Nỗi ghen dịu dàng - Hoa Hoàng Lan
Người đàn ông chậm rãi bước đến trước linh cữu. Chàng muốn kéo dài giây phút đối đầu với cơn đau đớn đang xé nát lòng chàng. Người đàn bà nằm đó im lìm. Vẻ mặt bình thản với đôi mắt khép kín, đôi môi như phảng phất nụ cười viên mãn. Mái tóc nhung đen ôm viền khuôn mặt trái xoan xinh đẹp. Chàng xúc động, lặng nhìn người nằm đó, thiếu phụ mà chàng đã thầm yêu trộm nhớ từ nhiều chục năm quạ Mắt chàng mờ lệ sau cặp kính đen.
Từ trong trái tim chàng, có những tiếng gào thét thất thanh, đầy phẫn nộ: "Em! Bây giờ thì em có thể biết được tình anh yêu em vô vọng trong nhiều năm quạ Khi em còn sống, anh đã không bao giờ nói. Thì bây giờ, đáng lẽ anh sẽ không bao giờ nói. Nhưng em ơi, nếu bây giờ không nói, thì vĩnh viễn không bao giờ anh thổ lộ được lòng anh. Anh không ngờ em đã sớm bỏ anh, bỏ chồng con mà đi. Nếu chồng con của em đã là một phần đời của em, thì em lại cũng chính là một phần đời của anh. Kể từ khi đọc những dòng cáo phó về em, thì anh biết rằng anh đã chết theo em rồi."
Đưa tay vịn nhẹ lên quan tài, chàng lại tiếp tục thì thầm không thành lời: "Em! Áo quan này không phải khâm liệm một mình em, mà đã khâm liệm cả anh rồi. Ngày mai, anh làm sao sống, nếu trên đời này đã không còn có em?"
Vài người khách viếng tiến đến bên chàng. Chàng vội vã thì thầm lời cuối: "Em, thanh thản ra đi em nhé! Chờ anh. Rồi anh sẽ theo em. Từ đây, cuộc sống của anh không còn ý nghĩa gì nữa. Kim-Chi! Anh vĩnh biệt em!"
Trước cái nhìn dò hỏi, đầy ngạc nhiên của tang quyến, người đàn ông hối hả rời khỏi nhà quàn. Cô bé Liên-Chi hiếu kỳ, nhìn theo người đàn ông lạ mặt đứng rất lâu trước linh cữu của mẹ. Sau cặp kính đen, người ta không thể nhìn thấy đôi mắt đẫm lệ của chàng.
Ra đến chỗ đậu xe, sức chịu đựng của người đàn ông cơ hồ đã hết. Chàng lảo đảo mở cửa xe, buông rơi mình xuống ghế và gục trên tay lái trong một sự đớn đau cng cực.
*
Cô bé Liên-Chi ngạc nhiên mở gói quà mang tên cô do bưu điện đưa đến. Cô bé kêu lên kinh ngạc:
"Trời, ba ơi! Một con búp bê lớn quá. Lớn như một em bé!"
Rồi Liên-Chi nhíu mày, băn khoăn:
"Mà ai gửi cho con thế này nhỉ? Con không biết ai cho quà con, làm sao con cám ơn người ta, hở bả"
Cũng ngạc nhiên như con gái, Thăng - ba của Liên-Chi - bối rối:
"Ừ, cũng lạ thật! Ai cho quà, mà không để lại tên và địa chỉ? Họ quên, hay cố ý?"
Đưa tay lục tung hộp giấy đựng quà, Liên-Chi kêu lên mừng rỡ:
"Đây rồi ba ơi! Ba nè. Có tấm thiệp nhỏ" - Liên-Chi đọc lớn cho Thăng nghe - "Thương mến chúc cháu vui tươi và xinh đẹp mãi". Cũng không có tên người cho quà, ba ơi! Con không biết ai cho, thì làm sao cám ơn bây giờ hở bả"
Thăng đăm chiêu, suy nghĩ về món quà của cô con gái. Ai? Ai cho quà con bé Liên-Chi mà lại ẩn mặt, giấu tên? Từ ngày Kim-Chi chết đi, hai bố con Thăng đã cố gắng hết sức mình để cuộc sống trở lại bình thường. Những công việc rất tự nhiên, như lo cơm nước, giặt giũ áo quần, lo công việc nhà, Thăng đã cố gắng thay Kim-Chi làm, nhưng càng cố gắng thì Thăng càng cảm thấy khó khăn và mệt mỏi. Thế mà Kim-Chi đã âm thầm chu toàn trong mười lăm năm qua, kể từ khi hai người lấy nhau và có con bé Liên-Chi năm nay đã mười ba tuổi. Những buổi đi làm về, đôi tay nhanh nhẹn, công việc đã thành thói quen, Kim-Chi chỉ loáng một cái, đã có mâm cơm nóng hổi dọn lên cho chồng con. Con bé Liên-Chi thì làm nũng mẹ suốt ngày. Những buổi đi phố mua sắm áo quần, hai mẹ con ríu rít như chim. Cởi ra, mặc vào, đi lui, đi tới cho mẹ ngắm, con bé Liên-Chi cứ như người biểu diễn thời trang.
Thăng thấy nhói đau trong lòng, khi chàng chợt nhớ ra rằng đã hơn sáu tháng nay, kể từ ngày Kim-Chi mất đi, Liên-Chi chưa được đi mua sắm quần áo mới. Chàng chợt thấy thương con vô vàn và biết rằng từ nay, Liên-Chi sẽ không bao giờ được săn sóc trong vòng tay mẹ hiền nữa. Chàng cũng không ngờ Kim-Chi vắn số như thế. Mộng ước tương lai, chàng và Kim-Chi chưa thực hiện được điều gì. Nào là chờ cho con bé Liên-Chi yên bề gia thất, hai vợ chồng sẽ đi du lịch đây đó. Âu-Châu, Úc-Châu, Á-Châu, thế giới đang mở rộng trước mắt, thì Kim-Chi đã vội rũ áo ra đi, để mặc cho chàng với tất cả đau thương, tang tóc.
