Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

stylehv78

NGỰA HOANG
Hội viên mới
Công ty tôi vừa ký HĐ mua tài sản theo "hợp đồng quyền chọn mua" với giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng là 800tr, phí quyền chọn 20tr, phí đàm phán HĐ, vận chuyển , bốc dỡ 50tr.
P/S: Biết giá thị trường cao hơn giá thực hiện là 60tr.
Mời pac KidmandangPhuongThu
-----------------------------------------------------------------------------------------
Không ai giúp mình sao ???
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Công ty tôi vừa ký HĐ mua tài sản theo "hợp đồng quyền chọn mua" với giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng là 800tr, phí quyền chọn 20tr, phí đàm phán HĐ, vận chuyển , bốc dỡ 50tr.
P/S: Biết giá thị trường cao hơn giá thực hiện là 60tr.
Mời pac KidmandangPhuongThu

cho tui hỏi là "hợp đồng quyền chọn mua" là răng??? tui chưa bít...^_^
mà ý bạn hỏi ở đây là rì nhể????? bạn muốn tính giá tài sản chăng????:tucao:
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

@PhuongThu: hợp đồng quyền chọn mua là một hợp đồng phái sinh. Cho phép người mua có quyền thực hiện hay không không hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai. Dù thực hiện hay không thực hiện thì chắc chắn bạn phải tốn chi phí cho quyền chọn.
Mình chỉ học kế toán chứ không làm kế toán, nên theo ý mình thì thế này:
Phí quyền chọn đưa vào chi phí.
Khi đến thời điểm quy định trong hợp đồng giao sau, nếu bạn mua tài sản thì ghi tăng tài sản, và ghi tăng chi phí vận chuyển, còn nếu không thực hiện thì thôi.
Ai có ý kiến khác xin mời thảo luận.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

@PhuongThu: hợp đồng quyền chọn mua là một hợp đồng phái sinh. Cho phép người mua có quyền thực hiện hay không không hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai. Dù thực hiện hay không thực hiện thì chắc chắn bạn phải tốn chi phí cho quyền chọn.
Mình chỉ học kế toán chứ không làm kế toán, nên theo ý mình thì thế này:
Phí quyền chọn đưa vào chi phí.
Khi đến thời điểm quy định trong hợp đồng giao sau, nếu bạn mua tài sản thì ghi tăng tài sản, và ghi tăng chi phí vận chuyển, còn nếu không thực hiện thì thôi.
Ai có ý kiến khác xin mời thảo luận.

e cũng bít tý j về lạoi hợp đồng này hết, vậy dù mua hay ko mua mình cũng mất tìn sao anh lãng:lasao::lasao:
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

cho tui hỏi là "hợp đồng quyền chọn mua" là răng??? tui chưa bít...^_^
mà ý bạn hỏi ở đây là rì nhể????? bạn muốn tính giá tài sản chăng????:tucao:
Tui muốn định khoản và giải thích rõ các nghiệp vụ đó
-----------------------------------------------------------------------------------------
@PhuongThu: hợp đồng quyền chọn mua là một hợp đồng phái sinh. Cho phép người mua có quyền thực hiện hay không không hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai. Dù thực hiện hay không thực hiện thì chắc chắn bạn phải tốn chi phí cho quyền chọn.
Mình chỉ học kế toán chứ không làm kế toán, nên theo ý mình thì thế này:
Phí quyền chọn đưa vào chi phí.
Khi đến thời điểm quy định trong hợp đồng giao sau, nếu bạn mua tài sản thì ghi tăng tài sản, và ghi tăng chi phí vận chuyển, còn nếu không thực hiện thì thôi.
Ai có ý kiến khác xin mời thảo luận.
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua hoặc người bán mua hoặc bán tài sản với giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng
Đến thời hạn đáo hạn HĐ thì tiến hành giao TS và định giá
Thể hiện quyền phí N142/C111.112 = 20tr
Giá trị trường cao hơn giá thực hiện thì ghi N211/C331.711
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Tui muốn định khoản và giải thích rõ các nghiệp vụ đó
-----------------------------------------------------------------------------------------

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua hoặc người bán mua hoặc bán tài sản với giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng
Đến thời hạn đáo hạn HĐ thì tiến hành giao TS và định giá
Thể hiện quyền phí N142/C111.112 = 20tr
Giá trị trường cao hơn giá thực hiện thì ghi N211/C331.711

