Trong quá trình hoạt động SXKD có nhiều trường hợp hàng bán bị trả lại do những nguyên nhân khác nhau. Hàng bán bị trả lại là các sản phẩm đã xác định tiêu thụ nhưng do vi phạm về phẩm chất, chủng loại, quy cách nên bị người mua trả lại. Doanh thu hàng bán bị trả lại là một khoản làm giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ.
Vậy, khi Doanh nghiệp có hàng bán bị trả lại, họ phải xử lý hóa đơn bán hàng của họ như thế nào, chúng ta cùng tham khảo các quy định trong bài viết này nhé.
(Ảnh: Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.
“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”
=> Có thể thấy Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn kể cả trường hợp hoàn trả hàng hóa. Vậy cụ thể hóa đơn này xuất như thế nào? Người mua, người bán sẽ xử lý hóa đơn ra sao, chúng ta cùng tham khảo quy định tiếp nhé.
Cục thuế Tỉnh Bình Định đã có công văn số 1860/CTBDI-TTHT trả lời CT CP Tập đoàn Hoa Sen - CN Bình Định hỏi về xử lý hàng bán bị khách hàng trả lại theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
1. Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh, có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn bán hàng thì:
- Về sử dụng hóa đơn: Khi trả lại một phần/toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà người bán đã xuất bán, người mua xuất hóa đơn ghi trả lại một phần/toàn bộ hàng hóa cho người bán.
- Về kê khai thuế GTGT: Đối với trường hợp người mua có sử dụng hóa đơn và xuất hóa đơn trả lại hàng hóa cho người bán thì người bán được kê khai khấu trừ
thuế đầu vào khi nhận được hóa đơn.
2. Trường hợp người mua là cá nhân, không có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn bán hàng thì:
2.1. Về sử dụng hóa đơn:
- Khi nhận trả lại một phần hàng hóa của hóa đơn mà Chi nhánh đã xuất bán thì Chi nhánh xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đúng với thực tế một phần hàng hóa đã nhận lại;
- Khi nhận trả lại toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà Chi nhánh đã xuất bán thì Chi nhánh thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập cho người mua đúng với thực tế.
2.2. Về kê khai thuế GTGT:
- Nếu chưa kê khai hóa đơn ban đầu:
+ Trường hợp trả lại một phần hàng hóa thì phải kê khai hóa đơn ban đầu và kê khai hóa đơn xuất điều chỉnh;
+ Trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa thì thực hiện hủy hóa đơn và không phải kê khai.
- Nếu đã kê khai hóa đơn ban đầu rồi, mới xuất lại hóa đơn thì: căn cứ vào hóa đơn xuất lại để thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ đã kê khai ban đầu và điều chỉnh số thuế còn được khấu trừ của kỳ khai sai vào kỳ hiện tại (nếu có).
Chi tiết có thể xem tại công văn được đính kèm bên dưới.
Nguồn tham khảo: Cục Thuế Tỉnh Bình Định
Tham khảo thêm bài viết khác:
danketoan.com
Vậy, khi Doanh nghiệp có hàng bán bị trả lại, họ phải xử lý hóa đơn bán hàng của họ như thế nào, chúng ta cùng tham khảo các quy định trong bài viết này nhé.

(Ảnh: Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.
“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”
=> Có thể thấy Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn kể cả trường hợp hoàn trả hàng hóa. Vậy cụ thể hóa đơn này xuất như thế nào? Người mua, người bán sẽ xử lý hóa đơn ra sao, chúng ta cùng tham khảo quy định tiếp nhé.
Cục thuế Tỉnh Bình Định đã có công văn số 1860/CTBDI-TTHT trả lời CT CP Tập đoàn Hoa Sen - CN Bình Định hỏi về xử lý hàng bán bị khách hàng trả lại theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
1. Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh, có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn bán hàng thì:
- Về sử dụng hóa đơn: Khi trả lại một phần/toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà người bán đã xuất bán, người mua xuất hóa đơn ghi trả lại một phần/toàn bộ hàng hóa cho người bán.
- Về kê khai thuế GTGT: Đối với trường hợp người mua có sử dụng hóa đơn và xuất hóa đơn trả lại hàng hóa cho người bán thì người bán được kê khai khấu trừ
thuế đầu vào khi nhận được hóa đơn.
2. Trường hợp người mua là cá nhân, không có sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn bán hàng thì:
2.1. Về sử dụng hóa đơn:
- Khi nhận trả lại một phần hàng hóa của hóa đơn mà Chi nhánh đã xuất bán thì Chi nhánh xuất hóa đơn điều chỉnh giảm đúng với thực tế một phần hàng hóa đã nhận lại;
- Khi nhận trả lại toàn bộ hàng hóa của hóa đơn mà Chi nhánh đã xuất bán thì Chi nhánh thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập cho người mua đúng với thực tế.
2.2. Về kê khai thuế GTGT:
- Nếu chưa kê khai hóa đơn ban đầu:
+ Trường hợp trả lại một phần hàng hóa thì phải kê khai hóa đơn ban đầu và kê khai hóa đơn xuất điều chỉnh;
+ Trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa thì thực hiện hủy hóa đơn và không phải kê khai.
- Nếu đã kê khai hóa đơn ban đầu rồi, mới xuất lại hóa đơn thì: căn cứ vào hóa đơn xuất lại để thực hiện kê khai bổ sung vào kỳ đã kê khai ban đầu và điều chỉnh số thuế còn được khấu trừ của kỳ khai sai vào kỳ hiện tại (nếu có).
Chi tiết có thể xem tại công văn được đính kèm bên dưới.
Nguồn tham khảo: Cục Thuế Tỉnh Bình Định
Tham khảo thêm bài viết khác:
Lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế khác kỳ thì kê khai tại kỳ nào?
Mặc dù hóa đơn điện tử hạn chế được nhiều sai sót hơn sử dụng hóa đơn giấy nhưng doanh nghiệp vẫn xảy ra sai sót trong quá trình lập hóa đơn. Lập hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn thay thế là việc mà bên bán và bên mua cần phải tiến hành khi phát hiện sai sót đối với những hóa đơn đã lập và giao cho...