VAS04 TSCĐ vô hình

Dao Mai

New Member
Hội viên mới
"Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó và để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thoả mãn các quy định về định nghĩa TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. "
Giả sử 1cty bỏ ra 20tr dể tuyển dụng 1 Giám đốc, ký Hợp đồng lao động 5 năm,.. ->như vậy đã đủ đkiện để ghi nhận là TSCĐ vô hình. Vậy cty có nên ghi nhận đây là 1 TSCĐ vô hình không hay nên ghi nhận là 1 khoản CP trả trước ??? Việc ghi nhận là TSCĐ hay CP trả trước cuối cùng cũng đều phân bổ vào CPSXKD, vậy ngoài mục đích yêu cầu quản lý và tuân thủ chuẩn mực không biết còn mục đích nào nữa không ???
-----------------------------------------------------------------------------------------
"Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng. "
Mình thấy, DN thu hồi lại tất cả CP bỏ ra thông qua việc tiêu thụ SP, cung cấp DV. mà giá bán = CPSX (bao gồm NVL, NC, SXC) + CPBH + CPQL + Lợi nhuận mong muốn. Mình thấy cái giá trị thu hồi này hơi mơ hồ, không biết xác định như thế nào ??? Có thể hiểu đơn giản là CP được ghi nhận phải đúng chuẩn mực và giá thành SX ra phải thấp hơn giá bán không ???
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS04 TSCĐ vô hình

"Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó và để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thoả mãn các quy định về định nghĩa TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. "
Giả sử 1cty bỏ ra 20tr dể tuyển dụng 1 Giám đốc, ký Hợp đồng lao động 5 năm,.. ->như vậy đã đủ đkiện để ghi nhận là TSCĐ vô hình. Vậy cty có nên ghi nhận đây là 1 TSCĐ vô hình không hay nên ghi nhận là 1 khoản CP trả trước ??? Việc ghi nhận là TSCĐ hay CP trả trước cuối cùng cũng đều phân bổ vào CPSXKD, vậy ngoài mục đích yêu cầu quản lý và tuân thủ chuẩn mực không biết còn mục đích nào nữa không ???
Hê hê, lâu lâu bác bắn một bài làm anh em mệt lun, em nghĩ bác nên post nội dung đoạn mình muốn thảo luận thì anh em mới dễ theo .
Em nghĩ là bản chất của số tiền 20tr đó nó có tính quyết định . Còn vụ phân biệt TSCĐ và CP trả trước thì để em đọc lại chuẩn mực đã :ibbanana:
 
Ðề: VAS04 TSCĐ vô hình

"Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó và để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thoả mãn các quy định về định nghĩa TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. "
Giả sử 1cty bỏ ra 20tr dể tuyển dụng 1 Giám đốc, ký Hợp đồng lao động 5 năm,.. ->như vậy đã đủ đkiện để ghi nhận là TSCĐ vô hình. Vậy cty có nên ghi nhận đây là 1 TSCĐ vô hình không hay nên ghi nhận là 1 khoản CP trả trước ??? Việc ghi nhận là TSCĐ hay CP trả trước cuối cùng cũng đều phân bổ vào CPSXKD, vậy ngoài mục đích yêu cầu quản lý và tuân thủ chuẩn mực không biết còn mục đích nào nữa không ???

Hay nhỉ, e lại thích kiểu post bài... đùng một cái thía này pác Kuki ạ.
Công ty có ghi nhận TSCĐ VH ?! Đã đủ ĐK ghi nhận chưa nhỉ?!

Tài sản: Là một nguồn lực:
(a) Doanh nghiệp kiểm soát được; và
(b) Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.


Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Khả năng kiểm soát
11. Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó. Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình, thông thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý.
13. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề và thông qua việc đào tạo, doanh nghiệp có thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, nhưng doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó, vì vậy không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó và để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thoả mãn các quy định về định nghĩa TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.


Vụ TSCĐ và 242, trc đây mình đã đưa ra vấn đề này trong *********, bạn Mài Dao có thể tham khảo ở đường link sau đây: Treo nhầm TSCĐ ở 242
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS04 TSCĐ vô hình

[COLOR] Khả năng kiểm soát
11. Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó. Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình, thông thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý.
13. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề và thông qua việc đào tạo, doanh nghiệp có thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, nhưng doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó, vì vậy không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó và để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thoả mãn các quy định về định nghĩa TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.[/COLOR]

Mấy chỗ e Ctrl + B e có thể hiểu như thế nào nhỉ?

