TSCĐ thuê mua

osaka48

New Member
Hội viên mới
Xin chào các Anh Chị trên diễn đàn kế toán!

Em là thành viên mới toe, sau khi đã mỏi mắt tìm kiến trên diễn đàn phương pháp hạch toán TCSĐ nhưng không thấy giống Cty em nên mạo muội hỏi các Anh Chị vấn đề sau:
Công ty em hiện đang thuê mua nhà xưởng trong khu CN. Hàng tháng BQL khu CN xuất HĐ thuê mua nhà xưởng cho Cty nhưng em không biết phải hạch toán thế nào: Ghi nợ TK 242 hay TK 211? (Vì theo hợp đồngthuê mua nhà xưởng thì sau 10 năm BQL sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhà xưởng cho Cty em).
Nếu ghi vào TK 211 thì không có căn cứ, còn ghi vào TK 242 thì hàng tháng trích chi phí như thế nào!
Rất mong được sự hỗ trợ góp ý từ các Anh Chị!
 
Ðề: TSCĐ thuê mua

Cám ơn bạn đã chỉ dẫn nhưng mình còn thắc mắc này: nếu trong tháng/năm mình đã phân bổ hết chi phí rồi thì sau 10 năm khi BQL họ chuyển giao quyền sở hữu nhà xưởng cho mình thì đâu còn giá trị gì để ghi vào TSCĐ?
 
Ðề: TSCĐ thuê mua

Thuê nhà xưởng thì bạn không hạch toán vào TK 211-Tài sản cố định
Khi xuất hóa đơn cho công ty bạn.Bạn hạch toán
Nợ TK 142,242
Nợ TK 133
Có TK 111
Hàng tháng (142), hàng năm (242 ) phân bổ vào chi phí
Nợ TK 627
Có TK 142,242
Chúc bạn thành công.
Ghi chú :Nếu sửa nhà xưởng thuê với giá trị nhỏ không đủ điều kiển vốn hóa bạn hạch toán
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK 111
Nếu có đủ điều kiện xây dựng
Nợ TK 211
Nợ TK 133
Có TK 111


Hàng tháng họ xuất hóa đơn rồi thì còn phân bổ gì nữa, hạch toán thẳng vào chi phí trong kỳ N627, 133/C111,112,331

Nhà xưởng đi thuê, cty bạn sửa thì cũng đâu đc ghi tăng TSCĐ. Bạn tập hợp vào 241 rồi kết chuyển sang 142, 242 sau đó phân bổ vào chi phí từng kỳ
 
Ðề: TSCĐ thuê mua

Xin chào các Anh Chị trên diễn đàn kế toán!

Em là thành viên mới toe, sau khi đã mỏi mắt tìm kiến trên diễn đàn phương pháp hạch toán TCSĐ nhưng không thấy giống Cty em nên mạo muội hỏi các Anh Chị vấn đề sau:
Công ty em hiện đang thuê mua nhà xưởng trong khu CN. Hàng tháng BQL khu CN xuất HĐ thuê mua nhà xưởng cho Cty nhưng em không biết phải hạch toán thế nào: Ghi nợ TK 242 hay TK 211? (Vì theo hợp đồngthuê mua nhà xưởng thì sau 10 năm BQL sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhà xưởng cho Cty em).
Nếu ghi vào TK 211 thì không có căn cứ, còn ghi vào TK 242 thì hàng tháng trích chi phí như thế nào!
Rất mong được sự hỗ trợ góp ý từ các Anh Chị!
Vậy theo bạn thì thuê mua và thuê tài chính là khác nhau như thế nào?
 