Nghĩ đến đây, Thăng thấy mắt mình mờ lệ vì thương nhớ người vợ hiền bạc mệnh. Phải chi Kim-Chi sống với chàng vài năm nữa. Phải chi Kim-Chi chờ cho con bé Liên-Chi xong đại học. Phải chi căn bệnh tim đừng đến với Kim-Chị Phải chi Kim-Chi đừng bỏ chàng, bỏ con mà đi sớm như vậy. Phải chi và phải chị.. Để mặc cho Liên-Chi với món quà búp bê vừa nhận được, Thăng vật mình xuống mặt nệm và chàng khóc nức lên. Những buổi chiều và những buổi tối, chàng nhớ Kim-Chi điên cuồng. Hình ảnh nàng đi vào đi ra, nói cười duyên dáng đã luôn ám ảnh chàng. Chàng không thể nào quên Kim-Chi được. Chỉ trừ những khi bận rộn trong công việc, còn lại tất cả thì giờ rảnh rỗi có thể suy tư được, là chàng luôn nghĩ đến Kim-Chị "Kim-Chi! Kim-Chi! Anh không bao giờ nguôi thương nhớ em!" Biến cố Kim-Chi bỏ chàng vĩnh viễn ra đi, đã là một tai biến xấu nhất trong cuộc đời chàng. "Có điều gì đau đớn, khổ sở hơn là điều chàng đã không có Kim-Chi trong cuộc đời."
Chàng lăn mình, úp mặt xuống gối, để cho mặt gối mềm thấm đi những giọt nước mắt khóc vợ hiền. Lại một gói quà nữa, không có tên và địa chỉ người gửi, được bưu điện chuyển đến cho cô bé Liên-Chị Cô bé ngập ngừng trước khi tháo gói quà:
"Ba ơi, con có nên mở quà ra không? Kỳ cục! Ai cho quà con, mà cứ giữ bí mật hoài vậy bả Bây giờ con phải làm gì hở bả"
Trước câu hỏi dồn dập của con gái, Thăng điềm tĩnh: "Con cứ mở ra xem người ta gửi gì? Rồi ba sẽ có cách tìm ra người đó là ai?"
Liên-Chi vội vã mở gói quà được gói rất kỹ. Cô bé "ồ" lên một tiếng kinh ngạc khi chiếc áo đầm mầu hồng điểm những cánh hoa tím nho nhỏ hiện ra. Liên-Chi ướm thử trên người và thích thú nói với Thăng:
"Đẹp quá, ba ơi! Ba cho con mặc thử nghe ba!"
Trước niềm vui của con gái, Thăng gật đầu. Chàng xúc động không nói lên lời. Ngày xưa còn mẹ, Liên-Chi đâu có bao giờ phải thử quần áo một mình. Lúc nào cô bé cũng được mẹ làm cố vấn tối cao về trang phục. Chàng băn khoăn, không biết ai trong đám bạn bè chàng, hay bạn bè của Kim-Chi, đã âm thầm theo dõi chàng mà thay Kim-Chi, mua quà cho con bé Liên-Chỉ Ai đã cám cảnh mồ côi mẹ của cô bé mười ba tuổi? Ai đã vì Kim-Chi, vì chàng, mà làm công việc thiện nguyện tốt đẹp này?
Thăng chợt ra khỏi những suy nghĩ khi cô bé Liên-Chi lộng lẫy trong chiếc áo đầm hồng bước rạ Con bé nghiêng mình và tấm tắc khen:
"Đẹp quá ba à! Chắc đắt tiền lắm đó ba. Vừa vặn con in hệt. Giống nhự.. mẹ mua cho con."
Con bé ngập ngừng khi nhắc đến mẹ. Và lời nhắc của con đã khiến đôi mắt của Thăng như tối lại. "Kim-Chi! Kim-Chi! Em đâu rồi? Em thấy con bé cần em biết bao! Thế mà em nỡ bỏ đỉ"
Liên-Chi xoay mình cho cha ngắm. Rồi cô bé trầm ngâm:
"Người nào cho quà con, chắc phải thấy con kỹ lắm, mới mua đồ cho con vừa y như vậy được, ba há! Mà sao không cho con biết là ai để con cảm ơn, ba nhỉ? Ba, ba có đoán được là ai không hở bả"
Thăng ngập ngừng, đắn đo trước câu hỏi của con gái. Chàng cũng võ đoán, nhưng không chính xác lắm. Có thể của Ninh, Bích, Thúy, những người bạn thân thiết với Kim-Chi. Cũng có thể của Ngọc, Thảo, Hoa, những người bạn thân của chàng. Nhưng tại sao lại phải giấu mặt? Họ cũng có thể đem quà đến nhà, đưa tận tay cho Liên-Chi cơ mà! Hay họ ngại chàng và Liên-Chi không nhận sự thương xót của họ? Cũng có thể. Nhưng mà. Nhưng mà kỳ cục quá. Làm như người cho quà bắt buộc chàng và Liên-Chi phải nhận quà. Có muốn trả lại cho người gửi, cũng không có địa chỉ mà trả. Lần sau. Lần sau, chàng sẽ không cho Liên-Chi nhận quà nữa. Chàng sẽ bắt Liên-Chi trả quà lại. Ý Thăng đã quyết và chàng chờ.
Nhưng người cho quà ranh mãnh như ma. Lần thứ ba, gói quà được đưa đến tận nhà, để ở ngoài cửa trước khi chàng và Liên-Chi về. Được bố đón từ trường học về, xuống xe nhẩy chân sáo vào nhà, cô bé Liên-Chi chợt reo lên:
"Ba ơi! Con lại có quà nữa nè!"
Thăng vội ngăn chận con:
"Lần này, ba không muốn con nhận quà của người vô danh nữa, Liên-Chi ạ! Trả lại cho họ. Ngày mai, ba sẽ nhờ bưu điện trả lại cho người gửi."
Nhưng khi cầm gói quà trên tay, Thăng ngạc nhiên bảo con:
"Ồ, bữa nay gói quà được đưa tay đến nhà mình, con ạ! Họ không gửi bưu điện nữa, mà đưa tay đến nhà. Kỳ cục thật! Ba rất lấy làm ngạc nhiên."
Cô bé dè dặt nhìn cha:
"Mình làm gì bây giờ hở Ba? Con cũng đâu có muốn nhận quà nữa. Một con búp bệ Một cái áo đầm đắt tiền. Và một cái gì nữa đây, ba nhỉ? Nhận hoài, kỳ quá ba à!"
