Với những ưu điểm về việc sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, giảm chi phí đầu tư ban đầu, người dùng bớt lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng nên công nghệ điện toán đám mây đã trở thành xu hướng thời đại. Hiện tại đã có rất nhiều dịch vụ lưu trữ “trên mây” như Google Drive, SkyDrive, Dropbox, Box, Suger Sync,… ngoài ra các ứng dụng mail, office hay các ứng dụng mà hàng ngày ta hay sử dụng như Facebook, YouTube đã ứng dụng công nghệ điện toán đám mây khá thành công.
Nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP trên thế giới đã và bắt đầu ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho giải pháp ERP của mình, cung cấp đến cho khách hàng như một dịch vụ.
Ở Việt Nam những nhà cung cấp phần mềm cũng bắt đầu vào cuộc đua “lên mây” để đi đúng với xu hướng thời đại. Tuy nhiên để thay đổi thói quen sử dụng của người dùng cũng như niềm tin vào độ an toàn dữ liệu đối với các nhà cung cấp giải pháp ERP Việt Nam vẫn còn hạn chế, vì thế việc ứng dụng ERP trên công nghệ điện toán đám mây vẫn còn là một con đường dài và đầy thử thách cho các nhà cung cấp giải pháp ERP của Việt Nam.
Một số ưu nhược điểm của việc ứng dụng điện toán đám mây vào doanh nghiệp
Phần mềm ERP, phần mềm kế toán, các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác,… là giải pháp có tính nghiệp vụ cao nên vấn đề nghiệp vụ phải đưa lên hàng đầu, và nghiệp vụ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam thường linh động không giống nhau, nên các phầm mềm Việt Nam hầu như phải tùy chỉnh lại theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy đối với dịch vụ cho thuê phần mềm này chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng trên nền tảng nghiệp vụ được xây dựng có sẵn trong phần mềm. Vì thế các phần mềm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là Cloud Office, Cloud HRM, Cloud CRM, Cloud Accounting.
Việc ứng dụng công nghệ điện toán mây trong các phần mềm quản lý doanh nghiệp có những ưu nhược điểm có thể liệt kê như sau:
Một số ưu điểm
– Dễ dàng truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào: Khi ứng dụng được xây dựng trên nền web kết hợp với việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thì khả năng truy cập ứng dụng rất cao, ta có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị chỉ cần thông qua trình duyệt web
– Hệ thống sẽ được bảo trì, nâng cấp định kỳ từ nhà cung cấp khi có những thay đổi mà doanh nghiệp không cần quan tâm.
– Giảm chi phí đầu tư ban đầu: Các chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp như server hay đội ngũ IT để vận hành server bây giờ sẽ không cần thiết, vì lúc này các công việc đó đã có nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây thực hiện.
– Chi phí linh hoạt: Vì ứng dụng được cung cấp như là một dịch vụ nên việc sử dụng hay cắt giảm chi phí rất linh hoạt trong quá trình sử dụng, tùy theo nhu cầu sử dụng hiện tại của doanh nghiệp.
Một số nhược điểm
– Bảo mật: Mô hình điện toán đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tính trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng web, nhưng bản chất 3 thành phần này đều tồn tại vấn đề bảo mật. Hiện tại các ứng dụng được xây dựng trên web thì chứa đựng nhiều rủi ro về bảo mật, điển hình là có nhiều cuộc tấn công vào các trang web của nhiều doanh nghiệp cũng như nhà nước. Khi sử dụng công nghệ này thì các thông tin của doanh nghiệp sẽ nằm trên “mây”, vì thế không ai đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được an toàn, và có an toàn thì an toàn đến đâu. Mặt khác còn rủi ro từ phía người dùng, thói quen sử dụng của người dùng cũng ảnh hường khá nhiều đến thông tin của doanh nghiệp, khi truy cập dữ liệu từ bên ngoài công ty có thể để lộ thông tin truy cập vào ứng dụng.
