VAS01_ Chuẩn mực chung

Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung



Vậy là nguyên tắc này dùng chủ yếu trong các ước tính kế toán
- Dự phòng vừa phải chứ không phải quá
- Tài sản và phải thu nên hơi thấp
- Chi phí và phải trả nên hơi cao
- Doanh thu thì phải cần chắc chắn, còn chi phí thì ngay khi nó mờ mờ có khả năng .

Nguyên tắc này ác quá nhỉ ?

E nghe nói nguyên tắc thận trọng còn có tên gọi khác là ng tắc quá đát ( out of date ). Là sao già nhỉ?!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Em vẫn thấy mơ hồ vấn đề " ghi nhận doanh thu và chi phí theo thời điểm phát sinh" không rõ "thời điểm phát sinh" là gì, lấy gì làm căn cứ, cột mốc cho thời điểm đó, vì : theo em hiểu thời điểm là tại 1 điểm nào đó, ngày cụ thể? đa số những chi phí phát sinh trong sử dụng 1 khoảng thời gian, phải gọi là "ghi nhận trong kỳ phát sinh" chứ không là "thời điểm"
Luôn tiện cho em hỏi 1 vấn đề : có những TH DNghiệp xuất hóa đơn trước, thu tiền sau, hoặc thanh toán đến đâu xuất hóa đơn đến hóa, hoặc hoàn thành xong hợp đồng rồi mới xuất hóa đơn, không hiểu có thông tư, hay chuẩn mực nào qui định khi nào là thời điểm xuất hóa đơn không, hay đó chỉ đơn thuần là do 2 bên thỏa thuận với nhau ạh?

Nick bạn hay nhỉ! Nghe rất nhẹ nhà và có gì đó như liên quan đến tâm linhNhg mình vấn thấy nick mình là hay nhất diễn đàn :)

Thời điểm phát sinh: là một thời điểm - thời điểm mà "sự chuyển giao hàng hóa" (e hơi lúng túng chỗ này) thỏa mãn đủ các điều kiện để ghi nhận doanh thu.
Tất nhiên, doanh thu đó là kết quả của một thời kỳ ( giai đoạn ) chứ ko fải của một thời điểm.
Nếu kỳ kế toán của bạn là từ 01/01 đến 31/12 của năm. thì bạn sẽ ghi nhận doanh thu tại thời kỳ nào?! chẳng lẽ cột ngày, tháng trong sổ lại ghi là "ngày 01/01 đến 31/12"...

Bạn ko nên nghĩ đồng nhất giữa thời điểm xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Em vẫn thấy mơ hồ vấn đề " ghi nhận doanh thu và chi phí theo thời điểm phát sinh" không rõ "thời điểm phát sinh" là gì, lấy gì làm căn cứ, cột mốc cho thời điểm đó, vì : theo em hiểu thời điểm là tại 1 điểm nào đó, ngày cụ thể? đa số những chi phí phát sinh trong sử dụng 1 khoảng thời gian, phải gọi là "ghi nhận trong kỳ phát sinh" chứ không là "thời điểm"
Luôn tiện cho em hỏi 1 vấn đề : có những TH DNghiệp xuất hóa đơn trước, thu tiền sau, hoặc thanh toán đến đâu xuất hóa đơn đến hóa, hoặc hoàn thành xong hợp đồng rồi mới xuất hóa đơn, không hiểu có thông tư, hay chuẩn mực nào qui định khi nào là thời điểm xuất hóa đơn không, hay đó chỉ đơn thuần là do 2 bên thỏa thuận với nhau ạh?
Chào bác,
Em thì thấy nó phát sinh là ghi nhận chứ cũng chả quan tâm lắm đến ý nghĩa chính xác của từ " thời điểm" . Việc bác hỏi căn cứ thì xin mời bác qua chuẩn mực VAS14 nha . Thời điểm là mốc người ta có đủ điều kiện ghi nhận, còn hiểu theo nghĩa thời kỳ thì .... bác đợi đến phần sau nha ( phần các yếu tố của BCTC ) :cheers1:
Cái vụ hóa đơn là chuyện khác nha, có xuất hóa đơn nhưng không được ghi nhận doanh thu là chuyện thường . Có khi phải gặp bác trong Topic VAS24 . Còn vụ sử dụng hóa đơn theo quy định của Cơ quan tài chính thì bác có thể tham khảo trong Box Thuế .
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

