Từ năm 2016 phụ cấp trách nhiệm cũng phải đóng BHXH

Banmaixanh123

New Member
Hội viên mới
Từ năm 2016 phụ cấp trách nhiệm cũng phải đóng BHXH

Từ ngày 01/01/2016, thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH đã thay đổi một số điều về mức lương đóng BHXH của NLĐ. Kế toán Thuế, kế toán tổng hợp cần nắm vững những quy định này để tính lương và hạch toán cho chính xác.

Điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTNXH đã quy định lương đóng BH của NLĐ gồm: lương chính và một số khoản phụ cấp có tính chất bù đắp về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, tính chất phức tạp của công việc, mức độ thu hút lao động như phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên, lưu động....

1. Các khoản có tính chất lương mà NLĐ được nhận:

Tiền lương thực tế
Các khoản phụ cấp theo lương: phụ cấp ăn ca, điện thoại, xăng xe.....
Tiền thưởng: thưởng sáng kiến ....
Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác: hỗ trợ sinh nhật, tham quan nghỉ mát....


2. Các khoản có tính chất lương phải đóng bảo hiểm:

a. Lương chính hay lương cơ bản:

Tiền lương người lao động nhận được theo t/gian lao động hoặc theo SP được ghi rõ trong HĐLĐ. Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiếu vùng, đối với lao động thử việc thì phải nhận được tối thiểu 85% lương chính thức.

Lưu ý:

Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội: không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng là:
Vùng 1: 3.500.000 đồng/tháng
Vùng 2: 3.100.000 đồng/tháng
Vùng 3: 2.700.000 đồng/tháng
Vùng 4: 2.400.000 đồng/tháng

Mức lương cao nhất đóng bảo hiểm xã hội: không cao quá 20 lần mức lương cơ sở. (Từ ngày 01/05/2016, mức lương cơ sở là 1.210.000đ/tháng)
b. Phụ cấp:

Các khoản phụ cấp có tính chất bù đắp về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, tính chất phức tạp của công việc, mức độ thu hút lao đông, bao gồm:

Phụ cấp chức vụ, chức danh
Phụ cấp trách nhiệm
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc
Phụ cấp thâm niên
Phụ cấp khu vực
Phụ cấp lưu động
Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
3. Các khoản thu nhập của người lao động không phải đóng bảo hiểm:

a. Các khoản phụ cấp khác như: Phụ cấp ăn ca, xăng xe, đi lại, điện thoại, nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ

b. Tiền thưởng: Thưởng sáng kiến, thưởng do kết quả làm việc tốt được quy định và công bố công khai tại nơi làm việc

c. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác:

Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người thân kết hôn
Sinh nhật của người lao động,
Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Các khoản trợ cấp khác.
Bài viết liên quan: Các quy định về lương và các khoản phải trích theo lương mới nhất 2016
 
Dần dà thì các loại phụ cấp sẽ được đưa vào danh sách đóng BHXH hết mất thôi!
 
Cái này theo mình thì tuỳ từng DN thôi, DN nào xây dựng bảng lương, hợp đồng lao động có phụ cấp nằm trong danh sách phụ cấp, thu nhập phải đóng BHXH thì phải đóng. Còn DN nào không có hỗ trợ các khoản đó, và ko có trong hợp đồng lao động thì đóng như bt. Chả nhẽ không có lại bắt thêm vào hay sao? Cty tôi không có hỗ trợ sao tôi phải nộp?
 
Mình chưa hiểu khúc này:
Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội: không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng là:
Vùng 1: 3.500.000 đồng/tháng
Vùng 2: 3.100.000 đồng/tháng
Vùng 3: 2.700.000 đồng/tháng
Vùng 4: 2.400.000 đồng/tháng

Giả sử mình ở vùng 2, lương chỉ có 3tr, ko lẽ mức đóng BH lại 3,1tr ak? có bạn nào giải thích giúp ko ạ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top