– Đặt niềm tin vào nhà cung cấp phần mềm: Tất cả các dữ liệu, thông tin kinh doanh của doanh nghiệp đều đặt “trên mây” và dưới sự quản lý của nhà cung cấp phần mềm, vì thế không ai dám đảm bảo rằng dữ liệu của doanh nghiệp sẽ không bị sử dụng với mục đích khác.
– Phụ thuộc vào đường truyền internet: Khi đường truyền internet không đảm bảo hoặc đứt đột ngột thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn. Hiện tại các doanh nghiệp này thường chọn giải pháp an toàn là sẽ đồng bộ dữ liệu từ các cơ sở lên cho trung tâm.
– Sử dụng nghiệp vụ sẵn có: Nghiệp vụ được các nhà cung cấp phần mềm xây dựng mang tính chất tổng thể và cho khách hàng thuê lại sử dụng như là một dịch vụ cho nên có thể không phù hợp với các yêu cầu quản lý đặc thù của từng doanh nghiệp. Mặt khác không thể tùy chỉnh cho kế thừa giữa các phần mềm khác đang có trong doanh nghiệp.
– Chi phí duy trì phần mềm: Để sử dụng được phần mềm thì doanh nghiệp phải luôn tốn một khoản chi phí để duy trì phần mềm, chi phí sẽ luôn theo doanh nghiệp và chi phí sẽ tăng theo thời gian khi dữ liệu doanh nghiệp ngày một tăng. Nhưng đối với phần mềm truyền thống thì doanh nghiệp có thể linh hoạt vấn đề này, và mặt khác nếu tạm thời doanh nghiệp không cần sử dụng phần mềm thì phần mềm vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi cần thì dùng lại mà không tốn khoản phí nào.
– Dữ liệu, thông tin doanh nghiệp sau khi không sử dụng ứng dụng: Một lý do nào đó mà ta không sử dụng ứng dụng nữa, có thể là chuyển nhà cung cấp, thì vấn đề đặt ra là độ an toàn của dữ liệu cũng như thông tin doanh nghiệp sau khi chấm dứt với nhà cung cấp phần mềm cũ. Mặt khác là có thể lấy các dữ liệu của doanh nghiệp sau khi chấm dứt với nhà cung cấp hay không?
Một công nghệ mới bao giờ cũng đặt ra nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Nắm vững tất cả mọi kiến thức về công nghệ đó sẽ giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn.
Nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP trên thế giới đã và bắt đầu ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cho giải pháp ERP của mình, cung cấp đến cho khách hàng như một dịch vụ.
Ở Việt Nam những nhà cung cấp phần mềm cũng bắt đầu vào cuộc đua “lên mây” để đi đúng với xu hướng thời đại. Tuy nhiên để thay đổi thói quen sử dụng của người dùng cũng như niềm tin vào độ an toàn dữ liệu đối với các nhà cung cấp giải pháp ERP Việt Nam vẫn còn hạn chế, vì thế việc ứng dụng ERP trên công nghệ điện toán đám mây vẫn còn là một con đường dài và đầy thử thách cho các nhà cung cấp giải pháp ERP của Việt Nam.
Một số ưu nhược điểm của việc ứng dụng điện toán đám mây vào doanh nghiệp
Phần mềm ERP, phần mềm kế toán, các phần mềm quản lý doanh nghiệp khác,… là giải pháp có tính nghiệp vụ cao nên vấn đề nghiệp vụ phải đưa lên hàng đầu, và nghiệp vụ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam thường linh động không giống nhau, nên các phầm mềm Việt Nam hầu như phải tùy chỉnh lại theo yêu cầu của doanh nghiệp. Vì vậy đối với dịch vụ cho thuê phần mềm này chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng trên nền tảng nghiệp vụ được xây dựng có sẵn trong phần mềm. Vì thế các phần mềm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là Cloud Office, Cloud HRM, Cloud CRM, Cloud Accounting.
Việc ứng dụng công nghệ điện toán mây trong các phần mềm quản lý doanh nghiệp có những ưu nhược điểm có thể liệt kê như sau:
Một số ưu điểm
– Dễ dàng truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào: Khi ứng dụng được xây dựng trên nền web kết hợp với việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây thì khả năng truy cập ứng dụng rất cao, ta có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị chỉ cần thông qua trình duyệt web
– Hệ thống sẽ được bảo trì, nâng cấp định kỳ từ nhà cung cấp khi có những thay đổi mà doanh nghiệp không cần quan tâm.