Con bé lúc lắc mái tóc và nũng nịu nói với Thăng. Chàng cũng đồng ý với con gái là không nên mở quà nữa. Cứ để đấy, xem sao. Chàng cũng hỏi khắp bạn bè của chàng và Kim-Chi, nhưng không ai nhận là chủ nhân của những gói quà cho Liên-Chi trong thời gian qua.
Vài tháng sau, lại một gói quà nữa được đưa đến tận nhà trong lúc Thăng và Liên-Chi vắng nhà. Đã được sự đồng ý của Thăng, cô bé Liên-Chi không mở gói quà, nên cả hai không biết hai gói quà sau này, người khách giấu mặt cho cô bé món gì?
Thời gian trôi qua. Đến ngày giỗ đầu của Kim-Chi, bạn bè của Thăng và Kim-Chi không thiếu ai. Một người đàn ông lạ mặt xin phép gia đình đem đến đặt trước bàn thờ của Kim-Chi một bó lớn hoa hồng nhung đỏ thắm. Ông nhận mình là người chịu ơn Kim-Chi và xin được vái lạy trước bàn thờ nàng. Nhưng Thăng đã mau mắn nhận ra đấy cũng là người đàn ông đã đứng rất lâu trước linh cữu của Kim-Chi trong nhà quàn năm ngoái. Rồi mặc cho Thăng khẩn khoản mời ở lại dự lễ giỗ, ông ta cương quyết ra về, sau khi đưa mắt âu yếm nhìn Liên-Chi và buột miệng kêu lên: "Trời ơi! Cô bé giống mẹ làm sao? Giống như tạc khuôn vậy!"
Buổi chiều cuối năm dương lịch, cô bé Liên-Chi được bố chở từ trường về nhà sớm hơn mọi ngày. Xuống xe, Liên-Chi ngạc nhiên thấy người đàn ông lạ mặt lạy mẹ trong ngày giỗ, đang từ trong vội vã đi ra. Cô bé vừa kịp nhận thấy người đàn ông đặt một gói quà trước cửa nhà. Vốn thông minh, cô bé biết ngay đấy chính là người đàn ông đã cho quà cô bé bấy lâu nay. Cô bé chạy vội ra, nắm chặt tay người đàn ông lạ, miệng la to gọi Thăng:
"Ba ơi! Ông ấy đây rồi, ba ạ! Ba giữ ông ấy lại đi.
Giữ lại để con cám ơn ông ấy, ba ơi!"
Người đàn ông luống cuống, lúng túng tìm cách gỡ tay ra khỏi cô bé lanh lợi. Vừa khi ấy, Thăng bước xuống xe và từ tốn:
"Cháu nó đã có ý như thế, chắc ông cũng không nên làm cháu thất vọng. Xin mời ông vào nhà. Chúng tôi có chuyện muốn thưa cng ông."
Bối rối, người đàn ông phải theo cô bé bước vào nhà.
Liến thoắng, cô bé nói như reo lên:
"Con không biết ông là ai. Đúng là ông cho con quà phải không? Tại sao ông lại cho con nhiều quà thế? Ông biết không, mấy gói quà sau này, ba không cho con mở ra, nên con không biết ở trong, ông cho con cái gì? Mà tại sao ông lại cho con nhiều quà như thế, mà lại không cho con biết để con cảm ơn ông?" Trước hàng loạt câu hỏi dồn dập của Liên-Chi, người đàn ông chỉ trìu mến nhìn cô bé như muốn thu hết những nét đáng yêu của cô bé vào tâm khảm ông. Điều đó đã chứng tỏ cho Thăng biết rằng trực giác của con gái đã không lầm, khi đoan chắc người đàn ông này là chủ nhân của những gói quà ẩn danh lâu nay. Chàng phá tan sự im lặng của người đàn ông bằng câu hỏi khéo:
"Cháu đã cả quyết là ông gửi quà cho cháu lâu nay. Vậy ông cũng nên xác nhận để cháu cảm ơn ông chứ? Bố con tôi mãi thắc mắc không biết ai mà quan tâm đến cháu nhiều như thế. Hôm đám tang mẹ cháu, ông cũng có đến thăm viếng tận tình. Hôm giỗ, ông cũng không quên đem hoa đến cho Kim-Chi."
Người đàn ông cắn môi, ra dáng suy nghĩ. Ông ta không biết có nên nói ra những u uẩn trong lòng mình không? Những điều mà gần hai chục năm qua, ông vẫn nghĩ rằng sẽ sống để dạ, lúc chết, sẽ làm hành trang mang theo về bên kia thế giới.
Ông từ tốn ngồi xuống chiếc ghế Thăng mời. Cô bé Liên-Chi khẽ ngồi nép một bên, chờ đợi để biết vì sao ông khách cho con bé quà mà lại phải giấu tên, giấu mặt?
Thăng lại thúc giục:
"Hẳn là ông có quen biết với Kim-Chi? Có thể vợ tôi cảm thấy không cần thiết phải cho tôi biết những ơn nghĩa mà ông có với nàng. Bây giờ nàng không còn trên cõi đời này nữa. Nàng đã bỏ tôi, bỏ con để đi mãi mãi. Chắc ông cũng biết sự đau đớn mà tôi và con bé Liên-Chi phải chịu đựng trong hơn một năm qua. Có gì, xin ông cứ tự nhiên cho biết. Biết đâu, chúng ta sẽ vì Kim-Chi mà trở thành bạn thân với nhau chăng?" Ngập ngừng rất lâu, người đàn ông mới dè dặt cất tiếng:
"Tôi nói ra, sợ rằng ông sẽ không xem tôi là bạn, mà là ngược lại mất thôi. Tôi nghĩ thà cứ như thế này. Cứ để hai người đàn ông chúng ta cùng tôn thờ một người đàn bà..."
Bất chợt, Thăng la lên:
"Cái gì? Ông nói sao? Tôi không hiểu."
"Đấy. Mới chỉ chừng đó thôi, coi bộ ông đã không chịu được rồi. Nếu ông bình tĩnh cho phép, thì tôi mới dám thưa chuyện."
