TầmNhìn.com
Bạn không cần phải sợ hãi khi bắt đầu phải nghĩ tới tất cả những việc cần làm để có thể thành lập doanh nghiệp. Những bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách tư duy để thành lập doanh nghiệp một cách lô gic và có tổ chức nhất. Bạn cần phải biết tập trung vào từng vấn đề một rồi dần dần khám phá ra cách giải quyết mọi vấn đề quan trọng.
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm kiếm những thông tin bạn cần và đưa ra những câu hỏi mà bạn cần trả lời để có thể bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh.
Điều quan trọng là bạn sẽ bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh. Cũng có thể bạn sẽ không quyết định kinh doanh nữa nhưng bạn hãy tin rằng bạn đã được trang bị một số kiến thức rất cần thiết.
Để thành lập được doanh nghiệp và bắt đầu kinh doanh, bạn cần trải qua ba bước và ở mỗi bước bạn cần có những cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Ba bước gồm:
1/ Suy nghĩ - tập hợp thông tin cần thiết có thể giúp bạn có ý tưởng về công việc kinh doanh.
2/ Lập kế hoạch kinh doanh - viết kế hoạch
3/ Hành động - biến kế hoạch kinh doanh của mình thành hiện thực.
T
* Trước tiên là bước SUY NGHĨ. Bạn có thể nghĩ đến mọi thứ có thể! Không nên tự hạn chế những suy nghĩ của bản thân. Bạn cũng có thể làm bất cứ thứ gì bạn muốn, từ những thứ to lớn đến nhỏ bé, từ lô gic đến không lô gic, từ những thứ đầy hoài bão đến những ý tưởng đầy khiêm tốn. Sẽ có nhiều thời gian cho bạn xem xét loại bỏ những ý tưởng không khả thi khi bạn đã ở bước LẬP KẾ HOẠCH và HÀNH ĐỘNG.
Sẽ rất tốt nếu bạn tự bắt bản thân hướng tới những suy nghĩ tích cực hơn ở bước đầu tiên này.
Tôi từng nói chuyện với một người có ý định thành lập một doanh nghiệp kinh doanh hàng bán lẻ nhưng cuối cùng anh ta thú nhận là cái anh ta thật sự muốn làm là một nhà hàng nhưng anh ta không thể huy động đủ tiền. Khi tôi hỏi anh ta cần khoảng bao nhiêu tiền thì anh ta lại trả lời anh ta cũng không biết rõ cần bao nhiêu. Do anh ta nghĩ rằng mình không thể có đủ tiền nên đã không xem xét ý tưởng kinh doanh đó một cách cẩn thận.
Đừng bao giờ để bản thân có những quyết định kiểu như vậy khi còn đang ở bước suy nghĩ. Hãy tin tưởng vào bản thân và những gì bạn muốn làm, khi đó mọi công việc còn lại sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Có 5 lĩnh vực chủ yếu mà bạn cần xem xét trước khi quyết định lập kế hoạch kinh doanh. Hãy tự đánh giá xem mình được bao nhiêu điểm trên tổng số 5 điểm đối với mỗi phần. (Hãy cho mình 5 điểm nếu bạn hoàn toàn chắc chắn và 1 điểm nếu thật sự không chắc chắn về câu trả lời).
1. Tôi biết tôi đang muốn thành lập một doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh.
2. Tôi có một ý tưởng kinh doanh rất hay.
3. Tôi có mọi thứ cần thiết để tiến hành kinh doanh
4. Tôi biết kế hoạch kinh doanh của mình sẽ như thế nào
5. Tôi rất muốn được trực tiếp quản lý doanh nghiệp của mình
Mỗi vấn đề trên sẽ được đề cập đến một cách chi tiết hơn ở những phần tiếp theo đây. Nếu điểm của bạn thấp thì bạn nên dành chút thời gian để nghiên cứu những vấn đề đó xem bạn có thể làm gì để có được điểm cao hơn. Thậm chí nếu điểm của bạn có cao thì bạn vẫn nên xem qua những phần đó.
