Ý nghĩa các thông số trên Mainboard và CPU

ashi_harai

Member
Hội viên mới
Thông số CPU

Ví dụ: Intel P.4 3.0Ghz(347), Socket 775, Bus 533, 512K

Giải thích:

P.4 là từ viết tắt của Pentium 4, tên của bộ vi xử lý. Đây là bộ vi sử lý của Intel. 3.0Ghz chỉ tốc độ xung của bộ vi xử lý, con số này là thước đo của bộ vi xử lý, con số 347 phía sau thể hiện chất lượng của vi xử lý trong các sản phẩm thuộc cùng dòng, nó do Intel quy ước.

Socket 775 chỉ loại khe cắm của CPU, bo mạch chủ phải hỗ trợ loại Socket này thì bộ vi xử lý mới hoạt đông được.

Bus 533 chỉ tốc độ "lổi" của đường giao tiếp của bộ vi xử lý và bo mạch chủ, một vi xử lý nhanh hay chậm là do giá trị này.

512K chỉ bộ nhớ đệm của bộ vi xử lý. Nơi này chứa thông tin trước khi được đưa vào xử lý để thao tác, không gian bộ nhớ đệm càng lớn càng tốt vì CPU sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ vùng này.

Thông số mainboard

Mainboard là một bảng mạch chủ đóng vai trò là trung gian giao tiếp của CPU và các thiết bị khác.

Ví dụ: Chip Intel P31/ICH7; s/p 3.8Ghz; Socket 775; Bus 1333; PCI Exp 16X; Dual 4DDR400; 3PCI; 4 SATA; 8 USB 2.0; Sound & VGA, Lan onboard.
Giải thích:

Chip Intel P31/ICH7 Intel P31: tên dòng sản phẩm. ICHx: ICH là từ viết tắt của I/O Controller Hub, ICH là 1 chipset cầu nam (South Bridge Chipset) có nhiệm vụ quản lý các thiết bị ngoại vi, thông tin từ ngoài vào chipset cầu nam được đưa lên cầu bắc để xử lý và trả kết quả về... thông số x(x =0-9) chỉ là phiên bảng mà thôi. Còn chipset cầu bắc (North Bridge Chipset) là từ viết tắt của Intel Express Chipset, chipset cầu bắc sẽ quản lý việc giao tiếp dữ liệu với CPU, RAM và card đồ họa, vì vậy nó rất quan trọng, khả năng xử lý của board mạch chủ phụ thuộc chipset này rất nhiều.

s/p 3.8Ghz chỉ tốc độ xung tối đa của CPU mà board mạch chủ hỗ trợ.

Socket 775 thông số chỉ loại khe cắm của CPU.

Bus 1333 tần số hoạt đông tối đa của đường giao tiếp của vi xử lý và bo mạch chủ.

PCI Exp 16X là loại khe cắm card màn hình do bo mạch chủ hỗ trợ.

Dual 4DDR400 hỗ trợ dual (kênh đôi), 4 khe cắm RAM, tốc độ giao tiếp là 400Mhz, dựa vào thông số này bạn có thể chọn RAM thích hợp để đồng bộ với máy.

3PCI; 4 SATA; 8 USB 2.0 hỗ trợ 3 cổng PCI để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính(card âm thanh, card mạng,...); hỗ trợ 4 khe cắm SATA dành cho ổ cứng; và hỗ trợ 8 cổng cắm USB chuẩn 2.0.

Sound & VGA, Lan onboard trên board mạch chủ có tích hợp sẵn Sound card, Card màn hình và card mạng.

St.
 
Ðề: Ý nghĩa các thông số trên Mainboard và CPU

Minh Xin Bổ xung thêm!

1/ CPU - Central Processing Unit (Đơn Vị Xử Lý Trung Tâm)

CPU của bạn có thể là loại Intel, AMD hay bất cứ một nhãn hiệu hay loại CPU nào, nhưng tất cả chúng đều thực hiện gần như cùng một thứ và với cách thức gần như nhau. CPU có thể coi là bộ não của máy tính, tất cả các thông tin, các luồng dữ liệu kèm theo chuỗi lệnh xử lí đều phải đi qua nó trước khi trả về kết quả.

Loại CPU cùng kiến trúc Bus quyết định hoàn toàn một bo mạch chủ. Các CPU khác nhau cần được cắm trên các bo mạch chủ khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần quan tâm đến việc nên chọn CPU nào trước khi tính đến chuyện chọn bo mạch chủ loại nào. Thị trường hiện có rất nhiều chủng loại CPU được sản xuất bởi nhiều nhà SX khác nhau. Nhưng có hai nhà SX CPU lớn nhất mà chúng ta đã biết là Intel và AMD. Tương ứng với các loại CPU từ hai nhà SX này sẽ có các bo mạch chủ dành riêng cho CPU AMD hoặc bo mạch chủ dành riêng cho Intel. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng, chúng ta cần chọn cho mình một CPU phù hợp. Từ đó, mới chọn một bo mạch chủ không quá thừa tính năng, nhưng vẫn đảm bảo cho việc nâng cấp trong tương lai gần.

+ Celeron D, Pentium 4, Pentium D, Core 2 Duo (hay Athlon): tức là tên của loại vi xử lý (VXL). Đây là loại vi xử lý của hãng Intel (hay AMD). Ví dụ với Pentium D 925 thì con số 925 phía sau con số thể hiện chất lượng và vị thế của con VXL trong toàn bộ các sản phẩm thuộc cùng dòng. Con số này là một quy ước của hãng Intel. Số càng cao chứng tỏ VXL càng tốt.

+ X.Y GHZ(Ví dụ 3.2 GHZ):chỉ tốc độ xung đồng hồ của vi xử lý. Con số này là một trong những thước đo sức mạnh của vi xử lý, tuy vậy nó không phải là tất cả. Đôi lúc chỉ là một con số nhằm so sánh tương đối sức mạnh của vi xử lí. Tôi thấy có rất nhiều người chỉ dùng chỉ số xung nhịp này để đánh giá hiệu năng của CPU tuy nhiên điều đó hoàn toàn không đúng, bạn sẽ thấy sau đây tôi sẽ trình bày rất nhiều thứ liên quan đến CPU, tất cả chúng đều không vô nghĩa, vì vậy cần kết hợp tất cả để đánh giá hiệu năng của CPU.

Tốc độ máy tính được tính bằng số lệnh thực hiện được trong 1s. Và tốc độ này thường được đánh giá gián tiếp qua tần số của xung nhịp Clock cung cấp cho bộ xử lý. Trong máy tính có một thiết bị đều đặn phát ra các xung nhịp bằng nhau gọi là clock. Thiết bị này rất quan trọng và nó có tác dụng là bộ đồng tốc độ để đồng bộ hóa các hoạt động trong máy tính. Ví dụ như sau khi có lệnh thực hiện một công việc nào đó. Sau 2 xung nhịp thì ổ cứng sẽ copy dữ liệu vào trong RAM. Sau 5 xung nhịp thì RAM bắt đầu copy dữ liệu vào bộ nhớ đệm. Sau 7 xung nhịp thì CPU bắt đầu tìm dữ liệu trong bộ nhớ đệm và xử lý. Một clock có tần số 3Ghz có thể phát ra ba tỉ nhịp trong một giây. Mỗi nhịp kéo dài 2 ns. Và sau mỗi nhịp đấy thì CPU lại thực hiện được một "thao tác". Như vậy thì CPU có xung nhịp cao hơn thì chỉ có nghĩa là thực hiện nhiều thao tác hơn. Nhưng trong mỗi thao tác đấy, có CPU thực hiện được 5 "lệnh" một lúc (Core 2 Duo), có CPU chỉ thực hiện được 3 "lệnh". Vì thế Core 2 Duo có tuy có tốc độ xung nhịp không cao lắm nhưng sức mạnh thì vượt trội so với Pen 4. Và còn một vấn đề nữa đó chính là hiệu quả của thao tác đó. Ví dụ như do các thuật toán không chặt chẽ dẫn đến CPU đoán nhầm và copy khối dữ liệu không cần thiết vào trong bộ nhớ đệm, còn khối dữ liệu cần dùng thì lại không copy. Vì thế khi CPU tìm trong bộ nhớ đệm không thấy có khối dữ liệu đó lại phải lóc cóc tìm trong RAM, tìm xong lại phải copy vào bộ nhớ đệm rồi mới xử lý tiếp. Như vậy có nghĩa là CPU đã thực hiện rất nhiều thao tác thừa so với CPU đoán đúng được ngay khối dữ liệu chuẩn bị được xử lý. Core 2 Duo có các thuật toán cao cấp và các công nghệ tiên tiến giúp cho hiệu quả của CPU rất cao. Và chính vì thế mà hiệu suất của Core 2 Duo vượt trội so với Pentium.
Có một thông số đánh giá sưc mạnh của bộ xử lý hiệu quả hơn là MIPS (Million Instruction Per Second- triệu lệnh trên một giây) dùng để chỉ số lệnh thực hiện trong một giây. Một bộ xử lý 16 MIPS có thể xử lý được 16 triệu lệnh trong một giây. Máy vi tính chúng ta thường không sử dụng đơn vị này mà thường các máy lớn hơn như máy sever mới xử dụng đơn vị này.

+ Cache 1MB, 2MB, 4MB,… chỉ bộ nhớ đệm của vi xử lý. Đây là vùng chứa thông tin trước khi đưa vào cho vi xử lý trung tâm (CPU) thao tác. Trong tiến trình xử lý, CPU không phải xử lý liên tục, mà xử lý theo từng chu kỳ. Nên nếu như chưa đến chu kỳ, dữ liệu được chuyển đi sẽ lưu trữ trong cache, và khi đến chu kỳ, toàn bộ dữ liệu từ cache sẽ đẩy vào CPU để xử lý. Thường thì tốc độ xử lý của CPU sẽ rất nhanh so với việc cung cấp thông tin cho nó xử lý, cho nên không gian bộ nhớ đệm (cache) càng lớn càng tốt vì CPU sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ vùng này. Một số vi xử lý còn làm bộ nhớ đệm nhiều cấp. Số 1MB mà bạn thấy đó chính là dung lượng bộ nhớ đệm cấp 2(L2), tất nhiên sẽ còn có bộ nhớ đệm cấp 1(L1), nó “nằm gần” CPU hơn và nó thường nhỏ hơn nhiều so với L2(thường chỉ tính bằng bytes). Như bạn thấy dung lượng của cache rất nhỏ, chỉ vài MB nhưng tốc độ của nó là cực kì nhanh, nhanh nhất trong số các thiết bị lưu trữ(Ram, HDD) vì vậy giá của nó cũng không rẻ tí nào.

+ Data Width: là chiều rộng của ALU(Arithmetic Logic Unit – Bộ xử lí số học và logic). Một ALU 8 bit có thể cộng/trừ/nhân/… 2 số 8 bit, trong khi một ALU 32 bit có thể tính toán các số 32 bit. Một ALU 8 bit sẽ phải thực hiện 4 chỉ lệnh để cộng hai số 32 bit, trong khi một ALU 32 bit có thể làm việc này chỉ với một chỉ lệnh duy nhất.

CPU 64-bit là các CPU có các ALU 64-bit, các thanh ghi 64-bit, các tuyến 64-bit và… nó có thể quản lý được không gian bộ nhớ hàng nghìn triệu Gigabyte(2^64bytes). Còn các CPU 32bit chỉ có thể quản lí được tới 4GB(2^32) bộ nhớ!

Nhờ tuyến địa chỉ 64-bit cùng các tuyến dữ liệu rộng và nhanh trên bo mạch chủ, các hệ thống 64-bit gia tăng tốc độ nhập/xuất cho các thiết bị như đĩa cứng hay bo mạch đồ họa. Nhờ vậy mà tốc độ của toàn bộ hệ thống được nâng cao rõ rệt.

+ Dual Core: Các chip Intel Pen D, hay Athlon X2 thường có thêm phần Dual Core trong thông số kĩ thuật của mình, điều này đơn giản chỉ là nói lên đây là vi xử lí 2 nhân. Công nghệ chế tạo của CPU này là nhét 2 nhân của CPU vào cùng 1 con CPU. Do đó, trong thực tế đây thật sự là 2 CPU vật lý. Dĩ nhiên, CPU này chạy sẽ nhanh hơn rất nhiều so với CPU đơn hay CPU hỗ trợ HT(Hyper Threading – Siêu phân luồng), và nó cũng tiết kiệm điện và giúp tản nhiệt tốt hơn so với một nhân khác có thông số gấp đôi. Tuy nhiên, cũng không có nghĩa gắn vào tốc độ nhân gấp đôi. Lúc đó, công việc sẽ được chia đều cho các CPU cùng thực hiện dĩ nhiên thời gian thực thi sẽ rất nhanh. Tuy nhiên, không phải chương trình nào cũng hộ trợ xử lý song song (Paralell processing) nên nếu gặp chương trình không hỗ trợ thì vẫn chỉ có 1 CPU xử lý. Hiệu quả của CPU 2 nhân chỉ thật sự khi nào bạn chạy nhiều chương trình 1 lúc, hoặc là chạy chương trình hỗ trợ xử lý song song. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng một vài dòng chip không có thêm phần Dual Core này nhưng nó vẫn là loại vi xử lí đa nhân, như Core 2 Duo bản thân cái tên của nó đã nói lên nó là vi xử lí 2 nhân rồi, hay Core 2 Quad thì đây là một loại vi xử lí cao cấp hơn, nó có 4 nhân.

