Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Nói thế sẽ dẫn đến mâu thuẫn.
Ghi nhận thu nhập vậy đối ứng của nó là gì?
Hẳn nhiên là ghi Nợ TK111,112 hoặc TK131.
Ở đây bạn đã không sử dụng các TK đó mà lại ghi Nợ 211 (???)

Nếu tôi nói lại phần chênh lệch đó không ghi nhận tự nhiên mọi chuyện sẽ suông.
Cái quan trọng là phần chênh lệch đó không phải chi tiền hoặc thu của ai mà HT vào TK111.112.131
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Cái quan trọng là phần chênh lệch đó không phải chi tiền hoặc thu của ai mà HT vào TK111.112.131
Nếu giá thị trường mà không HT vào TS thì cũng không biết phải HT vào đâu khi mà trên HĐ họ ghi theo giá thị trường.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Các pác ơi, 60 triệu là khoản lãi tiềm năng. Tức là doanh nghiệp chưa thật sự có lãi thì làm sao đưa vào 711 được ạ?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nếu giá thị trường mà không HT vào TS thì cũng không biết phải HT vào đâu khi mà trên HĐ họ ghi theo giá thị trường.

Đâu phải ghi theo giá thị trường, giá này là giá thoả thuận trên Option đó chứ. 60 triệu là khoản lãi tiềm năng, tức là doanh nghiệp chưa thực sự có lãi thì làm sao đưa vào 711 được ạ? :khonghiu:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Nếu giá thị trường mà không HT vào TS thì cũng không biết phải HT vào đâu khi mà trên HĐ họ ghi theo giá thị trường.
Dù là hóa đơn ghi giá 860tr cũng không phải vì thế mà phải ghi N211: 860tr.
Bởi vì ta chỉ trả 800tr mà thôi.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Dù là hóa đơn ghi giá 860tr cũng không phải vì thế mà phải ghi N211: 860tr.
Bởi vì ta chỉ trả 800tr mà thôi.
Vậy trong TH này bác muontennguoi ghi thế nào cho đúng với số tiền lãi trên.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Trong trường hợp này hông ghi lãi, vì đây là lãi tiềm năng.:cool1:
Đây là lãi từ chênh lệch giá tại sao lại không ghi vào thu nhập được, chẳng nhẽ lãi này cho là lãi tiềm năng thì để đấy sao.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Đây là lãi từ chênh lệch giá tại sao lại không ghi vào thu nhập được, chẳng nhẽ lãi này cho là lãi tiềm năng thì để đấy sao.

Cái này là bạn đang cầm tài sản mà, có bán tài sản đâu mà ghi lãi. Bạn bán đi thì mới hiện thực lãi tiềm năng chứ.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Cái này là bạn đang cầm tài sản mà, có bán tài sản đâu mà ghi lãi. Bạn bán đi thì mới hiện thực lãi tiềm năng chứ.
Bạn tham khảo lại HĐ quyền chọn đi vì không phải ta bán quyền chọn đi thì mới ghi nhận thu nhập, 2 cái này hoàn toàn khác nhau
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Công ty tôi vừa ký HĐ mua tài sản theo "hợp đồng quyền chọn mua" với giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng là 800tr, phí quyền chọn 20tr, phí đàm phán HĐ, vận chuyển , bốc dỡ 50tr.
P/S: Biết giá thị trường cao hơn giá thực hiện là 60tr.

Tình huống của bạn đưa ra rất hay, rất đáng để bàn luận.

Ban đầu mình không khoái mấy khoản công cụ tài chính phái sinh này lắm vì nghĩ nó chưa có hoặc chưa phổ biến ở Việt Nam nên từ trước đến nay chẳng để ý đến nó. Tuy nhiên đọc tình huống bạn đưa ra mình thấy đã đến lúc cần tìm hiểu về vấn đề này. Mình đã dành khá nhiều thời gian đọc sách từ hôm qua đến nay để tìm câu trả lời hợp lý. Mấy hôm nay bận quá lên không vào diễn đàn được thấy các anh chị em tranh luận đề tài này sôi nổi quá.

Tuy tình huống hay nhưng có một số từ làm người đọc hiểu lầm:
Công ty tôi vừa ký HĐ mua tài sản theo "hợp đồng quyền chọn mua" với giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng là 800tr, phí quyền chọn 20tr

Nhiều người chỉ cho là vừa ký hợp đồng, chưa xảy ra mua bán tài sản.

Ở Việt Nam chưa có chuẩn mực về công cụ tài chính và chưa có sách viết về kế toán các công cụ tài chính. Do vậy để giải quyết tình huống này mình lấy ví dụ theo sách Kế toán Mỹ (mình đọc 2 cuốn: Advanced Accounting và Intermediate Accounting, Principles and Analysis 2nd Edition - Warfield, Weygandt, Kieso) và Chuẩn mực kế toán Mỹ (SFAS No. 133) thì có một số vấn đề như sau:

Trước đây tại Mỹ không cho phép hạch toán các công cụ phái sinh vào tài sản và công nợ mà phản ánh ngoại bảng. Tuy nhiên sau đó FASB quy định phải hạch toán công cụ tài chính phái sinh theo giá trị hợp lý. Theo đó công cụ tài chính được ghi nhận là tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý (trang 1111 – Advanced Accounting).
Quyền chọn mua là một công cụ tài chính phái sinh, nó có thể rơi vào các dạng và phương pháp hạch toán tương ứng như sau:
- Mua để đầu cơ (speculation) như mua quyền chọn mua cổ phiếu để chờ tăng giá (như ví dụ mình đã đưa ra trước):
+ Tiền mua quyền chọn được hạch toán là khoản "Đầu tư vào quyền chọn mua".
+ Quyền chọn mua được điều chỉnh theo giá trị hợp lý, khoản chênh lệch do điều chỉnh giá trị hợp lý ghi vào báo cáo thu nhập.

EX1 On January 2, 2008, Jones Company purchases a call option for $300 on Merchant common stock. The call option gives Jones the option to buy 1,000 shares of Merchant at a strike price of $50 per share. The market price of a Merchant share is $50 on January 2, 2008 (the intrinsic value is therefore $0). On March 31, 2008, the market price for Merchant stock is $53 per share, and the time value of the option is $200.
(a) Prepare the journal entry to record the purchase of the call option on January 2, 2008:
Dr. Call Option 300
Cr. Cash 300
(b) Prepare the journal entry(ies) to recognize the change in the fair value of the call option as of March 31, 2008.
Dr. Unrealized Gain or Loss—Income 100
Cr. Call Option ($300 – $200) 100
Dr. Call Option (1,000 X $3) 3,000
Cr. Unrealized Gain or Loss-Income 3,000
Thành thật xin lỗi vì đoạn này lười dịch quá. Hai bút toán này có thể gộp lại.
What was the effect on net income of entering into the derivative transaction for the period January 2 to March 31, 2008?