E nghe nói nguyên tắc thận trọng còn có tên gọi khác là ng tắc quá đát ( out of date ). Là sao già nhỉ?!
Kuki em cũng không biết vụ "quá đát " này luôn :banghead:
Suy diễn nha : quá đát là xưa, là cũ, VAS01 là mơ hồ, là xưa đến nỗi mọi người không thèm tham gia ( mà chỉ có vài người quá đát tham gia ) ????
Em thì cứ tham gia vì thấy nó là cơ sở :hysterical:
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Cho em hỏi 1 vấn đề, trường hợp cty Dịch vụ A, tháng 11/07 ký hợp đồng cung cấp DV lắp đặt cho cty B. Nhưng cty A lại mua lại dịch vụ đó từ cty C, tháng 12 cty C xuất hóa đơn và cty A đã thanh toán cho C, ghi nhận chi phí. Đến tháng 2/08, dịch vụ hoàn thành, cty A xuất hóa đơn cho cty B và yêu cầu thanh toán. Nếu đến tháng 2/08 cty A mới ghi nhận doanh thu là đã vi phạm nguyên tắc phù hợp?? Vậy trong tháng 12/07 cty A phải ghi nhận doanh thu ????
-----------------------------------------------------------------------------------------
Còn vấn đề : nguyên tắc thận trọng : nếu chi phí và nợ phải trả phải kê cao, vậy tại sao dự phòng lại không được lập quá lớn? vì dự phòng sẽ làm chi phí cao hơn mà !!! Em cũng hơi thắc mắc, nguyên tắc thận trọng là tốt nhưng còn thận trọng đến mức nào thì có phải nó sẽ lại tùy thuộc vào tính trọng yếu của vấn đề không ạh? Nhưng nếu không định lượng được vấn đề thì định tính sẽ qui định ra sao sẽ tùy thuộc vào mỗi người ạh???
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Cho em hỏi 1 vấn đề, trường hợp cty Dịch vụ A, tháng 11/07 ký hợp đồng cung cấp DV lắp đặt cho cty B. Nhưng cty A lại mua lại dịch vụ đó từ cty C, tháng 12 cty C xuất hóa đơn và cty A đã thanh toán cho C, ghi nhận chi phí. Đến tháng 2/08, dịch vụ hoàn thành, cty A xuất hóa đơn cho cty B và yêu cầu thanh toán. Nếu đến tháng 2/08 cty A mới ghi nhận doanh thu là đã vi phạm nguyên tắc phù hợp?? Vậy trong tháng 12/07 cty A phải ghi nhận doanh thu ????
Chào bác Dao Mai, theo ý em thì :
+ đối với Cty A : mua dịch vụ từ C để bán
- Nếu chưa có nghiệm thu mà nhận hóa đơn, thanh toán ghi chi phí là chưa phù hợp ( chưa nói là sai nữa )
- Nếu tháng 12, dịch vụ này xong thật thì OK, phải ghi nhận hàng hóa dịch vụ .
- Nếu đến tháng 2 dịch vụ giữa A và B mới hoàn thành ( khác với giao kèo A&C nha ) thì A cứ ghi nhận doanh thu, lúc này mới kết chuyển hàng hóa dịch vụ ra ghi nhận giá vốn để đản bảo phù hợp .
+ Đối với C : cung cấp dịch vụ
- Nếu chưa cung cấp mà nhân tiền thì cứ xem như nhận trước của người mua, xuất hóa đơn thì nộp thuế và treo nó ở đâu đi ( không ghi doanh thu và phải thu nha )
- Nếu tháng 12 đã xong thì không có gì để bàn .
Còn vấn đề : nguyên tắc thận trọng : nếu chi phí và nợ phải trả phải kê cao, vậy tại sao dự phòng lại không được lập quá lớn? vì dự phòng sẽ làm chi phí cao hơn mà !!! Em cũng hơi thắc mắc, nguyên tắc thận trọng là tốt nhưng còn thận trọng đến mức nào thì có phải nó sẽ lại tùy thuộc vào tính trọng yếu của vấn đề không ạh? Nhưng nếu không định lượng được vấn đề thì định tính sẽ qui định ra sao sẽ tùy thuộc vào mỗi người ạh???
ý của em là chi phí và nợ phải trả phải ghi nhận kha khá, không thấp nhưng không quá cao . Thận trọng là thận trọng trong ước tính và suy xét chứ không phải gia tăng lỗ nha .
Đương nhiên ước tính thì mỗi người đều có quyền làm theo kết quả của mình, sau này nếu sai lệch lớn thì phải xử theo
Chuẩn mực số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán
và các sai sót.
:cheers1:
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Trọng yếu
09. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
Nguyên tắc này thì em thấy mơ hồ quá xá luôn, vì người xác định thông tin làm sao đặt mình trong vị trí người đọc được . Mặt khác, người sử dụng lại rất nhiều nhóm khác nhau với cái nhìn rất khác nhau . Việc định lượng và định tính đôi khi đan xen rất .... kỹ :hysterical:
Chắc là phải tìm hiểu thêm ở phần tiếp theo là Các yêu cầu
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI KẾ TOÁN
Trung thực
10. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Khách quan
11. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