+ Bus 533, Bus 800…: chỉ tốc độ "lõi" của đường giao tiếp giữa vi xử lí và bo mạch chủ tính theo đơn vị MHz. Một vi xử lý được đánh giá nhanh hay chậm tuỳ thuộc khá lớn vào giá trị này. Vi xử lý chạy được bus 800MHz thì đương nhiên hơn hẳn so với vi xử lý chỉ chạy được bus 533Mhz. Hoặc để đơn giản bạn có thể hiểu nôm na đó là một con đường, và thông tin qua lại trên đó, các con số 533 hay 800 chính là độ rộng của con đường đó. J

+ Socket(SK) 478, 775 hay Socket 754, 939, AM2: chỉ loại đế cắm của CPU. Đây là đặc tính để xét sự tương hợp giữa vi xử lý và mainboard (Bo mạch chủ - BMC). Các con số đi sau như 478 hay 775 là số chân cắm của con chíp đó. Bo mạch chủ phải hỗ trợ loại socket này thì vi xử lý mới có thể hoạt động được.

+ Box hay Tray: Chỉ số cuối cùng của các CPU thường là Box hoặc Tray, bạn có thể thấy hai CPU có cùng seri nhưng chỉ khác nhau giữa Box và Tray thì giá của nó đã vênh nhau từ 4-8USD, điều này chính là do hàng Box là hàng nguyên hộp, nguyên tem và đầy đủ các phụ kiện đi kèm, được kiểm tra kĩ trước khi đem bán ra thị trường, và có cả tem lẫn số serial của Intel. Còn hàng Tray là hàng được cung cấp cho những khách hàng mua với số lượng lớn(thường là các công ty), CPU Tray được bán chỉ có CPU, không đóng hộp và không cung cấp kèm theo tản nhiệt của nhà sản xuất. Một số cửa hàng bán CPU Tray và có lắp thêm tản nhiệt hoặc nếu không bạn sẽ phải bỏ thêm ít tiền để mua tản nhiệt, và bạn phải chắc chắn quạt mà bạn mua có thế đáp ứng được nhu cầu tản nhiệt của CPU đó. Các CPU Tray chỉ được Intel bảo hành 1 năm, tuy nhiên các cửa hàng thường vẫn mạnh dạn bảo hành cho bạn trong thời gian 3 năm là do CPU là thiết bị rất khó hỏng. Tuy CPU là thiết bị gần như không bị làm giả và Intel đảm bảo chất lượng hàng Box và hàng Tray là như nhau nhưng cá nhân tôi khuyên bạn nên mua hàng Box để đảm bảo tính an toàn và đồng bộ. Hãy chỉ cân nhắc đến khả năng mua hàng Tray nếu bạn mua hàng với số lượng lớn hoặc không muốn sử dụng quạt đi kèm của CPU.

+ AMD-Intel: Các chip Intel thường có cache lớn hơn và có nhiều lựa chọn về mainboard hỗ trợ hơn, còn các chip AMD thì thường có cache nhỏ song bus lại lớn hơn nhiều so với Intel, chip AMD thường có ít lựa chọn về mainboard hỗ trợ hơn so với chip Intel.

Để đánh giá đúng hiệu năng của các CPU dựa vào các thông số không phải là điều đơn giản, nhất là khi bạn muốn so sánh các CPU có tầm tiền gần tương đương nhau, khi đó để có cơ sở đánh giá chính xác những CPU mà bạn có ý định mua nên tham khảo thêm những trang Lab(Laboratory) những trang nay thường xuyên thử nghiệm và so sánh giữa các loại CPU và thử nghiệm với rất nhiều phần mềm khác nhau, và chi công bố chi tiết các kết quả, so sánh hiệu năng, công việc của bạn chỉ là gõ mã CPU vào và nhấn nút Search, khi xem kết quả đó bạn sẽ có thêm cơ sở đánh giá chính xác hơn các CPU. Một số trang lab bạn có thể tham khảo như: http://www.xbitlabs.com , http://www.fudzilla.com ,… Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm trên google với tên mã CPU để có thêm các kết quả khác.

+ Ví dụ: Intel Core 2 Duo E4400 - 2.0 GHz (SK 775/ 2MB/ Bus 800/ 64bit) - Box

Chip Intel Core 2 Duo seri E4400 - Xung đồng hồ: 2.0GHz – Cache: 2MB – Data width: 64Bit – Là vi xử lí Lõi kép – Bus có tốc độ 800MHz – Loại đế cắm: 775 chân cắm – Hàng Box.

-----------------------------------------------------------------------------------------
2/Mainboard

Bo mạch chủ(MainBoard-MB) là bản mạch in chính trong thiết bị điện tử. Nó có chứa các socket (đế cắm) và slot (khe cắm) để cắm các linh kiện điện tử và bo mạch mở rộng khác. Trong hệ thống máy tính cá nhân, bo mạch chủ chứa bộ vi xử lý, chipset, các khe cắm PCI, khe cắm AGP, khe cắm bộ nhớ và các mạch điều khiển bàn phím, chuột, các ổ đĩa và máy in. Nó cũng có thể được tích hợp sẵn các mạch điều khiển gắn liền cho modem, âm thanh, đồ họa và mạng. Bo mạch chủ của các máy tính xách tay thường được tích hợp sẵn toàn bộ các mạch điều khiển thiết bị ngoại vi.

Bo mạch chủ là bộ phận rất quan trọng trong PC. Nếu bạn có một bo mạch chủ chất lượng tồi thì máy tính của bạn sẽ thường xuyên gặp trục trặc và thật "mệt mỏi" để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục lỗi. Do đó vì vậy tôi cố gắng đưa ra những hiểu biết cơ bản nhất để bạn có cơ sở chọn lựa được một bo mạch chủ chất lượng tốt phù hợp với túi tiền mà đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu nâng cấp sau này.

+ 945P-G: Các thông số đi sau hiệu mainboard này là tên mã của dòng sản phẩm đó, cái tên này không nói lên nhiều điều, tuy nhiên bạn có thể dùng nó để tìm kiếm thêm thông tin trên mạng về loại sản phẩm này. Chữ G đi sau thể hiện mainboard này có tích hợp card đồ họa.

+ Chipset

Tại sao khi lựa chọn bo mạch chủ lại phải chú ý tới chipset đầu tiên? Bởi vì chipset trong bo mạch chủ giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể "nói chuyện" được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất bo mạch chủ còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác.

Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà bo mạch có thể "tải" được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB 2.0. Các bo mạch chủ được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua bo mạch chủ.

Một điều nữa muốn nhắc bạn đó là sau khi chọn CPU, khi chọn Mainboard bạn hãy xem xét kĩ xem chipset của mainboard đó có hỗ trợ CPU mà bạn đã chọn hay không, về việc này bạn có thể hỏi người bán cho chắc ăn. J

(Core 2 Duo) hay (Dual core): Chỉ loại CPU hỗ trợ. Đương nhiên là những main này có tính tương thích ngược. Main hỗ trợ CPU đời cao thì sẽ hộ trợ những CPU đời thấp hơn nó có nghĩa là bạn có thể mua mainboard hỗ trợ Core 2 Duo để chạy chip Dual core, Pen4 hay Celeron cũng được, miễn là cùng số Socket.

+ Socket

Socket chính là số chân cắm của CPU trên mainboard, loại soket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ. (Của INTEL có thể là 478 hay 775, của AMD có thể là 754, 939, hay AM2)

+ CPU

Bo mạch chủ của bạn hỗ trợ bộ xử lý nào? Hiện nay, Pentium Dcủa Intel và Athlon của AMD là hai xu hướng lựa chọn CPU khác nhau. Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào bo mạch chủ hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. AMD hiện nay sử dụng khe cắm 939 và 754, AM2 còn CPU của Intel sử dụng khe cắm 775 và 478. Không những thế các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà bo mạch chủ có thể đáp ứng. Bạn cần phải hỏi kĩ người bán hàng, loại bo mạch chủ này hỗ trợ tốc độ CPU như thế nào bởi đôi khi các nhà sản xuất bo mạch chủ thường ghi là hỗ trợ CPU tốc độ cao như thế này nhưng không bao giờ hỗ trợ được tốc độ đó. Ví dụ: Bo mạch chủ ghi rõ hỗ trợ tốc độ CPU tới 2.5 GHz, nhưng thực tế bo mạch chủ đó hỗ trợ tối đa chỉ 2.0 GHz.

Vì vậy khi chọn MB bạn còn phải cân nhắc xem mình định mua loại CPU nào để có thể chọn đúng bo mạch chủ tương ứng, nhưng yên tâm, việc chọn lựa cho đúng này các nhân viên cửa hàng sẽ làm giúp bạn, điều bạn cần quan tâm ở đây là chọn các thông sô cho phù hợp, và để biết rõ bạn đang mua thứ gì, và nó làm được gì!

+ RAM (Ramdom Access Memory)

Đa số các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ DDR RAM (Double Data Rate RAM), RDRAM (Rambus RAM) không được dùng phổ biến vì có giá cao. Ngoài ra, trên thị trường còn xuất hiện DDR 2 cho tốc độ cao gần như RDRAM nhưng lại có giá rẻ như DDR. DDR RAM có các tốc độ 200/266/333/400 còn DDR 2 hỗ trợ tốc độ 400/533/667. Ngoài ra, DDR còn hỗ trợ kênh đôi, cho phép truy xuất bộ nhớ nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.

+ 2xDual DDR2 533/667(Max 4GB Ram): trên bo mạch chủ này có 2 khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 533 hoặc 667Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM) với tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính. Chữ Dual là viết tắc của Dual Chanel, tức là bo mạch chủ hổ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM. Max 4GB Ram tức là tổng dung lượng Ram tối đa mà bo mạc chủ hỗ trợ, ở đây là 4GB tức bạn có thể lắp 1xRam4GB, hoặc 2xRam2GB. Tất nhiên bạn sẽ lắp 2xRam2GB để tận dụng công nghệ Dual. Và bạn cũng nên lưu ý tới số khe cắm Ram, trong trường hợp này là 2 khe cắm, các mainboard loại microATX thường có 2 khe cắm Ram, nếu có ý định nâng cấp ram trong tương lai bạn nên chọn main board có 4 khe cắm Ram.

+ Card đồ họa tích hợp

Lĩnh vực đồ họa luôn được các nhà sản xuất quan tâm. Các bo mạch chủ mới đều hỗ trợ card đồ họa qua khe PCI Express x16, hoặc đồ họa tích hợp. Các chip đồ họa tích hợp không đem lại hiệu quả đồ họa cao, chỉ thích hợp cho người dùng gia đình và văn phòng. Tuy nhiên, một số chip đồ họa tích hợp có chất lượng rất tốt của Nvidia, ATI hay Intel 915G/945G.

Về đồ họa, giao tiếp AGP đã nhường chỗ cho PCI Express có băng thông cao gấp đôi AGP 8x. Không những thế công nghệ card đồ họa kép SLI đã đem lại khả năng xử lý đồ họa "siêu mạnh". SLI cho phép bạn gắn 2 card đồ họa vào bo mạch chủ, SLI thường đem lại khả năng xử lý đồ họa cao hơn bình thường từ 70-80%. Tuy nhiên, đây là các công nghệ cao cấp, giá của cặp card đồ họa trung bình cũng tới vài trăm USD.

Tuy nhiên nếu công việc của bạn không cần sử dụng đến những ứng dụng đồ họa hạng nặng tôi khuyên bạn nên chọn main board có hỗ trợ card đồ họa tích hợp, vì sao ư, vì các card đồ họa tích hợp bây giờ đều cỡ khoảng 128Mb trở lên, hoàn toàn đáp ứng công việc thông thường và các ứng dụng đồ họa trung bình, và nếu muốn bạn có thể mua thêm card đồ họa để đáp ứng công việc nếu có phát sinh bất cứ lúc nào, trừ phi bạn dùng các phần mềm đồ họa cỡ nặng, thiết kế 3D chuyên nghiệp, hay chơi game hạng nặng thì mới cần dùng đến những card đồ họa riêng, hơn nữa giá các card đồ họa rời cũng không rẻ chút nào, ít nhất cũng khoảng 700.000 đến vài triệu, và còn một vài liên quan khác nữa chúng ta sẽ bàn kĩ hơn ở phần sau khi nói riêng về card đồ họa.