Unrealized Holding Gain: $2,900 ($3,000 – $100)

Đoạn trên trích theo sách “Intermediate Accounting - Principles and Analysis 2nd Edition” - Warfield, Weygandt, Kieso

- Để phòng ngừa rủi ro (Hedging). Quyền chọn mua (Call Option) thường được sử dụng đề phòng ngừa rủi ro về dòng tiền (Cash Flow Hedge).
Phương pháp kế toán trong trường hợp này như sau:
+ Khi mua quyền chọn mua hạch toán vào "Đầu tư vào quyền chọn mua" theo giá phí quyền chọn mua (Opition Premium hay Option Fair value).

Opition Premium = Instrisic Value + Time Value.

(Intrinsic value is the difference between the market price and the preset strike price at any point in time - Giá trị nội tại là khoản chênh lệch giữa giá thị trường và giá ấn định (giá thưc hiện hợp đồng) tại mọi thời điểm).

Lời giải dưới đây mình dựa theo ví dụ của cuốn “Advanced Accounting”

Nếu ở ví dụ của bạn mà tại thời điểm mua mà giá thị trường của tài sản là 800.000.000 và giá trị thực hiện hợp đồng cũng là 800.000.000 thì giá trị nội tại của quyền chọn 800.000.000 – 800.000.000 = 0.

Giá trị thời gian là khoản chênh lệch giữa giá trị của quyền chọn và giá trị nội tại của nó (Time value refers to the option’s value over and above its intrinsic value). Vì có khoảng cách thời gian giữa thời điểm mua quyền chọn và thực hiện quyền chọn nên có giá này (người mua quyền chọn kỳ vọng giá lên).

Theo ví dụ của bạn thì time value = 20.000.000.

Như vậy khi mua quyền chọn ghi:
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn mua (128 hoặc 138): 20.000.000
Có TK tiền 20.000.000

Giá trị thời gian thay đổi theo thời gian và có xu hướng giảm dần. Nó được phân bổ vào chi phí. Chi phí này không được tính vào giá gốc tài sản vì nó không phải là chi phí bình thừơng và cần thiết để có được tài sản.

Giả sử bạn mua quyền chọn vào 1/6 và giao tài sản vào 15/10 và giả sử công ty chỉ lập báo cáo quý.
+ Giả sử ngày 30/6 giá trị của quyền chọn là 25.000.000, tăng 5.000.000. Tại ngày này giá của tài sản trên thị trường là 810.000.000.
Ta tính được: giá trị nội tại = 810.000.000 - 800.000.000 = 10.000.000.

Giá trị nội tại tăng này được ghi vào vốn chủ (khác với đầu cơ là ghi vào thu nhập để lên báo cáo thu nhập).
Vậy giá trị thời gian (Time value) là 25.000.000 - 10.000.000 = 15.000.000.

Time value đã giảm 20.000.000 – 15.000.000 = 5.000.000.

Giá trị thời gian sẽ giảm dần và ghi vào chi phí. Giá trị nội tại tăng lên và ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu (Lỗ do đầu tư vào quyền chọn - vốn chủ, hoặc Các khoản thu nhập khác ghi thẳng vào vốn chủ (Other Comprehensive Income - OCI).
Nợ TK Chi phí (lỗ do) đầu tư vào quyền chọn (635): 5.000.000
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn 5.000.000
Có TK Other Comprehensive Income - OCI: 10.000.000

+ Giả sử ngày 30/9 giá trị của quyền chọn là 50.000.000, tăng 25.000.000:
Giả sử tại ngày này giá của tài sản trên thị trường là 845.000.000.

Instric value = 845.000.000 - 800.000.000 = 45.000.000, tăng 35.000.000
Time value = 50.000.000 - 45.000.000 = 5.000.000, giảm 10.000.000.

Bút toán như sau:

Nợ TK Chi phí (lỗ do) đầu tư vào quyền chọn (635): 10.000.000
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn 25.000.000
Có TK Other Comprehensive Income - OCI: 35.000.000

+ Ngày 15/10, thực hiện hợp đồng:
Instric value = 860.000.000 - 800.000.000 = 69.000.000, tăng 10.000.000 so với 30/9.
Time value = 0, giảm 5.000.000.

Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Chi phí (lỗ do) đầu tư vào quyền chọn (635): 5.000.000
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn 5.000.000
Có TK Other Comprehensive Income - OCI: 10.000.000

Bút toán tất toán quyền chọn mua:

Nợ TK tiền: 60.000.000
Có TK "Đầu tư vào quyền chọn mua": 60.000.000.

Bút toán phản ánh mua tài sản:

Nợ TK hàng tồn kho, tài sản cố định: 860.000.000
Có TK tiền: 860.000.000

Các chi phí cần thiết liên quan ghi:

Nợ TK hàng tồn kho, tài sản cố định: 50.000.000
Có TK tiền: 50.000.000

+ Đối với mua hàng tồn kho: Khi bán hàng tồn kho hoặc sản phẩm làm ra từ chúng đồng thời sẽ kết chuyển ghi giảm giá vốn của khoản OCI:

Nợ TK Other Comprehensive Income - OCI: 60.000.000
Có TK Giá vốn hàng bán: 60.000.000

+ Đối với TSCĐ (cái này sách không có ví dụ, mình tự suy luận): Định kỳ phân bổ theo thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ phần chênh lệch của hợp đồng quyền chọn đã ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu:

TK Other Comprehensive Income - OCI
Có TK Chi phí (để ghi giảm chi phí bộ phận sử dụng tài sản)
Như vậy đối chiếu với cách làm theo kế toán Mỹ thì cách định khoản của bạn có 1 số điểm chưa ổn:
- Hạch toán chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thực hiện vào thu nhập khác hoặc giảm giá vốn ngay khi mua chưa đảm bảo nguyên tắc thận trọng.
- Hạch toán Chi phí quyền chọn vào chi phí mua tài sản là không hợp lý vì đây không phải là Các chi phí bình thường và cần thiết để có được tài sản

Ôi Hedging Accounting! Đau đầu thật.

Trên đây là ngu kiến của em. Rất mong được thỉnh giáo các bác khác!
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Tình huống của bạn đưa ra rất hay, rất đáng để bàn luận.

Ban đầu mình không khoái mấy khoản công cụ tài chính phái sinh này lắm vì nghĩ nó chưa có hoặc chưa phổ biến ở Việt Nam nên từ trước đến nay chẳng để ý đến nó. Tuy nhiên đọc tình huống bạn đưa ra mình thấy đã đến lúc cần tìm hiểu về vấn đề này. Mình đã dành khá nhiều thời gian đọc sách từ hôm qua đến nay để tìm câu trả lời hợp lý. Mấy hôm nay bận quá lên không vào diễn đàn được thấy các anh chị em tranh luận đề tài này sôi nổi quá.

