Trao đổi: Về cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính
Khi đọc các giáo trình kế toán doanh nghiệp do một số trường đại học biên soạn (xin không được nêu tên) … tôi rất băn khoăn về cách hướng dẫn việc tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính mà các giáo trình này đưa ra. Theo các giáo trình này thì cách tính khấu hao tài sản cố định hàng tháng để ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp tuyến tính được áp dụng theo công thức (công thức 1):
Số khấu hao TSCĐ phải trích tháng này = Số khấu hao đã
trích tháng trước + Số khấu hao tăng tháng này - Số khấu hao giảm tháng này
Việc đưa ra công thức trên đều được các giáo trình giải thích là “để đơn giản cho việc tính toán”. Là người làm công tác giảng dạy, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này với điều kiện đơn giản nhưng phải chính xác. Song công thức này đưa ra có đảm bảo tính chính xác khi khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính để ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng hay không chính là điều tôi cần trao đổi với tất cả những người có quan tâm đến vấn đề này.
Trước hết ta xem xét từng chỉ tiêu của công thức 1:
Số khấu hao tăng tháng này theo các giáo trình đưa ra được tính toán như sau (công thức 2)
Sè khÊu
hao tăng
tháng này
=
( Nguyên giá tăng tháng này x Tỷ lệ khấu hao
x
Số ngày
tăng trong tháng
12 tháng
Số ngày dương lịch của tháng này
Trong đó tài sản cố định tăng từ ngày nào thì tính số ngày tăng từ ngày đó.
Số khấu hao giảm tháng này theo các giáo trình đưa ra được tính toán như sau (công thức 3)
Sè khÊu
hao giảm
tháng này
=
( Nguyên giá giảm tháng này x Tỷ lệ khấu hao
x
Số ngày giảm trong tháng
12 tháng
Số ngày dương lịch của tháng này
Trong đó tài sản cố định giảm từ ngày nào thì tính số ngày giảm từ ngày đó.
Công thức 2 và 3 đưa ra là hoàn toàn chính xác theo quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính.
Điều không chính xác là chỉ tiêu: Số khấu hao đã trích tháng trước.
Số khấu hao đã trích tháng trước tính như thế nào? Có phải nó được tính theo công thức:
Số khấu hao TSCĐ phải trích tháng trước = Số khấu hao đã trích
tháng trước nữa + Số khấu hao tăng tháng trước - Số khấu hao giảm tháng trước
Số khấu hao tăng tháng trước được tính theo số ngày tăng của tháng trước còn số khấu hao giảm tháng trước được tính theo số ngày giảm tháng trước, trong khi đó những TSCĐ tăng tháng trước thì tháng này phải tính khấu hao cả tháng còn những TSCĐ giảm tháng trước thì tháng này không phải tính khấu hao cả tháng, do đó lấy số khấu hao đã trích tháng trước để làm căn cứ tính khấu hao tháng này là không đúng, không chính xác.
Mặt khác trong chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/ QĐ- BTC ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có đưa ra mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định như sau (mẫu 1)
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng … năm …
Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274 6414 6424
I. Số khấu hao đã trích tháng trước
II. Số khấu hao tăng tháng này
- …
- …
III. Số khấu hao giảm tháng này
-…
-…
IV. Số khấu hao phải trích tháng này
Việc tính toán các chỉ tiêu trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được tính theo công thức 1; 2; 3 đã nêu ở trên nên cũng có thể nói là không chính xác, điều này chắc chắn không cần chứng minh ta cũng thấy rõ.
Từ việc hướng dẫn cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao như các tài liệu đã trình bày xét về mặt khoa học là không chặt chẽ bởi khoa học là phải tiến tới sự chính xác, mặt khác nó không đúng với tinh thần của quyết định 2006/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính vì theo cách tính này thì số khấu hao phải trích trong tháng sẽ không phù hợp với số khấu hao thực phải trích. Xét về mặt ứng dụng là không thực tế bởi không có doanh nghiệp nào lập bảng tính và phân bổ khấu hao như vậy vì nó không giúp doanh nghiệp ghi chép vào thẻ TSCĐ được chính xác phù hợp với thời gian tăng (giảm) của TSCĐ.