+ Âm thanh tích hợp

Bo mạch chủ tích hợp âm thanh có thể là lựa chọn tốt hơn. Các loại bo mạch chủ tích hợp chipset âm thanh sáu kênh(5.1) thường chỉ thích hợp cho trò chơi hoặc phát lại MP3. Tuy nhiên, một số bo mạch chủ cao cấp có thể hỗ trợ âm thanh 8 kênh (7.1), đồng thời còn hỗ trợ thêm âm thanh số (SPDIF) ngõ quang/đồng trục. Nếu bạn muốn có chất lượng âm thanh tuyệt hảo thì bạn có thể mua một card âm thanh chất lượng cao như Creative Sound Blaster Audigy 4 – 7.1 chẳng hạn. Lúc đó, bạn có thể tắt âm thanh tích hợp này bằng các jumper hoặc chỉ cần thiết lập trong BIOS. Tuy nhiên lưu ý một điều là nếu bạn chơi những hàng cao cấp như âm thanh 8 kênh thì nếu muốn có được hiệu quả như ý bạn phải sắm thêm cho mình một bộ loa 7.1 nữa, và giá của một bộ loa như thế cũng không rẻ chút nào, và nếu là card 8 kênh tích hợp thì nó sẽ đẩy giá mainboard của bạn lên một chút, tuy nhiên hầu hết các mainboard bây giờ đều hỗ trợ card âm thanh 6 kênh hoặc 8 kênh, vì vậy nếu bạn không có ý định mua một bộ loa 7.1 thì bạn không cần quan tâm lắm đến nó.

+ PCI Express 16X là tên của loại khe cắm card màn hình mà bo mạch chủ. Khe PCI Express là loại khe cắm mới nhất, hỗ trợ tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh nhất hiện nay giữa bo mạch chủ và Card màn hình. Con số 16X thể hiện một cách tương đối băng thông giao tiếp qua khe cắm, so với AGP 8X, 4X mà bạn có thể thấy trên một số bo mạch chủ cũ. Tuy băng thông giao tiếp trên lý thuyết là gấp X lần, thế nhưng tốc độ hoạt động thực tế không phải như vậy mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như lượng RAM trên card, loại GPU (Vi xử lí trung tâm của card màn hình)

+ 3PCI, 4SATA, 4USB 2.0: trên bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v…. 4SATA là 4 khe cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo mạch chủ có hổ trợ chuẩn đĩa cứng IDE. 4 cổng cắm USB 2.0 được hổ trợ trên bo mạch chủ. USB 2.0 thì nhanh hơn USB 1.1. USB 2.0 thì tương thích luôn với các thiết bị chỉ có USB 1.1. Hầu hết các bo mạch chủ bây giờ đều hỗ trợ USB 2.0 vì vậy các bảng báo giá thường không đưa thêm thông số USB vào.

+ Lưu trữ

Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ SATA có băng thông cao tới 150MB/giây. Không những thế, SATA có thể cắm nóng, cáp kết nối lại nhỏ gọn, cho phép tiết kiệm không gian trong hộp máy. Không dừng ở đó, chuẩn SATA 2 đã xuất hiện với băng thông 300MB/s, gấp đôi so với SATA.

Bo mạch chủ tích hợp IDE RAID có thể là lựa chọn hấp dẫn. Hệ thống RAID cho máy tính cá nhân sử dụng nhiều đĩa cứng cùng loại(ít nhất là 2 đĩa cứng) để làm tăng hiệu năng (bằng cách ghi dữ liệu vào cả hai ổ đĩa) hoặc cung cấp giải pháp dự phòng trong trường hợp ổ cứng hỏng (ánh xạ ổ đĩa). Tuy nhiên tôi nghĩ với nhu cầu của sinh viên chắc bạn cũng không cần dùng đến loại chuẩn này, nhưng nếu vì lí do nào đó bạn muốn tăng thêm hiệu năng hay độ bảo mật thì bạn cũng có thể mua mainboard hỗ trợ chuẩn này, và giá của nó cũng không đắt hơn nhiều.

+ Kết nối

Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ Ethernet, USB 2.0 và cổng FireWire(IEEE 1394). IEEE 1394a có tốc độ truy xuất dữ liệu là 400Mbps và IEEE 1394b có tốc độ truy xuất dữ liệu là 800Mbps. Các cổng giao tiếp cũ như PS/2, cổng song song cũng dần "biến mất". Không những thế, một số giao tiếp mở rộng khác như mạng không dây, mạng Gigabit, Bluetooth, bộ đọc thẻ nhớ... cũng có thể được hỗ trợ. Với những giao tiếp mở rộng này bạn nên cân nhắc để chọn mainboard cho phù hợp, xong xin lưu ý chẳng hạn với Bluetooth hay bộ đọc thẻ nhớ nếu bạn mua một mainboard không hỗ trợ chúng thì vẫn có thể mua thêm các phụ kiện rời nếu có nhu cầu.

+ Front Side Bus (FSB): Thông số này nói lên tốc độ trao đổi liên lạc điều khiển của chipset trên Mainboard với CPU, và nó là một trong hai nhân có chính tác động lên tốc độ của CPU, được tính bằng MHz. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các vi xử lí chạy ở bus thấp hơn. Tuy nhiên bạn nên chọn mainboard có FSB phù hợp với Bus của CPU, nên bằng nhau là tốt nhất và đừng bao giờ chọn thấp hơn, ví dụ bạn có CPU bus800 song nếu bạn chọn mua một mainboard FSB 533MHz thì thật lãng phí, vì nó sẽ không phát huy được hết hiệu năng CPU của bạn. Tất nhiên bạn cũng không nên mua quá cao nếu không có nhu cầu dùng đến, chẳng hạn bạn dùng chip Pentium D và không có ý định sẽ nâng cấp lên Core 2 Duo thì cũng chẳng cần mua Mainboard có FSB 1066 làm gì.

+ Chọn nhà sản xuất nào? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại main của các hãng khác nhau. Theo tham khảo trên một sô diễn đàn phần cứng thì loại main được ưa chuộng là Abit, ASUS, Gigabyte. Ngoài ra còn có main của DFI đây cũng là loại main chất lượng tốt. Main của Intel cá giá thường nhỉnh hơn một chút nhưng chất lượng thì cũng không hơn, ngoài ra còn một số hãng sản xuất mainboard khác tuy nhiên số lượng chủng loại ít và chất lượng cũng tầm tầm.

+ Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét một MB ví dụ sau:

GIGABYTE 945P-G – Socket 775; Intel 945P chipset (Core 2 Duo) – Upto P4 3.8GHZ; 2xDual DDR2 533/667/800 (Max 4GB Ram); VGA & Sound 8 channel & NIC Gigabit onboard; 1xPCI Express; 3xPCI; 4xSATA; 533/800 FSB

Nhà sản xuất: GIGABYTE | Model: 945P-G | Loại Chipset: Intel 945P hỗ trợ chip Core 2 Duo(chip 2 nhân) Hỗ trợ tốc độ xung nhịp đồng hồ của CPU lên tới 3.8GHZ | Hỗ trợ 2 RAM kênh đôi, tốc độ Bus có thể là 533/667/800MHZ và tổng dung lượng RAM tối đa là 4GB | Tích hợp card đồ họa, card âm thanh 8 kênh và card mạng | Có 1 khe cắm PCI Express, 3 khe cắm PCI, 4 khe cắm SATA | Tốc độ BUS hỗ trợ có thể là 533 hoặc 800MHZ
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ý nghĩa các thông số trên Mainboard và CPU

3/ Ổ cứng - Hard Disk Drive(HDD)

Ổ cứng(HDD) được viết tắt từ chữ cái đầu của 3 từ Hard Disk Drive, là thiết bị để lưu trữ thông tin. Cấu tạo bởi 2 thành phần cơ bản là: những đĩa (platters) nằm bên trong được phủ bởi lớp từ tính và đầu đọc/ghi. Với những HDD hiện nay thì số lượng đĩa từ chứa bên trong từ 1 đến 5 cái và có tốc độ quay cố định từ 3600 đến 7200 vòng/phút (rpm: rounds per minute) tuỳ theo loại ổ cứng. Thậm chí, một số đĩa cứng SCSI hay các loại ổ mới có tốc độ lên đến 10.000 - 15.000 vòng/phút. Do tốc độ quay nhanh như thế nên HDD được bao phủ bởi một vỏ bọc bên ngòai rất kín với mục đích không cho không khí lọt vào bên trong và có thể chịu được sự va đập nhẹ.

Trên thị trường hiện nay có hai loại ổ cứng thông dụng đó là Parallel ATA(hay ATA) và Serial ATA (hay SATA), tuy nhiên các loại ổ ATA thường chỉ để cung cấp cho những máy có mainboard cũ, còn các mainboard mới đều hỗ trợ ổ cứng theo giao tiếp SATA, các ổ cứng SATA có tốc độ trao đổi thông tin lớn hơn nhiều so với các ổ ATA song giá của nó không đắt hơn các ổ cứng ATA là mấy, thường chỉ là 1-2USD. So với ATA thì SATA bộc lộ rất nhiều ưu thế, SATA có thể cắm nóng, cáp kết nối lại nhỏ gọn, cho phép tiết kiệm không gian trong hộp máy. Không dừng ở đó, chuẩn SATA II đã xuất hiện với băng thông 300MB/s(một số báo giá có thể ghi là 3Gigabit/s hay 3Gb/s), gấp đôi so với SATA(150MB/s).

+ Tốc độ đọc/ghi của ổ cứng chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ quay của đĩa và số đĩa. Hầu hết các loại ổ cứng trên thị trường hiện nay đều có tốc độ 7200rpm(7200 vòng trên phút), với tốc độ này cho phép các ổ cứng có thể được truy xuất với lưu lượng thông tin lớn.

+ Cache(Bộ đệm): là nơi lưu dữ liệu tạm thời trong quá trình truy xuất, HDD có bộ nhớ đệm lớn hơn sẽ có tốc độ truy xuất dữ liệu cao hơn. Tuy nhiên tốc độ truy cập dữ liệu của ổ cứng phụ thuộc phần lớn vào tốc độ quay của ổ cứng, ảnh hưởng của cache không lớn đến tốc độ truy cập dữ liệu của ổ cứng.

+ Dung lượng ổ cứng là khả năng lưu trữ thông tin của ổ cứng đó, các ổ cứng hiện nay đều có khả năng lưu trữ rất lớn, thường là từ 80GB trở lên, cá nhân tôi khuyên bạn nên chọn ổ cứng có dung lượng lớn một chút, khoảng 160GB hoặc có thể hơn, vì giá của ổ cứng hiện nay cũng khá rẻ, bạn phải bỏ ra 49$ để mua một ổ cứng 80GB trong khi chỉ cần bỏ ra thêm khoảng 17$ nữa là bạn sẽ có một ổ cứng 160GB(thêm 80GB nữa), có thể bạn thấy 80GB đã là quá rộng rãi nhưng để đáp ứng thời gian làm việc lâu dài(khoảng vài năm) mà không lo thiếu dung lượng lưu trữ bạn nên bỏ thêm chút tiền để mua một ổ cứng dung lượng lớn hơn hẳn. Là một sinh viên CNTT tôi nghĩ số dữ liệu mà bạn cần lưu trữ sẽ không phải là nhỏ, hơn nữa lại là trong một thời gian dài. Ổ cứng tuy không đắt lắm nó cũng không quyết định nhiều đến hiệu năng của toàn bộ hệ thống, song những gì nó chứa đựng rất quan trọng, nó chứa tất cả kết quả công việc của bạn, và còn nhiều dữ liệu khác của bạn trong một thời gian dài, vì vậy bạn đừng ngần ngại khi bỏ thêm chút tiền đầu tư thêm cho thiết bị này. Và việc tính đến chuyện nâng cấp ổ cứng hoàn toàn không phải là một quyết định hợp lí về kinh tế, nếu bạn mua một chiếc ổ cứng 80GB, và bạn cảm thấy thiếu, bạn quyết định mua thêm một chiếc ổ cứng 80GB nữa và tổng số tiền bạn phải đầu tư là 49x2=98$ và bạn có 160GB dung lượng, trong khi nếu ngay từ đầu bạn quyết định mua một ổ cứng 160GB thì bạn cũng sẽ có 160GB dung lượng song sẽ chỉ phải trả 66$, và một quyết định đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều, đôi khi bớt đi một ít tiền lại không phải là tiết kiệm!

+ Chọn nhà sản xuất nào? Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng ổ cứng khác nhau, có những hãng đã tồn tại khá lâu trên thị trường Việt Nam và cũng đã xây dựng được uy tín trên thị trường như MaXtor hay Seagate, tôi khuyên bạn nên mua ổ cứng của một trong 2 hãng này, ổ cứng Segate là ổ cứng có thời gian bảo hành lâu nhất: 60 tháng và tất nhiên giá của nó cũng cao hơn một chút, các hãng còn lại đều bảo hành sản phẩm của mình với thời gian 36 tháng.

+ Sau đây là một ví dụ:

Seagate Barracuda 160GB Serial ATA II (300MB/s); 7200rpm; 8MB Cache

Hãng sản xuất: Seagate Barracuda | Dung lượng: 160GB | Kết nối: SATA II | Tốc độ vòng quay: 7200 vòng/phút | Bộ nhớ đệm: 8MB

-----------------------------------------------------------------------------------------
/ Bộ nhớ trong - RAM(Random Acess Memory)

Bộ nhớ máy tính là tài nguyên làm việc chính của máy tính. Về tính chất vật lý thì bộ nhớ máy tính là một tập hợp các chip nhớ. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình có thể được chạy vào cùng một thời điểm cũng như lượng dữ liệu có thể được xử lý ngay tức thời.

