Từ ngữ WTO

cayman

Banned
Thành viên BQT
Hội viên mới
Nguyễn Vạn Phú


Giống như nhiều tổ chức quốc tế khác, WTO có khá nhiều từ ngữ chuyên ngành, có thể gây khó khăn cho những ai chưa quen với chúng. Trước hết về thuế, có cụm từ “bound tariff rate” hay “tariff binding” có nghĩa là “thuế suất ràng buộc” tức là mức thuế suất trần mà một nước cam kết với các thành viên còn lại. Mức ràng buộc này là mức tối đa nhưng trong thực tế, có nhiều mặt hàng được tính thuế suất thấp hơn nên mới có thêm từ “applied rates” (thuế suất áp dụng, thuế suất thực tế). Cẩn thận với các từ này kẻo không như một số báo hiểu nhầm than rằng “thuế suất WTO” cao quá!

Một từ thường dùng trong các văn bản đàm phán gia nhập WTO là “schedule” (chúng ta thường dịch là “biểu” hay “danh mục”). Đây là danh mục kèm theo lộ trình cắt giảm thuế hay bãi bỏ các hạn chế để thực hiện các cam kết.

Thuế thường được tính theo giá trị hàng hóa, cách tính như vậy WTO gọi là “ad valorem” nhưng đôi lúc cũng được tính theo một con số nhất định bất kể giá trị - tiếng Việt gọi là “thuế tuyệt đối” và tiếng Anh là “flat-rate duties”. Một cách tính thuế nữa gọi là “tariff quota” (hạn ngạch thuế quan) - tức là tính thuế suất thấp đối với khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch và thuế suất cao đối với khối lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch.

Ví dụ trong thông báo chính thức của WTO khi Việt Nam tham gia tổ chức này có câu: “Vietnam has also reserved the right to charge applied duties in the form of specific duties (e.g. dollars per tonne) instead of percentages of the price (“ad valorem”) so long as the result stays below the committed ceilings”. Câu này nếu dịch chính xác là: Việt Nam cũng bảo lưu quyền được áp dụng thuế thực tế dưới dạng thuế tuyệt đối (ví dụ bao nhiêu đô la cho mỗi tấn) thay vì tính theo phần trăm của giá hàng (thuế phần trăm) với điều kiện là thuế tuyệt đối áp dụng không vượt quá mức thuế trần đã cam kết.

Thứ đến, về trợ cấp trong nông nghiệp, WTO đặt ra những từ mang nhiều màu sắc. Chính sách trợ cấp thuộc loại có tác động lớn nhất đến sản xuất và thương mại và phải xem xét, cắt giảm theo lộ trình cam kết gọi là Amber box policies (màu hổ phách). Trợ cấp loại này gồm hỗ trợ giá thị trường, trả tiền trực tiếp cho nông dân hay trợ cấp đầu vào. Một Amber box policy khi cắt giảm sẽ chuyển dần qua Blue box policy, tức là loại trợ cấp chấp nhận được nhưng chỉ trong quá trình chuyển đổi với mục đích sau cùng là chỉ còn các Green box policies, là loại trợ cấp có tác động rất ít đến thương mại (ví dụ nghiên cứu, dự trữ an ninh lương thực, môi trường hay các chương trình điều chỉnh cơ cấu).

Chú ý: Red box policies trên lý thuyết thì có nhưng trong thực tế chưa có chính sách nào được xếp vào loại này nên ít khi được đề cập. Nhiều sách về WTO ở nước ta khi dịch thường nhầm màu amber thành màu đèn đỏ!

Để đo lường mức độ trợ cấp, WTO đặt ra một chỉ số gọi là AMS (Aggregate measure support - tổng lượng hỗ trợ). Ở đây có một quy định đáng lưu ý gọi là de minimis: Chỉ số AMS chỉ tính những hỗ trợ nếu nó vượt 5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (tỷ lệ này là 10% đối với các nước đang phát triển) nên trong thông cáo báo chí của WTO có câu: [Vietnam] will be allowed to support its farmers domestically with trade-distorting supports (“Amber Box” or “Aggregate Measurement of Support”) of up to 3,961.5 billion Vietnamese dong in addition to the usual allowance for developing countries (known as “de minimis”) of up to 10% of the value of domestic agricultural production. As with all WTO members, Viet Nam can also spend unlimited amounts on supports that do not distort trade (“Green Box” supports). Những từ nói trên giúp chúng ta hiểu rõ câu này và biết rằng đâu phải loại trợ cấp nào cũng bỏ. Thậm chí Việt Nam chưa đủ tiền để trợ cấp cho hết trong mức được phép.

Về tên của các tổ chức, các hiệp định, văn bản WTO có nhiều từ như thế, và tiếng Việt cũng đã có những cụm từ tương đương chính thức, khi sử dụng phải chú ý. Ví dụ câu “Vietnam will apply the Technical Barriers to Trade, and Sanitary and Phytosanitary Measures agreements without a transition period” được dịch là “Việt Nam sẽ áp dụng Hiệp định Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật mà không yêu cầu thời gian quá độ”. Technical Barriers to Trade gồm các quy định hay chuẩn mực như yêu cầu đóng gói bao bì, ghi nhãn. Còn Sanitary and Phytosanitary Measures là các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe con người hay kiểm soát bệnh động thực vật. Hai hiệp định này nhằm yêu cầu các nước thành viên chơi đúng luật chung chứ đừng đặt ra những quy định làm khó hàng nhập khẩu.

Loại hiệp định này có nhiều lắm mà thỉnh thoảng trong một số bản tin chúng ta có đọc thấy như Customs Valuation (Định giá hải quan), Pre-shipment Inspection (Giám định trước khi xếp hàng), Rules of Origin (Quy tắc xuất xứ), Safeguards (Tự vệ)...
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top