VAS11 - Hợp nhất kinh doanh

Kuki

Member
Hội viên mới
Em xin phép trình bày : tập tọe đọc chuẩn mực cho có với người ta,Kuki em liền khởi sự với VAS11
Mới đọc mấy cái thuật ngữ của Chuẩn mực này thôi mà em đã choáng váng rồi. Bác nào có kinh nghiệm xin diễn giải dùm em nha :

Ngày ký kết: Là ngày ghi trên hợp đồng khi đạt được thoả thuận giữa các bên tham gia hợp nhất và ngày thông báo công khai trong trường hợp công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trường hợp mua mang tính thôn tính, ngày sớm nhất thoả thuận giữa các bên hợp nhất đạt được là ngày có đủ các chủ sở hữu của bên bị mua chấp thuận đề nghị của bên mua về việc nắm quyền kiểm soát của bên bị mua.

Em chưa hiểu tại sao dùng chữ " và " ? chẳng lẽ ngày đạt được thỏa thuận luôn là ngày thông báo công khai ? Công ty niêm yết trên TTCK trong câu này được hiểu là bên mua hay bên bị mua ?

" Mua mang tính thôn tính " được định nghĩa ở đâu ?

Giả sử : Cty A gởi đề nghị đến Cty B mua 60% CP của Cty B vào ngày 1/10; Cty B họp HĐQT vào ngày 1/11 và ra nghị quyết chấp thuận . Ngày 15/11 thì bên A chuyển tiền . Vậy ngày mua và ngày ký kết là những ngày nào ?

Thanks
 
Ðề: VAS11 - Các thuật ngữ

Hợp nhất kinh doanh liên quan đến các doanh nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soát chung: Là hợp nhất kinh doanh trong đó các doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh tham gia hợp nhất chịu sự kiểm soát của cùng một bên hoặc một nhóm các bên cả trước và sau khi hợp nhất kinh doanh và sự kiểm soát đó là lâu dài.

Hu hu, chữ lâu dài này em cũng bí lun. Không biết nào nào có kinh nghiệm về món này thì giúp em cái !!! lâu dài là lâu bao nhiêu ? cái gì quy định đây ?:confuse1:

Ngày trao đổi: Là ngày mua khi việc hợp nhất kinh doanh được thực hiện trong một giao dịch đơn lẻ. Khi việc hợp nhất kinh doanh liên quan đến nhiều giao dịch, ví dụ việc hợp nhất đạt được theo từng giai đoạn bằng việc mua cổ phần liên tiếp, ngày trao đổi là ngày mỗi khoản đầu tư đơn lẻ đó được ghi nhận trong báo cáo tài chính của bên mua.

Bác nào giải thích giùm em tại sao chuẩn mực lại dùng từ " mỗi " , vậy ngày trao đổi là có nhiều ngày à ? tại sao thế nhỉ ?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS11 - Hợp nhất kinh doanh


01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán việc hợp nhất kinh doanh theo phương pháp mua. Bên mua ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, các khoản nợ tiềm tàng theo giá trị hợp lý tại ngày mua và ghi nhận lợi thế thương mại.

Topic này ế quá nên em móc lên :hysterical:
Đôi khi chúng ta có nghiệp vụ này nhưng lại không để ý nên .... quên .

mặc dù em không biết còn pp nào khác pp mua không nhưng cứ nghĩ rằng : học và biết tới đâu hay tới đó .
Các bác nghĩ sao nhỉ ?
 
Ðề: VAS11 - Hợp nhất kinh doanh

Topic này ế quá nên em móc lên :hysterical:
Đôi khi chúng ta có nghiệp vụ này nhưng lại không để ý nên .... quên .
mặc dù em không biết còn pp nào khác pp mua không nhưng cứ nghĩ rằng : học và biết tới đâu hay tới đó .
Các bác nghĩ sao nhỉ ?
Xem phim Hongkong thấy nó có chuyện lùng mua cổ phiếu để kiểm soát DN.
Hông biết có đúng chăng?
 
Ðề: VAS11 - Hợp nhất kinh doanh

Xem phim Hongkong thấy nó có chuyện lùng mua cổ phiếu để kiểm soát DN.
Hông biết có đúng chăng?
Em nghĩ nó ác hơn thế .
Mua cả nợ phải thu, phải trả .
Mua nhưng không trả tiền mà phát hành cổ phiếu của mình cho bên bán .
Xác định hợp nhất kinh doanh

04. Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo. Kết quả của phần lớn các trường hợp hợp nhất kinh doanh là một doanh nghiệp (bên mua) nắm được quyền kiểm soát một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác (bên bị mua). Nếu một doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác không phải là các hoạt động kinh doanh thì việc kết hợp các đơn vị này không phải là hợp nhất kinh doanh. Khi một doanh nghiệp mua một nhóm các tài sản hoặc các tài sản thuần nhưng không cấu thành một hoạt động kinh doanh thì phải phân bổ giá phí của nhóm tài sản đó cho các tài sản và nợ phải trả có thể xác định riêng rẽ trong nhóm tài sản đó dựa trên giá trị hợp lý tương ứng tại ngày mua.

05. Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Một doanh nghiệp có thể mua cổ phần của một doanh nghiệp khác; mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác, gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác; mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh.Việc mua, bán có thể được thực hiện bằng việc phát hành công cụ vốn hoặc thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương tiền hoặc chuyển giao tài sản khác hoặc kết hợp các hình thức trên. Các giao dịch này có thể diễn ra giữa các cổ đông của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc giữa một doanh nghiệp và các cổ đông của doanh nghiệp khác. Hợp nhất kinh doanh có thể bao gồm việc thành lập một doanh nghiệp mới để kiểm soát các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc các tài sản thuần đã được chuyển giao, hoặc tái cơ cấu một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia hợp nhất.

06. Hợp nhất kinh doanh có thể sẽ dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con, trong đó bên mua sẽ là công ty mẹ và bên bị mua sẽ là công ty con. Trường hợp này, bên mua sẽ áp dụng Chuẩn mực này khi lập báo cáo tài chính hợp nhất của mình. Công ty mẹ sẽ trình bày phần sở hữu của mình trong công ty con trên báo cáo tài chính riêng của mình như là khoản đầu tư vào công ty con (Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con”).

07. Hợp nhất kinh doanh có thể liên quan đến việc mua tài sản thuần, bao gồm cả lợi thế thương mại (nếu có) của một doanh nghiệp khác mà không phải là việc mua cổ phần ở doanh nghiệp đó. Hợp nhất kinh doanh theo hình thức này không dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con.

08. Hợp nhất kinh doanh trong chuẩn mực này bao gồm cả việc hợp nhất kinh doanh trong đó một doanh nghiệp được nắm quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp khác nhưng ngày nắm quyền kiểm soát (ngày mua) không trùng với ngày nắm quyền sở hữu (ngày trao đổi). Trường hợp này có thể phát sinh khi bên được đầu tư đồng ý với thoả thuận mua lại cổ phiếu với một số nhà đầu tư và do đó quyền kiểm soát của bên được đầu tư thay đổi.

09. Chuẩn mực này không quy định về kế toán các khoản vốn góp liên doanh của các bên góp vốn liên doanh (theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”).

Chắc chúng ta từ từ nghiên cứu
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top