Cơ sở nào để xác định giá thị trường?
Đối với kế toán, vì không có cơ sở nên không ghi sổ bút toán này.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Cơ sở nào để xác định giá thị trường?
Đối với kế toán, vì không có cơ sở nên không ghi sổ bút toán này.
Sao lại không có giá thì trường (giá thị trường là giá tại thời điểm giao hàng mà nhà cung cấp đang có)
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Sao lại không có giá thì trường (giá thị trường là giá tại thời điểm giao hàng mà nhà cung cấp đang có)

Nhà cung cấp có nhưng anh không chịu mua -> đâu phải giá thị trường.
Giá thị trường là nơi cung-cầu gặp nhau, ở đây chỉ mới là giá cung đưa ra thôi.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Nhà cung cấp có nhưng anh không chịu mua -> đâu phải giá thị trường.
Giá thị trường là nơi cung-cầu gặp nhau, ở đây chỉ mới là giá cung đưa ra thôi.
Đây đâu phải là giá mà một mình nhà cung cấp đưa ra đâu mà phải CC vào giá so sánh gữa giá cả các nhà CC trên TT.
Nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệp phải trả tiền mua tài sản theo giá thực hiện, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi giảm giá vốn hoặc phản ánh vào thu nhập khác. Kế toán ghi:

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện.

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Đây đâu phải là giá mà một mình nhà cung cấp đưa ra đâu mà phải CC vào giá so sánh gữa giá cả các nhà CC trên TT.

Nhưng đối với kế toán thì chỉ ghi sổ những gì có chứng từ xác thực và do DN thực hiện, không phải ghi số liệu do DN khác thực hiện.
Bạn có thể báo cáo giá đó trong các báo cáo nội bộ, nhưng không ghi sổ kế toán tài chánh được.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Giá thị trường

Giá thị trường của bất động sản là giá được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường bất động sản. Có 3 phương pháp truyền thống được sử dụng trong định giá thị trường của bất động sản là.

Phương pháp giá so sánh: Giá của lô đất, ngôi nhà cần định giá được xác định bằng giá thị trường của lô đất hoặc ngôi nhà có đặc điểm giống nhau (tương tự). Phương pháp này thích hợp khi thị trường bất động sản phát triển và xuất hiện tính tương đồng giữa lô đất, ngôi nhà cần định giá với giá thị trường của lô đất, ngôi nhà tương tự (ví dụ hai lô đất nằm cạnh nhau của cùng một khu vực). Mặt khác, để định giá theo phương pháp này cũng cần một cơ sở dữ liệu tập trung về giao dịch bất động sản để đảm bảo công tác định giá được chính xác, hài hoà.

Phương pháp chi phí: Giá của bất động sản cần định giá được xác định bằng cách xác định giá của lô đất cộng với chi phí xây dựng công trình trên đất.

Phương pháp này được sử dụng để trong trường hợp thị trường bất động sản ít phát triển và thường áp dụng đối với bất động sản mới và tương đối hiếm (ví dụ các cơ sở công nghiệp, thương mại).

Phương pháp thu nhập: Giá trị của bất động sản chính là tổng thu nhập trong tương lai mà bất động sản mang lại. Do đó, giá trị của bất động sản sẽ được xác định bằng tổng dòng thu nhập tiềm năng (thu nhập ròng) trong tương lai được quy đổi về giá trị hiện tại.

Phương pháp dựa vào giá thị trường có nhiều ưu điểm. Đối với những người có nhà đất trong cùng một khu vực thì giá trị của thị trường sẽ cho phép xác định được khả năng nộp thuế, căn cứ vào giá trị của bất động sản chịu thuế. Khía cạnh này có ý nghĩa về mặt công bằng giữa các đối tượng nộp thuế có cùng khả năng nộp thuế (giá trị tài sản như nhau). Tuy nhiên, không phải lúc nào giá trị của bất động sản cũng đi liền với khả năng nộp thuế.

Về tâm lý, giá thị trường là công khai, minh bạch và dễ hiểu đối với mọi người. Trên phương diện Nhà nước, sử dụng giá thị trường để thu thuế sẽ có điều kiện để thực hiện chính sách chống đầu cơ hoặc thu hồi một phần vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua giá trị bất động sản được hưởng lợi tăng lên. Tuy nhiên, việc có đạt được mục tiêu chống đầu cơ hay không là chuyện khác, bởi vì người có đất vẫn sẽ giữ đất chừng nào lợi nhuận mục tiêu của việc giữ đất vẫn đạt được sau khi nộp đủ thuế.