Ðề: TSCĐ thuê mua

Xin chào Pác muontennguoi!
Theo hiểu biết của em thì TSCĐ thuê mua và TSCĐ thuê tài chính rất khác nhau:
- TSCĐ thuê tài chính: thực chất là DN vay tiền để thuê TS và có thể mua lại TS đó nếu có khả năng.
- TSCĐ thuê mua (thường là TS có giá trị lớn như nhà xưởng...): DN dùng vốn tự có trả tiền hàng năm, sau 1 thời gian nhất định theo HĐ thì sẽ được chuyển quyền sử dụng TS đó (nếu chưa hết thời gian thỏa thuận trong hợp đồng thì coi như mất trắng)
 
Ðề: TSCĐ thuê mua

Xin chào các Anh Chị trên diễn đàn kế toán!

Em là thành viên mới toe, sau khi đã mỏi mắt tìm kiến trên diễn đàn phương pháp hạch toán TCSĐ nhưng không thấy giống Cty em nên mạo muội hỏi các Anh Chị vấn đề sau:
Công ty em hiện đang thuê mua nhà xưởng trong khu CN. Hàng tháng BQL khu CN xuất HĐ thuê mua nhà xưởng cho Cty nhưng em không biết phải hạch toán thế nào: Ghi nợ TK 242 hay TK 211? (Vì theo hợp đồngthuê mua nhà xưởng thì sau 10 năm BQL sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhà xưởng cho Cty em).
Nếu ghi vào TK 211 thì không có căn cứ, còn ghi vào TK 242 thì hàng tháng trích chi phí như thế nào!
Rất mong được sự hỗ trợ góp ý từ các Anh Chị!

Hiện tại e chỉ ghi nhận tiền thuê vào chi phí hàng tháng. Sau này khi được chuyển giao nhà xưởng mói được ghi tăng TSCĐ.
 
Ðề: TSCĐ thuê mua

Anh quanghung ơi! khi đó thì em đâu còn gì để ghi vào TSCĐ nữa (hàng tháng họ đã xuất HĐ cho em rồi, hết hạn HĐ họ chỉ làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu thôi)!:confuse1:
 
Ðề: TSCĐ thuê mua

Xin chào Pác muontennguoi!
Theo hiểu biết của em thì TSCĐ thuê mua và TSCĐ thuê tài chính rất khác nhau:
- TSCĐ thuê tài chính: thực chất là DN vay tiền để thuê TS và có thể mua lại TS đó nếu có khả năng.
- TSCĐ thuê mua (thường là TS có giá trị lớn như nhà xưởng...): DN dùng vốn tự có trả tiền hàng năm, sau 1 thời gian nhất định theo HĐ thì sẽ được chuyển quyền sử dụng TS đó (nếu chưa hết thời gian thỏa thuận trong hợp đồng thì coi như mất trắng)

Người ta (ngành kế toán VN) chỉ phân ra 2 loại: Thuê tài chính và thuê hoạt động.
- Thuê tài chính: khi mà lợi ích và rủi ro gắng với quyền sở hữu TSCĐ được chuyển giao sang bên thuê.
- Thuê hoạt động: thuê TSCĐ mà không thuộc loại thuê tài chính.

Như vậy ta chỉ xem hợp đồng thuê đó có hàm nghĩa "phần lớn lợi ích gắn với quyền sở hữu" có thuộc về bên thuê hay không. Tức là bên thuê có quyền quyết định hưởng hay từ bỏ lợi ích đó hay không. Nếu có thì nó là thuê tài chính, nếu không thì nó là thuê hoạt động.

Trong hoạt động hằng ngày người ta có thể dùng từ không phải là từ chuyên môn của kế toán.
Mua có thể là mua trả ngay, mua đứt hoặc mua trả góp ... nhưng cũng đều là mua cả.
Hợp đồng thuê có thể ghi là thuê mua, thuê dài hạn ... nhưng phải xem lại nôị dung của nó có phải là "phần lớn lợi ích gắn với quyền sở hữu" là do bên thuê quyết định (hay tự nhiên phải được hưởng) hay không.
Ví dụ: thời gian hữu ích mang lại lợi ích kinh tế của TSCĐ là 10 năm và bên thuê ký hợp đồng thuê 6 năm. Vậy đây là thuê tài chính (6 > 10/2).