Tuy tình huống hay nhưng có một số từ làm người đọc hiểu lầm:


Nhiều người chỉ cho là vừa ký hợp đồng, chưa xảy ra mua bán tài sản.

Ở Việt Nam chưa có chuẩn mực về công cụ tài chính và chưa có sách viết về kế toán các công cụ tài chính. Do vậy để giải quyết tình huống này mình lấy ví dụ theo sách Kế toán Mỹ (mình đọc 2 cuốn: Advanced Accounting và Intermediate Accounting, Principles and Analysis 2nd Edition - Warfield, Weygandt, Kieso) và Chuẩn mực kế toán Mỹ (SFAS No. 133) thì có một số vấn đề như sau:

Trước đây tại Mỹ không cho phép hạch toán các công cụ phái sinh vào tài sản và công nợ mà phản ánh ngoại bảng. Tuy nhiên sau đó FASB quy định phải hạch toán công cụ tài chính phái sinh theo giá trị hợp lý. Theo đó công cụ tài chính được ghi nhận là tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý (trang 1111 – Advanced Accounting).
Quyền chọn mua là một công cụ tài chính phái sinh, nó có thể rơi vào các dạng và phương pháp hạch toán tương ứng như sau:
- Mua để đầu cơ (speculation) như mua quyền chọn mua cổ phiếu để chờ tăng giá (như ví dụ mình đã đưa ra trước):
+ Tiền mua quyền chọn được hạch toán là khoản "Đầu tư vào quyền chọn mua".
+ Quyền chọn mua được điều chỉnh theo giá trị hợp lý, khoản chênh lệch do điều chỉnh giá trị hợp lý ghi vào báo cáo thu nhập.


Thành thật xin lỗi vì đoạn này lười dịch quá. Hai bút toán này có thể gộp lại.


Đoạn trên trích theo sách “Intermediate Accounting - Principles and Analysis 2nd Edition” - Warfield, Weygandt, Kieso

- Để phòng ngừa rủi ro (Hedging). Quyền chọn mua (Call Option) thường được sử dụng đề phòng ngừa rủi ro về dòng tiền (Cash Flow Hedge).
Phương pháp kế toán trong trường hợp này như sau:
+ Khi mua quyền chọn mua hạch toán vào "Đầu tư vào quyền chọn mua" theo giá phí quyền chọn mua (Opition Premium hay Option Fair value).

Opition Premium = Instrisic Value + Time Value.

(Intrinsic value is the difference between the market price and the preset strike price at any point in time - Giá trị nội tại là khoản chênh lệch giữa giá thị trường và giá ấn định (giá thưc hiện hợp đồng) tại mọi thời điểm).

Lời giải dưới đây mình dựa theo ví dụ của cuốn “Advanced Accounting”

Nếu ở ví dụ của bạn mà tại thời điểm mua mà giá thị trường của tài sản là 800.000.000 và giá trị thực hiện hợp đồng cũng là 800.000.000 thì giá trị nội tại của quyền chọn 800.000.000 – 800.000.000 = 0.

Giá trị thời gian là khoản chênh lệch giữa giá trị của quyền chọn và giá trị nội tại của nó (Time value refers to the option’s value over and above its intrinsic value). Vì có khoảng cách thời gian giữa thời điểm mua quyền chọn và thực hiện quyền chọn nên có giá này (người mua quyền chọn kỳ vọng giá lên).

Theo ví dụ của bạn thì time value = 20.000.000.

Như vậy khi mua quyền chọn ghi:
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn mua (128 hoặc 138): 20.000.000
Có TK tiền 20.000.000

Giá trị thời gian thay đổi theo thời gian và có xu hướng giảm dần. Nó được phân bổ vào chi phí. Chi phí này không được tính vào giá gốc tài sản vì nó không phải là chi phí bình thừơng và cần thiết để có được tài sản.

Giả sử bạn mua quyền chọn vào 1/6 và giao tài sản vào 15/10 và giả sử công ty chỉ lập báo cáo quý.
+ Giả sử ngày 30/6 giá trị của quyền chọn là 25.000.000, tăng 5.000.000. Tại ngày này giá của tài sản trên thị trường là 810.000.000.
Ta tính được: giá trị nội tại = 810.000.000 - 800.000.000 = 10.000.000.

Giá trị nội tại tăng này được ghi vào vốn chủ (khác với đầu cơ là ghi vào thu nhập để lên báo cáo thu nhập).
Vậy giá trị thời gian (Time value) là 25.000.000 - 10.000.000 = 15.000.000.

Time value đã giảm 20.000.000 – 15.000.000 = 5.000.000.

Giá trị thời gian sẽ giảm dần và ghi vào chi phí. Giá trị nội tại tăng lên và ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu (Lỗ do đầu tư vào quyền chọn - vốn chủ, hoặc Các khoản thu nhập khác ghi thẳng vào vốn chủ (Other Comprehensive Income - OCI).
Nợ TK Chi phí (lỗ do) đầu tư vào quyền chọn (635): 5.000.000
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn 5.000.000
Có TK Other Comprehensive Income - OCI: 10.000.000

+ Giả sử ngày 30/9 giá trị của quyền chọn là 50.000.000, tăng 25.000.000:
Giả sử tại ngày này giá của tài sản trên thị trường là 845.000.000.

Instric value = 845.000.000 - 800.000.000 = 45.000.000, tăng 35.000.000
Time value = 50.000.000 - 45.000.000 = 5.000.000, giảm 10.000.000.

Bút toán như sau:

Nợ TK Chi phí (lỗ do) đầu tư vào quyền chọn (635): 10.000.000
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn 25.000.000
Có TK Other Comprehensive Income - OCI: 35.000.000

+ Ngày 15/10, thực hiện hợp đồng:
Instric value = 860.000.000 - 800.000.000 = 69.000.000, tăng 10.000.000 so với 30/9.
Time value = 0, giảm 5.000.000.

Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK Chi phí (lỗ do) đầu tư vào quyền chọn (635): 5.000.000
Nợ TK Đầu tư vào quyền chọn 5.000.000
Có TK Other Comprehensive Income - OCI: 10.000.000

Bút toán tất toán quyền chọn mua:

Nợ TK tiền: 60.000.000
Có TK "Đầu tư vào quyền chọn mua": 60.000.000.

Bút toán phản ánh mua tài sản:

Nợ TK hàng tồn kho, tài sản cố định: 860.000.000
Có TK tiền: 860.000.000

Các chi phí cần thiết liên quan ghi:

Nợ TK hàng tồn kho, tài sản cố định: 50.000.000
Có TK tiền: 50.000.000

+ Đối với mua hàng tồn kho: Khi bán hàng tồn kho hoặc sản phẩm làm ra từ chúng đồng thời sẽ kết chuyển ghi giảm giá vốn của khoản OCI:

Nợ TK Other Comprehensive Income - OCI: 60.000.000
Có TK Giá vốn hàng bán: 60.000.000

+ Đối với TSCĐ (cái này sách không có ví dụ, mình tự suy luận): Định kỳ phân bổ theo thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ phần chênh lệch của hợp đồng quyền chọn đã ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu:

TK Other Comprehensive Income - OCI
Có TK Chi phí (để ghi giảm chi phí bộ phận sử dụng tài sản)
Như vậy đối chiếu với cách làm theo kế toán Mỹ thì cách định khoản của bạn có 1 số điểm chưa ổn:
- Hạch toán chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá thực hiện vào thu nhập khác hoặc giảm giá vốn ngay khi mua chưa đảm bảo nguyên tắc thận trọng.
- Hạch toán Chi phí quyền chọn vào chi phí mua tài sản là không hợp lý vì đây không phải là Các chi phí bình thường và cần thiết để có được tài sản

Ôi Hedging Accounting! Đau đầu thật.

Trên đây là ngu kiến của em. Rất mong được thỉnh giáo các bác khác!
Tôi rất cảm ơn bạn đã giải thích chặt chẽ về HĐ quyền chọn này và tôi biết những chi phí đó khi nào thì tăng, khi nào thì giảm. Nhưng điều quan trọng là với VN mình vận dụng thì hạch toán quyền chọn và sự chênh lệch giữa quyền chọn và giá thị trường tại thời điểm đáo hạn hợp đồng cho vào TK nào và chế độ quy định theo dõi ntn cho phù hợp và chặt chẽ.
Tôi thì cũng đã nghiên cứu và được giải thích của chuyên gia trong nước và hiểu được một phần nào nhưng bạn thử giúp tôi hiểu sâu thêm về vấn đề này là: Trong TH mình mua TS về SD(không đầu cơ mua qua bán lại) mà có sự chênh lệch giữa giá quyền chọn và giá thị trường(người xuất hàng phải theo HĐ và viết giá trị theo giá thị trường tại thời điểm đáo hạn HĐ) vậy khi đáo hạn HĐ ta phải HT ra sao đối với TS này nếu không phản ánh vào gtrị TS đồng thời ghi nhận thu nhập thì mình ghi vào đâu cho hợp lý.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Chênh lệch gì stylehv, trường hợp tại thời điểm hợp đồng kết thúc, mà bạn đem đi bán mới có chênh lệch .
Thật chất đây là đơn thuần nghiệp vụ mua thôi, nhưng có thêm cái phí quyền chọn .60 tr đó ghi nhân tại thời điểm đó, bạn đem đi bán lại TSCD này với giá 860 tr, thì xảy ra chênh lệch .
Chênh lệch ở đây là khi đáo hạn HĐ có sự chênh lệch giữa hợp đồng quyền chọn và giá thị trường.Khoản này ghi C711 rồi nhưng không biết ghi Nợ TK nào đây.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Tôi rất cảm ơn bạn đã giải thích chặt chẽ về HĐ quyền chọn này và tôi biết những chi phí đó khi nào thì tăng, khi nào thì giảm. Nhưng điều quan trọng là với VN mình vận dụng thì hạch toán quyền chọn và sự chênh lệch giữa quyền chọn và giá thị trường tại thời điểm đáo hạn hợp đồng cho vào TK nào và chế độ quy định theo dõi ntn cho phù hợp và chặt chẽ.

Ở Việt nam chưa có chuẩn mực về công cụ tài chính nên chưa có hướng dẫn về nội dung này. Hơn nữa Việt nam chưa chấp nhận cách hạch toán theo giá trị hợp lý nên nếu áp dụng như Kế toán Mỹ và Chuẩn mực Mỹ (và chuẩn mực quốc tế) như ở trên mặc dù rất hợp lý nhưng lại bị cho là chưa phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam.

Tôi thì cũng đã nghiên cứu và được giải thích của chuyên gia trong nước và hiểu được một phần nào nhưng bạn thử giúp tôi hiểu sâu thêm về vấn đề này là: Trong TH mình mua TS về SD(không đầu cơ mua qua bán lại) mà có sự chênh lệch giữa giá quyền chọn và giá thị trường(người xuất hàng phải theo HĐ và viết giá trị theo giá thị trường tại thời điểm đáo hạn HĐ) vậy khi đáo hạn HĐ ta phải HT ra sao đối với TS này nếu không phản ánh vào gtrị TS đồng thời ghi nhận thu nhập thì mình ghi vào đâu cho hợp lý.

Theo ý kiến cá nhân tôi thì nghiệp vụ của bạn hạch toán như sau:
- Mua quyền chọn để hạn chế rủi ro về dòng tiền (Cash Flow Hedg) như tình huống của bạn thì khi mua có thể đưa vào TK chi phí trả trước.
- Định kỳ phân bổ chi phí trả trước vào chi phí tài chính hoặc Chi phí quản lý(có thể phân bổ theo phương pháp đường thẳng, hoặc theo giá trị còn lại của Time value - Cái time value tính toán khá phức tạp như ở trên).
- Khi mua tài sản thì giá trị tài sản được ghi nhận theo giá hoá đơn thực tế (giá thị trường), phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá ký hợp đồng (strike value) hạch toán vào TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Có thể làm văn bản xin phép Bộ tài chính vì quy định của chế độ kế toán hạch toán trên tài khoản này không có trường hợp này).

- Các chi phí cần thiết khác như vận chuyển, lắp đặt được tính vào nguyên giá TSCĐ. Riêng chi phí mua quyền chọn thì đã phân bổ dần vào chi phí và không tính vào nguyên giá TSCĐ vì đây không phải là chi phí bình thường cần thiết để đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nếu bạn mua không qua Call Option hay Foward Contract thì bạn không mất chi phí này.

- Định kỳ trích khấu hao Nợ Chi phí khấu hao bộ phận sử dụng tài sản/Có TK khấu hao luỹ kế, đồng thời ghi: Nợ TK 412/Có TK chi phí khấu hao bộ phậnsử dụng tài sản.

- Thật ra cách hạch toán (1) nguyên giá theo giá thị trường khi thực hiện hợp đồng và đồng thời ghi vào vốn chủ sau đó lại ghi giảm vốn chủ khi ghi giảm chi phí khấu hao và (2) hạch toán nguyên giá theo giá trên hợp đồng quyền chọn thì ảnh hưởng đến kết quả (trên báo cáo thu nhập như nhau) nhưng nó đảm bảo tài sản được phản ánh theo giá gốc và phản ánh đúng đắn vốn chủ.