– Giảm chi phí đầu tư ban đầu: Các chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp như server hay đội ngũ IT để vận hành server bây giờ sẽ không cần thiết, vì lúc này các công việc đó đã có nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây thực hiện.
– Chi phí linh hoạt: Vì ứng dụng được cung cấp như là một dịch vụ nên việc sử dụng hay cắt giảm chi phí rất linh hoạt trong quá trình sử dụng, tùy theo nhu cầu sử dụng hiện tại của doanh nghiệp.
Một số nhược điểm
– Bảo mật: Mô hình điện toán đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tính trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng web, nhưng bản chất 3 thành phần này đều tồn tại vấn đề bảo mật. Hiện tại các ứng dụng được xây dựng trên web thì chứa đựng nhiều rủi ro về bảo mật, điển hình là có nhiều cuộc tấn công vào các trang web của nhiều doanh nghiệp cũng như nhà nước. Khi sử dụng công nghệ này thì các thông tin của doanh nghiệp sẽ nằm trên “mây”, vì thế không ai đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được an toàn, và có an toàn thì an toàn đến đâu. Mặt khác còn rủi ro từ phía người dùng, thói quen sử dụng của người dùng cũng ảnh hường khá nhiều đến thông tin của doanh nghiệp, khi truy cập dữ liệu từ bên ngoài công ty có thể để lộ thông tin truy cập vào ứng dụng.
– Đặt niềm tin vào nhà cung cấp phần mềm: Tất cả các dữ liệu, thông tin kinh doanh của doanh nghiệp đều đặt “trên mây” và dưới sự quản lý của nhà cung cấp phần mềm, vì thế không ai dám đảm bảo rằng dữ liệu của doanh nghiệp sẽ không bị sử dụng với mục đích khác.
– Phụ thuộc vào đường truyền internet: Khi đường truyền internet không đảm bảo hoặc đứt đột ngột thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn. Hiện tại các doanh nghiệp này thường chọn giải pháp an toàn là sẽ đồng bộ dữ liệu từ các cơ sở lên cho trung tâm.
– Sử dụng nghiệp vụ sẵn có: Nghiệp vụ được các nhà cung cấp phần mềm xây dựng mang tính chất tổng thể và cho khách hàng thuê lại sử dụng như là một dịch vụ cho nên có thể không phù hợp với các yêu cầu quản lý đặc thù của từng doanh nghiệp. Mặt khác không thể tùy chỉnh cho kế thừa giữa các phần mềm khác đang có trong doanh nghiệp.
– Chi phí duy trì phần mềm: Để sử dụng được phần mềm thì doanh nghiệp phải luôn tốn một khoản chi phí để duy trì phần mềm, chi phí sẽ luôn theo doanh nghiệp và chi phí sẽ tăng theo thời gian khi dữ liệu doanh nghiệp ngày một tăng. Nhưng đối với phần mềm truyền thống thì doanh nghiệp có thể linh hoạt vấn đề này, và mặt khác nếu tạm thời doanh nghiệp không cần sử dụng phần mềm thì phần mềm vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, khi cần thì dùng lại mà không tốn khoản phí nào.
– Dữ liệu, thông tin doanh nghiệp sau khi không sử dụng ứng dụng: Một lý do nào đó mà ta không sử dụng ứng dụng nữa, có thể là chuyển nhà cung cấp, thì vấn đề đặt ra là độ an toàn của dữ liệu cũng như thông tin doanh nghiệp sau khi chấm dứt với nhà cung cấp phần mềm cũ. Mặt khác là có thể lấy các dữ liệu của doanh nghiệp sau khi chấm dứt với nhà cung cấp hay không?
Một công nghệ mới bao giờ cũng đặt ra nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Nắm vững tất cả mọi kiến thức về công nghệ đó sẽ giúp doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn.