Bạn ơi cho mình hỏi với nếu nộp lên 1% thì nộp lên đâu?theo mình biết giữ lại DN 1% còn nộp lên 1% sử dụng KPCĐ trong các trường hợp thăm quan nghỉ mát,thăm người ốm, sinh đẻ, viếng đám tang..
Mọi người ơi cho em hỏi chút nhé:
Kinh phí công đoàn trích lập tại các DN là 2% quỹ lương thực tế chi trả, vậy việc sử dụng nguồn kinh phí công đoàn này như thế nào ạ?
Ở một số tổng công ty thì phải trích nộp một khoản kinh phí công đoàn lên cấp trên đúng ko ạ?
Thêm tí nhé, đây là quy định cũ còn như QĐ 15 có kèm theo bản kê các khoản trích nộp theo lương, không thấy quy định bao nhiêu %. Thế nên cứ lấy thằng ni phang vậy! khà khàTrích 2% trên tổng chi lương là đúng.
TT15/TT-LB nói:THÔNG TƯCỦA LIÊN BỘ BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 15/TT-LB NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 1991 HƯỚNG DẪN NGUỒN TRÍCH KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN VÀ BHXH THUỘC CÔNG ĐOÀN QUẢN LÝ Trong khi Nhà nước chưa cải tiến chế độ bảo hiểm xã hội - tiền lương để bảo đảm nguồn chi trả trợ cấp BHXH cho CNVC đang làm việc bị ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nữ CNVC có thai, sinh đẻ và hoạt động của công đoàn các cấp. Liên Bộ Tài chính - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tạm thời hướng dẫn bổ sung Thông tư số 30-TLĐ ngày 15-1-1987 của Liên Bộ Tài chính - Tổng Công đoàn Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc trích nộp kinh phí BHXH và Thông tư số 32-TT/LĐ ngày 29-5-1991 của Liên Bộ Tài chính - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc trích nộp kinh phí công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quản lý như sau:
1. Đối với khu vực sản xuất - kinh doanh:
Căn cứ tính trích nộp quỹ BHXH 5% và kinh phí công đoàn 2% là tổng quỹ tiền lương thực tế trả cho CNVC trên cơ sở đơn giá tiền lương được duyệt và thực tế đã trả cho CNVC của đơn vị theo kết quả sản xuất - kinh doanh; việc sử dụng và quản lý nguồn quỹ vẫn theo quy định tại 2 Thông tư nói trên.
2. Đối với khu vực hành chính sự nghiệp
Căn cứ tính chuyển kinh phí cho quỹ BHXH (5%) và kinh phí công đoàn (2%) là tổng quỹ tiền lương thực trả (theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng) và các khoản trợ cấp khó khăn theo các Quyết định của Nhà nước hiện hành; (Quyết định số 319/HĐBT ngày 1-9-1990, Quyết định số 449-HĐBT ngày 31-12-1990, Quyết định số 129-HĐBT ngày 20-4-1991);
Quyết định số 324-HĐBT ngày 18-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng và các Quyết định tiếp theo (nếu có),
Thông tư này thi hành từ ngày 1-1-1992; các tổ chức Công đoàn cơ sở, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, quận, huyện và công đoàn các ngành Trung ương phối hợp với các cơ quan Tài chính cùng cấp thu đủ, thu đúng để đảm bảo nguồn chi BHXH và hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp;
Quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bộ Tài chính để bổ sung kịp thời.
BỘ TÀI CHÍNH(Đã ký)
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM(Đã ký)
Lý Tài Luận Cù Thị Hậu
-----------------------------------------------------------------------------------------2. Mức và căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn
a/ Cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây.
b/ Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây.
c/ Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích, nộp kinh phí công đoàn nêu tại khoản a và b nêu trên thống nhất với khoản phụ cấp làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực (nếu có).
d/ Đối với cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Quĩ lương làm căn cứ trích, nộp kinh phí công đoàn không bao gồm hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu; thực hiện theo quy định hiện hành đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Trích 2% trên tổng chi lương là đúng.
Việc sử dụng sẽ do Công đoàn và Ban Giam đốc duyệt chi như tếh nào.
Còn việc phải nộp lên cấp trên thì còn tuỳ theo quy chế hoạt động nữa.
II- NỘI DUNG THU - CHI QUỸ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ.
A- PHẦN THU.
1- Thu kinh phí công đoàn: Thực hiện theo tinh thần thông tư liên tịch số 76/1999/TTLT/TC-TLĐ ngày 16/6/1999 của Bộ Tài chính - Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam về việc hướng dẫn trích nộp KPCĐ:
1.1/ Đối với công đoàn cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Không phải trực tiếp thu KPCĐ, mà do công đoàn các cấp trên thu qua cơ quan Tài chính Nhà nước, sau đó cấp cho công đoàn cơ sở bình quân bằng 50% số KPCĐ đã thu qua cơ quan Tài chính Nhà nước.
1.2/ Đối với công đoàn cơ sở trong các cơ quan, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nơi có tổ chức công đoàn: Công đoàn cơ sở trực tiếp thu KPCĐ bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả của đơn vị, được giữ lại bình quân 50% để chi tiêu, nộp lên công đoàn cấp trên 50%.