- Không hạch toán chênh lệch giữa giá trong hợp đồng quyền chọn và giá thị trường vào thu nhập ngay vì khoản thu nhập này chưa thực hiện, nó vẫn nằm trong giá trị tài sản. Khoản này được ghi dần vào thu nhập qua việc phân bổ dần ghi giảm chi phí khấu hao TSCĐ.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Vậy Hientn thử tham khảo của nhà KT trong nước xem sao và bạn cho tôi phương hướng:
Hợp đồng quyền chọn và phương pháp hạch toán TCKT

Để hạn chế rủi ro liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, nhất là các hợp đồng dài hạn thì việc sử dụng các công cụ tài chính là hết sức quan trọng. Với việc sử dụng các công cụ tài chính sẽ mang lại cho người bán, người mua những sự lựa chọn tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các công cụ tài chính ở các doanh nghiệp còn chưa phổ biến và cũng chưa có chuẩn mực hướng dẫn cụ thể. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp hạch toán liên quan đến việc thực hiện hợp đồng quyền chọn trong việc mua, bán các tài sản phi tài chính.

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua hoặc người bán mua hoặc bán tài sản với giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn có hai loại:

- Hợp đồng quyền chọn mua (call option): là thỏa thuận cho phép người người mua có quyền mua tài sản từ người bán với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng.

- Hợp đồng quyền chọn bán (put option): là thỏa thuận cho phép người bán bán tài sản cho người mua với giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn có đặc điểm:

- Không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm.

- Chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt thuộc thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Người mua có thể thực hiện quyền hoặc bán quyền cho người khác hay không thực hiện quyền. Để thực hiện quyền này, khi ký kết hợp đồng người mua phải trả quyền phí, giá trong hợp đồng gọi là giá thực hiện và ngày định trong hợp đồng là ngày đáo hạn. Tương tự như vậy đối với người bán trong hợp đồng quyền chọn bán.

- Tùy theo từng loại mà hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn hoặc đến ngày đáo hạn.

Từ những đặc điểm trên của hợp đồng quyền chọn, trong phạm vi bài viết này chúng tôi đi vào thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến việc mua hoặc bán các tài sản phi tài chính theo hợp đồng quyền chọn.

1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:

1.1. Xác định giá trị thực tế tài sản theo hợp đồng quyền chọn mua

Nếu doanh nghiệp mua tài sản theo hợp đồng quyền chọn, giá trị thực tế của tài sản bao gồm:

+ Cộng các yếu tố:

- Phí quyền chọn.

- Giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

- Các loại thuế không được hoàn lại (nếu có).

- Các chi phí đàm phán hợp đồng, vận chuyển, bốc dỡ,…

+ Loại trừ các yếu tố:

- Chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có).

Bên cạnh đó, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện thì phần chênh lệch (lãi) sẽ được ghi giảm giá vốn (đối với hàng tồn kho) hoặc phản ánh vào thu nhập khác (đối với TSCĐ, bất động sản đầu tư) và ngược lại, doanh nghiệp không nên thực hiện hợp đồng.

1.2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến việc mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:

a./ Phản ánh quyền phí:

Nợ TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)
Có TK111,112


b./ Khi đáo hạn hợp đồng:

- Nếu giá thị trường nhỏ hơn giá thực hiện: Trường hợp này doanh nghiệp lựa chọn không thực hiện hợp đồng mà mua tài sản theo giá thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị mất quyền phí và quyền phí đó sẽ được tính vào chi phí khác:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)

- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện:

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệp phải trả tiền mua tài sản theo giá thực hiện, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi giảm giá vốn hoặc phản ánh vào thu nhập khác. Kế toán ghi:

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện.

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn

+ Nếu doanh nghiệp bán hợp đồng quyền chọn: Trường hợp này khoản thu từ bán hợp đồng quyền chọn được ghi nhận vào thu nhập khác và phí quyền chọn được phản ánh vào chi phí khác. Kế toán thực hiện các bút toán sau:

• Phản ánh khoản thu từ bán quyền chọn:

Nợ TK111,112… Tiền thu từ bán quyền chọn
Có TK711 – Thu nhập khác

• Kết chuyển phí quyền chọn:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)

2. Hạch toán ngiệp vụ bán hàng theo hợp đồng quyền chọn bán

2.1. Đặc điểm liên quan đến hạch toán

- Doanh thu được ghi nhận theo giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn.
- Phần chênh lệch giá thị trường tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện được phản ánh vào thu nhập khác.

- Phí quyền chọn được phản ánh vào chi phí bán hàng (nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng quyền chọn bán) hoặc phản ánh vào chi phí khác (nếu doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng quyền chọn bán)

2.2. Phương pháp hạch toán

a. Phản ánh chi phí mua quyền chọn bán:

Nợ TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (phí quyền chọn)
Có TK111,112

b. Khi đáo hạn hợp đồng:

- Nếu giá thị trường tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện:

+ Phản ánh giá vốn:
Nợ TK632 – Giá vốn hàng bán
Có TK155, 156 – Giá trị thực tế xuất kho

+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK111,112,131,… – Giá thực hiện
Có TK511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá thị trường)
Có TK711 – Phần chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thị trường

+ Kết chuyển quyền phí:
Nợ TK641 – Chi phí bán hàng (quyền phí)
Có TK142

- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện: doanh nghiệp lựa chọn quyền không thực hiện hợp đồng. Trường hợp này chi phí quyền chọn không được tính vào chi phí bán hàng vào được ghi nhận vào chi phí khác. Kế toán ghi:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142

Trên đây là một số nội dung bàn về hạch toán nghiệp vụ mua hàng và bán hàng liên quan đến việc sử dụng hợp đồng quyền chọn mà chúng tôi muốn trao đổi cùng bạn đọc.
Nguyễn Trung Lập
Đại học Duy Tân
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Vậy Hientn thử tham khảo của nhà KT trong nước xem sao và bạn cho tôi phương hướng:
Hợp đồng quyền chọn và phương pháp hạch toán TCKT

Thật ra mình đã đọc bài trên nhiều lần rồi. Đọc từ ngay nó được đăng trên tạp chí kế toán cơ. Nhưng bạn đưa lên đây thì mình phân tích thêm về bài viết này.


1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:

1.1. Xác định giá trị thực tế tài sản theo hợp đồng quyền chọn mua

Nếu doanh nghiệp mua tài sản theo hợp đồng quyền chọn, giá trị thực tế của tài sản bao gồm:

+ Cộng các yếu tố:

- Phí quyền chọn.

- Giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

- Các loại thuế không được hoàn lại (nếu có).