Bạn không cần phải sợ hãi khi bắt đầu phải nghĩ tới tất cả những việc cần làm để có thể thành lập doanh nghiệp. Những bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cách tư duy để thành lập doanh nghiệp một cách lô gic và có tổ chức nhất. Bạn cần phải biết tập trung vào từng vấn đề một rồi dần dần khám phá ra cách giải quyết mọi vấn đề quan trọng.
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm kiếm những thông tin bạn cần và đưa ra những câu hỏi mà bạn cần trả lời để có thể bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh.
Điều quan trọng là bạn sẽ bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh. Cũng có thể bạn sẽ không quyết định kinh doanh nữa nhưng bạn hãy tin rằng bạn đã được trang bị một số kiến thức rất cần thiết.
Để thành lập được doanh nghiệp và bắt đầu kinh doanh, bạn cần trải qua ba bước và ở mỗi bước bạn cần có những cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Ba bước gồm:
1/ Suy nghĩ - tập hợp thông tin cần thiết có thể giúp bạn có ý tưởng về công việc kinh doanh.
2/ Lập kế hoạch kinh doanh - viết kế hoạch
3/ Hành động - biến kế hoạch kinh doanh của mình thành hiện thực.
T
* Trước tiên là bước SUY NGHĨ. Bạn có thể nghĩ đến mọi thứ có thể! Không nên tự hạn chế những suy nghĩ của bản thân. Bạn cũng có thể làm bất cứ thứ gì bạn muốn, từ những thứ to lớn đến nhỏ bé, từ lô gic đến không lô gic, từ những thứ đầy hoài bão đến những ý tưởng đầy khiêm tốn. Sẽ có nhiều thời gian cho bạn xem xét loại bỏ những ý tưởng không khả thi khi bạn đã ở bước LẬP KẾ HOẠCH và HÀNH ĐỘNG.
Sẽ rất tốt nếu bạn tự bắt bản thân hướng tới những suy nghĩ tích cực hơn ở bước đầu tiên này.
Tôi từng nói chuyện với một người có ý định thành lập một doanh nghiệp kinh doanh hàng bán lẻ nhưng cuối cùng anh ta thú nhận là cái anh ta thật sự muốn làm là một nhà hàng nhưng anh ta không thể huy động đủ tiền. Khi tôi hỏi anh ta cần khoảng bao nhiêu tiền thì anh ta lại trả lời anh ta cũng không biết rõ cần bao nhiêu. Do anh ta nghĩ rằng mình không thể có đủ tiền nên đã không xem xét ý tưởng kinh doanh đó một cách cẩn thận.
Đừng bao giờ để bản thân có những quyết định kiểu như vậy khi còn đang ở bước suy nghĩ. Hãy tin tưởng vào bản thân và những gì bạn muốn làm, khi đó mọi công việc còn lại sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Có 5 lĩnh vực chủ yếu mà bạn cần xem xét trước khi quyết định lập kế hoạch kinh doanh. Hãy tự đánh giá xem mình được bao nhiêu điểm trên tổng số 5 điểm đối với mỗi phần. (Hãy cho mình 5 điểm nếu bạn hoàn toàn chắc chắn và 1 điểm nếu thật sự không chắc chắn về câu trả lời).
1. Tôi biết tôi đang muốn thành lập một doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh.
2. Tôi có một ý tưởng kinh doanh rất hay.
3. Tôi có mọi thứ cần thiết để tiến hành kinh doanh
4. Tôi biết kế hoạch kinh doanh của mình sẽ như thế nào
5. Tôi rất muốn được trực tiếp quản lý doanh nghiệp của mình
Mỗi vấn đề trên sẽ được đề cập đến một cách chi tiết hơn ở những phần tiếp theo đây. Nếu điểm của bạn thấp thì bạn nên dành chút thời gian để nghiên cứu những vấn đề đó xem bạn có thể làm gì để có được điểm cao hơn. Thậm chí nếu điểm của bạn có cao thì bạn vẫn nên xem qua những phần đó.