Xu hướng CV năm 2012
Cũng như thời trang, CV (sơ yếu lí lịch) qua mỗi năm lại có những thay đổi nhất định. Hãy cùng xem trong năm 2012 này những yếu tố nào trong CV sẽ trở nên lỗi thời và những yếu tố nào cần được bổ sung nhé!
Phần tổng kết sự nghiệp không còn phù hợp
Ngày nay, đoạn văn dài dòng tổng kết những thành tựu đã đạt được hay mục tiêu trong sự nghiệp không còn được ưa chuộng. Thay vào đó, bạn chỉ nên đề cập một câu trong thư xin việc về sự phù hợp giữa vị trí bạn đang ứng tuyển với kế hoạch sự nghiệp của bạn, còn trong CV, hãy đi vào trọng tâm với những thành tích thích hợp với yêu cầu của công việc.
CV cần ngắn gọn, súc tích
Bạn không nên sử dụng những dẫn chứng chung chung, thay vào đó hãy sáng tạo trong cách thể hiện về vị trí mình đã từng đảm nhận cũng như những ý tưởng mới cho sản phẩm, dịch vụ hay sự hiệu quả cho công ty… Càng “số hóa” những thành công của bản thân, bạn càng gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, “Làm tăng 35% doanh thu bán hàng” sẽ hấp dẫn hơn “Góp phần làm tăng doanh số bán hàng”.
Thư xin việc không bao giờ thừa
Cũng giống như những tranh luận về vấn đề “CV nên dài hai trang hay một trang”, gửi kèm thư xin việc hay không cũng nhận được những ý kiến trái chiều. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng họ không mảy may đọc đến thư xin việc của ứng viên, trong khi một số khác cho biết họ đọc kỹ lưỡng và phàn nàn rằng ứng viên ngày càng “lười” vì chỉ gửi đi một mẫu thư xin việc cho tất cả vị trí ứng tuyển, thay vì dành thời gian để “trau chuốt” cho từng lá thư.
Thật ra thư xin việc là cơ hội để giới thiệu, tiếp thị bản thân bạn với nhà tuyển dụng cũng như giải thích những điều bạn không thể nói rõ trong CV. Vì thế, hãy dành thời gian đầu tư cho thư xin việc, giải thích nguyện vọng cũng như sự phù hợp của bạn với vị trí cụ thể ở một công ty cụ thể.
Tập trung vào những từ khóa quan trọng
Nếu nhà tuyển dụng đặt CV của bạn song song với yêu cầu công việc và nhận thấy sự tương đồng giữa chúng, hẳn nhiên bạn sẽ được chọn vào vòng phỏng vấn. Do đó, thay vì sử dụng câu văn hoa mỹ, hãy tận dụng những “keyword” (từ khóa) như trong thông báo tuyển dụng đưa ra. Bởi cũng như bạn tìm việc qua các từ khóa trên các công cụ tìm kiếm, nhà tuyển dụng cũng thông qua các từ khóa để sàng lọc ứng viên.
Sáng tạo qua CV video
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, ứng viên sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng khi thể hiện những điều mới mẻ, sáng tạo. CV video là một cách như vậy. Họ có thể đánh giá toàn diện hơn về tính cách, kỹ năng qua cách bạn nói chuyện, thể hiện trong video. Tuy nhiên, đừng mạo hiểm với những video "quá lố" và không mang ấn tượng tích cực, chuyên nghiệp.
Mạng xã hội vẫn còn sức hút
Nếu bạn không sử dụng các mạng xã hội trực tuyến, bạn đang đi ngược lại với xu hướng của thế giới. Twitter, Facebook, LinkedIn... là phương tiện để bạn cập nhật thông tin về công việc cũng như kết nối với những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên hãy nhớ quản lý thông tin của mình trên Internet một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Nguồn: Kiemviec.com
Cũng như thời trang, CV (sơ yếu lí lịch) qua mỗi năm lại có những thay đổi nhất định. Hãy cùng xem trong năm 2012 này những yếu tố nào trong CV sẽ trở nên lỗi thời và những yếu tố nào cần được bổ sung nhé!
Phần tổng kết sự nghiệp không còn phù hợp
Ngày nay, đoạn văn dài dòng tổng kết những thành tựu đã đạt được hay mục tiêu trong sự nghiệp không còn được ưa chuộng. Thay vào đó, bạn chỉ nên đề cập một câu trong thư xin việc về sự phù hợp giữa vị trí bạn đang ứng tuyển với kế hoạch sự nghiệp của bạn, còn trong CV, hãy đi vào trọng tâm với những thành tích thích hợp với yêu cầu của công việc.
CV cần ngắn gọn, súc tích
Bạn không nên sử dụng những dẫn chứng chung chung, thay vào đó hãy sáng tạo trong cách thể hiện về vị trí mình đã từng đảm nhận cũng như những ý tưởng mới cho sản phẩm, dịch vụ hay sự hiệu quả cho công ty… Càng “số hóa” những thành công của bản thân, bạn càng gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, “Làm tăng 35% doanh thu bán hàng” sẽ hấp dẫn hơn “Góp phần làm tăng doanh số bán hàng”.
Thư xin việc không bao giờ thừa
Cũng giống như những tranh luận về vấn đề “CV nên dài hai trang hay một trang”, gửi kèm thư xin việc hay không cũng nhận được những ý kiến trái chiều. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng họ không mảy may đọc đến thư xin việc của ứng viên, trong khi một số khác cho biết họ đọc kỹ lưỡng và phàn nàn rằng ứng viên ngày càng “lười” vì chỉ gửi đi một mẫu thư xin việc cho tất cả vị trí ứng tuyển, thay vì dành thời gian để “trau chuốt” cho từng lá thư.
Thật ra thư xin việc là cơ hội để giới thiệu, tiếp thị bản thân bạn với nhà tuyển dụng cũng như giải thích những điều bạn không thể nói rõ trong CV. Vì thế, hãy dành thời gian đầu tư cho thư xin việc, giải thích nguyện vọng cũng như sự phù hợp của bạn với vị trí cụ thể ở một công ty cụ thể.
Tập trung vào những từ khóa quan trọng
Nếu nhà tuyển dụng đặt CV của bạn song song với yêu cầu công việc và nhận thấy sự tương đồng giữa chúng, hẳn nhiên bạn sẽ được chọn vào vòng phỏng vấn. Do đó, thay vì sử dụng câu văn hoa mỹ, hãy tận dụng những “keyword” (từ khóa) như trong thông báo tuyển dụng đưa ra. Bởi cũng như bạn tìm việc qua các từ khóa trên các công cụ tìm kiếm, nhà tuyển dụng cũng thông qua các từ khóa để sàng lọc ứng viên.
Sáng tạo qua CV video
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, ứng viên sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng khi thể hiện những điều mới mẻ, sáng tạo. CV video là một cách như vậy. Họ có thể đánh giá toàn diện hơn về tính cách, kỹ năng qua cách bạn nói chuyện, thể hiện trong video. Tuy nhiên, đừng mạo hiểm với những video "quá lố" và không mang ấn tượng tích cực, chuyên nghiệp.
Mạng xã hội vẫn còn sức hút
Nếu bạn không sử dụng các mạng xã hội trực tuyến, bạn đang đi ngược lại với xu hướng của thế giới. Twitter, Facebook, LinkedIn... là phương tiện để bạn cập nhật thông tin về công việc cũng như kết nối với những chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Tuy nhiên hãy nhớ quản lý thông tin của mình trên Internet một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Nguồn: Kiemviec.com