Bộ nhớ máy tính trở lên quan trọng hơn khi bạn chạy nhiều chương trình cùng lúc hay chạy các ứng dụng nặng, vì thế mới có chuyện hệ điều hành hay một phần mềm cần tối thiểu một dung lượng bộ nhớ nào đó.

Thị trường hiện nay có hai loại bộ nhớ thông dụng là DDR và DDR2 (Chính xác hơn phải là DDR SDRAM - Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM), DDR2 là công nghệ tiên tiến hơn DDR, DDR2 Ram có băng thông lớn hơn DDR Ram rất nhiều xong giá của nó lại rẻ hơn, tuy nhiên những người có mainboard chỉ hỗ trợ DDR nếu muốn nâng cấp Ram thì họ vẫn phải chọn DDR, còn khi mua máy mới tất nhiên là bạn chọn DDR2 rồi.

+ Dung lượng bao nhiêu là đủ? Tất nhiên là càng nhiều càng tốt nhưng nên hợp lí, nếu không bạn sẽ phải trả thêm tiền cho thứ mà bạn chẳng bao giờ sử dụng hết, Ram cũng là một phần quyết định hiệu năng của hệ thống, nếu bạn có nhiều Ram bạn sẽ có thể chơi được những games đời mới, dùng những phần mềm nặng và mở nhiều ứng dụng cùng lúc hơn nữa nếu bạn muốn cài Vista một hệ điều hành mới của Microsoft, thì ít nhất bạn phải có 512MB Ram, và để tận dụng hết khả năng đồ họa của nó thì bạn sẽ cần tới 1GB Ram. Cá nhân tôi nghĩ với 512MB Ram có thể đủ để bạn làm hầu hết các công việc thông thường, nhưng hãy cân nhắc kĩ xem công việc của bạn chủ yếu là gì để mua cho phù hợp, và tất nhiên bạn sẽ có thể nâng cấp trong tương lai bằng cách cắm thêm Ram nếu muốn.

Gần giống như CPU, đại lượng đặc trưng cho tốc độ xử lí của RAM là tần số hoạt động, xác định bởi số lệnh tối đa có thể thực hiện tại mỗi thời điểm. Dĩ nhiên, tần số hoạt động càng cao thì tốc độ truyền – nhận dữ liệu của RAM càng lớn. Tuy nhiên để đánh giá Ram cũng còn một con số khác đó là băng thông, nếu bạn để ý thì trên các báo giá 2 con số này luôn đi cùng nhau, ví dụ như Bus 667 (PC2-5300) điều này có nghĩa là thanh Ram đó có thể hoạt động với tốc độ 667MHz hay có băng thông 5300MB/s.

+ Dual Ram: Là công nghệ bộ nhớ kênh đôi, chúng ta thiết lập bộ nhớ kênh đôi nhằm tăng băng thông truyền dẫn dữ liệu giữa bộ nhớ đến các thành phần khác trong hệ thống. Xin chú ý là Dual Channel cho ta tăng gấp đôi băng thông chứ không hề cho ta tăng thêm về tốc độ bus, khi chạy single channel thì sẽ chỉ có một đường truyền dữ liệu giữa RAM và CPU, khi đó dữ liệu cần xử lí sẽ được truyền từ RAM đến CPU rồi sau đó sẽ được truyền trở lại bằng chính đường đó. Còn khi chạy Dual Channel hệ thống sẽ có hay con đường song song cho phép dữ liệu truyền theo cả hai chiều. Bạn có thể hiểu nôm na rằng Dual Channel giống như việc chạy xe trên một con đường 2 chiều có độ rộng mỗi chiều bằng độ rộng của con đường một chiều Single Channel, song tốc độ bạn có thể chạy trên cả hai con đường đó là cố định, bạn không thể chạy nhanh hơn tốc độ cho phép. Ví dụ nếu bạn lắp 2 thanh Ram 667Mhz(5300MB/s) chạy ở chế độ dual khi đó hệ thống sẽ có băng thông 10600MB/s=10,6GB/s , tuy nhiên khi đó tốc độ không đổi và vẫn là 667MHz. Ngoài ra, việc thiết lập bộ nhớ kênh đôi sẽ giúp hệ thống tránh được hiện tượng "thắt cổ chai" giữa bộ xử lý thế hệ mới và bộ nhớ hệ thống. Gắn RAM dual chanel nghĩa là gắn 2 thanh RAM giống hệt nhau (dung lượng, bus, nhà sản xuất....) vào đúng khe(nếu có 4 khe thì thường là cắm vào 2 khe cùng màu) của các main đời mới hiện nay (từ dòng chipset 865 trở lên) thì nó sẽ tự động kích hoạt chế độ dualchanel(Xem thêm hướng dẫn đi kèm để biết cách cắm dual Ram). Khi đó máy tính của bạn sẽ chấp nhận nạp dữ liệu vào 2 RAM theo 2 luồng cùng một lúc. Một RAM để nạp các dữ liệu vào, 1 RAM để xuất các dữ liệu ra. Tuy nhiên với những main có chipset hỗ trợ công nghệ Flex Memory cho phép bạn có thể cắm 2 thanh ram khác dung lượng nhưng vẫn có thể chạy được chế độ dual. Tuy nhiên nếu muốn lắp như vậy bạn nên chọn 2 thanh có cùng bus, vì nếu bạn lắp hai thanh ram khác bus vào hệ thống thì tốc độ sẽ theo tốc độ của thanh RAM thấp hơn.

Vậy chọn ram thế nào cho đúng? Với loại RAM DDR - Double Data Rate (DDR, DDR2, DDR3) , ta có thể thấy các con số 400Mhz, 533Mhz, 667Mhz, 800Mhz, 1066Mhz ghi trên sản phẩm, gọi là tốc độ data tranfer rate, còn tốc độ bus thực của nó là bus speed= data tranfer rated/2, như vậy DDR400 sẽ có bus speed=200, DDR2 800 sẽ có bus speed=400,…
Vấn đề tiếp theo là đối với hệ thống Intel ( nhất là dùng chipset Intel), ta luôn có 1 tỉ lệ nhất định giữa bus thực của CPU với bus thực của RAM, gọi là bộ chia (divider), trong đó bus thực của CPU = tốc độ đinh danh của nó : hệ số nhân hoặc = FSB : 4 (do công nghệ Quad Data Rate của Intel ta mới có FSB như vậy). Như vậy khi chọn RAM phải nhìn vào bus thực của CPU, RAM sao cho bus thực CPU:RAM = 1:1 (hoặc bus CPU < hoặc = bus RAM). Do đó, nếu có 1 CPU FSB 800Mhz, ta chọn RAM tối thiểu là DDR400 (cả 2 cùng có bus speed = 200, tỉ lệ là 1:1), ngoài ra chọn RAM cao hơn cũng ko hề lãng phí, chipset có thể chạy đc ở các bộ chia khác như 2:3, 4:5...

+ Chọn nhà sản xuất nào? Nếu bạn tham khảo trên các báo giá sẽ thấy có nhiều loại ram của các hãng sản xuất khác nhau, tuy thông sô giống nhau nhưng giá thành có chênh lệch đôi chút, đó một phần là do chất lượng sản phẩm song cũng không thể phủ nhận một yêu tố không nhỏ góp phần vào sự chênh lệch giá đó là thành quả của maketting và quảng cáo. Những ram của Kingmax và Kingston, Corsair,… có giá cao nhất, những ram có giá hữu nghị như Avro, Elixir, Blitz xong chất lượng cũng chấp nhận được.

+ Ví dụ: DDR2 512MB bus 667 (PC-5300) Kingston

Ram dung lượng 512MB | Tốc độ bus 667MHz, băng thông 5300MB/s | Hãng sản xuất: King
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ý nghĩa các thông số trên Mainboard và CPU

5/ Màn hình – Monitor

Có lẽ không cần nói bạn cũng biết thiết bị này dùng để làm gì, Monitor (màn hình) là thiết bị ngoại vi dùng hiển thị thông tin (văn bản, hình ảnh…) từ PC đến người sử dụng, nó giúp chúng ta có thể giao tiếp với máy tính. Mặc dù màn hình máy tính không quyết định sự nhanh chậm của máy nhưng nó là thiết bị quan trọng kết xuất mọi thông tin dạng hình ảnh để người sử dụng có thể giao tiếp, một màn hình chất lượng thấp có thể sẽ không thể hiện được tất cả các kết quả tốt mà máy tính đã có. Hơn nữa một màn hình tốt ngoài sự đảm bảo về kỹ thuật còn có ý nghĩa bảo vệ sức khoẻ cho người sử dụng, đặc biệt là cho đôi mắt. Hầu hết tất cả thời gian làm việc trên máy tính của bạn đều tiếp xúc với màn hình, vì vậy hãy cân nhắc lựa chọn cho mình một màn hình chất lượng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Loại màn hình được bán tại các cửa hàng hiện nay là màn hình bóng hình(CRT) và màn hình tinh thể lỏng(LCD). Nhưng cũng có một điều lưu ý với bạn là khi bạn xem báo giá của các cửa hàng bán máy vi tính thấy họ thông báo giá về rất nhiều loại màn hình và nhiều hãng khác nhau, phải lên tới hơn 100 loại khác nhau, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy, số loại màn hình có tại các cửa hàng nhỏ hơn rất nhiều, theo tôi biết chỉ vào khoảng 15 loại khác nhau, điều này tôi đã nói ở phần đầu với hầu hết các sản phẩm, song có thể nói màn hình là một trong những sản phẩm có ít loại nhất so với số lượng công bố trên báo giá, có thể do giá thành cao, vì vậy bạn nên đến cửa hàng tham khảo xem họ có những loại nào, mẫu mã ra sao, nếu bạn ưng ý với mẫu mã nào hãy xem mã sản phẩm của nó và tra thêm trong báo giá và internet để biết thêm thông tin. Đặc biết đối với các màn hình LCD thì những thông số được ghi trên báo giá vẫn còn thiếu nhiều, và thiếu cả những thông số quan trọng, vì vậy bạn nên tra cứu thêm trên mạng để biết thêm các thông số khác.

Rất nhiều bạn còn đắn đo xem nên chọn màn LCD hay CRT, sau đây tôi sẽ trình bày về các thông số kĩ thuật của 2 loại màn hình này để bạn hiểu rõ và và quyết định chọn mua loại màn hình nào.

+ Viewable area: vùng hiển thị hình ảnh, văn bản trên màn hình mà người dùng có thể nhìn thấy được. Những chỉ số về độ rộng của màn hình mà bạn vẫn thấy như 15inch, 17inch chính là số đo đường chéo của màn hình, cũng chính là độ rộng vùng hiển thị, tuy cùng chỉ số nhưng màn độ rộng màn hình LCD thường to hơn LCD một chút, thường là khoảng 1/2inch, do màn hình CRT thường nhỏ hơn so với kích thước được thông báo một chút.

+ Resolution: độ phân giải của màn hình, tính bằng số lượng các điểm ảnh trên đường ngang (row) và đường dọc (column). Ví dụ màn hình hỗ trợ các độ phân giải 640x480, 1024x768, 1280x1024,… Các màn hình LCD thường chỉ hiển thị tối ưu ở một độ phân giải nhất định, tuy vậy bạn vẫn có thể tùy chỉnh ở các độ phân giải khác, tất nhiên khi đó chất lượng hình ảnh sẽ không thể bằng độ phân giải tối ưu. Ví dụ độ phân giải tối ưu của màn hình là 1280x1024 nếu chỉnh xuống 1024x768 thì chất lượng hình ảnh sẽ kém đi một chút, không đáng kể. Tuy nhiên với một số game bạn nên chỉnh màn hình với độ phân giải tối ưu để có chất lượng hình ảnh tốt nhất.

+ Pixel: là điểm ảnh, điểm sáng hiển thị màu trên màn hình.

+ Colour Depth (Độ sâu của màu): số lượng màu hiển thị trên 1 điểm ảnh. Ví dụ: 16,8 triệu màu, 65.000 màu,…

+ Refresh Rate: Tốc độ làm tươi hình ảnh hay gọi là tần số quét của màn hình, là số lần "vẽ lại" hình ảnh trong 1 giây từ trên xuống dưới cho tất cả các điểm ảnh. Chất phosphor giữ cho độ sáng điểm ảnh vừa đủ để mắt người không cảm nhận được sự thay đổi này. Thông số này rất quan trọng, nó càng cao thì mắt người dùng không bị mỏi. Mỗi loại màn hình có thể hỗ trợ các tần số quét khác nhau (50 Hz, 60 Hz, 72 Hz, 85 Hz, 90 Hz, 100 Hz… ). Màn hình LCD thường sử dụng tàn số quét 60Hz.

+ Respect ratio: tỉ số giữa chiều cao và chiều rộng của màn hình giúp hình ảnh không bị kéo dãn khi được thể hiện ở những khung hình khác nhau, thông thường tỉ số này là 4:3.