Thăng nhẫn nại, ngồi xuống:
"Vâng. Ông nói đi. Tôi xin nghe ." Xoa hai tay vào nhau, bằng một sự cố gắng, người đàn ông bắt đầu:
"Ngày đó, tôi còn trẻ. Tôi làm cán sự xã hội, giúp đỡ những người mới đến Mỹ. Kim-Chi bảo lãnh cha mẹ và đưa đến văn phòng tôi làm giấy tờ. Ngay lần đầu tiên gặp gỡ Kim-Chi, tôi đã bị tiếng sét ái tình quật ngã. Tôi choáng ngợp trước vẻ xinh đẹp, mặn mà, duyên dáng của nàng. Tôi biết tôi si mê nàng mất rồi. Những lần sau, tôi đã cố ý kéo dài thời gian gặp mặt để được nhìn ngắm dung nhan người tôi thầm yêu trộm nhớ. Tôi yêu trong vô vọng, vì nghĩ mình chỉ là một cán sự xã hội nhỏ bé, trong khi nàng đang là một thiếu nữ xinh đẹp, trẻ trung, ở vào lứa tuổi đầy hứa hẹn, một sinh viên Dược Khoa với tương lai rực rỡ.
Tôi vẫn âm thầm say mê nàng một cách tuyệt vọng, cho đến ngày Kim-Chi lên xe hoa làm vợ ông. Tưởng rằng như vậy thì tình yêu của tôi với nàng sẽ chết đi. Nhưng không ông ạ! Vẫn bền bỉ với thời gian và tôi vẫn hằng quan tâm đến nàng. Tôi vẫn thường xuyên đến tiệm thuốc tây để mua vài thứ lặt vặt, để được nhìn ngắm nàng và để đau đớn biết rằng tình yêu của tôi với nàng không hề nhạt phai. Nói ra thêm xấu hổ với ông rằng tôi luôn ghen với ông. Ông là người đàn ông hạnh phúc nhất trên cõi đời này. Năm ngoái, thật tình cờ trong một tiệm ăn, tôi lật tờ báo và rất đỗi kinh hoàng biết tin Kim-Chi ra người thiên cổ." Chờ cho Thăng hết bàng hoàng, người đàn ông chợt nhỏ giọng:
"Đó cũng là lý do tại sao tôi quan tâm đến cô bé Liên-Chi, con gái của ông và Kim-Chị Lần đầu gặp cháu ở nhà quàn, tôi kinh ngạc khi thấy cháu giống mẹ quá.
Nhìn cháu mà cứ tưởng như bóng hình Kim-Chi thu nhỏ lại. Ông còn hạnh phúc được thấy lại người thân yêu qua con gái. Tôi... Tôi không còn gì nữa cả, từ khi vĩnh biệt nàng tại nhà quàn. Thế là hết. Thế là xong. Tưởng rằng đã chấp nhận cuộc tình đơn phương trong vô vọng, tôi sống đơn chiếc, tôn thờ hình bóng Kim-Chi cho đến chết. Nào ngờ Trời đã chẳng chiều lòng người. Nghe đến đây, chắc ông cũng không nỡ trách tôi sao quá đường đột chen vào chuyện riêng của gia đình ông phải không? Ngay khi Kim-Chi còn sống, tôi đã không hề biểu lộ chút tình cảm nào cho nàng hay, bởi vì biết không ích lợi gì, chỉ làm phiền nàng thêm thôi."
Nghe người đàn ông lạ thổ lộ mối tình si, Thăng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chàng thẫn thờ nhìn người đàn ông đã yêu vợ mình một thời gian dài tuyệt vọng mà không hề hé lộ. Nếu ngày còn sống mà Kim-Chi biết được điều này, hẳn là nàng phải cảm động lắm. Vốn là người sống nhiều bằng nội tâm, có cuộc sống tình cảm phong phú, nhất định Kim-Chi sẽ rúng động khi biết có người âm thầm yêu nàng gần hai chục năm dài như thế. Chàng buột miệng hỏi:
"Sao khi Kim-Chi còn sống, ông không bộc lộ ít nhiều tình cảm của ông cho nàng biết?"
Gương mặt đượm nhiều đau khổ, người đàn ông cố nén tiếng thở dài:
"Ông còn xúi dại tôi làm vẩn đục bầu trời hạnh phúc của Kim-Chi nữa hay sao? Một mình tôi khổ đủ rồi. Vì yêu, mà bắt người mình yêu cũng khổ như mình, thì đâu có phải là tình yêu nữa hở ông?"
Thăng lại càng bàng hoàng, tê tái thêm. Người đàn ông này có một tình yêu cao thượng và triết lý sống đáng quý quá. Tiếc rằng Kim-Chi không một mảy may hay biết. Hiểu ý của Thăng, người đàn ông cười gượng gạo:
"Ông đừng tiếc tại sao khi còn sống, Kim-Chi không biết mối tình câm của tôi. Hãy để cho nàng thanh thản ra đi, không vướng bận trần gian."
Thăng nghiêm nét mặt, nhìn người đàn ông và chợt hỏi:
"Thế bây giờ còn lại là chuyện của ông và tôi. Ông muốn tôi phải làm gì đây?"
"Tôi chỉ có một thỉnh cầu duy nhất: nếu không có gì bất tiện, thỉnh thoảng ông cho phép tôi ghé thăm Liên-Chi, để qua cô bé, tôi bồi hồi rung động với hình ảnh người xưa, và để thắp cho Kim-Chi vài nén nhang thương tiếc."
"Ông không sợ tôi ghen hay sao?" Thăng cười buồn, trêu cợt người đàn ông. Nhưng ông ta thản nhiên đáp:
"Nếu biết ông có tính hay ghen, tôi đã chẳng bao giờ moi hết tim gan cùng ông nãy giờ. Nàng đã không còn. Cùng nòi đồng điệu, tôi biết ông chẳng hẹp gì. Nếu có chăng nữa, chỉ là một nỗi ghen dịu dàng, vì có người cùng yêu thương vợ mình nhiều như.. mình."
"Ông có mắt tinh đời thật. Đấy, bàn thờ nàng ở phía trong. Ông cứ tự nhiên mỗi khi đến thăm Liên-Chi và viếng mẹ cháu."
Có tiếng thở dài não nuột của người đàn ông, và nhẹ như hơi gió thoảng, tạt đến tai Thăng âm thanh của câu nói thầm vừa đủ một mình Thăng nghe:
"Ông... Ông cho phép tôi gọi Kim-Chi bằng tiếng... "Em" trìu mến chứ!"