- Các chi phí đàm phán hợp đồng, vận chuyển, bốc dỡ,…
+ Loại trừ các yếu tố:

- Chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có).

Mình không đồng ý với việc đưa phí quyền chọn vào giá gốc tài sản. Nếu theo chuẩn mực Mỹ và quốc tế thì cái Time value trong Option value hạch toán trừ dần vào chi phí theo giá trị thị trường. Ở Việt Nam thì có thể phân bổ dần vào chi phí theo phương pháp đường thẳng. Cái chi phí mua quyền chọn này không hạch toán và giá gốc tài sản vì đây không phải là các chi phí bình thường và cần thiết để đưa tài sản vào sử dụng.


Bên cạnh đó, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện thì phần chênh lệch (lãi) sẽ được ghi giảm giá vốn (đối với hàng tồn kho) hoặc phản ánh vào thu nhập khác (đối với TSCĐ, bất động sản đầu tư) và ngược lại, doanh nghiệp không nên thực hiện hợp đồng.

Tại thời điểm đáo hạn hợp đồng đã ghi giảm giá vốn hoặc ghi vào thu nhập khác để ghi vào kết quả ngay là không hợp lý. Khoản lãi này chưa thực hiện, nó còn nằm trong giá trị hàng tồn kho và giá trị TSCĐ. Khoản chênh lệch này phải ghi vào Vốn chủ sở hữu sau đó phân bổ ghi giảm giá vốn khi hàng bán ra ghi giảm chi phí khi sử dụng TSCĐ.

1.2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến việc mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:

a./ Phản ánh quyền phí:

Nợ TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)
Có TK111,112


b./ Khi đáo hạn hợp đồng:

- Nếu giá thị trường nhỏ hơn giá thực hiện: Trường hợp này doanh nghiệp lựa chọn không thực hiện hợp đồng mà mua tài sản theo giá thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị mất quyền phí và quyền phí đó sẽ được tính vào chi phí khác:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)
Bút toán này không hợp lý. Chi phí này cần phân bổ dần vào chi phí tài chính hoặc chi phí quản lý.

- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện:

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệp phải trả tiền mua tài sản theo giá thực hiện, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi giảm giá vốn hoặc phản ánh vào thu nhập khác. Kế toán ghi:

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện.
Bút toán này cũng không hợp lý như phân tích ở trên. Chênh lệch phải ghi vào vốn chủ (không đưa ngay vào thu nhập) và phân bổ lại thu nhập dần thông qua ghi giảm giá vốn (khi bán hàng) hoặc Chi phí khấu hao (khi sử dụng TSCĐ)

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn

Đây không phải là chi phí bình thường và cần thiết để có được tài sản, không được tính vào giá gốc của tài sản mà phải tính vào chi phí hoạt động.

+ Nếu doanh nghiệp bán hợp đồng quyền chọn: Trường hợp này khoản thu từ bán hợp đồng quyền chọn được ghi nhận vào thu nhập khác và phí quyền chọn được phản ánh vào chi phí khác. Kế toán thực hiện các bút toán sau:

• Phản ánh khoản thu từ bán quyền chọn:

Nợ TK111,112… Tiền thu từ bán quyền chọn
Có TK711 – Thu nhập khác

• Kết chuyển phí quyền chọn:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)
Nếu mua quyền chọn để bán lại thì đây không phải là hoạt động phòng ngừa rủi ro (Cash Flow Hedging) mà là đầu cơ (Speculation). Theo kế toán Mỹ thì Đầu tư vào quyền chọn được đánh giá theo giá trị hợp lý, chênh lệch được đưa vào thu nhập.
Kế toán Việt Nam chưa cho phép hạch toán theo giá trị hợp lý thì hạch toán vào doanh thu và chi phí tài chính là hợp lý hơn.

Tuy nhiên nếu xác định ngay từ đầu là mua quyền chọn để đầu cơ thì nên hạch toán vào TK "Đầu tư khác - Chi tiết đầu tư vào quyền chọn".
Khi bán ghi:
Nợ TK Tiền: Phần tiền thu được
Có TK "Đầu tư vào quyền chọn"
Có TK " Doanh thu tài chính": Chênh lệch.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Theo tôi thì nên cắt bỏ cái bài báo mà bạn trích ở trên.
Bài báo đó không phải là văn bản pháp luật nên không cần phải bám theo đó.
Mà ta đã bỏ ra 60 bài để xem xét nó, nhiêu đó chắc đủ rồi.

Mua sắm tài sản và hợp đồng quyền chọn là độc lập nhau:
Theo tôi khi sử dụng công cụ tài chánh thì lãi lỗ từ hoạt động đó ta cứ ghi 515 và 635.

Chi phí mua quyền chọn: N142/C111
Lý do chưa tính ngay vào chi phí vì quyền chọn có thể được bán lại.
Khi nào bán lại quyền chọn hoặc thực hiện hợp đồng quyền chọn thì tính vào tài khoản thích hợp.

Nếu đáo hạn mà không thực hiện quyền chọn: tính vào chi phí N635/C142.

Nếu đáo hạn mà thực hiện quyền chọn thì:
- Ghi N211 theo giá thị trường.
- Phí quyền chọn tính vào 635.
- Chênh lệch lãi tính vào 515.
Lý do:
Phí quyền chọn là chắc chắn phải mất, dù có thực hiện quyền chọn hay không.
Vì phí quyền chọn đã chắc chắn mất nên lãi mà nó mang lại không thể tính như là kết quả của việc mua sắm tài sản.
Và cũng vì phí quyền chọn là chắc chắn mất dù có mua tài sản hay không nên không thể tính nó là chi phí để mua tài sản -> không tính vào giá trị tài sản.
Như vậy việc mua sắm tài sản phụ thuộc nhu cầu sản xuất chứ không phụ thuộc có mua quyền chọn hay không.
Như vậy hãy xem việc mua quyền chọn là 1 hoạt động tài chánh riêng biệt với hoạt động đầu tư mua sắm tài sản và hoạt động này có:
- Phí quyền chọn đóng vai trò là Giá Vốn.
- Lãi do chênh lệch giá đóng vai trò Doanh Thu.

Định khoản:
1/. Mua phí quyền chọn: N142/C111: 20tr
Đáo hạn,
2/. Thực hiện mua tài sản: N211/C331: 860tr
3/. Chi phí vận chuyển: N211/C111: 50tr
4/. Yêu cầu thanh toán quyền chọn: N138/C515: 60tr
5/. Kết chuyển phí quyền chọn: N635/C142: 20tr

Bút toán số 5: luôn luôn có, dù thực hiện quyền chọn hay không.
Bút toán số 4: nếu không thực hiện hợp đồng quyền chọn thì xem như thu nhập = 0đ.