Về mặt kỹ thuật, so với phương pháp tiền cho thuê thì phương pháp giá thị trường sẽ giúp cho cơ quan quản lý giảm đi một khối lượng công việc khổng lồ khi phải cập nhật giá cho thuê bất động sản thuộc diện đánh thuế (khi sử dụng tiền cho thuê). Phương pháp giá thị trường cũng có nhược điểm là khi giá trị của ngôi nhà tăng lên nhưng thu nhập của chủ sở hữu lại không tăng, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ của thị trường bất động sản làm giá nhà đất tăng lên nhanh chóng, vượt xa giá trị thực của nó. Vì tính hạn chế này nên nhiều nước áp dụng giá thị trường trong tính thuế đều có chế độ miễn, giảm thuế cho người có thu nhập thấp.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Nhưng đối với kế toán thì chỉ ghi sổ những gì có chứng từ xác thực và do DN thực hiện, không phải ghi số liệu do DN khác thực hiện.
Bạn có thể báo cáo giá đó trong các báo cáo nội bộ, nhưng không ghi sổ kế toán tài chánh được.
Trong thực hiện HĐ quyền chọn mua này phải CC và XĐ theo giá thực hiện và giá thị trường mà bác
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Tui muốn định khoản và giải thích rõ các nghiệp vụ đó
-----------------------------------------------------------------------------------------

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua hoặc người bán mua hoặc bán tài sản với giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng
Đến thời hạn đáo hạn HĐ thì tiến hành giao TS và định giá
Thể hiện quyền phí N142/C111.112 = 20tr
Giá trị trường cao hơn giá thực hiện thì ghi N211/C331.711

Theo mình biết hiện tại Việt Nam chưa có quy định về hạch toán các nghiệp vụ tài chính phái sinh, nên bạn cũng không có căn cứ ghi nhận các khoản lãi lỗ do chênh lệch giữa giá thị trường (ai thẩm định) với giá thực hiện hợp đồng. Do đó mình nghĩ bạn vẫn hạch toán theo ý kiến dưới đây của langtu

@PhuongThu: hợp đồng quyền chọn mua là một hợp đồng phái sinh. Cho phép người mua có quyền thực hiện hay không không hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai. Dù thực hiện hay không thực hiện thì chắc chắn bạn phải tốn chi phí cho quyền chọn.
Mình chỉ học kế toán chứ không làm kế toán, nên theo ý mình thì thế này:
Phí quyền chọn đưa vào chi phí.
Khi đến thời điểm quy định trong hợp đồng giao sau, nếu bạn mua tài sản thì ghi tăng tài sản, và ghi tăng chi phí vận chuyển, còn nếu không thực hiện thì thôi.
Ai có ý kiến khác xin mời thảo luận.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Theo mình biết hiện tại Việt Nam chưa có quy định về hạch toán các nghiệp vụ tài chính phái sinh, nên bạn cũng không có căn cứ ghi nhận các khoản lãi lỗ do chênh lệch giữa giá thị trường (ai thẩm định) với giá thực hiện hợp đồng. Do đó mình nghĩ bạn vẫn hạch toán theo ý kiến dưới đây của langtu
Hiện tại mình chưa có quy định là HT nghiệp vụ cho HĐ quyền chọn nhưng các nhà phân tích đã giải thích và có phương pháp HT cho HĐ quyền chọn này và thực tế đã có các DN đang và sẽ thực hiện HĐ này (đây chỉ là việc mua, bán các tài sản phi tài chính mà thôi). Như bạn langtu79 nói cũng có khía cạnh đúng nhưng thực tế:
Người mua có thể thực hiện quyền hoặc bán quyền cho người khác hay không thực hiện quyền. Để thực hiện quyền này, khi ký kết hợp đồng người mua phải trả quyền phí, giá trong hợp đồng gọi là giá thực hiện và ngày định trong hợp đồng là ngày đáo hạn. Tương tự như vậy đối với người bán trong hợp đồng quyền chọn bán.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Dưới đây là một ví dụ về hạch toán quyền chọn mua cổ phiếu trong trường hợp mua cổ phiếu để đầu cơ. Nếu mua cổ phiếu để tránh rủi ro về dòng tiền (như ví dụ của bạn) thì hạch toán đánh giá lại giá trị hợp lý vào vốn chủ sở hữu thay vì vào thu nhập:
EH-1 On January 2, 2008, Jones Company purchases a call option for $300 on Merchant common stock. The call option gives Jones the option to buy 1,000 shares of Merchant at a strike price of $50 per share. The market price of a Merchant share is $50 on January 2, 2008 (the intrinsic value is therefore $0). On March 31, 2008, the market price for Merchant stock is $53 per share, and the time value of the option is $200.

