Về thuế thu nhập hiện hành thì tương đối dễ hiểu hơn. Đây là khoản thuế mà đơn vị kinh doanh có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước theo một tỷ lệ đánh trên số lợi tức mà doanh nghiệp thu được trong năm hiện tại (năm tính thuế).
Ví dụ, cty có lợi tức trong năm là 100tr, thuế suất áp dụng cho năm đó là 25% thì số thuế phải nộp là 25tr. Năm không có lợi tức hoặc lợi tức âm (lỗ) thì không chịu thuế (thuế=0).
Việc xác định thu nhập trong năm hiện hành như thế nào về phương diện kế toán và phương diện thuế bạn phải xem lại các bài học về kế toán và các văn bản về thuế hiện tại.
Trong thực tế, năm tài chính thương đủ 12 tháng và được chi làm nhiều kỳ báo cáo kế toán, theo tháng hoặc theo quý. Khi đó, xác định thuế thu nhập trong kỳ kế toán cũng theo cùng cách thức như trên tuy nhiên tùy theo thu nhập (lợi tức) trong kỳ là âm hay dương mà có thể nhân cùng tỷ lệ thuế suất để có số thuế âm hoặc dương có thể bù trừ cho nhau trong kỳ.
Ví dụ, Q1 lãi 20tr, thuế là +5tr, Q2 lãi 40tr thuế là +10tr, Q3 lỗ 30tr thuế là -7,5tr và Q4 lãi là 70tr thuế là +17,5tr. Vậy cả năm lãi 100tr thuế là 25tr.
Trương hợp Q4 lỗ 50tr thuế sẽ là -7,5tr chứ không phải -12,5tr bởi vì cho dù tổng lỗ trong năm là 20tr thì thuế cả năm =0 chứ không phải là -5tr.
Về hạch toán tài khoản, bạn ghi C3334_N8211 nếu có thuế phải nộp hoặc điều chỉnh tăng số thuế phải nộp; bạn ghi nghịch lại N3334_C8211 nếu điều chỉnh giảm số thuế phải nộp.
Về thuế thu nhập hoãn lại thì khá là phức tạp. Không chỉ là sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tế hoặc lính mới tò te như tụi mình khó nắm bắt khái niệm này mà ngay cả các anh chị sừng sỏ trong nghề cũng mắc nghẹn cái đề tài khó nuốt trôi này. Nói như vậy không có nghĩa là không thể hiểu mà chỉ có nghìa là khó nắm bắt để thực hành thông thạo hoặc hiểu biết một cách sâu sắc sự vận dụng khái niệm này trong thực tiễn.
Bạn có thể hiểu vấn đề trong một chừng mực giản đơn hơn, có lẽ như thế thì đời bớt khổ hơn, như sau:
Có sự chênh lệch nhất định về thu nhập chịu thuế theo quy định (chuẩn mực) kế toán và quy định về thuế. Như vậy dù nhân cùng tỷ lệ thuế suất sẽ cho ra hai số thuế phải nộp khác nhau. Ví dụ, thu nhập tính thuế theo kế toán là 100tr thì thuế là 25tr nhưng thu nhập tính thuế theo quy định về thuế lại đến 120tr thì thuế là 30tr, ghi C3334_N8211. khoảng chênh lệch 5tr đó chính là ghi vào thuế thu nhập hoãn lại C8212_N243 tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Trường hợp nghịch lại, theo thuế, số thuế là 20tr ghi C3334_N8211 trong khi kế toán tính thuế là 25tr thì phần chênh lệch 5tr ghi N8212_C347 thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
Chênh lệch về thu nhập tính thuế được chia thành hai loại:
- Chênh lệch vình viễn. Ví dụ, cty được duyệt chi bồi dưỡng hải quan 50tr thì vẫn được ghi chi phí kế toán và sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế. Nhưng do không có hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ nên khi tính thuế theo luật thuế khoản chi phí này phải bị loại trừ và do đó thu nhập tính thuế tăng lên, gây ra sự chênh lệch. May thay (cũng có thể là rủi thay), với loại chênh lệch này bạn không phải làm động tác gì cả với thuế thu nhập hoãn lại mà chỉ ghi thuế thu nhập hiện hành theo số quy định bởi luật thuế.
- Loại còn lại là chênh lệch tạm thời. Ví dụ ưa dùng là khấu hao. Giả sử có một thiết bị bạn được khấu hao từ 8-10 năm. về kế toán, bạn tính khấu hao 8 năm nhưng vì lý do nào đó như không thực hiện đúng chế độ đăng ký khấu hao chẳng hạn, cơ quan thuế yêu cầu bạn chỉ được tính khấu hao trong 10 năm thì chi phí khấu hao theo thuế trong kỳ sẽ giảm đi hay lợi tức và thuế trong kỳ tăng lên, phát sinh chênh lệch. Chênh lệch này chỉ có tính chất tạm thời do sai biệt về thời gian nên khốn khổ thay bạn phải tính toán số thuế chênh lệch để ghi vào thuế thu nhập hoãn lại.
Các đề tài loại này bạn nên chia nhỏ, nghiên cứu từ từ từng bước, trao đổi từng bước điểm chưa hiểu mới mong có lúc thấu đáo (đến một chừng mực nào đó).
Tóm lại, do buồn ngũ quá, sai chính tả hay dùng sai tài khoản, ngữ nghĩa chỗ nào các bác sáng suốt chỉnh lý giúp.