Về giá trị theo thời gian:
Cuối kỳ mà chưa đến hạn hợp đồng thì không cần đánh giá lại (không cần tính Giá trị theo thời gian của quyền chọn).
Lý do:
Ở VN, và đại đa số các nước khác, cũng ghi nhận tài sản theo giá phí, số tiền đã bỏ ra.
Nếu cần thiết thì lập dự phòng giảm giá. Tuy nhiên chưa có hướng dẫn về dự phòng loại tài sản này. Vì thế ta cũng không lập dự phòng.
Ngoài ra, theo tôi, phí quyền chọn không phải là 1 loại chi phí có tính chất chi trả 1 lần dùng nhiều kỳ nên không cần phân bổ theo thời gian.
Nó mang tính chất đặt cọc, ứng trước chứ không mang tính chất dùng lần lần.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Nếu đáo hạn mà thực hiện quyền chọn thì:
- Ghi N211 theo giá thị trường.
- Phí quyền chọn tính vào 635.
- Chênh lệch lãi tính vào 515.

Theo em không đưa chênh lệch ngay vào doanh thu (đưa lên báo cáo thu nhập) của kỳ thực hiện quyền chọn vì khoản chênh lệch này còn nằm trong giá trị hàng tồn kho hoặc TSCĐ.

Như vậy hãy xem việc mua quyền chọn là 1 hoạt động tài chánh riêng biệt với hoạt động đầu tư mua sắm tài sản và hoạt động này có:
- Phí quyền chọn đóng vai trò là Giá Vốn.
- Lãi do chênh lệch giá đóng vai trò Doanh Thu.

Nếu hoạt động đầu tư vào quyền chọn là hoạt động đầu cơ chờ chênh lệch giá (Speculation) thì lập luận như của bác đúng. Tuy nhiên nếu là đầu tư để phong toả rủi ro (Cash Flow Hedging) thì không hẳn như vậy.

Định khoản:
1/. Mua phí quyền chọn: N142/C111: 20tr
Đáo hạn,
2/. Thực hiện mua tài sản: N211/C331: 860tr
3/. Chi phí vận chuyển: N211/C111: 50tr
4/. Yêu cầu thanh toán quyền chọn: N138/C515: 60tr
5/. Kết chuyển phí quyền chọn: N635/C142: 20tr

Bút toán số 5: luôn luôn có, dù thực hiện quyền chọn hay không.
Bút toán số 4: nếu không thực hiện hợp đồng quyền chọn thì xem như thu nhập = 0đ.

Với lập luận như ở trên thì bút toán phản ánh chênh lệch chưa ổn. Không đưa chênh lệch này vào doanh thu ngay vì đây là chênh lệch của Cash Flow Hedging.

Về giá trị theo thời gian:
Cuối kỳ mà chưa đến hạn hợp đồng thì không cần đánh giá lại (không cần tính Giá trị theo thời gian của quyền chọn).
Lý do:
Ở VN, và đại đa số các nước khác, cũng ghi nhận tài sản theo giá phí, số tiền đã bỏ ra.
Nếu cần thiết thì lập dự phòng giảm giá. Tuy nhiên chưa có hướng dẫn về dự phòng loại tài sản này. Vì thế ta cũng không lập dự phòng.
Ngoài ra, theo tôi, phí quyền chọn không phải là 1 loại chi phí có tính chất chi trả 1 lần dùng nhiều kỳ nên không cần phân bổ theo thời gian.
Nó mang tính chất đặt cọc, ứng trước chứ không mang tính chất dùng lần lần.

Chỗ này có một số điểm chưa ổn:
- Giá trị theo thời gian bản chất của nó là giảm dần (hướng dần về không và không âm). Do đó nếu đến kỳ thực hiện mới hạch toán vào chi phí phản ánh không đúng đắn về chi phí.

Theo VAS 01:
Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Khoản giá trị theo thời gian giảm nên cần được ghi nhận vào chi phí của từng kỳ. Ở Việt Nam nếu không muốn đánh giá đúng Time value thì có thể phân bổ theo đường thẳng.

Giá trị của quyền chọn luôn không âm nên không cần lập dự phòng giảm giá. Nó giảm giá trị theo thời gian là đương nhiên nên phải ghi nhận sự giảm giá này vào chi phí của từng kỳ.

Không phải đa số các nước còn giữ nguyên tắc chỉ hạch toán theo giá gốc đâu. Khá nhiều nước đã áp dụng IFRS và đương nhiên là đã áp dụng giá trị hợp lý (trong định giá các công cụ tài chính, tài sản cố định).

Về việc các nước áp dụng IFRS có trong website dưới đây của Deloitte:
http://www.iasplus.com/country/useias.htm
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Theo em không đưa chênh lệch ngay vào doanh thu (đưa lên báo cáo thu nhập) của kỳ thực hiện quyền chọn vì khoản chênh lệch này còn nằm trong giá trị hàng tồn kho hoặc TSCĐ.

Nếu hoạt động đầu tư vào quyền chọn là hoạt động đầu cơ chờ chênh lệch giá (Speculation) thì lập luận như của bác đúng. Tuy nhiên nếu là đầu tư để phong toả rủi ro (Cash Flow Hedging) thì không hẳn như vậy.

Chẳng lẽ rủi ro đó kéo dài đến tận khi tài sản hết thời gian sử dụng?

Mua quyền chọn là chỉ để phòng rủi ro khi thực hiện mua sắm tài sản thôi chứ.
Đến thời điểm đáo hạn ta quyết định mua hay không mua thì rủi ro về tài chánh không còn tồn tại nữa.

Từ điểm này sẽ kéo theo các điểm khác. Không cần dông dài, giải quyết điểm này trước thì mọi điểm khác sẽ sáng tỏ.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Chẳng lẽ rủi ro đó kéo dài đến tận khi tài sản hết thời gian sử dụng?

Mua quyền chọn là chỉ để phòng rủi ro khi thực hiện mua sắm tài sản thôi chứ.
Đến thời điểm đáo hạn ta quyết định mua hay không mua thì rủi ro về tài chánh không còn tồn tại nữa.

Từ điểm này sẽ kéo theo các điểm khác. Không cần dông dài, giải quyết điểm này trước thì mọi điểm khác sẽ sáng tỏ.

Đúng là quyền chọn mua để phong toả cho nghiệp vụ mua sắm. (A cash flow hedge is used to establish fixed prices or rates when future cash flows could vary due to changes in prices or rates).

Tuy nhiên phong toả rủi ro trong kinh doanh lại là chuyện khác với quan điểm của kế toán. Theo kế toán thì khoản chênh lệch giữa giá thực hiện hợp đồng và giá thị trường của tài sản còn nằm trong tài sản, nó chưa thực hiện nên chưa đưa vào thu nhập. Khi nào bán hàng tồn kho hoặc sử dụng tài sản thì lãi này mới được thực hiện (lúc đó ghi giảm giá vốn hoặc làm giảm chi phí sử dụng).