EH-1 (a) Prepare the journal entry to record the purchase of the call option on January 2, 2008.
Call Option 300
Cash 300
This payment is referred to as the option premium.

EH-1 (b) Prepare the journal entry(ies) to recognize the change in the fair value of the call option as of March 31, 2008.
Unrealized Gain or Loss—Income 100
Call Option ($300 – $200) 100

Call Option (1,000 X $3) 3,000
Unrealized Gain or Loss-Income 3,000

Như vậy theo ví dụ này thì khi mua quyền chọn mua hạch toán vào TK đầu tư. Cuối kỳ kế toán điều chỉnh giá trị của quyền chọn mua này. Khoản đầu tư này có giá trị không âm vì người mua có quyền từ bỏ quyền chọn.

Còn đây là một cách hạch toán theo một tác giả Việt Nam (Trích lại từ congnghemoi.net)


1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:

1.1. Xác định giá trị thực tế tài sản theo hợp đồng quyền chọn mua

Nếu doanh nghiệp mua tài sản theo hợp đồng quyền chọn, giá trị thực tế của tài sản bao gồm:

+ Cộng các yếu tố:

- Phí quyền chọn.

- Giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

- Các loại thuế không được hoàn lại (nếu có).

- Các chi phí đàm phán hợp đồng, vận chuyển, bốc dỡ,…

+ Loại trừ các yếu tố:

- Chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có).

Bên cạnh đó, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện thì phần chênh lệch (lãi) sẽ được ghi giảm giá vốn (đối với hàng tồn kho) hoặc phản ánh vào thu nhập khác (đối với TSCĐ, bất động sản đầu tư) và ngược lại, doanh nghiệp không nên thực hiện hợp đồng.

1.2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến việc mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:

a./ Phản ánh quyền phí:

Nợ TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)
Có TK111,112

b./ Khi đáo hạn hợp đồng:

- Nếu giá thị trường nhỏ hơn giá thực hiện: Trường hợp này doanh nghiệp lựa chọn không thực hiện hợp đồng mà mua tài sản theo giá thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị mất quyền phí và quyền phí đó sẽ được tính vào chi phí khác:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)

- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện:

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệp phải trả tiền mua tài sản theo giá thực hiện, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi giảm giá vốn hoặc phản ánh vào thu nhập khác. Kế toán ghi:

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện.

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn

+ Nếu doanh nghiệp bán hợp đồng quyền chọn: Trường hợp này khoản thu từ bán hợp đồng quyền chọn được ghi nhận vào thu nhập khác và phí quyền chọn được phản ánh vào chi phí khác. Kế toán thực hiện các bút toán sau:

• Phản ánh khoản thu từ bán quyền chọn:

Nợ TK111,112… Tiền thu từ bán quyền chọn
Có TK711 – Thu nhập khác

• Kết chuyển phí quyền chọn:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)

Do đó theo mình thì:

Khi không thực hiện quyền chọn mua thì kết chuyển quyền chọn mua vào chi phí (lỗ).

Khi thực hiện quyền chọn mua thì Chi phí của tài sản sẽ gồm số tiền bỏ ra cộng (+) giá trị ghi sổ (đã điều chỉnh) của quyền chọn mua.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Dưới đây là một ví dụ về hạch toán quyền chọn mua cổ phiếu:


Như vậy theo ví dụ này thì khi mua quyền chọn mua hạch toán vào TK đầu tư. Cuối kỳ kế toán điều chỉnh giá trị của quyền chọn mua này. Khoản đầu tư này có giá trị không âm vì người mua có quyền từ bỏ quyền chọn.

Còn đây là một cách hạch toán theo một tác giả Việt Nam (Trích lại từ congnghemoi.net)




Do đó theo mình thì:

Khi không thực hiện quyền chọn mua thì kết chuyển quyền chọn mua vào chi phí (lỗ).