Con bé Liên-Chi ngồi gần đấy, không nghe được câu nói của người đàn ông. Nhưng con bé lại nghe giọng nói thật lạ của ba nó:
"Ông cứ tự nhiên mà. Khách sáo làm gì nữa?"
st
Từ trong trái tim chàng, có những tiếng gào thét thất thanh, đầy phẫn nộ: "Em! Bây giờ thì em có thể biết được tình anh yêu em vô vọng trong nhiều năm quạ Khi em còn sống, anh đã không bao giờ nói. Thì bây giờ, đáng lẽ anh sẽ không bao giờ nói. Nhưng em ơi, nếu bây giờ không nói, thì vĩnh viễn không bao giờ anh thổ lộ được lòng anh. Anh không ngờ em đã sớm bỏ anh, bỏ chồng con mà đi. Nếu chồng con của em đã là một phần đời của em, thì em lại cũng chính là một phần đời của anh. Kể từ khi đọc những dòng cáo phó về em, thì anh biết rằng anh đã chết theo em rồi."
Đưa tay vịn nhẹ lên quan tài, chàng lại tiếp tục thì thầm không thành lời: "Em! Áo quan này không phải khâm liệm một mình em, mà đã khâm liệm cả anh rồi. Ngày mai, anh làm sao sống, nếu trên đời này đã không còn có em?"
Vài người khách viếng tiến đến bên chàng. Chàng vội vã thì thầm lời cuối: "Em, thanh thản ra đi em nhé! Chờ anh. Rồi anh sẽ theo em. Từ đây, cuộc sống của anh không còn ý nghĩa gì nữa. Kim-Chi! Anh vĩnh biệt em!"
Trước cái nhìn dò hỏi, đầy ngạc nhiên của tang quyến, người đàn ông hối hả rời khỏi nhà quàn. Cô bé Liên-Chi hiếu kỳ, nhìn theo người đàn ông lạ mặt đứng rất lâu trước linh cữu của mẹ. Sau cặp kính đen, người ta không thể nhìn thấy đôi mắt đẫm lệ của chàng.
Ra đến chỗ đậu xe, sức chịu đựng của người đàn ông cơ hồ đã hết. Chàng lảo đảo mở cửa xe, buông rơi mình xuống ghế và gục trên tay lái trong một sự đớn đau cng cực.
*
Cô bé Liên-Chi ngạc nhiên mở gói quà mang tên cô do bưu điện đưa đến. Cô bé kêu lên kinh ngạc:
"Trời, ba ơi! Một con búp bê lớn quá. Lớn như một em bé!"
Rồi Liên-Chi nhíu mày, băn khoăn:
"Mà ai gửi cho con thế này nhỉ? Con không biết ai cho quà con, làm sao con cám ơn người ta, hở bả"
Cũng ngạc nhiên như con gái, Thăng - ba của Liên-Chi - bối rối:
"Ừ, cũng lạ thật! Ai cho quà, mà không để lại tên và địa chỉ? Họ quên, hay cố ý?"
Đưa tay lục tung hộp giấy đựng quà, Liên-Chi kêu lên mừng rỡ:
"Đây rồi ba ơi! Ba nè. Có tấm thiệp nhỏ" - Liên-Chi đọc lớn cho Thăng nghe - "Thương mến chúc cháu vui tươi và xinh đẹp mãi". Cũng không có tên người cho quà, ba ơi! Con không biết ai cho, thì làm sao cám ơn bây giờ hở bả"
Thăng đăm chiêu, suy nghĩ về món quà của cô con gái. Ai? Ai cho quà con bé Liên-Chi mà lại ẩn mặt, giấu tên? Từ ngày Kim-Chi chết đi, hai bố con Thăng đã cố gắng hết sức mình để cuộc sống trở lại bình thường. Những công việc rất tự nhiên, như lo cơm nước, giặt giũ áo quần, lo công việc nhà, Thăng đã cố gắng thay Kim-Chi làm, nhưng càng cố gắng thì Thăng càng cảm thấy khó khăn và mệt mỏi. Thế mà Kim-Chi đã âm thầm chu toàn trong mười lăm năm qua, kể từ khi hai người lấy nhau và có con bé Liên-Chi năm nay đã mười ba tuổi. Những buổi đi làm về, đôi tay nhanh nhẹn, công việc đã thành thói quen, Kim-Chi chỉ loáng một cái, đã có mâm cơm nóng hổi dọn lên cho chồng con. Con bé Liên-Chi thì làm nũng mẹ suốt ngày. Những buổi đi phố mua sắm áo quần, hai mẹ con ríu rít như chim. Cởi ra, mặc vào, đi lui, đi tới cho mẹ ngắm, con bé Liên-Chi cứ như người biểu diễn thời trang.
Thăng thấy nhói đau trong lòng, khi chàng chợt nhớ ra rằng đã hơn sáu tháng nay, kể từ ngày Kim-Chi mất đi, Liên-Chi chưa được đi mua sắm quần áo mới. Chàng chợt thấy thương con vô vàn và biết rằng từ nay, Liên-Chi sẽ không bao giờ được săn sóc trong vòng tay mẹ hiền nữa. Chàng cũng không ngờ Kim-Chi vắn số như thế. Mộng ước tương lai, chàng và Kim-Chi chưa thực hiện được điều gì. Nào là chờ cho con bé Liên-Chi yên bề gia thất, hai vợ chồng sẽ đi du lịch đây đó. Âu-Châu, Úc-Châu, Á-Châu, thế giới đang mở rộng trước mắt, thì Kim-Chi đã vội rũ áo ra đi, để mặc cho chàng với tất cả đau thương, tang tóc.
