chi phí SX theo khoản mục, nhưng trên Thuyết minh BCTC ta còn phải trình bày chi phí SX theo yếu tố nữa.
Phải trình bày tất cả các góc cạnh có thể được là điều bắt buộc đối với BCTC.
Ở góc nhìn hàng ngày thì 154 là chi phí.
Nhưng đến cuối kỳ khi khóa sổ thì từ "Chi phí" sẽ trùng lắp với từ chi phí trong quan niệm "Doanh thu - Chi phí". Lúc đó, người ta không xem toàn bộ 154 là chi phí mà phải chuyển phần số dư sang tên gọi "Tài sản".