Đầy đủ
12. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

Kịp thời
13. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Dễ hiểu
14. Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Có thể so sánh
15. Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
các yêu cầu này bắt buộc phải đồng thời, thôi cũng được đi. Nhưng em thấy khó nhất là vụ " dễ hiểu " vì khó xác định " người có hiểu biết ở mức trung bình " .​
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
17. Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh.
Hơ hơ, đóc đoạn này thấy báo cáo LCTT không được đề cập nhỉ ???
Hay là cũng na ná như báo cáo KQKD ??
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Tình hình tài chính
18. Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Những yếu tố này được định nghĩa như sau:-(/font]
A/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soátcó thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
B/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
C/ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả.

Tài sản : cái chữ " kiểm soát" này sao em thấy dễ nhầm lẫn quá, à, hình như những tài sản nào không thể thu được lợi ích trong tương lai thì chúng ta cho nó vào chi phí
Nợ phải trả : Em cho rằng chế độ kế toán chưa cụ thể cái vụ " hiện tại " đâu vì chưa chi tiết lắm vụ chiết khấu theo thời gian
ý kiến các bác thế nào ạ ?[/font]
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Tài sản
20. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.
21. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:
A/ Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
B/ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác;
C/ Để thanh toán các khoản nợ phải trả;
D/ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.


Em nghĩ Đoạn 20 thì dùng chữ hoặc mới hợp lý chứ nhỉ ? miễn tăng 1 trong 2 món đó là được rồi .

Đọan 21 làm em suy nghĩ mấy tài sản đầu tư dài hạn với mục đích lợi nhuận được chi thì thỏa mãn chi tiết nào ? ( A,B,C,D ??? )
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Nợ phải trả
26. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý
Nội dung Nợ phải trả em thấy không có nội dung gì đáng bàn ngoài 2 chữ : hiện tại .
Em nghĩ còn nhiều điều đáng bàn về 2 chữ này .
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Nội dung Nợ phải trả em thấy không có nội dung gì đáng bàn ngoài 2 chữ : hiện tại .
Em nghĩ còn nhiều điều đáng bàn về 2 chữ này .

Ke ke, khi bác trích dòng nợ phải trả e cũng đoán bác sẽ nói về 2 chữ này rùi.
E nghĩ hiện tại bởi vì muốn nói tại thời điểm này, e có nghĩa vụ phải trả khoản đó. Chứ ngày mai e ko bít ah nha. Bít đâu chiểu nay e trả rồi, ai nói trc được tương lai đâu ạ.

Ps/ quay lại diễn đàn thấy bác post bài chóng mặt. :confuse1: Mong bác giảm tốc độ và đưa thực tế vào mỗi đoạn trích cho nó sinh động tý để e còn chạy theo chứ.
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Ke ke, khi bác trích dòng nợ phải trả e cũng đoán bác sẽ nói về 2 chữ này rùi.
E nghĩ hiện tại bởi vì muốn nói tại thời điểm này, e có nghĩa vụ phải trả khoản đó. Chứ ngày mai e ko bít ah nha. Bít đâu chiểu nay e trả rồi, ai nói trc được tương lai đâu ạ.
Ps/ quay lại diễn đàn thấy bác post bài chóng mặt. :confuse1: Mong bác giảm tốc độ và đưa thực tế vào mỗi đoạn trích cho nó sinh động tý để e còn chạy theo chứ.
Nếu đi sâu xem xét bằng chứng về thời điểm phải trả sẽ phát sinh chiết khấu, và sau đó lôi lãi suất vào -> phiền .
Em đang chờ bác đem thực tế vào thì bác lại đợi em :banghead:
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Em đang chờ bác đem thực tế vào thì bác lại đợi em :banghead:

Hic, e chủ yếu là đọc lý thuyết suông thôi, e đã đụng chạm nhìu đâu. Các pác kinh nghiệm đầy mình chứ bọn e... SV mới ra trường còn non nớt lắm.
Hi hi, SV mới ra trường thật đấy ạ!