Từ cái hợp đồng Mài Dao nói,
Giả sử 1cty bỏ ra 20tr dể tuyển dụng 1 Trưởng phòng KSNB, ký Hợp đồng lao động 5 năm,..
Nếu ký hợp đồng 5 năm --> công ty có quyền được thuê GĐ này trong vòng 5 năm. Quyền này có cái hợp đồng để "đảm bảo bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó"
Nếu hợp đồng quy định là trong thời gian này, GĐ đó ko đc đồng thời làm thêm cho cty khác ---> đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó
E ko bít như thế nào thì được gọi là doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó
Còn việc xác định nguyên giá một cách đáng tin cậy, 20tr này bỏ ra là để tuyển dụng GĐ chứ chưa phải là để ký hợp đồng 5 năm...

:confuse1::confuse1::confuse1::confuse1::confuse1::confuse1::confuse1::confuse1:
 
Ðề: VAS04 TSCĐ vô hình

[COLOR] Khả năng kiểm soát
...Từ cái hợp đồng Mài Dao nói,
Giả sử 1cty bỏ ra 20tr dể tuyển dụng 1 Trưởng phòng KSNB, ký Hợp đồng lao động 5 năm,..
Nếu ký hợp đồng 5 năm --> công ty có quyền được thuê GĐ này trong vòng 5 năm. Quyền này có cái hợp đồng để "đảm bảo bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó"
Nếu hợp đồng quy định là trong thời gian này, GĐ đó ko đc đồng thời làm thêm cho cty khác ---> đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó
E ko bít như thế nào thì được gọi là doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó
Còn việc xác định nguyên giá một cách đáng tin cậy, 20tr này bỏ ra là để tuyển dụng GĐ chứ chưa phải là để ký hợp đồng 5 năm...

:confuse1::confuse1::confuse1::confuse1::confuse1::confuse1::confuse1::confuse1:
Doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó : là khả năng anh này chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và vẫn đảm bảo không làm chỗ khác -> vậy là phải có thêm điều khoản ràng buộc nữa nhé.
 
Ðề: VAS04 TSCĐ vô hình

mình muốn hỏi các chi phì đào tạo nhân viên có thuộc tscd vô hình ko
 
Ðề: VAS04 TSCĐ vô hình

Doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó : là khả năng anh này chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và vẫn đảm bảo không làm chỗ khác -> vậy là phải có thêm điều khoản ràng buộc nữa nhé.

Đã ký hợp đồng, NV này về cty làm --> xem như đã mua TSCĐ.
Khi anh ta chấm dứt hợp đồng trước thời hạn --> xem như TSCĐ bị hư hỏng, cần thanh lý... :smilielol5:
-----------------------------------------------------------------------------------------
mình muốn hỏi các chi phì đào tạo nhân viên có thuộc tscd vô hình ko

Với một số cam kết nhất định. :book:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS04 TSCĐ vô hình

Đã ký hợp đồng, NV này về cty làm --> xem như đã mua TSCĐ.
Khi anh ta chấm dứt hợp đồng trước thời hạn --> xem như TSCĐ bị hư hỏng, cần thanh lý... :smilielol5:
Bác ơi, có chắc giữ chân hắn đủ 1 năm không ? chưa kể các yếu tố khác . bác xem giúp nhé
16. Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời:
- Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và
- Bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
17. Doanh nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về các điều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
18. TSCĐ vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.


Tiện đây em gởi kèm nội dung chuẩn mực luôn.
 

Đính kèm

  • VAS04 - TSCĐ vô hình.doc
    149 KB · Lượt xem: 425
Ðề: VAS04 TSCĐ vô hình

20. Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.

Theo em thì món này chúng ta thường gặp trong thực tế. Nên cứ lấy thực tế chi trả trừ đi những món hữu hình để xác định giá trị những vô hình .
TSCĐ hữu hình như nhà xưởng và vật kiến trúc thì cứ đơn giá đầu tư và tỷ lệ phần trăn còn lại mà làm ( đuối lắm thì lấy theo tờ khai trước bạ ) .
 
Ðề: VAS04 TSCĐ vô hình

:khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc:có bác nào cso tài liệu so sánh VAS03 và VAS04 không???????cho em cái. :khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc::khoc:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top