Từ sự xem xét trên mà bản thân tôi phải đưa ý kiến của mình ra để chúng ta cùng xem lại cách tính khấu hao TSCĐ để lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính một cách đơn giản, chính xác, khoa học vừa phù hợp trong công tác giảng dạy, nghiên cứu lại vừa phù hợp với thực tế.
Thứ nhất: Với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc lần đầu tiên áp dụng quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì tháng đầu tiên tính số khấu hao phải trích trong tháng ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh được áp dụng theo công thức ( công thức 4)
Số khấu hao TSCĐ phải trích tháng này = Số khấu hao của
TSCĐ có đầu tháng
này + Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng - Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm
Trong đó: Số khấu hao củaTSCĐ có đầu tháng này được tính toán xác định cho từng TSCĐ có đầu tháng. Số khấu hao của từng TSCĐ có đầu tháng được tính theo công thức:
Số khấu hao của từngTSCĐ
có đầu tháng này = (Nguyên giá TSCĐ có đầu tháng này x Tỷ lệ khấu hao)
12 tháng
Còn số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng tính theo công thức 2, Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm tính theo công thức 3
Với tháng đầu tiên thì việc tính toán khấu hao TSCĐ sẽ mất khá thời gian và tốn kém tiền của . Với cách này thì bảng tính và phân bổ khấu hao tháng đầu tiên sẽ có kết cấu theo mẫu sau: ( mẫu 2)
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng … năm …
Chỉ tiêu Số ngày tăng giảm Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274 6414 6424
I. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng trước
II. Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này
III. Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này
IV. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng này
-…
-…
V. Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng
- …
- …
VI. Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm
-…
-…
VII. Số khấu hao phải trích tháng này
Trong mẫu trên thì lần đầu tiên khi lập bảng này thì chỉ tiêu I; II; III bỏ trống không phải xác định vì đây là tháng đầu nên không có tháng trước, còn chỉ tiêu VI thì phải tính toán khá chi tiết tỷ mỷ và khá tốn công sức nhưng cũng chỉ phải làm 1 lần mà không lặp lại vào tháng sau.
Thứ 2: Với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và ít nhất là tháng thứ 2 áp dụng quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vẫn lập theo mẫu 2 và các chỉ tiêu trong bảng được xác định như sau
- Chỉ tiêu I "Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng trước ": Chỉ tiêu này lấy từ chỉ tiêu IV của bảng tính và phân bổ khấu hao tháng trước để ghi.
- Chỉ tiêu II.” Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này”. Để lập chỉ tiêu này kế toán phải ghi tên, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ tăng tháng trước và xác định số khấu hao cho từng TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này ở từng bộ phận và doanh nghiệp sau đó tổng hợp lại để được chỉ tiêu II theo công thức:
Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này = ( Nguyên giá TSCĐ tăng tháng trước X Tỷ lệ khấu hao
12 tháng
- Chỉ tiêu III.” Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này”.
Để lập chỉ tiêu này kế toán phải ghi tên, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ giảm tháng trước và xác định số khấu hao cho từng TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này ở từng bộ phận và doanh nghiệp sau đó tổng hợp lại để được chỉ tiêu III theo công thức:
Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này = ( Nguyên giá TSCĐ giảm tháng trước X Tỷ lệ khấu hao
12 tháng
- Chỉ tiêu IV: Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng này được tính theo công thức:
Sè KH. TSCĐ có đầu tháng này
= Số KH của TSCĐ có đầu tháng trước
+ Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này
- Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này
- Chỉ tiêu V “. Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng ": Mỗi TSCĐ tăng được ghi một dòng đầy đủ tên, số ngày tăng, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao để xác định số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng ở từng bộ phận và toàn doanh nghiệp theo công thức:
Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng
=
( Nguyên giá tăng tháng này X Tỷ lệ khấu hao
x
Số ngày tăng trong tháng
12 tháng
Số ngày trong tháng này
- Chỉ tiêu VI " Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm ": Mỗi TSCĐ giảm được ghi đầy đủ tên, số ngày giảm, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao để xác định số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm ở từng bộ phận và toàn doanh nghiệp theo công thức:
Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm
= ( Nguyên giá giảm tháng này x Tỷ lệ
khÊu hao x Số ngày giảm trong tháng
này
12 tháng
Số ngày trong tháng
- Chỉ tiêu VI Số Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí tháng này được tính như sau:
Sè KH. TSCĐ tính vào chi phí tháng này
= Số KH của TSCĐ có đầu tháng này
+ Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng
- Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm
Từ ý kiến trao đổi trên, tôi có thể minh hoạ về cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo đề xuất để làm sáng tỏ hơn vấn đề trao đổi :
Giả sử tại công ty A tháng 3/2008 bắt đầu đi vào hoạt động có số liệu về tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh đầu tháng và tăng giảm như sau (đơn vị tính 1000đ)
(1) TSCĐ có đầu tháng 3/2008
Bộ phận sử dụng
TSC§ Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Bộ phận BH Bộ phận QLDN
NG TLKH NG TLKH NG TLKH NG TLKH
- Nhà cửa , vật kiến trúc 240.000 12% 180.000 12% 154.000 9,6% 350.000 9,6%
- Máy móc thiết bị 500.000 12% 730.000 12% - - - -
- Phương tiện vận tải - - - - 21.2.000 9,6% - -
- Thiết bị quản lý - - - - - - 100.000 12%
(2) Tình hình tăng giảm TSCĐ trong tháng 3/2008
-Biên bản bàn giao TSCĐ số 01 ngày 2/3/2008 về mua máy móc thiết bị dùng cho phân xưởng I: Nguyên giá: 160.600; tỷ lệ khấu hao 12%
-Biên bản bàn giao TSCĐ số 02 ngày 15/3/2008 nhận bàn giao văn phòng làm việc của Ban giám đốc do phòng kỹ thuật bàn giao đưa vào sử dụng ngày 15/3/ 2008 theo giá trị quyết toán 50.000; tỷ lệ khấu hao 9,6%
-Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ số 01 ngày 25/3/2008 nhượng bán một máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng I: Nguyên giá: 60.000 ; tỷ lệ khấu hao 9,6%
- Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ số 02 ngày 28/3/2008 nhượng bán một thiết bị quản lý của bộ phận quản lý doanh nghiệp trị giá 20.000; tỷ lệ khấu hao 12%
Biết công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính
Căn cứ vào tài liệu trên ta lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 3/2008 như sau ( lập theo mẫu 2)
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 3 năm 2008 (đơn vị tính 1000đ)
Chỉ tiêu Số ngày tăng giảm Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274
PX1 6274
PX2 6414 6424
I. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng trước
II. Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này
III. Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này
IV. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng này 22.116 7.400 9.100 1.816 3.800
- Nhà cửa , vật kiến trúc PX I 240..000 12% 2400 2400
- Nhà cửa , vật kiến trúc PX2 180..000 12% 1800 1800
- Nhà cửa , vật kiến trúc BPBH 15..000 9,6% 120 120
- Nhà cửa , vật kiến trúc BPQLDN 350..000 9,6% 2800 2800
-Máy móc thiết bị PX1 500...000 12% 5000 5000
-Máy móc thiết bị PX2 730..000 12% 7300 7300
-Phương tiện vận tải ở BPBH 21.2..000 9,6% 1696 1696
- TBQL ở BPQLDN 100..000 12% 1000 1000
V. Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng 1.773 1.554 219
- Tăng máy móc thiết bị PX 1 30 160.600 12% 1554 1554
- Tăngvăn phòng làm việc của Ban giám đốc 17 50.000 9,6% 219 219
VI. Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm 134 108 26
- Nhượng bán một máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng I 7 60.000
9,6% 108 108
- Nhượng bán một thiết bị quản lý của bộ phận QLDN 4 20.000 12% 26 26
VII. Số khấu hao phải trích tháng này 23.755 8.846 9.100 1.816 3.993
Giả sử tháng 4 năm 2008 công ty A có tình hình tăng giảm TSCĐ như sau ( ĐVT: 1.000đ)
- Biên bản bàn giao TSCĐ số 03 ngày 5/4/2008 về mua máy móc thiết bị dùng cho phân xưởng I: Nguyên giá: 460.000; tỷ lệ khấu hao 12%
- Biên bản bàn giao TSCĐ số 04 ngày 25/4/N nhận bàn giao nhà xưởng cho phân xưởng 2 đưa vào sử dụng theo giá trị quyết toán 350.000; tỷ lệ khấu hao 12%
- Biên bản nhượng bán TSCĐ số 03 ngày12/4/2008 về bán một thiết bị quản lý ở Bộ phận QLDN. Nguyên giá:18.000, tỷ lệ khấu hao 12%