Khi thực hiện quyền chọn mua thì Chi phí của tài sản sẽ gồm số tiền bỏ ra cộng (+) giá trị ghi sổ (đã điều chỉnh) của quyền chọn mua.
Vậy theo số liệu của cty mình thì bạn HT thế nào ?
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện:

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệp phải trả tiền mua tài sản theo giá thực hiện, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi giảm giá vốn hoặc phản ánh vào thu nhập khác. Kế toán ghi:

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện.

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn

Chỗ màu đỏ:

Vì đã tính thêm phí vào giá nhập rồi nên chỗ màu đỏ chỉ là giá thực hiện thôi:

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thực hiện
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn

Kế toán không thể nào ghi sổ giá thị trường được.
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua



Chỗ màu đỏ:

Vì đã tính thêm phí vào giá nhập rồi nên chỗ màu đỏ chỉ là giá thực hiện thôi:



Kế toán không thể nào ghi sổ giá thị trường được.
Trích:
- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện:

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệp phải trả tiền mua tài sản theo giá thực hiện, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi giảm giá vốn hoặc phản ánh vào thu nhập khác. Kế toán ghi:

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện.

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn



1. Đó là phần chênh lệch được phản ánh vào giá vốn hoặc thu nhập rồi còn gì
2. Kế toán không ghi sổ giá thị trường được nhưng đây là phí quyền chọn được kc vào giá trị TS
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện.

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn


1. Đó là phần chênh lệch được phản ánh vào giá vốn hoặc thu nhập rồi còn gì
2. Kế toán không ghi sổ giá thị trường được nhưng đây là phí quyền chọn được kc vào giá trị TS

Cộng lại thử xem 2 bút toán ở trên đã ghi N152,153 ... là bao nhiêu?
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Cộng lại thử xem 2 bút toán ở trên đã ghi N152,153 ... là bao nhiêu?
Xem các nhà chuyên gia giải thích gì nhé:
Hợp đồng quyền chọn và phương pháp hạch toán
TCKT cập nhật: 03/11/2006

Để hạn chế rủi ro liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, nhất là các hợp đồng dài hạn thì việc sử dụng các công cụ tài chính là hết sức quan trọng. Với việc sử dụng các công cụ tài chính sẽ mang lại cho người bán, người mua những sự lựa chọn tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các công cụ tài chính ở các doanh nghiệp còn chưa phổ biến và cũng chưa có chuẩn mực hướng dẫn cụ thể. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp hạch toán liên quan đến việc thực hiện hợp đồng quyền chọn trong việc mua, bán các tài sản phi tài chính.

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua hoặc người bán mua hoặc bán tài sản với giá định sẵn tại ngày đáo hạn hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn có hai loại:

- Hợp đồng quyền chọn mua (call option): là thỏa thuận cho phép người người mua có quyền mua tài sản từ người bán với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng.

- Hợp đồng quyền chọn bán (put option): là thỏa thuận cho phép người bán bán tài sản cho người mua với giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng.

Hợp đồng quyền chọn có đặc điểm:

- Không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm.

- Chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt thuộc thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Người mua có thể thực hiện quyền hoặc bán quyền cho người khác hay không thực hiện quyền. Để thực hiện quyền này, khi ký kết hợp đồng người mua phải trả quyền phí, giá trong hợp đồng gọi là giá thực hiện và ngày định trong hợp đồng là ngày đáo hạn. Tương tự như vậy đối với người bán trong hợp đồng quyền chọn bán.

- Tùy theo từng loại mà hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn hoặc đến ngày đáo hạn.

Từ những đặc điểm trên của hợp đồng quyền chọn, trong phạm vi bài viết này chúng tôi đi vào thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến việc mua hoặc bán các tài sản phi tài chính theo hợp đồng quyền chọn.

1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:

1.1. Xác định giá trị thực tế tài sản theo hợp đồng quyền chọn mua

Nếu doanh nghiệp mua tài sản theo hợp đồng quyền chọn, giá trị thực tế của tài sản bao gồm:

+ Cộng các yếu tố:

- Phí quyền chọn.

- Giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.

- Các loại thuế không được hoàn lại (nếu có).

- Các chi phí đàm phán hợp đồng, vận chuyển, bốc dỡ,…

+ Loại trừ các yếu tố:

- Chiết khấu thương mại, giảm giá (nếu có).