+ Power Consumption: công suất tiêu thụ điện của màn hình

+ Dot pitch: là khoảng cách giữa tâm các điểm ảnh, khoảng cách càng nhỏ màn hình có độ phân giải càng cao, hình ảnh hiển thị càng sắc nét. Ví dụ: 0.31mm, 0.28mm, 0.27mm, 0.26mm, và 0.25mm bạn sẽ thấy các thông số này ở các màn hình CRT. Đây là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng các màn hình CRT. Ở các màn hình LCD các bạn sẽ không thấy các thông số này ví nó gần như không có ý nghĩa với các màn hình LCD và theo một nghĩa nào đó thì nó không tồn tại với các màn hình LCD.

Ngoài các thông số trên màn hình LCD còn có các thông số quan trọng sau:

+ Độ tương phản (Contrast): Tỉ lệ tương phản là sự khác biệt giữa màu sáng trắng mạnh nhất và màu tối nhất trên màn hình. Một màn hình LCD có độ tương phản cao sẽ cho màu sắc hình ảnh đẹp hơn. Các chi tiết sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Các loại màn hình LCD trên thị trường có độ tương phản rất lớn, từ 1200:1 tới 2000:1. Độ tương phản là yếu tố hàng đầu để đánh giá các màn hình LCD, con số càng cao thì hình ảnh càng sắc nét và rõ ràng.

+ Góc nhìn (Viewing angles): Nếu đã từng nhìn qua màn hình LCD, bạn sẽ nhận thấy khi nhìn lệch đi một góc, màu sắc trên màn hình sẽ bị biến đổi, ở một số loại màn hình rẻ tiền, có thể bạn sẽ không còn nhìn thấy gì nữa. Tuy nhiên góc nhìn không phải là yếu tố quan trọng nhất để chọn màn hình LCD vì đa số người dùng máy tính đều ngồi trực diện màn hình, tuy đôi lúc có thể hơi lệch một chút nhưng việc đó không gây khó khăn gì đối với các loại LCD hiện đại.
Góc nhìn của LCD được xác định theo chiều dọc và chiều ngang, các màn hình LCD hiện nay đã khắc phục rất nhiều tình trạng này, hầu hết các màn hình đều có góc nhìn là 160 độ, thậm chí một số loại màn hình còn đưa ra con số 180 độ, tức là có thể nhìn từ mọi hướng. Với màn hình panel TN, nếu nhìn theo chiều dọc, từ dưới lên thì góc nhìn hơi hẹp, nó sẽ bị đảo ngược màu, tuy nhiên nó cũng không quan trọng lắm nếu bạn không để màn hình cao hơn tầm mắt, và thường là như thế.

+ Tần số đáp ứng (Response rate): Tần số đáp ứng của màn hình LCD được tính bằng tổng thời gian một điểm ảnh sáng lên và sau đó tắt đi. Thường thì thời gian bật (rising time) nhanh hơn thời gian tắt (falling time). Bật tắt ở đây không có nghĩa như từ on/off thông thường mà là thời gian để một màu hiện lên trên 1 điểm ảnh (pixel) và thời gian để màu đó hoàn toàn biến mất. Thơi gian này thường đượ tính bằng mili giây, bạn có thể thấy trên các thông số trong báo giá như 5ms, 8ms, 12ms, 16ms… con số này càng thấp thì càng tốt, hầu hết các màn hình LCD hiện nay đều có thời gian đáp ứng là 8ms, và một số loại cao cấp là 5ms, hay hơn nữa là 2ms, dù 8ms, 5ms, 2ms thì các con số này hoàn toàn chấp nhận được.

+ Độ sáng (Brightness): Độ sáng tính bằng đơn vị cd/m2 bạn có thể hình dung 1cd/m2=độ sáng của một ngọn nến/1m2. Tất cả các loại màn hình LCD đều sáng hơn rất nhiều so với CRT, có thể bạn sẽ cảm thấy khá nhức mắt khi mới làm việc với LCD. Tuy nhiên một khi đã quen, bạn sẽ cảm thấy LCD nhìn rất “sướng”. Một chi tiết mà bạn cần chú ý đó là độ sáng mặc định của các màn hình khi xuất xưởng đều giống nhau. Ví dụ, các màn hình Hitachi đều có độ sáng ở mức tối đa 100% và thiết lập này sẽ làm bạn cảm thấy nhức mắt rất nhanh. Hãy kiểm tra thiết lập và đảm bảo nó được đặt ở mức phù hợp, thường thì vào khoảng 60-80 là vừa (tùy vào độ sáng môi trường). Một số trò chơi có thể sẽ rất tối khi bạn sử dụng màn hình LCD, để khắc phục bạn phải thay đổi một thông số cũng liên quan đến độ sáng là gamma.

+ Widescreen: Một số loại màn hình LCD được chế tạo đặc biệt cho nhu cầu xem phim thường được gọi là wide screen (màn ảnh rộng), thường có chiều ngang dài hơn và chiều dọc hẹp hơn màn hình thông thường. Đối với những loại này, cách tính kích thước theo đường chéo vẫn đúng nhưng độ phân giải chuẩn cũng như diện tích hiển thị hơi khác một chút.

+ Giao tiếp tương tự (D-Sub) và giao tiếp số (DVI): Tất cả các loại màn hình LCD đều được kết nối với máy tính thông qua một trong hai kiểu giao tiếp - tương tự qua ngõ VGA thông dụng, giao tiếp số qua cổng DVI hiện được hỗ trợ trên các card đồ họa cao cấp. Để sử dụng giao tiếp DVI, bạn phải có cổng DVI trên màn hình và trên máy tính qua card màn hình. Một cáp DVI sẽ đảm nhận việc nối hai cổng này lại với nhau. Một số loại màn LCD mặc dù có hỗ trợ giao tiếp DVI nhưng lại không bán kèm cáp. Bạn nên tính toán trước khi mua vì giá của nó không rẻ. Tuy nhiên với giao tiếp số DVI, bạn sẽ có chất lượng hình ảnh cao và nét hơn. Mặc dù sự khác biệt không lớn nhưng để ý thật kĩ, có thể bạn sẽ vẫn nhận ra. Sự khác biệt này do khi dùng giao tiếp tương tự, tín hiệu số từ card đồ họa phải chuyển qua dạng tương tự, đi qua dây cáp rồi lại phải chuyển về dạng số trước khi xuất ra màn hình.
Bạn cũng nên biết không phải tất các loại cáp DVI đều giống nhau. Nếu màn hình có dây cáp kèm theo, bạn có thể yên tâm sử dụng bởi nhà sản xuất đã đảm bảo về chất lượng cũng như khả năng làm việc của chúng phù hợp với màn hình. Nếu phải đi mua cáp thì bạn cũng nên biết cáp DVI bạn định mua phải đáp ứng được độ phân giải của màn hình. Lấy ví dụ bạn mua một màn hình LCD 17” có DVI, bạn phải chắc chắn cáp định mua không phải của màn hình 15”. Tuy trông có vẻ giống nhau nhưng loại cáp DVI rẻ tiền sẽ không đáp ứng được băng thông cần thiết cho độ phân giải cao. Kết quả là chất lượng hình ảnh tồi tệ hoặc hình ảnh bị rung nhẹ.

Các màn hình có hỗ trợ chuẩn DVI thường có giá cao hơn so với màn hình không có DVI từ 5-10$ nhưng lưu ý rằng bạn sẽ cần phải có card đồ họa để sử dụng chức năng giao tiếp số DVI, và giá của một card đồ họa cũng không rẻ chút nào, ít nhất cũng phải khoảng 45$ nếu không có ý định mua card đồ họa thì bạn cũng không nên mua màn hình có hỗ trợ DVI, vì như vậy sẽ là lãng phí.

+ Một số hãng sản xuất panel để làm LCD: AU Optronics, BOE/Hydis, ChiMei, CPT, HannStar, Hitachi, IDTech, InnoLux, LG.Philips, Mitsubishi, Quanta Display, Samsung, Sharp, Toppoly, Tottori Sanyo, TMDisplay...

Một số loại panel đang được lưu hành trên thị trường :

- TN (Twisted Nematic)

- (P-)MVA ({Premium} Multidomain Vertical Alignment)

- PVA (Patterned-ITO Vertical Alignment)

- S-PVA (Super Patterned-ITO Vertical Alignment)

- S-MVA (Super Multidomain Vertical Alignment)

- IPS (In-Plane Switching)

- S-IPS (Super In-Plane Switching)

- AS-IPS (Advanced/Enhanced Super In-Plane Switching)

- A-MVA (Advanced Multidomain Vertical Alignment)

Hiện tại trên thị trường có ba loại panel chính được sử dụng cho các sản phẩm LCD:

Panel TN có giá thành rẻ nhất, tuy nhiên góc nhìn hẹp (đặc biệt là chiều dọc), ưu điểm của loại màn hình này là tốc độ đáp ứng nhanh, thích hợp cho game. Nhận biết loại panel này khá dễ, bạn chỉ cần cúi thấp xuống là sẽ thấy màu bị đổi ngược. Ví dụ: LG1752S, Dell 1907FP.

Panel MVA của Fujitsu và AUO hoặc PVA của Samsung: đắt hơn TN khoảng 100$, góc nhìn dọc tới 170 độ, tương phản tới 1:700-1:1000, màu sắc rực rỡ nhưng hơi “dại”. Tuy nhiên thời gian đáp ứng của loại màng hinhd này thường thấp hơn so với panel TN. Thường trang bị cho các màn hình LCD tầm trung và cao cấp. Ví dụ Samsung 172T, 173P, ViewSonic VX700.

Panel IPS và S-IPS của Nec, Hitach, LG: đắt nhất song màu sắc trung thực nhất trong số các loại LCD, tuy nhiên màu đen có thể hơi bị tím. Loại này thích hợp cho dân đồ họa (nếu muốn dùng LCD thay CRT) và trang bị trên các LCD có kích thước lớn trên 20”, những panel LCD này thường có góc nhìn rất rộng, tuy nhiên chưa thấy bán rộng rãi ở Việt Nam.

+ Và có một chú ý nhỏ, không phải hãng nào sản xuất được panel và sản xuất màn hình thì các màn hình của hãng đó cũng dùng chính panel của hãng đó, ví dụ như Samsung là hãng sản xuất panel rất tốt nhưng nhiều màn hình của hãng này lại dùng panel của một hãng khác, do lí do kinh tế để có thể bán được sản phẩm với giá rẻ hơn, phù hợp túi tiền hơn. Và đôi khi cùng một model sản phẩm cũng có thể sử dụng nhiều loại panel khác nhau của các hãng khác nhau.

+ Để kiểm tra xem loại màn hình bất kì dùng loại panel nào bạn có thể vào trang web: http://www.tftcentral.co.uk

+ Thiết bị tích hợp: Một số model màn hình LCD tích hợp kèm loa, hay USB Hub, thường thì đây không phải là những yếu tố quan trọng, nó không góp phần đánh giá màn hình LCD nhưng nó lại là yếu tố hậu thuẫn cho giá cả. Các loa tích hợp thường có công suất nhỏ và chất lượng không cao, vì vậy bạn không cần thiết phải chọn màn hình có thêm loa, hãy dành một chút tiền bớt ra việc đó để mua cho mình một chiếc loa chất lượng hơn.

Kiểm tra màn hình LCD với phần mềm kiểm tra trước khi mua:

Để kiểm tra LCD trước khi mua hàng các bạn có thể dùng nhiều soft chuyên dụng để kiểm tra.(Có thể dùng Dead Pixel Tester (Download tại đây)). Sau đây là một số điểm bạn nên kiểm tra trước khi mua:

+ Điểm ảnh chết(Death pixel): Đây có lẽ là nỗi ám ảnh của tất cả người dùng LCD. Bạn nên biết việc sản xuất màn hình LCD không hề đơn giản, ngay cả với công nghệ hiện đại. Qua nhiều năm phát triển, các giai đoạn chế tạo LCD ngày càng trở nên hoàn thiện. Vào những ngày sơ khai của LCD, có đến 30-40% số tấm LCD bị quăng đi ngay sau khi sản xuất vì số điểm ảnh chết quá nhiều. Điều này đã khiến cho giá LCD thường rất cao. Vậy điểm ảnh chết là gì? Đó là khi điểm ảnh chỉ có khả năng hiển thị một màu nhất định (xanh, đỏ hoặc xanh da trời). Để nhận biết các điểm ảnh bị chết, đơn giản nhất là bạn hãy để nền ảnh tối hoặc đen hoàn toàn, những điểm ảnh chết sẽ nổi bật. Dĩ nhiên màn hình LCD mới mua giá hàng trăm USD tự nhiên lại xuất hiện những điểm ảnh chết sẽ làm cho bạn cảm thấy cực kì khó chịu. Thật may mắn là điều này được các nhà sản xuất đưa vào điều kiện bảo hành. Nếu không chấp nhận được điểm ảnh chết, bạn có thể gửi trả sản phẩm để đổi cái khác. Bạn hãy yêu cầu nơi bán kiểm tra màn hình thật kĩ trước khi mua về (nếu là mua trực tiếp). Bạn cũng cần phải chú ý là trong một số trường hợp, điểm ảnh chỉ “chết” trong khoảng 10 đến 15 phút và biến mất sau đó. Tuy nhiên với công nghệ hiện nay gần như rất đã loại bỏ được điểm ảnh chết, xong nếu cẩn thận hơn bạn vẫn nên kiểm tra. Để kiểm tra Death pixel bạn nên chỉnh toàn bộ màu nền màn hình về màu đen, rồi màu trắng, sau đó quan sát xem có những điểm ảnh nào hiển thị khác màu không, nếu có thì chúng là điểm ảnh chết, với màu trắng bạn nên kiểm tra kĩ hơn, đôi khi những điểm hiển thị khác màu trông giống như vết bẩn bám vào, bạn nên xem xét kĩ để phân biệt rõ ràng, hãy hỏi ý kiến bộ phận kiểm tra nếu bạn muốn lau qua màn hình bằng giấy, hay khăn mềm và bạn cũng nên kiểm tra thêm với một vài màu sắc khác, vì đôi khi điểm ảnh chết chỉ hiển thị sai màu sắc với một màu nào đó.