Nghĩ đến đây, Thăng thấy mắt mình mờ lệ vì thương nhớ người vợ hiền bạc mệnh. Phải chi Kim-Chi sống với chàng vài năm nữa. Phải chi Kim-Chi chờ cho con bé Liên-Chi xong đại học. Phải chi căn bệnh tim đừng đến với Kim-Chị Phải chi Kim-Chi đừng bỏ chàng, bỏ con mà đi sớm như vậy. Phải chi và phải chị.. Để mặc cho Liên-Chi với món quà búp bê vừa nhận được, Thăng vật mình xuống mặt nệm và chàng khóc nức lên. Những buổi chiều và những buổi tối, chàng nhớ Kim-Chi điên cuồng. Hình ảnh nàng đi vào đi ra, nói cười duyên dáng đã luôn ám ảnh chàng. Chàng không thể nào quên Kim-Chi được. Chỉ trừ những khi bận rộn trong công việc, còn lại tất cả thì giờ rảnh rỗi có thể suy tư được, là chàng luôn nghĩ đến Kim-Chị "Kim-Chi! Kim-Chi! Anh không bao giờ nguôi thương nhớ em!" Biến cố Kim-Chi bỏ chàng vĩnh viễn ra đi, đã là một tai biến xấu nhất trong cuộc đời chàng. "Có điều gì đau đớn, khổ sở hơn là điều chàng đã không có Kim-Chi trong cuộc đời."
Chàng lăn mình, úp mặt xuống gối, để cho mặt gối mềm thấm đi những giọt nước mắt khóc vợ hiền. Lại một gói quà nữa, không có tên và địa chỉ người gửi, được bưu điện chuyển đến cho cô bé Liên-Chị Cô bé ngập ngừng trước khi tháo gói quà:
"Ba ơi, con có nên mở quà ra không? Kỳ cục! Ai cho quà con, mà cứ giữ bí mật hoài vậy bả Bây giờ con phải làm gì hở bả"
Trước câu hỏi dồn dập của con gái, Thăng điềm tĩnh: "Con cứ mở ra xem người ta gửi gì? Rồi ba sẽ có cách tìm ra người đó là ai?"
Liên-Chi vội vã mở gói quà được gói rất kỹ. Cô bé "ồ" lên một tiếng kinh ngạc khi chiếc áo đầm mầu hồng điểm những cánh hoa tím nho nhỏ hiện ra. Liên-Chi ướm thử trên người và thích thú nói với Thăng:
"Đẹp quá, ba ơi! Ba cho con mặc thử nghe ba!"
Trước niềm vui của con gái, Thăng gật đầu. Chàng xúc động không nói lên lời. Ngày xưa còn mẹ, Liên-Chi đâu có bao giờ phải thử quần áo một mình. Lúc nào cô bé cũng được mẹ làm cố vấn tối cao về trang phục. Chàng băn khoăn, không biết ai trong đám bạn bè chàng, hay bạn bè của Kim-Chi, đã âm thầm theo dõi chàng mà thay Kim-Chi, mua quà cho con bé Liên-Chỉ Ai đã cám cảnh mồ côi mẹ của cô bé mười ba tuổi? Ai đã vì Kim-Chi, vì chàng, mà làm công việc thiện nguyện tốt đẹp này?
Thăng chợt ra khỏi những suy nghĩ khi cô bé Liên-Chi lộng lẫy trong chiếc áo đầm hồng bước rạ Con bé nghiêng mình và tấm tắc khen:
"Đẹp quá ba à! Chắc đắt tiền lắm đó ba. Vừa vặn con in hệt. Giống nhự.. mẹ mua cho con."
Con bé ngập ngừng khi nhắc đến mẹ. Và lời nhắc của con đã khiến đôi mắt của Thăng như tối lại. "Kim-Chi! Kim-Chi! Em đâu rồi? Em thấy con bé cần em biết bao! Thế mà em nỡ bỏ đỉ"
Liên-Chi xoay mình cho cha ngắm. Rồi cô bé trầm ngâm:
"Người nào cho quà con, chắc phải thấy con kỹ lắm, mới mua đồ cho con vừa y như vậy được, ba há! Mà sao không cho con biết là ai để con cảm ơn, ba nhỉ? Ba, ba có đoán được là ai không hở bả"
Thăng ngập ngừng, đắn đo trước câu hỏi của con gái. Chàng cũng võ đoán, nhưng không chính xác lắm. Có thể của Ninh, Bích, Thúy, những người bạn thân thiết với Kim-Chi. Cũng có thể của Ngọc, Thảo, Hoa, những người bạn thân của chàng. Nhưng tại sao lại phải giấu mặt? Họ cũng có thể đem quà đến nhà, đưa tận tay cho Liên-Chi cơ mà! Hay họ ngại chàng và Liên-Chi không nhận sự thương xót của họ? Cũng có thể. Nhưng mà. Nhưng mà kỳ cục quá. Làm như người cho quà bắt buộc chàng và Liên-Chi phải nhận quà. Có muốn trả lại cho người gửi, cũng không có địa chỉ mà trả. Lần sau. Lần sau, chàng sẽ không cho Liên-Chi nhận quà nữa. Chàng sẽ bắt Liên-Chi trả quà lại. Ý Thăng đã quyết và chàng chờ.
Nhưng người cho quà ranh mãnh như ma. Lần thứ ba, gói quà được đưa đến tận nhà, để ở ngoài cửa trước khi chàng và Liên-Chi về. Được bố đón từ trường học về, xuống xe nhẩy chân sáo vào nhà, cô bé Liên-Chi chợt reo lên:
"Ba ơi! Con lại có quà nữa nè!"
Thăng vội ngăn chận con:
"Lần này, ba không muốn con nhận quà của người vô danh nữa, Liên-Chi ạ! Trả lại cho họ. Ngày mai, ba sẽ nhờ bưu điện trả lại cho người gửi."
Nhưng khi cầm gói quà trên tay, Thăng ngạc nhiên bảo con:
"Ồ, bữa nay gói quà được đưa tay đến nhà mình, con ạ! Họ không gửi bưu điện nữa, mà đưa tay đến nhà. Kỳ cục thật! Ba rất lấy làm ngạc nhiên."
Cô bé dè dặt nhìn cha:
"Mình làm gì bây giờ hở Ba? Con cũng đâu có muốn nhận quà nữa. Một con búp bệ Một cái áo đầm đắt tiền. Và một cái gì nữa đây, ba nhỉ? Nhận hoài, kỳ quá ba à!"
Con bé lúc lắc mái tóc và nũng nịu nói với Thăng. Chàng cũng đồng ý với con gái là không nên mở quà nữa. Cứ để đấy, xem sao. Chàng cũng hỏi khắp bạn bè của chàng và Kim-Chi, nhưng không ai nhận là chủ nhân của những gói quà cho Liên-Chi trong thời gian qua.