Bên cạnh đó, tại thời điểm đáo hạn hợp đồng nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện thì phần chênh lệch (lãi) sẽ được ghi giảm giá vốn (đối với hàng tồn kho) hoặc phản ánh vào thu nhập khác (đối với TSCĐ, bất động sản đầu tư) và ngược lại, doanh nghiệp không nên thực hiện hợp đồng.

1.2. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến việc mua hàng theo hợp đồng quyền chọn mua:

a./ Phản ánh quyền phí:

Nợ TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)
Có TK111,112

b./ Khi đáo hạn hợp đồng:

- Nếu giá thị trường nhỏ hơn giá thực hiện: Trường hợp này doanh nghiệp lựa chọn không thực hiện hợp đồng mà mua tài sản theo giá thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị mất quyền phí và quyền phí đó sẽ được tính vào chi phí khác:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)

- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện:

+ Nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệp phải trả tiền mua tài sản theo giá thực hiện, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi giảm giá vốn hoặc phản ánh vào thu nhập khác. Kế toán ghi:

Nợ TK152,153,156,211,213…: Giá thị trường
Có TK111, 112, 331…Giá thực hiện
Có TK632, 711 - Phần chênh lệch giá thị trường > hơn giá thực hiện.

Đồng thời kết chuyển phí quyền chọn vào giá trị thực tế tài sản:

Nợ TK152,153,156,211,213…Phí quyền chọn.
Có TK142 – Phí quyền chọn

+ Nếu doanh nghiệp bán hợp đồng quyền chọn: Trường hợp này khoản thu từ bán hợp đồng quyền chọn được ghi nhận vào thu nhập khác và phí quyền chọn được phản ánh vào chi phí khác. Kế toán thực hiện các bút toán sau:

• Phản ánh khoản thu từ bán quyền chọn:

Nợ TK111,112… Tiền thu từ bán quyền chọn
Có TK711 – Thu nhập khác

• Kết chuyển phí quyền chọn:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (quyền phí)

2. Hạch toán ngiệp vụ bán hàng theo hợp đồng quyền chọn bán

2.1. Đặc điểm liên quan đến hạch toán

- Doanh thu được ghi nhận theo giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn.
- Phần chênh lệch giá thị trường tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện được phản ánh vào thu nhập khác.

- Phí quyền chọn được phản ánh vào chi phí bán hàng (nếu doanh nghiệp thực hiện hợp đồng quyền chọn bán) hoặc phản ánh vào chi phí khác (nếu doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng quyền chọn bán)

2.2. Phương pháp hạch toán

a. Phản ánh chi phí mua quyền chọn bán:

Nợ TK142 – Chi phí trả trước ngắn hạn (phí quyền chọn)
Có TK111,112

b. Khi đáo hạn hợp đồng:

- Nếu giá thị trường tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện:

+ Phản ánh giá vốn:
Nợ TK632 – Giá vốn hàng bán
Có TK155, 156 – Giá trị thực tế xuất kho

+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK111,112,131,… – Giá thực hiện
Có TK511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá thị trường)
Có TK711 – Phần chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thị trường

+ Kết chuyển quyền phí:
Nợ TK641 – Chi phí bán hàng (quyền phí)
Có TK142

- Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện: doanh nghiệp lựa chọn quyền không thực hiện hợp đồng. Trường hợp này chi phí quyền chọn không được tính vào chi phí bán hàng vào được ghi nhận vào chi phí khác. Kế toán ghi:

Nợ TK811 – Chi phí khác (quyền phí)
Có TK142

Trên đây là một số nội dung bàn về hạch toán nghiệp vụ mua hàng và bán hàng liên quan đến việc sử dụng hợp đồng quyền chọn mà chúng tôi muốn trao đổi cùng bạn đọc.
Nguyễn Trung Lập
Đại học Duy Tân
 
Ðề: Mua TSCĐ theo hợp đồng quyền chọn mua

Ờ .
Ít ra phải dẫn đầy đủ cả bài viết của người ta ra chứ.
Ở bài trước bạn trích ra 1 đoạn ngắn làm sai ý của người ta hết cả.

Về tài khoản sử dụng thì tôi thiên về ý dùng 515 và 635 hơn là 711 và 811.
Bởi vì thực chất cũng vẫn là vấn đề tài chánh mà thôi, dù tài sản mua là phi tài chánh nhưng hợp đồng quyền chọn là 1 công cụ tài chánh thực thụ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top