Nếu đi sâu xem xét bằng chứng về thời điểm phải trả sẽ phát sinh chiết khấu, và sau đó lôi lãi suất vào -> phiền .
Chưa hỉu ý bác lắm, bắt tiếp đi ạ, bọn e hổng sợ phiền đâu. Quá lắm thì để cho bác độc thoại thui :smilielol5:



Hic, sao vẫn chưa đổi màu nick vậy chời! :confuse1:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Chưa hỉu ý bác lắm, bắt tiếp đi ạ, bọn e hổng sợ phiền đâu.
Thì ta chỉ có nghĩa vụ phải trả tại thời điểm hiện tại, nhưng nếu thời điểm trả nó ở trong tương lai thì phát sinh phải tính NPV cho cái FV đó .
Phiền toái là lấy mức chiết khấu i nào cho phù hợp .
40. Tài sản được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và giá trị của tài sản đó được xác định một cách đáng tin cậy.
41. Tài sản không được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi các chi phí bỏ ra không chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì các chi phí đó được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.


Liên quan đến việc ghi nhận tài sản thì em thấy : giá trị được xác định 1 cách đáng tin cậy và có khả năng chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai : là 2 khúc xương .
- Phần giá trị thì cũng phụ thuộc vào người tính toán do phương pháp
- Phần thu lợi thì phụ thuộc vào người sử dụng giả định.
Ví dụ : MMTB sản xuất sản phẩm A, sp này trong năm tài chính đang lỗ -> có xác định rằng MMTB này có bị giảm giá ? hay là đặt giả thuyết lượng sx và tiêu thụ trong tương lai tốt và DN có lãi -. giá trị không giảm :confuse1:

Đoạn 41 cũng cho chúng ta cách hành xử với những chi phí mà việc ghi nhận ngay vào KQKD hay chờ phân bổ ??
 
Sửa lần cuối:
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

42. Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Như đã đề cập là em rất phân vân về chữ " nghĩa vụ hiện tại" , em thì cứ nghĩ phải quy về giá trị hiện tại thuần tại ngày khoản nợ này thể hiện trên BCDKT -> tức là phải chiết khấu dòng tiền nếu khoảng chênh lệch giữa giá trị hiện tại và tương lai có chênh lệch đáng kể .
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung


Nội dung nguyên tắc này chắc là đảm bảo cho người sử dụng có được thông tin xác đáng, yên tâm là không bị sốc . Nhưng việc lập trên cơ sở khác coi bộ hơi khó khăn vì còn phải tìm ra nó , sử dụng và giải thích .
Khó à nha :confuse1:

:iagree:: Cơ sở hoạt động liên tục còn đảm bảo thông tin trên BCTC "có ý nghĩa " đối với người sử dụng trong các quyết dịnh đầu tư...! Nếu doanh nghiệp "going to die" thì còn phân tích BCTC làm rì !!!
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

:iagree:: Cơ sở hoạt động liên tục còn đảm bảo thông tin trên BCTC "có ý nghĩa " đối với người sử dụng trong các quyết dịnh đầu tư...! Nếu doanh nghiệp "going to die" thì còn phân tích BCTC làm rì !!!
Chào bác,
Không liên tục thì không hẳn là die đâu ạ, nó bị mua thâu tóm hay dừng ...
Phân tích để .... mua nó với giá hời cũng là một ý hay chứ đâu phải là không cần phân tích ạ .
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

Chào bác,
Không liên tục thì không hẳn là die đâu ạ, nó bị mua thâu tóm hay dừng ...
Phân tích để .... mua nó với giá hời cũng là một ý hay chứ đâu phải là không cần phân tích ạ .

:iagree: vậy cho mình hỏi chuẩn mực yêu cầu lập BCTC trên những cơ sở khác. Cơ sở đó là gì ?
 
Ðề: VAS01_ Chuẩn mực chung

theo mình thì thời điểm phát sinh chính là thời điểm xảy ra nghiệp vụ kinh tế chứ ko phải là thời điểm thu hay chi tiền đâu bạn ah!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top