Chào Các Bạn,
Mình là thành viên mới, xin đóng góp cho diễn đàn một đề tài về Hạch toán độc lập và Tư cách pháp nhân.
Lâu nay rất nhiều người trong đó có cả một số anh chị em Kế toán đã hiểu sai về tư cách pháp nhân. Thậm chí cả một số cán bộ Thuế cũng hiểu sai về các khái niệm này,và vì vậy họ đưa ra một khái niệm hết sức "trời ơi" không có trong Hệ thống pháp luật Việt Nam: " Tư cách pháp nhân không đầy đủ".
Tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2005 có quy định:
"
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập."
Dấu hiệu quan trọng nhất của pháp nhân chính là :
"Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó"
Do vậy chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân mới có thể hạch toán độc lập mà thôi. Rất nhiều người nhầm lẩn cho rằng các chi nhánh của daonh nghiệp có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có giám đốc chi nhánh riêng, có kế toán riêng là có thể trở thành đơn vị hạch toán độc lập. Điều này là hết sức sai lầm!
Điều 92.4 Bộ luật dân sự quy định :
"Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
Điều 37.2 Luật doanh Nghiệp, cũng quy định rõ điều này.
Nhận thức điều này một cách đúng đắn sẽ giúp các bạn làm tốt công tác tổ chức Bộ máy kế toán, ghi chép kế toán và đặc biệt là báo cáo thuế. Mình đả thấy có những văn bản của cơ quan thuế hướng dẩn mâu thuẫn nhau về việc này, vì vậy các bạn hết sức cẩn thận. Rất mong được cùng các bạn trao đổi.
Mình là thành viên mới, xin đóng góp cho diễn đàn một đề tài về Hạch toán độc lập và Tư cách pháp nhân.
Lâu nay rất nhiều người trong đó có cả một số anh chị em Kế toán đã hiểu sai về tư cách pháp nhân. Thậm chí cả một số cán bộ Thuế cũng hiểu sai về các khái niệm này,và vì vậy họ đưa ra một khái niệm hết sức "trời ơi" không có trong Hệ thống pháp luật Việt Nam: " Tư cách pháp nhân không đầy đủ".
Tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2005 có quy định:
"
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập."
Dấu hiệu quan trọng nhất của pháp nhân chính là :
"Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó"
Do vậy chỉ có tổ chức có tư cách pháp nhân mới có thể hạch toán độc lập mà thôi. Rất nhiều người nhầm lẩn cho rằng các chi nhánh của daonh nghiệp có con dấu riêng, có tài khoản riêng, có giám đốc chi nhánh riêng, có kế toán riêng là có thể trở thành đơn vị hạch toán độc lập. Điều này là hết sức sai lầm!
Điều 92.4 Bộ luật dân sự quy định :
"Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.
Điều 37.2 Luật doanh Nghiệp, cũng quy định rõ điều này.
Nhận thức điều này một cách đúng đắn sẽ giúp các bạn làm tốt công tác tổ chức Bộ máy kế toán, ghi chép kế toán và đặc biệt là báo cáo thuế. Mình đả thấy có những văn bản của cơ quan thuế hướng dẩn mâu thuẫn nhau về việc này, vì vậy các bạn hết sức cẩn thận. Rất mong được cùng các bạn trao đổi.