+ Dải màu (Color banding): Bạn chỉnh phần mềm kiểm tra để hiển thị với các dải màu khác nhau, nếu dải màu hiển thị tốt, và mượt là đạt yêu cầu.













+ Kiểm tra dò sáng(Backlight bleeding): Hãy chọn màu đen, và nâu sẫm cho toàn màn hình, sau đó bạn quan sát kĩ xem màn hình hiển thị màu sắc có đều hay không, nhất là phía 4 cạnh màn hình, nếu có hiện tượng dò sáng thì 4 cạnh màn hình sẽ sáng hơn so với phía trong. Và nếu kiểm tra trong điều kiện ánh sáng môi trường yếu bạn sẽ dễ nhận thấy hơn, nếu có thể bạn hãy yêu cầu tắt điện để có thể kiểm tra dễ dàng hơn. Nếu có hiện tượng dò sáng nhiều bạn hãy yêu cầu đổi cái khác. Tuy nhiên khi mang về nhà bạn có thể kiểm tra kĩ lại, nếu phát hiện lỗi bạn có thể mang đổi lấy cái khác. Khi kiểm tra với màu nâu sẫm bạn còn có thể dễ nhận thấy những màn hình có dấu hiệu của va chạm, hay bị vật khác tì vào trong thời gian dài trong quá trình vận chuyển và lưu kho. Bạn hãy quan sát kĩ màn hình ở màu nâu sẫm, những vùng bị tổn thương thường có màu sáng hơn so với những vùng khác(trong hình bên là do bị một vật nặng, có thể là bị nhiều màn hình xếp chống đè lên qua miếng xốp chắn giữa, nên bạn sẽ nhận thấy một vệt sáng chính giữa màng hình khi màn hình ở màu nâu sậm), nếu nhận thấy có lỗi, bạn hãy yêu cầu đổi cái khác.



CRT hay LCD?

Trên đây tôi đã trình bày các thông số của hai loại màn hình, nó sẽ góp phần giúp bạn dễ chọn lựa cho mình một màn hình cho phù hợp, sau đây tôi sẽ nói thêm về ưu nhược điểm của hai loại màn hình này kèm một vài lời khuyên, tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn là ở bạn.

Màn hình CRT hoạt động dựa trên sự phát sáng của lớp phosphor khi bị chùm tia điện tử đập vào. Trong khi đó, màn hình LCD sử dụng công nghệ ánh sáng nền (backlight) dùng các transistor để hiển thị hình ảnh.

Màn hình LCD có trọng lượng và kích thước nhỏ, tiêu thụ ít điện năng, có độ sáng cao, không gây hại mắt vì không có sự bức xạ điện từ, sử dụng giao tiếp số DVI cho chất lượng hình ảnh và độ nét cao… song giá thành cao.

Một số người dùng đồ họa chuyên nghiệp thường sử dụng CRT thay vì LCD vì CRT có khả năng hiển thị trung thực hơn, nhưng các màn hình LCD đời mới hoàn toàn có thể làm họ suy nghĩ lại.

Màn hình LCD có độ sáng và độ tương phản hơn hẳn các màn hình CRT, giúp hiển thị hình ảnh sắc nét và rõ ràng.

Với các ưu thế như trên của màn hình LCD thì nếu điều kiện cho phép bạn hãy trang bị cho mình một chiếc màn hình LCD, tuy có giá thành cao gấp đôi nhưng các màn hình LCD chỉ tiêu thụ điện năng bằng ½ màn hình CRT, với giá tiền điện tại các phòng trọ sinh viên đắt đỏ như hiện nay (1200-2000vnđ/KW) thì số tiền điện mà nó tiết kiệm cho bạn trong một thời gian sử dụng dài có thể bù đắp phần lớn số tiền chênh lệch giá giữa hai loại màn hình(khoảng 35-40W/h). Và điều quan trọng hơn nó giúp phần bảo vệ đôi mắt của bạn, và đi đôi với sự ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn đó chính là một phần chi phí bạn phải dành cho việc “nâng cấp” kính mắt. J

+ Chọn nhà sản xuất nào? Các màn hình LCD thường dùng chung tấm LCD của các hãng chuyên sản xuất tấm LCD (ví dụ Hitachi, NEC…) song chúng dùng đèn backlight khác nhau nên có độ tương phản khác nhau. Tuy nhiên theo tham khảo đánh giá của nhiều người thì panel của Samsung có chất lượng tốt, thường được sử dụng cho các sản phẩm của Samsung, Dell,… Tiếp đó là AU Optronics thường cung cấp cho BenQ, ViewSonic,…. Sony cũng là hãng được đánh giá có màn hình chất lượng tốt. Bạn có thể căn cứ và các thông số kĩ thuật trên để lựa chọn hãng màn hình cho phù hợp.

Chọn mua màn hình cũ:

Tuy nhiên với nhiều bạn sinh viên có điều kiện kinh tế hạn hẹp thì các bạn thường chọn cho mình những màn hình CRT cũ với giá chỉ gần bằng một nửa so với giá màn hình mới, và cũng có bạn dùng màn hình cũ để chờ mua màn hình LCD nhưng kinh tế hiện tại chưa đủ hoặc dành tiền để đầu tư thêm vào một số linh kiện khác.

Một chiếc monitor 17-inch cũ hiện được bán với giá dao động từ 700.000 - 800.000 đồng; trong khi cũng là một chiếc màn hình 17-inch nhưng mới, giá sẽ vào khoảng 1,6 triệu đồng - tức là đắt gấp 2 lần. Giá rẻ cũng đồng nghĩa với chất lượng không được đảm bảo tối đa. Nếu mua ở chợ trời (chẳng hạn như chợ trời phố Huế), thiết bị sẽ không được bảo hành, và điều kiện thử ngay tại chỗ cũng hạn chế. Chính vì vậy, việc mua được đồ tốt hay không còn phụ thuộc vào sự may rủi. Nếu may, bạn sẽ mua được một chiếc màn hình gần như còn mới với giá rất … trời ơi (cực thấp). Còn nếu rủi thì rất có thể bạn sẽ nghĩ tới một phương án khác, chẳng hạn như đi mua một chiếc monitor mới khác vì chiếc secondhand vừa mua khi mang về không thể sử dụng được. Bạn không nên mua các sản phẩm không có bảo hành, vì như thế rất mạo hiểm, có thể mất tiền mua mà chẳng được gì!

Khác với chợ trời, các thiết bị máy tính secondhand do một số công ty máy tính Hà Nội cung cấp được bảo hành trong một thời gian hạn hữu, thường là nửa tháng hoặc 1 tháng. Giá của thiết bị cũ mỗi nơi bán một kiểu, nhưng nói chung chênh lệch cũng không quá lớn và có thể chấp nhận được.

Sau đây là một và lưu ý khi bạn đi chọn mua màn CRT cũ:

1. Nhãn hiệu chỉ là một phần nhỏ: Mọi người thường chọn mua màn hình có nhãn hiệu nổi tiếng như Compaq, Samsung, Sony, Dell... nhưng hãy cẩn thận đối với màn hình cũ vì chúng có thể bị đánh tráo vỏ hay dán nhãn lại, mà việc kéo lại nhãn hay thương hiệu này là điều không khó đối với các chuyên gia "mông má" hàng cũ. Vì vậy, thương hiệu chỉ là một phần nhỏ mà thôi.

2. Vỏ quá cũ hoặc quá mới: không chọn

Thật sự cũng phải cẩn thận với vỏ máy, vì đây chính là bước đầu kiểm tra độ thật thà của chủ hàng. Nếu bạn thấy chúng quá mới, hay quá cũ (màu đã ngả sang ố vàng) đều không ổn, bởi vì người bán có thể thay vỏ dễ dàng hoặc vỏ ố vàng là dấu hiệu vỏ máy quá cũ. Đối với một số màn hình đen, bạn cần phải chú ý đến độ bóng hoặc các hạt nhám đen trên vỏ màn hình. Nếu chỗ bóng nhiều hơn chỗ nhám thì cũng phải cẩn thận vì đó là màn hình quá cũ. Bạn cũng cần quan sát kỹ bề mặt màn hình xem chúng có bị trầy xước không, nếu có thì cũng không nên chọn. Bạn có thể dễ nhận thấy ở một vài cửa hãng bán màn hình cũ tất cả các màn hình đều cùng chung một hãng, thậm chí cùng một model, có thể dễ đoán ra tất cả chúng đều được “độ” lại một cái vỏ mới rồi, tốt hơn là không nên chọn.

3. Thời gian sản xuất

Nên chọn màn hình sản xuất từ năm 2002 trở lại đây, bằng cách nhìn vào các thông số ghi đằng sau máy. Chú ý để ý các dòng thông số này phải rõ ràng, sắc nét, không bị tẩy xoá hoặc lem nhem vì có thể tem này đã được thay bằng tem khác. Nhưng nếu tem bị mất luôn thì cũng đành chuyển sang bước tiếp theo luôn.

5. Khởi động màn hình

Bước tiếp theo của bạn là bật màn hình lên và xem xét. Điều cần chú ý ngay từ đầu đó là độ nhạy của màn hình. Thông thường, màn hình sẽ hiển thị sau 5-7 giây, các màn hình kém chất lượng thường hiển thị rất chậm do bóng đèn hình đã già. Các màn hình cũ thì không thể bung hết 100% màn hình là do hiện tượng màn hình dùng lâu bị co rút, do đó bạn hãy tinh chỉnh cẩn thận lại bằng các nút bấm của chính nó nhưng nếu không thể chỉnh được thì có lẽ bạn không nên chọn màn hình. Nhiều nhà bán hàng khắc phục tình trạng này bằng cách cài phần mềm điều khiển việc co dãn này nhưng thực tế phần cứng vẫn có lỗi. Vì vậy, chất lượng màn hình vẫn không tốt.

6. Quan sát và dùng một vài ứng dụng thông thường: bãn hãy quan sát kĩ màn hình và sử dụng một vài ứng dụng thông thường, nếu thấy chữ bị mờ hay nhòe, màn hình tối hay có bất thường đền mức khó chấp nhận nên đổi ngay, nếu không bạn sẽ phải sử dụng một màn hình chất lượng kém và nó ảnh hưởng nhiều đến đôi mắt của bạn.

Nói chung nếu tinh ý và may mắn bạn sẽ có thể có một màn hình chất lượng khá tốt, nhưng yếu tố may rủi khi đi mua hàng cũ bao giờ cũng có, vì vậy việc đi mua hãng cũ cũng khá mạo hiểm, nếu chọn mua hãng cũ bạn hãy xem xét thật cẩn thận.

+ Sau đây là một ví dụ:

LG LCD Monitor (1753S) – 8ms – 1280x1024

Hãng sản xuất: LG | Loại màn hình LCD | Mã sản phẩm(Dùng để tra cứu): 1753S | Thời gian đáp ứng: 8ms | Độ phân giải tối ưu: 1280x1024

Nếu dùng mã sản phẩm 1753S tra thêm trên mạng bạn có thể biết thêm: Độ tương phản: 2000:1 | Góc nhìn: 160 độ | Panel TN…
 
Ðề: Ý nghĩa các thông số trên Mainboard và CPU

6/ Nguồn – Power supply unit

Nếu ví chiếc máy vi tính như một cơ thể sống thì bộ nguồn (PSU – Power supply unit) chính là trái tim, là nơi bơm toàn bộ năng lượng cho chiếc PC. Nhưng đối với người dùng thông thường hiện nay, thành phần này dường như ít được quan tâm nhất. Với các hệ thống cũ như loại sử dụng bộ vi xử lý Pentium III, năng lượng cho máy tính có thể chưa thật sự là vấn đề cần quan tâm. Nhưng theo đà phát triển của công nghệ, việc cho ra đời các dòng CPU mới của Ịntel và AMD như các bộ vi xử lý 2 nhân, cùng các họ chipset Intel 915P, 925X, 955X… hay Nvidia nForce 4 (SLI) cộng hàng tá các thiết bị ngốn điện khác như các loại card đồ họa 3 chiều cao cấp sẽ khiến nhu cầu năng lượng càng ngày càng gia tăng. Nếu không cung cấp đủ công suất điện cho hệ thống, bạn sẽ phải thưởng thức vô số các lỗi… từ trên trời rơi xuống! Nhẹ thì máy chạy ì ạch, các game yêu thích bị đứng hình liên tục,… thậm chí hay bị khởi động lại máy vô cớ, không khởi động được và tệ hơn có thể là cháy nguồn, và nhiều thiết bị khác cũng bị ảnh hưởng theo. Một bộ nguồn đủ khỏe là yếu tố giúp máy bạn chạy ổn định hơn, tăng tuổi thọ phần cứng và còn giảm được những cú khởi động lại bất ngờ do sụt điện. Chính vì vậy, việc lựa chọn một bộ nguồn thích hợp với hệ thống là điều bạn cần xem xét và tính toán khi chọn mua máy tính.