Em chỉ biết vậy thôi. Em thấy mấy ông biên soạn IFRS và SFAS toàn mấy ông khủng về kế toán tài chính thôi. Hơn nữa các bản draft của IFRS và SFAS đều được lấy ý kiến của kế toán các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới nên quan điểm của họ được coi là giúp cho các chuẩn mực kế toán trở nên hợp lý nhất.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Đúng là quyền chọn mua để phong toả cho nghiệp vụ mua sắm. (A cash flow hedge is used to establish fixed prices or rates when future cash flows could vary due to changes in prices or rates).

Tuy nhiên phong toả rủi ro trong kinh doanh lại là chuyện khác với quan điểm của kế toán. Theo kế toán thì khoản chênh lệch giữa giá thực hiện hợp đồng và giá thị trường của tài sản còn nằm trong tài sản, nó chưa thực hiện nên chưa đưa vào thu nhập. Khi nào bán hàng tồn kho hoặc sử dụng tài sản thì lãi này mới được thực hiện (lúc đó ghi giảm giá vốn hoặc làm giảm chi phí sử dụng).

Em chỉ biết vậy thôi. Em thấy mấy ông biên soạn IFRS và SFAS toàn mấy ông khủng về kế toán tài chính thôi. Hơn nữa các bản draft của IFRS và SFAS đều được lấy ý kiến của kế toán các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới nên quan điểm của họ được coi là giúp cho các chuẩn mực kế toán trở nên hợp lý nhất.

Rồi , xong điểm số 1, sang điểm số 2:

Nguyên giá = giá thị trường (giá hóa đơn).

Giá thị trường = giá thực hiện (giá theo quyền chọn) + chênh lệch

Vì thế ta nói : " chênh lệch giữa giá thực hiện hợp đồng và giá thị trường của tài sản còn nằm trong tài sản".
Nhưng cái đoạn kế là không đúng: "nó chưa thực hiện".

Chưa thực hiện ở đây là chưa thực hiện 1 vòng chu chuyển khác: sản xuất - nhập kho thành phẩm - bán - thu tiền.

Còn bản thân hợp đồng quyền chọn đã xong, đã mang lại lãi, không phải bằng tiền mặt mà là giá trị tài sản, đúng hơn ta nói là : nằm trong khoản tiền phải trả ít hơn cho nhà cung cấp.

---

Nếu như cho rằng hợp đồng quyền chọn là liên tiếp với hoạt động của tài sản, do đó chỉ xác định lãi lỗ khi có kết quả chung cuộc, thì xem lại điều số 1.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Rồi , xong điểm số 1, sang điểm số 2:

Nguyên giá = giá thị trường (giá hóa đơn).

Giá thị trường = giá thực hiện (giá theo quyền chọn) + chênh lệch

Vì thế ta nói : " chênh lệch giữa giá thực hiện hợp đồng và giá thị trường của tài sản còn nằm trong tài sản".
Nhưng cái đoạn kế là không đúng: "nó chưa thực hiện".

Chưa thực hiện ở đây là chưa thực hiện 1 vòng chu chuyển khác: sản xuất - nhập kho thành phẩm - bán - thu tiền.

Còn bản thân hợp đồng quyền chọn đã xong, đã mang lại lãi, không phải bằng tiền mặt mà là giá trị tài sản.

---

Nếu như cho rằng hợp đồng quyền chọn là liên tiếp với hoạt động của tài sản, do đó chỉ xác định lãi lỗ khi có kết quả chung cuộc, thì xem lại điều số 1.

Chưa thực hiện theo các nhà kế toán ở đây là cái lãi đó còn nằm trong hàng tồn kho hoặc TSCĐ. Khi nào bán hàng tồn kho hoặc sử dụng TSCĐ mới phản ánh lãi đó trên báo cáo thu nhập. Khoản chênh lệch này là một phần thuộc vốn chủ sở hữu nhưng không được phản ánh ngay trên báo cáo thu nhập và thời điểm có được tài sản.

Nếu đầu tư vào quyền chọn với mục đích đầu cơ thì lại khác vì khi đáo hạn quyền chọn là đã thực hiện hoạt động chính.

Đoạn dưới đây em trích từ trang 1131 của cuốn "Advanced Accounting"

Accounting for a Cash Flow Hedge.
The gain or loss on a cash flow hedge is reported as OCI, rather than recognized currently in earnings, because the hedged forecasted cash flows have not yet occurred or been recognized in the financial statements. The hedge is intended to establish the values that will be recognized once the forecasted transaction occurs and is recognized. Once the forecasted transaction has actually occurred, the OCI gain or loss will be reclassified into earnings in the same period(s) as the forecasted transaction affects earnings. For example, assume that a forecasted sale of inventory is hedged. Once the inventory is sold and recognized in earnings, the applicable amount, the OCI gain or loss, will also be recognized in earnings. If the forecasted transaction were a purchase of a depreciable asset, the applicable portion of the OCI would be recognized in earnings when the asset’s depreciation expense is recognized.

Em tạm dịch đoạn trên như sau:

Kế toán cho phòng ngừa rủi ro về dòng tiền.

Lãi hoặc lỗ trong nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro về dòng tiền được phản ánh vào Thu nhập khác thuộc vốn chủ sở hữu (OCI), hơn là ghi là thu nhập ngay vì dòng tiền dự tính đã phòng ngừa chưa xảy ra hoặc chưa được ghi nhận trong báo cáo thu nhập. Nghiệp vụ phong toả được dự tính để thiết lập giá trị sẽ được ghi nhận ngay khi các nghiệp vụ dự kiến phát sinh và được ghi nhận. Ngay khi nghiệp vụ dự kiến thực sự phát sinh, lãi hoặc lỗ OCI sẽ được tái phân loại là thu nhập trong cùng kỳ cũng như nghiệp vụ sự kiến ảnh hưởng đến thu nhập. Ví dụ, giả sử có một giao dịch dự kiến về hàng tồn kho được phong toả rủi ro. Ngay khi hàng tồn kho được bán và ghi nhận doanh thu, khoản lãi lỗ khác thuộc vốn chủ sở hữu (OCI) tương xứng, sẽ đồng thời được ghi nhận là thu nhập. Nếu nghiệp vụ dự kiến là mua các tài sản khấu hao, phần tương ứng của OCI sẽ được ghi nhận là thu nhập khi chi phí khấu hao tài sản được ghi nhận.

Em chỉ biết nói theo sách của mấy ông Tây thôi. Vì các chuẩn mực kế toán của các ông ấy được xây dựng từ khá lâu và theo một quy trình khá chuẩn.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top