Khi đó bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được lập theo mẫu 2 như sau
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 4 năm 2008 (đơn vị tính 1000đ)
Chỉ tiêu Số ngày tăng giảm Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274
PX1 6274
PX2 6414 6424
I. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng trước 22.116 7.400 9.100 1.816 3.800
II. Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này 2.006 1.606 400
- Tăng máy móc thiết bị PX 1 160.600 12% 1.606 1.606
- Tăngvăn phòng làm việc của Ban giám đốc 50.000 9,6% 400 400
III. Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này 680 480 200
- Nhượng bán một máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng I 60.000
9,6% 480 480
- Nhượng bán một thiết bị quản lý của bộ phận QLDN 20.000 12% 200 200
IV. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng này 23.442 8.526 9.100 1.816 4.000
V. Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng 4.687 3.987 700
- Tăng máy móc thiết bị PX 1 26 460.000 12% 3.987 3.987
- Bàn giao nhà xưởng cho phân xưởng 2 6 350.000 12% 700 700
VI. Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm 114 114
- Nhượng bán một thiết bị quản lý của bộ phận QLDN 19 18.000 12% 114 114
VII. Số khấu hao phải trích tháng này 28.015 12.513 9.800 1.816 3.886
Tuy nhiên tôi cũng phải chứng minh rằng việc tính khấu hao và lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo các tài liệu hướng dẫn sẽ nhỏ hơn số khấu hao theo cách làm của tôi. Cụ thể bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 4 /2008 lập theo mẫu 1 như sau
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 4 năm 2008
Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274
PX1 6274 PX2 6414 6424
I. Số khấu hao đã trích tháng trước 23.755 8.846 9.100 1.816 3.993
II. Số khấu hao tăng tháng này 4.687 3.987 700
- Tăng máy móc thiết bị PX 1 ngày 5/4 460.000 12% 3.987 3.987
- Tăng nhà xưởng cho phân xưởng 2 ngày25/4 350.000 12% 700 700
III. Số khấu hao giảm tháng này 114 114
- Nhượng bán thiết bị ở BP QLDN ngày 12/4 18.000 12% 114 114
IV. Số khấu hao phải trích tháng này 28.328 12.833 9.800 1.816 3.879
So sánh 2 bảng tính và phân bổ khấu hao của tháng 4/2008 thì rõ ràng số khấu hao phải trích trong tháng mà các tài liệu hướng dẫn sẽ không khớp với cách tính khấu hao mà tôi đưa ra, lý do là việc trích khấu hao theo hướng dẫn của các tài liệu là do công thức tính khấu hao(cụ thể là chỉ tiêu “I. Số khấu hao đã trích tháng trước”) mà các tài liệu đưa ra không phù hợp với quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Những ý kiến trao đổi trên hoàn toàn không phải chưa được kiểm chứng mà nó đã được tôi triển khai cho khá nhiều doanh nghiệp và được đưa ra hội thảo tại trường trung học kinh tế Hà tây và đã được thống nhất đưa vào giảng dạy, nay xin được đưa ra phạm vi rộng hơn để mọi người cùng tham khảo và bổ xung đóng góp thêm để nó trở thành tài liệu hữu ích trong quá trình biên soạn các tài liệu giảng dạy nhằm thực hiện quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính một cách chính xác, đơn giản, không hề có sai sót và cũng là để những nhà xây dựng chế độ kế toán có những hướng dẫn phù hợp hơn.
Thạc sỹ: Vương Anh Tuấn
Trưởng khoa Kế toán
Trường Trung cấp kinh tế tài chính Hà Nội
Địa chỉ: Km 15 Quốc lộ 6A hướng Hà nội đi Hoà bình
Khi đọc các giáo trình kế toán doanh nghiệp do một số trường đại học biên soạn (xin không được nêu tên) … tôi rất băn khoăn về cách hướng dẫn việc tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính mà các giáo trình này đưa ra. Theo các giáo trình này thì cách tính khấu hao tài sản cố định hàng tháng để ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp tuyến tính được áp dụng theo công thức (công thức 1):
Số khấu hao TSCĐ phải trích tháng này = Số khấu hao đã
trích tháng trước + Số khấu hao tăng tháng này - Số khấu hao giảm tháng này
Việc đưa ra công thức trên đều được các giáo trình giải thích là “để đơn giản cho việc tính toán”. Là người làm công tác giảng dạy, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này với điều kiện đơn giản nhưng phải chính xác. Song công thức này đưa ra có đảm bảo tính chính xác khi khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính để ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng hay không chính là điều tôi cần trao đổi với tất cả những người có quan tâm đến vấn đề này.