Làm thế nào để nhận biết một bộ nguồn tốt? Các thông số kỹ thuật sau sẽ giúp bạn biết được sự khác biệt giữa các bộ nguồn hiện có trên thị trường hiện nay.

+ Công suất: hiện nay, một cấu hình trung bình cần phải có một bộ nguồn có công suất hiệu dụng tối thiểu là 300W. Xin được nói rõ ở đây, công suất hiệu dụng là công suất mà bộ nguồn có thể cung cấp liên tục và ổn định cho hệ thống. Còn công suất ghi trên vỏ được gọi là công suất định danh. Thường thì công suất này chỉ mang tính chất quảng cáo. Trước hết, bạn nên biết hệ thống của bạn có công suất tiêu thụ là bao nhiêu. Tuy nhiên với các dòng máy mới, nhất là các máy sử dụng CPU 2 nhân thì bạn nên mua một bộ nguồn có công suất 400W trở lên, đặc biệt là các máy sử dụng card đồ họa rời sẽ cần thêm một bộ nguồn lớn hơn để có thể chạy ổn định(450-480W)

+ Chọn nhà sản xuất nào: Như đã nói ở trên, công suất ghi trên các bộ nguồn thường là công suất ảo, nếu bạn mua bộ nguồn của những nhà sản xuất tốt thì con số này sẽ gần đúng với con số hiệu dụng hơn, và tất nhiên bộ nguồn đó sẽ tốt hơn. Một số hãng có bộ nguồn chất lượng khá tốt như Huntkey, Orient, Codegen mà giá cả cũng ở mức độ tương đối bạn có thể chọn mua bộ nguồn của những hãng này, còn có một số hãng cao cấp hơn như Gigabyte, Asus, Acbel hay CoolerMaster thì giá cả cao hơn khá nhiều, song tiền nào của ấy thôi, tuy nhiên thường thì những dòng máy cao cấp có nhiều thiết bị ngốn điện mạnh như chip Core 2 duo, card đồ họa lõi kép,… hay sử dụng những loại nguồn này, còn thông thường Huntkey, Orient hay Codegen cũng là những nhà cung cấp bộ nguồn khá tốt đáp ứng đủ nhu cầu điện năng cho những máy tầm trung và khá.

Còn một thông số mà một số bạn hay thắc mắc đó là số pin, pin chính là số chân cắm của nguồn vào mainboard, các bộ nguồn thường có 20 hoặc 24(20+4)pin, bạn không phải lo lắng về con số này khi chọn nguồn, vì cho dù là main của bạn là dùng loại nguồn 20 hay 24 chân thì các nguồn đều phù hợp cả, và nó cũng gần như không ảnh hưởng gì đến công suất cung cấp của nguồn.

+ Ví dụ: Huntkey Power Supply 450W – 24 pin

Hãng sản xuất: Huntkey | Công suất định danh: 450W | Số chân cắm: 24 chân

-----------------------------------------------------------------------------------------
7/ Ổ đĩa quang – CD/DVD Drive và CD/DVD-RW Drive

CD-ROM (Compact Disc-Read Only Memory), là thiết bị lưu trữ dữ liệu bằng quang học, dựa trên những định dạng đã phát triển cho đĩa nhạc (audio CD). DVD-ROM cũng là thiết bị lưu trữ dữ liệu bằng quang học tương tự như CD-ROM nhưng nó có thể lưu trữ được một lượng dữ liệu lớn hơn nhiều lần so với đĩa CD-ROM
Cấu trúc khác nhau của hai loại đĩa trên đã làm thay đổi đáng kể dung lượng lưu trữ của đĩa. Cũng chính sự khác nhau này nên các ổ đĩa CD-ROM không đọc được đĩa DVD. Tuy nhiên ổ đĩa DVD-ROM ngoài khả năng đọc được các loại đĩa DVD nó cũng tương thích ngược khi đọc Audio CD, CD-ROM, video CD và CD tương tác khác. Những ổ đĩa kết hợp việc đọc DVD và ghi CD được gọi là các ổ đĩa Combo.

Khác với các loại đầu đọc đĩa nhạc (players) bình thường, ổ đĩa quang không thể trao đổi dữ liệu độc lập mà phải giao tiếp với máy tính và nhận lệnh điều khiển từ máy tính.

+ Chữ X được ghi trên ổ đĩa CD (VD: 52X) có ý nghĩa gì ?

Ký tự X được ghi trên ổ đĩa CD-ROM là một con số biểu diễn đơn vị đo. Ví dụ trên ổ đĩa có ghi 52X: ký tự X là đại diện cho đơn vị đo tốc độ dữ liệu đọc được của ổ đĩa. 1X có giá trị là 150 Kbps (Kilobyte per second) số byte dữ liệu đọc được trên 1 giây. Vậy với một ổ đĩa 52X thì tốc độ đọc dữ liệu tối đa của ổ đĩa đó là 52 x 150 Kbps

+ Tốc độ ghi trên ổ đĩa DVD-ROM là 16X có phải ổ đĩa DVD-ROM chậm hơn ổ đĩa CD-ROM ?

Ta không thể so sánh tốc độ đọc giữa DVD và CD-ROM được vì ở tốc độ 1X DVD có tốc độ truyền dữ liệu là 1.385 Mbps so với 150 Kbps của CD-ROM. Như thế 1X của DVD lớn hơn 9 lần so với 1X của CD, hay nói cách khác một ổ đĩa DVD 6X cũng có tốc độ đọc đĩa lớn hơn cả những ổ CD có tốc độ cao nhất(52X).

+ Các thông số ghi trên ổ đĩa CD-RW (VD: 52x32x52x) có nghĩa gì?

Cũng như các ổ đĩa CD-ROM, các con số được nhà sản suất ghi trên ổ đĩa CD-RW chính là tốc độ tối đa khi ổ đĩa hoạt động ở các chế độ đọc/ghi khác nhau. Số đầu tiên biểu diễn cho tốc độ đọc đĩa của ổ đĩa, số kế tiếp là tốc độ tối đa ghi được đối với các đĩa ghi lại (CD-RW) và số sau cũng chính là tốc độ cho phép ghi trên đĩa CD-R.

+ In tem nhãn nghĩa là gì: Với một vài chủng loại ổ ghi DVD bạn thấy có thêm phần in tem nhãn, những ổ ghi này sử dụng thêm một mắt laze nữa cho phép in tem nhãn lên mặt đĩa DVD bằng phần mềm chuyên dụng đi kèm, nhưng cũng cần lưu ý rằng để có thể sử dụng chức năng này bạn cần có một đĩa DVD chuyên dụng có khả năng cho phép in tem nhãn, loại đĩa này đắt hơn các đĩa DVD thông thường và hiện chưa phổ biến trên thị trường Việt Nam.

+ Nên mua loại ổ đĩa nào? Theo xu thế hiện nay thì đĩa CD đang dần nhường chỗ cho các đĩa DVD có dung lượng lớn hơn nhiều lần, vì vậy việc chuẩn bị cho mình một ổ đĩa có khả năng đọc DVD là điều cần thiết, để tránh việc phải nâng cấp từ CD lên DVD trong tương lai, vì như thế sẽ lãng phí hơn, phải tiêu tốn thêm tiền hơn trong khi các ổ đĩa DVD hoàn toàn có khả năng đọc các đĩa CD. Nếu có nhu cầu chia sẻ và lưu trữ tài nguyên thì bạn nên mua cho mình một ổ đĩa Combo vừa có khả năng đọc DVD vừa có khả năng ghi CD, còn nếu tài chính dư dả hơn một chút thì bạn có thể sắm một ổ DVD-RW, giá của chúng cũng không đắt lắm. Nhiều model mới của ổ ghi bây giờ cho phép trao đổi dữ liệu qua đường SATA cho phép trao đổi dữ liệu với tốc độ cao hơn.

+ Chọn nhà sản xuất nào? Theo đánh giá qua sử dụng của tôi và tham khảo đánh giá chung của nhiều người khác thì ASUS là hãng bạn nên chọn mua ổ đĩa quang, không chỉ là một trong những nhà cung cấp mainboard hàng đầu thế giới mà các sản phẩm ổ đĩa quang của ASUS cũng có chất lượng rất tốt, khả năng đọc đĩa rất tốt và không kén đĩa là ưu thế của ổ đĩa quang ASUS. Sản phẩm của ASUS có giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các hãng LG, Samsung từ 1-3$ nhưng tôi nghĩ với những ưu thế hơn hẳn của ASUS so với các hãng LG, Samsung,… thì bỏ thêm chút tiền để mua ổ đĩa quang ASUS là hoàn toàn xứng đáng đồng tiền bát gạo. Còn nếu bạn là một người ghi đĩa chuyên nghiệp, số lượng lớn, liên tục, cần độ bền và êm thì có thể lựa chọn Plextor, giá của nó đắt hơn DVD RW ASUS khoảng 30$-35$, tuy nhiên với mục đích ghi chuyên dụng thì Plextor cũng rất xứng đáng.

+ Ví dụ: ASUS DVD-RW 16-8-16 DVD / 48-32-40 CDRW (1814BLA) – In tem nhãn – Black

Hãng sản xuất: ASUS | Tốc độ Đọc DVD-Ghi đĩaDVD-RW-Ghi đĩa DVD tối đa: 16-8-16 | Tốc độ Đọc CD-Ghi đĩaCD-RW-Ghi đĩa CD tối đa: 48-32-40 | Mã sản phẩm: 1814BLA | Có thể in tem nhãn | Màu: Đen



-----------------------------------------------------------------------------------------
8/ Card đồ họa – VGA card

Bo mạch đồ họa là bo mạch cắm thêm vào máy tính có nhiệm vụ chuyển các hình ảnh được tạo bên trong máy tính thành các tín hiệu điện tử cần thiết mà màn hình máy tính có thể hiển thị lên. Nó quyết định số lượng màu, tần số quét và độ phân giải tối đa có thể được hiển thị. Và những thông số này cũng phải được màn hình máy tính của bạn hỗ trợ. Trên các bo mạch đồ họa có chứa bộ nhớ (VRAM), và chip đồ họa (GPU) riêng dành cho chúng. Ngày nay, bo mạch đồ họa có khả năng xuất tín hiệu qua hai cổng: cổng tín hiệu tương tự (D-Sub) và cổng tín hiệu số (DVI). Cổng tín hiệu số được sử dụng cho các màn hình tinh thể lỏng (LCD) mới hiện nay.

Tuy mạch đồ họa có thể được tích hợp sẵn trong bo mạch chủ của bạn, việc sử dụng một bo mạch lắp rời sẽ cần thiết đối với các ứng dụng cần đến khả năng xử lý đồ họa cao như những game cao cấp(Ví dụ: Doom3, F.E.A.R, Oblivion…) hay các trình xử lý đồ họa 3 chiều (3Ds MAX chẳng hạn).

+ Hãy chắc chắn bạn cần một card đồ họa: Hãy nhớ một điều, card đồ họa rời chỉ cần thiết cho những công việc cần sự xử lí đồ họa mạnh mẽ , nếu bạn là một gamer nghiền các game đời mới yêu cầu cấu hình đồ họa cao cấp hay thường xuyên phải sử dụng các ứng dụng xử lí ảnh 3D mạnh mẽ, còn nếu công việc của bạn chủ yếu là duyệt văn bản, lướt web, xem phim, hay chơi các game thông thường thì mua thêm card đồ họa rời là không cần thiết, card đồ họa tích hợp hoàn toàn đáp ứng các công việc đó, bạn có thể chơi hầu hết các game online hiện nay bằng card đồ họa tích hợp sẵn trên mainboard. Kể cả khi bạn có kinh tế dồi dào nếu không cần thiết cũng không nên mua thêm card đồ họa, nó sẽ chẳng làm tăng thêm hiệu năng hệ thống với những công việc chẳng bao giờ cần tới khả năng mạnh mẽ của card đồ họa rời đâu, khi đó bạn sẽ phải trả thêm tiền cho một thức bạn chẳng bao giờ thực sự cần đến nó.