Vài tháng sau, lại một gói quà nữa được đưa đến tận nhà trong lúc Thăng và Liên-Chi vắng nhà. Đã được sự đồng ý của Thăng, cô bé Liên-Chi không mở gói quà, nên cả hai không biết hai gói quà sau này, người khách giấu mặt cho cô bé món gì?
Thời gian trôi qua. Đến ngày giỗ đầu của Kim-Chi, bạn bè của Thăng và Kim-Chi không thiếu ai. Một người đàn ông lạ mặt xin phép gia đình đem đến đặt trước bàn thờ của Kim-Chi một bó lớn hoa hồng nhung đỏ thắm. Ông nhận mình là người chịu ơn Kim-Chi và xin được vái lạy trước bàn thờ nàng. Nhưng Thăng đã mau mắn nhận ra đấy cũng là người đàn ông đã đứng rất lâu trước linh cữu của Kim-Chi trong nhà quàn năm ngoái. Rồi mặc cho Thăng khẩn khoản mời ở lại dự lễ giỗ, ông ta cương quyết ra về, sau khi đưa mắt âu yếm nhìn Liên-Chi và buột miệng kêu lên: "Trời ơi! Cô bé giống mẹ làm sao? Giống như tạc khuôn vậy!"
Buổi chiều cuối năm dương lịch, cô bé Liên-Chi được bố chở từ trường về nhà sớm hơn mọi ngày. Xuống xe, Liên-Chi ngạc nhiên thấy người đàn ông lạ mặt lạy mẹ trong ngày giỗ, đang từ trong vội vã đi ra. Cô bé vừa kịp nhận thấy người đàn ông đặt một gói quà trước cửa nhà. Vốn thông minh, cô bé biết ngay đấy chính là người đàn ông đã cho quà cô bé bấy lâu nay. Cô bé chạy vội ra, nắm chặt tay người đàn ông lạ, miệng la to gọi Thăng:
"Ba ơi! Ông ấy đây rồi, ba ạ! Ba giữ ông ấy lại đi.
Giữ lại để con cám ơn ông ấy, ba ơi!"
Người đàn ông luống cuống, lúng túng tìm cách gỡ tay ra khỏi cô bé lanh lợi. Vừa khi ấy, Thăng bước xuống xe và từ tốn:
"Cháu nó đã có ý như thế, chắc ông cũng không nên làm cháu thất vọng. Xin mời ông vào nhà. Chúng tôi có chuyện muốn thưa cng ông."
Bối rối, người đàn ông phải theo cô bé bước vào nhà.
Liến thoắng, cô bé nói như reo lên:
"Con không biết ông là ai. Đúng là ông cho con quà phải không? Tại sao ông lại cho con nhiều quà thế? Ông biết không, mấy gói quà sau này, ba không cho con mở ra, nên con không biết ở trong, ông cho con cái gì? Mà tại sao ông lại cho con nhiều quà như thế, mà lại không cho con biết để con cảm ơn ông?" Trước hàng loạt câu hỏi dồn dập của Liên-Chi, người đàn ông chỉ trìu mến nhìn cô bé như muốn thu hết những nét đáng yêu của cô bé vào tâm khảm ông. Điều đó đã chứng tỏ cho Thăng biết rằng trực giác của con gái đã không lầm, khi đoan chắc người đàn ông này là chủ nhân của những gói quà ẩn danh lâu nay. Chàng phá tan sự im lặng của người đàn ông bằng câu hỏi khéo:
"Cháu đã cả quyết là ông gửi quà cho cháu lâu nay. Vậy ông cũng nên xác nhận để cháu cảm ơn ông chứ? Bố con tôi mãi thắc mắc không biết ai mà quan tâm đến cháu nhiều như thế. Hôm đám tang mẹ cháu, ông cũng có đến thăm viếng tận tình. Hôm giỗ, ông cũng không quên đem hoa đến cho Kim-Chi."
Người đàn ông cắn môi, ra dáng suy nghĩ. Ông ta không biết có nên nói ra những u uẩn trong lòng mình không? Những điều mà gần hai chục năm qua, ông vẫn nghĩ rằng sẽ sống để dạ, lúc chết, sẽ làm hành trang mang theo về bên kia thế giới.
Ông từ tốn ngồi xuống chiếc ghế Thăng mời. Cô bé Liên-Chi khẽ ngồi nép một bên, chờ đợi để biết vì sao ông khách cho con bé quà mà lại phải giấu tên, giấu mặt?
Thăng lại thúc giục:
"Hẳn là ông có quen biết với Kim-Chi? Có thể vợ tôi cảm thấy không cần thiết phải cho tôi biết những ơn nghĩa mà ông có với nàng. Bây giờ nàng không còn trên cõi đời này nữa. Nàng đã bỏ tôi, bỏ con để đi mãi mãi. Chắc ông cũng biết sự đau đớn mà tôi và con bé Liên-Chi phải chịu đựng trong hơn một năm qua. Có gì, xin ông cứ tự nhiên cho biết. Biết đâu, chúng ta sẽ vì Kim-Chi mà trở thành bạn thân với nhau chăng?" Ngập ngừng rất lâu, người đàn ông mới dè dặt cất tiếng:
"Tôi nói ra, sợ rằng ông sẽ không xem tôi là bạn, mà là ngược lại mất thôi. Tôi nghĩ thà cứ như thế này. Cứ để hai người đàn ông chúng ta cùng tôn thờ một người đàn bà..."
Bất chợt, Thăng la lên:
"Cái gì? Ông nói sao? Tôi không hiểu."
"Đấy. Mới chỉ chừng đó thôi, coi bộ ông đã không chịu được rồi. Nếu ông bình tĩnh cho phép, thì tôi mới dám thưa chuyện."