VÍ dụ: nhà xưởng có giá trị 15 tỷ, thời gian hữu ích 15 năm, cty bạn thuê mua trong 10 năm với giá thuê 1,5 tỷ/năm.
Như vậy nếu bạn tính vào chi phí hàng năm là 1,5 tỷ là không đúng.
Ví dụ nhà xưởng giá trị 15 tỷ, thời gian hữu ích là 15 năm, cty bạn mua trả góp trong 10 năm, mỗi năm góp 1,5 tỷ.
Cty hạch toán tăng TSCĐ và trích KH mỗi năm 1 tỷ.
2 trường hợp đó thì nội dung vẫn như nhau nên cách tính chi phí cũng phải giống nhau.
Trường hợp trên hợp đồng ghi rõ "hợp đồng thuê tài chính" thi bản chất của nó cũng vẫn là như 2 vi dụ trên.

Tóm lại bạn xem kỹ lại trong hợp đồng ghi như thế nào. Theo bản chất chứ không theo câu chữ.
Chỉ khi nào trong hợp đồng ghi là: thuê xưởng, thời hạn hợp đồng 1 năm. Năm sau muốn thuê nữa và nếu bên cho thuê còn đồng ý (thường là giá thuê, có thể bên cho thuê đòi tăng giá). Khi đó mới là hợp đồng thuê hoạt động. Ở đây thấy rõ bên cho thuê nắm quyền hưởng lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản.

Nếu là thuê tài chính và nếu trong hợp đồng không ghi rõ nguyên giá hợp lý tại thời điểm bắt đầu thuê thì cty bạn phải tính để ghi nguyên giá (và tính mức khấu hao).

Cách tính nguyên giá: tính tổng NPV của tiền phải trả hàng năm với suất chiết khấu hợp lý (thuờng là lấy lãi suất cho vay của NH của cty bạn).

Ví dụ tiền phải trả hàng năm 1,5 tỷ trong 10 năm, suất chiết khấu 10%/năm:

Năm---Tiền trả (tr đ)---------NPV
1_______1500_____1.363,636364
2_______1500_____1.239,669421
3_______1500_____1.126,972201
4_______1500_____1.024,520183
5_______1500______931,3819846
6_______1500______846,7108951
7_______1500______769,7371773
8_______1500______699,7610703
9_______1500______636,1464276
10______1500______578,3149341
Cộng:__15000______9.216,850659

Nguyên giá đó ghi N211/C331: 9.216,85 (tr)
Trích KH hàng năm cho 15 năm: 9.216,85 (tr) /15 = 614,4567 (tr)
Hàng năm trả 1,5 tỷ, tổng cộng 10 năm trả 15 tỷ trong đó gồm 9.216,8507 tr nợ gốc và 5.783,1493 tr lãi.
Lập bảng tính để tính lãi (tính vào chi phí tài chính) và nợ gốc phải trả hàng năm theo PP số dư giảm dần:

Năm----Số dư nợ phải trả---------Lãi phải trả------Nợ gốc phải trả--------Tổng phải trả
1_______9.216,8507_______921,6851_______578,3149_______1.500
2_______8.638,5357_______863,8536_______636,1464_______1.500
3_______8.002,3893_______800,2389_______699,7611_______1.500
4_______7.302,6282_______730,2628_______769,7372_______1.500
5_______6.532,8910_______653,2891_______846,7109_______1.500
6_______5.686,1802_______568,6180_______931,3820_______1.500
7_______4.754,7982_______475,4798_____1.024,5202_______1.500
8_______3.730,2780_______373,0278_____1.126,9722_______1.500
9_______2.603,3058_______260,3306_____1.239,6694_______1.500
10______1.363,6364_______136,3636_____1.363,6364_______1.500
Cộng: _________________5.783,1493_____9.216,8507_______15.000

Nếu trong hợp đồng có sẵn mấy số đó (Nguyên giá, lãi suất ...) thì khỏi phải tính, cứ lấy theo hợp đồng.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top