+ Thời gian phù hợp cho việc mua sắm: Cuộc cạnh tranh dữ dội giữa ATI va Nvidia đã khiến cho công nghệ 3D phát triển nhanh chóng. Các nhà sản xuất GPU cho ra đời một dòng chíp mới sau từ 12-18 tháng, giúp cho các card đồ họa ngày càng mạnh mẽ và nhiều chức năng hơn. Họ cũng tối ưu lại thiết kế để có thể làm mới và cho thêm chức năng vào sản phẩm chỉ vài tháng sau khi thiết kế ban đầu được công bố.

Giá rất của card đồ họa rớt nhanh sau khi các card mới ra đời, đưa giá của các dòng card yếu hơn về một mức giá chấp nhận được. Bạn sẽ phí phạm rất nhiều tiền nếu mua một card đồ họa cao cấp ngay trước khi ATI hay Nvidia tung ra những GPU mới. Và nếu bạn cần một card đồ họa nhưng không phải là hiện tại mà là trong tương lai thì cũng đừng vội mua, hãy mua khi bạn cần đến nó và có thể bạn sẽ có một card đồ họa với công nghệ mới hơn và giá cả mềm dẻo hơn.

+ Video Ram(Ví dụ 256MB): Đây chính là dung lượng của card màn hình. Quan niệm rằng card màn hình có RAM càng cao thì càng tốt là một quan niệm sai lầm của rất nhiều người. Và ngay cả nhiều người bán máy cũng quan niệm như vậy. Bạn có thể thấy trên các báo giá thông số được ghi đầu tiên lại là VRAM, trong khi không thấy chỗ nào ghi GPU.(Có lẽ do thằng Microsoft nó báo thông số card màn hình chỉ có tên hãng, model và dung lượng làm nhiều người hiểu lầm!) Dung lượng card màn hình (VRAM) chỉ là một trong những yếu tố rất nhỏ tạo nên card màn hình. Có rất nhiều yếu tố quan trọng hơn nhiều như tốc độ xung nhân, xung RAM, ngõ giao tiếp, số ống lệnh..... Và VRAM lại là yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến sức mạnh card màn hình. Khi tăng gấp đôi dung lượng RAM thì sức mạnh thường tăng không quá 15% và thường chỉ thể hiện được sự trội hơn đó khi tải nặng. Nếu bạn có một card đồ họa dung lượng lớn nhưng GPU lại thấp thì chẳng khác nào việc chạy đạp chạy trên đường cao tốc, rộng rãi nhưng dù làm cách nào bạn cũng không đi nhanh hơn ôtô được. Những card kém sức mạnh sẽ có nhiều các thanh ghi trống hơn, tuy nhiên chất lượng hình ảnh tồi sẽ thấy rõ khi bạn bước vào trò chơi cao cấp.

+ GPU: Bộ nhớ rất quan trọng nhưng trái tim thực sự của một card màn hình chính là GPU. Khi bạn quan sát trên một card đồ họa, hãy quan tâm đến loại GPU mà card sử dụng vì nó là nhân của các tác vụ xử lý 3D.

Hiện tại Nvidia và ATI đều đặt tên cho tất cả các card đồ họa của mình, từ card loại yếu cho tới những con quái vật "tân thời" với cùng cái tên Geforce hay ATI Radeon. Vì vậy cái tên Geforce hay ATI Radeon không quan trọng khi chọn mua card đồ họa.

Đương nhiên số hiệu của card càng cao thì card có chất lượng cao tương ứng nhưng bạn cũng nên chú ý đến phần đuôi của card như GT, GS, GTX, XT và XTX. Chúng sẽ quyết định khả năng đổ bóng hay xung nhịp đồng hồ của card.

Hiện nay chỉ có ATI và Nvidia là 2 nhà sản xuất duy nhất có thể sản xuất được chip đồ họa. Còn Gigabyte, Asus, XFX, MSI... chỉ là nhà sản xuất board. Có nghĩa là cả card đồ họa gồm có bộ nhớ RAM, cổng xuất, tản nhiệt... Còn chip thì sử dụng chip đồ họa do Nvidia và ATI cung cấp.

+ Pipeline: Trước đây, bạn có thể nhìn vào xung nhịp và số pipeline (hiểu nôm na là ống dẫn lệnh đồ họa, càng nhiều pipeline hình ảnh sẽ càng mượt mà) và điểm ảnh của một card đồ họa để đánh giá sức mạnh của nó. Nhưng nay, ánh sáng và các hiệu ứng khác có thể tạo ra thông qua phần mềm đổ bóng để có thể có được kết quả tương đương với sử dụng các pipeline.

Các card đồ họa cấp thấp thường có từ 4-8 pipeline, card tầm trung có 8-12 và các card cao cấp sẽ có từ 16 pipeline trở lên.

Xung nhịp nhanh hơn thì luôn tốt hơn, nhưng bạn nên cân bằng giữa GPU với số lượng pipeline để tránh xảy ra hiện tượng “thắt cổ chai” sẽ không khai thác hết khả năng GPU. Một card đồ họa có 8 pipeline chạy ở tốc độ 400MHz sẽ tốt hơn nhiều chỉ có 4 pipeline chạy ở tốc độ 500MHz.

+ SLI và CrossFire: Bạn sẽ phải nâng cấp lên PCI Express nếu muốn tận hưởng công nghệ đồ họa kép. Để làm một hệ thống đồ họa kép chạy và vận hành có hiệu quả là một công việc phức tạp và rắc rối. Bạn phải có đúng loại Mainboard, một cặp card đồ họa tương thích và một bộ nguồn đủ khỏe(Tối thiểu 550W). Nvidia và ATI cùng đưa ra hai định dạng đồ họa kép và mỗi định dạng cần có một loại Mainboard riêng.

Nvidia giới thiệu SLI (Scalable link Interface) vào năm 2004 và từ đó đến nay đã xây dựng cả một chương trình chứng nhận SLI cho các thành phần chủ đạo như Mainboard, PSU, RAM… Bạn có thể kết hợp 2 card màn hình đã được chứng nhận tương thích với SLI của hai nhà sản xuất nhưng bắt buộc chúng phải sử dụng cùng loại GPU.

ATI đưa ra công nghệ đồ họa kép CrossFire của họ vào năm 2005. Cũng như với SLI, CrossFire yêu cầu một Mainboard phù hợp, RAM chất lượng và một PSU “trâu bò”. Kết hợp hai card của ATI hơi khó khăn hơn vì bạn cần phải kết hợp một card “CrossFire Edition" với một card "CrossFire Ready" để khiến chúng làm việc cùng nhau.

Mặc dù hiện tại ATI và AMD đã hợp nhất. Khi xây dựng hệ thống, nếu muốn sử dụng công nghệ đồ họa kép ngon lành một nguyên tắc bất thành văn vẫn là nVIDIA SLI cho AMD AM2 và ATI Crossfire cho Intel Core 2 Duo.

+ Một bộ nguồn đủ khỏe là yếu tố cần thiết khi mua card đồ họa: Card đồ họa tầm trung và cao cấp thường yêu cầu PSU từ 400-500W trong khi để thiết lập đồ họa kép như sử dụng CrossFire Radeon X1900 XTX cần bộ nguồn tối thiểu là 550W.

-----------------------------------------------------------------------------------------
9/ Card âm thanh(Sound card) và Loa(Speaker)

Sound card hay còn gọi là card âm thanh là thiết bị xử lý và tổng hợp âm thanh rồi xuất ra loa hay các nguồn thu khác như ampli,… Card âm thanh gồm các chip vi xử lý và các thiết bị bán dẫn khác được tích hợp trên một mạch điện tử. Nó kết nối với máy vi tính qua các khe cắm ISA hoặc PCI. Card âm thanh có các ngõ giao tiếp tương tự với các thiết bị như: Loa, Microphone, Ampli, CD/DVD Player,… Một số dòng card cao cấp còn có ngõ xuất tín hiệu số (SPDIF, Coaxial, Optical). Các thế hệ card âm thanh sau này đa số đều dùng chuẩn PCI để giao tiếp với bo mạch chủ của máy vi tính.

Do hướng đến nhu cầu sử dụng phổ thông và điều kiện kinh tế của người dùng, nhà sản xuất bo mạch chủ buộc phải giảm bớt tính năng và chất lượng của các chip âm thanh tích hợp. Nên giải pháp âm thanh rời thường cho chất lượng tốt hơn giải pháp âm thanh tích hợp. Song những card âm thanh rời rẻ tiền cũng chưa chắc đã hơn những card âm thanh tích hợp.

Hiện nay có nhiều loại card âm thanh của các hãng khác nhau. Chúng hỗ trợ nhiều kênh âm thanh xuất ra (stereo, 4.1, 5.1, 6.1,...), tín hiệu thu vào và các ngõ giao tiếp với các thiết bị khác (USB 2.0, IEEE1394,...)

Các kí hiệu 2.0, 2.1, 4.1, 5.1, 6.1, 7.1: Con số đằng sau là số loa trầm(Sub-woofer) còn con số đằng trước là các loa còn lại có những chức năng riêng biệt. Ví dụ:

- Loa 5.1: có 2 loa chính, 2 loa vệ tinh, 1 loa Sub-woofer và 1 loa trung tâm.

- Loa 6.1: có 2 loa chính, 2 loa vệ tinh, 1 loa Sub-woofer và 2 loa trung tâm (trước, sau).

- Loa 7.1: có 2 loa chính, 4 loa vệ tinh, 1 loa Sub-woofer và 1 loa trung tâm.

Để có thể nghe âm thanh nổi, xoay vòng trong các phim DVD với chất lượng tốt nhất, ta cần trang bị card âm thanh có hỗ trợ các hệ thống loa 5.1, 6.1, 7.1
Các loa 5.1, 6.1, 7.1 phải được thiết kế, bố trí đúng vị trí và tương thích từng loại sound card để có được đầy đủ các hiệu ứng âm thanh chuẩn hay nhất. Vì thế nếu bạn muốn sắm một bộ loa từ 5.1 trở lên hãy đảm bảo chỗ làm việc của bạn đủ rộng để bố trí các loa cho hợp lí.

Một điều cần chú ý nữa mà nhiều người thường thắc mắc đó là công suất của loa, loa có 2 loại công suất đó là PMPO(Peak Music Power Output) và RMS(Root Mean Square), PMPO có thể hiểu là công suất đỉnh của loa đó là công suất lí tưởng do nhà sản xuất đặt ra, còn RMS là công suất trung bình hay công suất thực của loa, công suất PMPO lớn hơn nhiều lần so với RMS, và nó thường chỉ dùng để quảng cáo, khi đi mua loa bạn không nên để ý công suất PMPO mà nên quan tâm đến công suất RMS.

-----------------------------------------------------------------------------------------
10/ Một vài linh kiện khác

A/ Chuột và bàn phím: Chuột và bàn phím là hai thiết bị nhập chuẩn của máy tính, nó là thiết bị trung gian giúp ta có thể thao tác dễ dàng với máy tính. Bất cứ khi nào bạn muốn giao tiếp với máy tính đều phải dùng tới nó. Về bàn phím cũng có rất nhiều loại, có loại tích hợp thêm rất nhiều nút điều khiển trên đó như Power, Sleep, Copy, Paste,… những chức năng bổ sung này không thật sự cần thiết nó chỉ làm đẩy giá của bàn phím lên thôi, mục đích chính khi chọn mua những thiết bị này là sự dễ dàng và thoải mái khi sử dụng, như bàn phím bạn có thể chọn loại bàn phím mỏng cũng rất thoải mái khi thao tác, nên chọn bàn phím có hình dạng thông thường, không nên chọn những loại có hình dáng lạ hay to cồng kềnh, như vậy tuy có thể đẹp hơn nhưng sẽ khiến bạn thao tác chậm hơn. Còn chuột bạn nên chọn chuột quang, vừa nhẹ nhàng hơn, nhạy hơn chuột bi lăn, và hơn nữa là không phải lau chùi thường xuyên. Những chuột và bàn phím đi kèm một bộ thường có giá rẻ hơn so với mua rời từng chiếc từ 1-2$.

B/ Case – Vỏ máy

Tác dụng của Case đơn giản chỉ là một thiết bị gắn và cố định các thành phần của máy và bảo vệ chúng trong khi di chuyển, giảm độ ẩm, và một case thông thoáng cũng góp phần giúp tản bớt nhiệt của các linh kiện trong khi hoạt động, bên cạnh đó nó cũng góp phần làm nên vẻ thẩm mĩ cho chiếc computer của bạn. Các case loại Full Size ATX thích hợp cho tất cả các loại main (ATX và Micro ATX) còn các case ATX sẽ chỉ dùng cho các main ATX(Loại main to hơn main Micro ATX, thường là các main có 4 khe cắm Ram). Một số loại main còn được tích hợp thêm cả cảm biến nhiệt hay có thêm màn hình LCD hiển thị một số thông số… Các loại case rẻ tiền thường không chắc chắn lắm, và thường gây tiếng ồn khi quạt chip hoặc/và quạt trên case chạy, vì vậy bạn nên chọn cho mình một kiểu case đẹp về thẩm mĩ và chắc chắn một chút.


 
Sửa lần cuối:
Ðề: Ý nghĩa các thông số trên Mainboard và CPU

bài viết chi tiết dễ hiểu cảm ơn bạn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top