ERP cài đặt tại chỗ (on-premises ERP)
Đầu tiên hãy nói về on-premises ERP, một thuật ngữ quen thuộc với tất cả chúng ta. Những giải pháp ERP này được triển khai trong nội bộ công ty, cài đặt trong các máy tính và máy chủ của công ty, và được quản lý bởi đội ngũ IT của bạn.
Ưu điểm để nhiều công ty lựa chọn nền tảng này là bởi tính ‘kiểm soát’ của nó. Bạn có thể kiểm soát được việc các thiết bị được khấu hao, nâng cấp, và thay thế khi nào và như thế nào. Bạn sở hữu phần mềm ERP, hay chính xác hơn là quyền sử dụng phần mềm, vĩnh viễn. Tuy vậy, nhược điểm duy nhất của nền tảng này là DN buộc phải thuê chuyên gia quản lý hệ thống, tức là tăng thêm chi phí.
ERP đám mây (cloud ERP)
Điện toán đám mây là nền tảng triển khai phần mềm tương tự hình thức triển khai qua internet (hosting), nhưng với các máy chủ được ảo hóa. SaaS (‘Software as a Service’) ERP là một dạng của ERP đám mây. Các phần mềm SaaS ERP thường được xây dựng ngay từ đầu cho mô hình này.
Đặc trưng nổi bật nhất của mô hình Saas là khách hàng "thuê" thay vì "sở hữu" phần mềm. Điều này có nghĩa là chi phí sẽ được thể hiện dưới dạng phí thuê bao hàng tháng hoặc hàng năm. Khách hàng cũng sẽ chia sẻ nguồn tài nguyên (bộ nhớ, sức mạnh bộ xử lý, dung lượng lưu trữ...) của các máy chủ ảo. Tuy vậy dữ liệu của từng khách hàng vẫn được cô lập và bảo mật riêng. Bên cạnh đó, nhà cung cấp ERP cũng chịu trách nhiệm bảo trì và nâng cấp hệ thống ERP.
Nhược điểm lớn nhất của hệ thống này ở khả năng tích hợp với các hệ thống on-premises khác (nếu có) là một thách thức không nhỏ, đặc biệt là nếu bạn cần chia sẻ và xử lý dữ liệu theo thời gian thực. Khả năng tùy biến của ERP đám mây nhìn chung thấp hơn các giải pháp ERP cài đặt tại chỗ.
Không dễ để đem ứng dụng dựa trên điện toán đám mây quay trở lại dạng on-premise vì đặc tính phân tán của cấu trúc. Ngoài ra, mỗi ứng dụng thường có lệ phí riêng của mình vì vậy nếu bạn chạy nhiều ứng dụng trong các đám mây, các chi phí tổng hợp có thể cao hơn cả on-premises ERP.
Hosted ERP
Đối với mô hình hosted ERP, phần mềm sẽ được lưu trữ tại một công ty độc lập với trách nhiệm chủ yếu tương tự như bộ phận IT của bạn. Người dùng cũng sẽ truy cập và sử dụng phần mềm qua kết nối internet, sử dụng các trình duyệt web. Bạn vẫn có kiểm soát các ứng dụng của mình. Tất cả dữ liệu được lưu trữ trên những máy chủ cụ thể thay vì chia sẻ tài nguyên trên các máy chủ ảo như ERP đám mây. Hình thức này cũng phù hợp cho các công ty không quá lớn để thuê bộ phận IT làm việc toàn thời gian.
Với nền tảng này, bạn cũng ‘sở hữu’ hệ thống với giấy phép không giới hạn. Bạn cũng có nhiều quyền kiểm soát đối với việc bảo trì và nâng cấp hệ thống hơn so với ERP đám mây. Cuối cùng, bạn có thể đem ứng dụng trở lại với nền tảng on-premises mà không mất nhiều công sức cũng như gián đoạn công việc.
Đi cùng với những lợi ích, lựa chọn này cũng có nhiều khuyết điểm. Phí lưu trữ (hosting) hàng tháng có thể cao hơn cả phí quản lý on-premises ERP trong thời gian dài. Đường truyền internet ổn định và nhanh là điều bắt buộc để truy cập vào hệ thống nên bạn phải lắp đặt thêm đường truyền internet đến văn phòng. Việc tích hợp với các ứng dụng cài đặt tại chỗ khác (nếu có) cũng là một khó khăn.
Có thể thấy mỗi loại nền tảng đều có điểm mạnh và điểm yếu. Những khác biệt này thực sự có lợi vì không có công ty nào giống nhau. Những công ty mới sẽ phù hợp hơn với ERP đám mây trong lúc các tập đoàn lớn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với on-premises ERP hay hosted ERP. Dù ERP có chạy trên nền tảng nào thì đó cũng là một khoản đầu tư lớn của công ty. Vì vậy, hãy chọn lựa một nhà cung cấp tốt nhất để được tư vấn đầy đủ nhằm giúp nhóm dự án chọn ra được một nền tảng phù hợp nhất.