Thăng nhẫn nại, ngồi xuống:
"Vâng. Ông nói đi. Tôi xin nghe ." Xoa hai tay vào nhau, bằng một sự cố gắng, người đàn ông bắt đầu:
"Ngày đó, tôi còn trẻ. Tôi làm cán sự xã hội, giúp đỡ những người mới đến Mỹ. Kim-Chi bảo lãnh cha mẹ và đưa đến văn phòng tôi làm giấy tờ. Ngay lần đầu tiên gặp gỡ Kim-Chi, tôi đã bị tiếng sét ái tình quật ngã. Tôi choáng ngợp trước vẻ xinh đẹp, mặn mà, duyên dáng của nàng. Tôi biết tôi si mê nàng mất rồi. Những lần sau, tôi đã cố ý kéo dài thời gian gặp mặt để được nhìn ngắm dung nhan người tôi thầm yêu trộm nhớ. Tôi yêu trong vô vọng, vì nghĩ mình chỉ là một cán sự xã hội nhỏ bé, trong khi nàng đang là một thiếu nữ xinh đẹp, trẻ trung, ở vào lứa tuổi đầy hứa hẹn, một sinh viên Dược Khoa với tương lai rực rỡ.
Tôi vẫn âm thầm say mê nàng một cách tuyệt vọng, cho đến ngày Kim-Chi lên xe hoa làm vợ ông. Tưởng rằng như vậy thì tình yêu của tôi với nàng sẽ chết đi. Nhưng không ông ạ! Vẫn bền bỉ với thời gian và tôi vẫn hằng quan tâm đến nàng. Tôi vẫn thường xuyên đến tiệm thuốc tây để mua vài thứ lặt vặt, để được nhìn ngắm nàng và để đau đớn biết rằng tình yêu của tôi với nàng không hề nhạt phai. Nói ra thêm xấu hổ với ông rằng tôi luôn ghen với ông. Ông là người đàn ông hạnh phúc nhất trên cõi đời này. Năm ngoái, thật tình cờ trong một tiệm ăn, tôi lật tờ báo và rất đỗi kinh hoàng biết tin Kim-Chi ra người thiên cổ." Chờ cho Thăng hết bàng hoàng, người đàn ông chợt nhỏ giọng:
"Đó cũng là lý do tại sao tôi quan tâm đến cô bé Liên-Chi, con gái của ông và Kim-Chị Lần đầu gặp cháu ở nhà quàn, tôi kinh ngạc khi thấy cháu giống mẹ quá.
Nhìn cháu mà cứ tưởng như bóng hình Kim-Chi thu nhỏ lại. Ông còn hạnh phúc được thấy lại người thân yêu qua con gái. Tôi... Tôi không còn gì nữa cả, từ khi vĩnh biệt nàng tại nhà quàn. Thế là hết. Thế là xong. Tưởng rằng đã chấp nhận cuộc tình đơn phương trong vô vọng, tôi sống đơn chiếc, tôn thờ hình bóng Kim-Chi cho đến chết. Nào ngờ Trời đã chẳng chiều lòng người. Nghe đến đây, chắc ông cũng không nỡ trách tôi sao quá đường đột chen vào chuyện riêng của gia đình ông phải không? Ngay khi Kim-Chi còn sống, tôi đã không hề biểu lộ chút tình cảm nào cho nàng hay, bởi vì biết không ích lợi gì, chỉ làm phiền nàng thêm thôi."
Nghe người đàn ông lạ thổ lộ mối tình si, Thăng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chàng thẫn thờ nhìn người đàn ông đã yêu vợ mình một thời gian dài tuyệt vọng mà không hề hé lộ. Nếu ngày còn sống mà Kim-Chi biết được điều này, hẳn là nàng phải cảm động lắm. Vốn là người sống nhiều bằng nội tâm, có cuộc sống tình cảm phong phú, nhất định Kim-Chi sẽ rúng động khi biết có người âm thầm yêu nàng gần hai chục năm dài như thế. Chàng buột miệng hỏi:
"Sao khi Kim-Chi còn sống, ông không bộc lộ ít nhiều tình cảm của ông cho nàng biết?"
Gương mặt đượm nhiều đau khổ, người đàn ông cố nén tiếng thở dài:
"Ông còn xúi dại tôi làm vẩn đục bầu trời hạnh phúc của Kim-Chi nữa hay sao? Một mình tôi khổ đủ rồi. Vì yêu, mà bắt người mình yêu cũng khổ như mình, thì đâu có phải là tình yêu nữa hở ông?"
Thăng lại càng bàng hoàng, tê tái thêm. Người đàn ông này có một tình yêu cao thượng và triết lý sống đáng quý quá. Tiếc rằng Kim-Chi không một mảy may hay biết. Hiểu ý của Thăng, người đàn ông cười gượng gạo:
"Ông đừng tiếc tại sao khi còn sống, Kim-Chi không biết mối tình câm của tôi. Hãy để cho nàng thanh thản ra đi, không vướng bận trần gian."
Thăng nghiêm nét mặt, nhìn người đàn ông và chợt hỏi:
"Thế bây giờ còn lại là chuyện của ông và tôi. Ông muốn tôi phải làm gì đây?"
"Tôi chỉ có một thỉnh cầu duy nhất: nếu không có gì bất tiện, thỉnh thoảng ông cho phép tôi ghé thăm Liên-Chi, để qua cô bé, tôi bồi hồi rung động với hình ảnh người xưa, và để thắp cho Kim-Chi vài nén nhang thương tiếc."
"Ông không sợ tôi ghen hay sao?" Thăng cười buồn, trêu cợt người đàn ông. Nhưng ông ta thản nhiên đáp:
"Nếu biết ông có tính hay ghen, tôi đã chẳng bao giờ moi hết tim gan cùng ông nãy giờ. Nàng đã không còn. Cùng nòi đồng điệu, tôi biết ông chẳng hẹp gì. Nếu có chăng nữa, chỉ là một nỗi ghen dịu dàng, vì có người cùng yêu thương vợ mình nhiều như.. mình."
"Ông có mắt tinh đời thật. Đấy, bàn thờ nàng ở phía trong. Ông cứ tự nhiên mỗi khi đến thăm Liên-Chi và viếng mẹ cháu."
Có tiếng thở dài não nuột của người đàn ông, và nhẹ như hơi gió thoảng, tạt đến tai Thăng âm thanh của câu nói thầm vừa đủ một mình Thăng nghe:
"Ông... Ông cho phép tôi gọi Kim-Chi bằng tiếng... "Em" trìu mến chứ!"
Con bé Liên-Chi ngồi gần đấy, không nghe được câu nói của người đàn ông. Nhưng con bé lại nghe giọng nói thật lạ của ba nó:
"Ông cứ tự nhiên mà. Khách sáo làm gì nữa?"
st