Trích lương dự phòng

xuyenut66

Member
Hội viên mới
Công ty mới thành lập, việc trích lập và sử dụng tiền lương dự phòng ra sao nhờ các anh chị tư vấn giùm em với, do em mới vào làm kế toán nên chưa có kinh nghiệm trong nghiệp vụ này
 
Ðề: Trích lương dự phòng

Công ty mới thành lập, việc trích lập và sử dụng tiền lương dự phòng ra sao nhờ các anh chị tư vấn giùm em với, do em mới vào làm kế toán nên chưa có kinh nghiệm trong nghiệp vụ này
Có thể bạn đang hiểu máy móc quá về vấn đề này. Thông thường chỉ có trích trước tiền lương phải trả CNV thôi chứ là gì có dự phòng tiền lương.
Khi DN đi vào hoạt động, chắc chắn sẽ phát sinh rất nhiều khoản CP trong đó có một phần ko nhỏ là chi phí tiền công, tiền lương cho người lao động và mức trả là mức mà chủ DN, Ban quản trị thỏa thuận trả cho người lao động được ghi trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể...
Việc trích trước một khoản để tạo lập thành quỹ tiền lương thường chỉ áp dụng với những DN có số lượng lao động lớn hay DN triệt để tuân thủ các quy định... Để bảo đảm việc trả tiền công, tiền lương luôn được bảo đảm bất luận tình hình sản xuất kinh doanh diễn ra thế nào thì họ mới trích lập quỹ lương.
Đây chỉ là vài nét sơ bộ, bạn tham khảo và xác định có cần phải thiết lập và áp dụng đến vấn đề này ko!
 
Ðề: Trích lương dự phòng

TÀI KHOẢN 335:CHI PHÍ PHẢI TRẢ
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.
Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.
Thuộc loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:
1. Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép.
2. Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.
3. Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.
4. Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo hạn).
1. Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.
2. Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước).
 
Ðề: Trích lương dự phòng

Cái mà bạn chudinhxinh nêu ra hình như đâu phải là cái quỹ dự phòng tiền lương đâu phải không ta. Cái 335 này hình như chỉ dùng cho trường hợp Cty làm mùa vụ. Thời gian nghỉ nhưng vẫn phải trả lương cho nhân viên. Nên mới sử dụng cái này. Còn cái quỹ dự phòng tiền lương phải dung 352 phải không mọi người.
 
Ðề: Trích lương dự phòng

Cái mà bạn chudinhxinh nêu ra hình như đâu phải là cái quỹ dự phòng tiền lương đâu phải không ta. Cái 335 này hình như chỉ dùng cho trường hợp Cty làm mùa vụ. Thời gian nghỉ nhưng vẫn phải trả lương cho nhân viên. Nên mới sử dụng cái này. Còn cái quỹ dự phòng tiền lương phải dung 352 phải không mọi người.

có lẽ bạn hiểu nhầm hai TK, chudinhxinh dùng tk 335 cho trích lương dự phòng kinh doanh trong kỳ là đúng còn TK 352 là dự phòng phải trả (nợ và nghĩa vụ nợ) được lập vào mỗi năm một lần vào cuối niên độ.
 
Ðề: Trích lương dự phòng

Bạn cho mình hỏi là trong thông tư 78/2014 tại Điều 6, Khoản 2.5, Điểm c) có viết
"Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%."
Vậy theo bạn thì việc trích lập dự phòng tiền lương mình sẽ đưa vào TK nào.
Mình cũng mơ hồ cái này quá. Với lại khi nào thì mình cần lập khoản dự phòng này nhỉ ???
 
Ðề: Trích lương dự phòng

Bạn cho mình hỏi là trong thông tư 78/2014 tại Điều 6, Khoản 2.5, Điểm c) có viết
"Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%."
Vậy theo bạn thì việc trích lập dự phòng tiền lương mình sẽ đưa vào TK nào.
Mình cũng mơ hồ cái này quá. Với lại khi nào thì mình cần lập khoản dự phòng này nhỉ ???
đúng vấn đề mình đang quan tâm? mà không có ai trả lời tiếp? a @chudinhxinh ơi, a có thể nói rõ khi nào được lập quỹ dự phòng tiền lương? nếu đảm bảo DN có lãi, trích ko quá 17%, trong khi tiền mặt tồn cao mà lại phải lập quỹ dự phòng? như vậy có bất hợp lý không ạ?
 
Trích lập phải có căn cứ thực chi
đúng vấn đề mình đang quan tâm? mà không có ai trả lời tiếp? a @chudinhxinh ơi, a có thể nói rõ khi nào được lập quỹ dự phòng tiền lương? nếu đảm bảo DN có lãi, trích ko quá 17%, trong khi tiền mặt tồn cao mà lại phải lập quỹ dự phòng? như vậy có bất hợp lý không ạ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top