Ví dụ : Bà Phi Thiên Miêu có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 10/2014 như sau:
+ Lương thực tế là 40 triệu đồng.
+ Trong 40 triệu đó có 1 triệu tiền phụ cấp ăn trưa.
+ Bà đóng bảo hiểm ( BHXH, BHYT ) trên mức lương 10 triệu.
+ Bà Phi Thiên Miêu nuôi 2 con dưới 18 tuổi, (Đã đăng ký mẫu 16/ĐK-TNCN để lấy giảm trừ).
Thuế thu nhập cá nhân trong tháng của Bà Phi Thiên Miêu được tính như sau:
- Thu nhập của Bà Phi Thiên Miêu là 40 triệu đồng, được Miễn tối đa 680.000 (tiền ăn trưa).
=> Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế
= 40.000.000 - 680.000 = 39.320.000
- Bà Phi Thiên Miêu được giảm trừ các khoản sau:
+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9.000.000
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
3.600.000 × 2 = 7.200.000
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
10.000.0000 × (8% + 1,5%) = 950.000
=> Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 9.000.000 + 7.200.000 + 950.000 = 17.150.000
- Thu nhập tính thuế của Bà Phi Thiên Miêu là:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
= 39.320.000 - 17.150.000 = 22.170.000
Bây giờ chúng ta sẽ đưa thu nhập tính thuế 22.170.000 vào biểu thuế suất theo biểu lũy tiến từng
phần bên trên để tính: Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(22.170.000 - 18 triệu đồng) × 20% = 834.000
=> Tổng số thuế Bà Phi Thiên Miêu phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 834.000 = 2.784.000
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn: Theo công thức tại bảng tính trên ( Thiên Ưng đã
đánh dấu công thức có màu xanh ở bảng thuế suất theo biểu lũy tiến từng phần)
Ta thấy: Thu nhập tính thuế trong tháng 22.170.000 là thuộc bậc 4 trong bảng thuế suất lũy tiến.
Mà công thức của bậc 4 là: 20% TNTT - 1,65 trđ
=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
22.170.000 × 20% - 1.650.000 = 2.784.000
Cách tính 1 là các tính thủ công, để chúng ta hiểu về cách tính lũy tiến, còn ở bên ngoài thực tế
kế toán sẽ tính theo cách 2 để nhanh hơn.
Cả 2 cách đều cho ra kết quả giống nhau: Tháng 10/2014 bà phiếu có số thuế TNCN phải nộp
là 2.784.000
Đây là ví dụ cho 1 người. Bạn lập bảng cho nhiều người rồi tập hợp lại ok thôi nhé.
Chúc bạn làm tốt