Đầu tiên hãy nói về on-premises ERP, một thuật ngữ quen thuộc với tất cả chúng ta. Những giải pháp ERP này được triển khai trong nội bộ công ty, cài đặt trong các máy tính và máy chủ của công ty, và được quản lý bởi đội ngũ IT của bạn.
Ưu điểm để nhiều công ty lựa chọn nền tảng này là bởi tính ‘kiểm soát’ của nó. Bạn có thể kiểm soát được việc các thiết bị được khấu hao, nâng cấp, và thay thế khi nào và như thế nào. Bạn sở hữu phần mềm ERP, hay chính xác hơn là quyền sử dụng phần mềm, vĩnh viễn. Tuy vậy, nhược điểm duy nhất của nền tảng này là DN buộc phải thuê chuyên gia quản lý hệ thống, tức là tăng thêm chi phí.
ERP đám mây (cloud ERP)
Điện toán đám mây là nền tảng triển khai phần mềm tương tự hình thức triển khai qua internet (hosting), nhưng với các máy chủ được ảo hóa. SaaS (‘Software as a Service’) ERP là một dạng của ERP đám mây. Các phần mềm SaaS ERP thường được xây dựng ngay từ đầu cho mô hình này.
Đặc trưng nổi bật nhất của mô hình Saas là khách hàng "thuê" thay vì "sở hữu" phần mềm. Điều này có nghĩa là chi phí sẽ được thể hiện dưới dạng phí thuê bao hàng tháng hoặc hàng năm. Khách hàng cũng sẽ chia sẻ nguồn tài nguyên (bộ nhớ, sức mạnh bộ xử lý, dung lượng lưu trữ...) của các máy chủ ảo. Tuy vậy dữ liệu của từng khách hàng vẫn được cô lập và bảo mật riêng. Bên cạnh đó, nhà cung cấp ERP cũng chịu trách nhiệm bảo trì và nâng cấp hệ thống ERP.
Nhược điểm lớn nhất của hệ thống này ở khả năng tích hợp với các hệ thống on-premises khác (nếu có) là một thách thức không nhỏ, đặc biệt là nếu bạn cần chia sẻ và xử lý dữ liệu theo thời gian thực. Khả năng tùy biến của ERP đám mây nhìn chung thấp hơn các giải pháp ERP cài đặt tại chỗ.
Không dễ để đem ứng dụng dựa trên điện toán đám mây quay trở lại dạng on-premise vì đặc tính phân tán của cấu trúc. Ngoài ra, mỗi ứng dụng thường có lệ phí riêng của mình vì vậy nếu bạn chạy nhiều ứng dụng trong các đám mây, các chi phí tổng hợp có thể cao hơn cả on-premises ERP.
Hosted ERP
Đối với mô hình hosted ERP, phần mềm sẽ được lưu trữ tại một công ty độc lập với trách nhiệm chủ yếu tương tự như bộ phận IT của bạn. Người dùng cũng sẽ truy cập và sử dụng phần mềm qua kết nối internet, sử dụng các trình duyệt web. Bạn vẫn có kiểm soát các ứng dụng của mình. Tất cả dữ liệu được lưu trữ trên những máy chủ cụ thể thay vì chia sẻ tài nguyên trên các máy chủ ảo như ERP đám mây. Hình thức này cũng phù hợp cho các công ty không quá lớn để thuê bộ phận IT làm việc toàn thời gian.
Với nền tảng này, bạn cũng ‘sở hữu’ hệ thống với giấy phép không giới hạn. Bạn cũng có nhiều quyền kiểm soát đối với việc bảo trì và nâng cấp hệ thống hơn so với ERP đám mây. Cuối cùng, bạn có thể đem ứng dụng trở lại với nền tảng on-premises mà không mất nhiều công sức cũng như gián đoạn công việc.
Đi cùng với những lợi ích, lựa chọn này cũng có nhiều khuyết điểm. Phí lưu trữ (hosting) hàng tháng có thể cao hơn cả phí quản lý on-premises ERP trong thời gian dài. Đường truyền internet ổn định và nhanh là điều bắt buộc để truy cập vào hệ thống nên bạn phải lắp đặt thêm đường truyền internet đến văn phòng. Việc tích hợp với các ứng dụng cài đặt tại chỗ khác (nếu có) cũng là một khó khăn.
Có thể thấy mỗi loại nền tảng đều có điểm mạnh và điểm yếu. Những khác biệt này thực sự có lợi vì không có công ty nào giống nhau. Những công ty mới sẽ phù hợp hơn với ERP đám mây trong lúc các tập đoàn lớn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với on-premises ERP hay hosted ERP. Dù ERP có chạy trên nền tảng nào thì đó cũng là một khoản đầu tư lớn của công ty. Vì vậy, hãy chọn lựa một nhà cung cấp tốt nhất để được tư vấn đầy đủ nhằm giúp nhóm dự án chọn ra được một nền tảng phù hợp nhất.