Trước hết ta xem xét từng chỉ tiêu của công thức 1:
Số khấu hao tăng tháng này theo các giáo trình đưa ra được tính toán như sau (công thức 2)
Sè khÊu
hao tăng
tháng này
=
( Nguyên giá tăng tháng này x Tỷ lệ khấu hao
x
Số ngày
tăng trong tháng
12 tháng
Số ngày dương lịch của tháng này
Trong đó tài sản cố định tăng từ ngày nào thì tính số ngày tăng từ ngày đó.
Số khấu hao giảm tháng này theo các giáo trình đưa ra được tính toán như sau (công thức 3)
Sè khÊu
hao giảm
tháng này
=
( Nguyên giá giảm tháng này x Tỷ lệ khấu hao
x
Số ngày giảm trong tháng
12 tháng
Số ngày dương lịch của tháng này
Trong đó tài sản cố định giảm từ ngày nào thì tính số ngày giảm từ ngày đó.
Công thức 2 và 3 đưa ra là hoàn toàn chính xác theo quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tuyến tính.
Điều không chính xác là chỉ tiêu: Số khấu hao đã trích tháng trước.
Số khấu hao đã trích tháng trước tính như thế nào? Có phải nó được tính theo công thức:
Số khấu hao TSCĐ phải trích tháng trước = Số khấu hao đã trích
tháng trước nữa + Số khấu hao tăng tháng trước - Số khấu hao giảm tháng trước
Số khấu hao tăng tháng trước được tính theo số ngày tăng của tháng trước còn số khấu hao giảm tháng trước được tính theo số ngày giảm tháng trước, trong khi đó những TSCĐ tăng tháng trước thì tháng này phải tính khấu hao cả tháng còn những TSCĐ giảm tháng trước thì tháng này không phải tính khấu hao cả tháng, do đó lấy số khấu hao đã trích tháng trước để làm căn cứ tính khấu hao tháng này là không đúng, không chính xác.
Mặt khác trong chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/ QĐ- BTC ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có đưa ra mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định như sau (mẫu 1)
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng … năm …
Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274 6414 6424
I. Số khấu hao đã trích tháng trước
II. Số khấu hao tăng tháng này
- …
- …
III. Số khấu hao giảm tháng này
-…
-…
IV. Số khấu hao phải trích tháng này
Việc tính toán các chỉ tiêu trong bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được tính theo công thức 1; 2; 3 đã nêu ở trên nên cũng có thể nói là không chính xác, điều này chắc chắn không cần chứng minh ta cũng thấy rõ.
Từ việc hướng dẫn cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao như các tài liệu đã trình bày xét về mặt khoa học là không chặt chẽ bởi khoa học là phải tiến tới sự chính xác, mặt khác nó không đúng với tinh thần của quyết định 2006/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính vì theo cách tính này thì số khấu hao phải trích trong tháng sẽ không phù hợp với số khấu hao thực phải trích. Xét về mặt ứng dụng là không thực tế bởi không có doanh nghiệp nào lập bảng tính và phân bổ khấu hao như vậy vì nó không giúp doanh nghiệp ghi chép vào thẻ TSCĐ được chính xác phù hợp với thời gian tăng (giảm) của TSCĐ.
Từ sự xem xét trên mà bản thân tôi phải đưa ý kiến của mình ra để chúng ta cùng xem lại cách tính khấu hao TSCĐ để lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính một cách đơn giản, chính xác, khoa học vừa phù hợp trong công tác giảng dạy, nghiên cứu lại vừa phù hợp với thực tế.
Thứ nhất: Với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động hoặc lần đầu tiên áp dụng quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì tháng đầu tiên tính số khấu hao phải trích trong tháng ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh được áp dụng theo công thức ( công thức 4)
Số khấu hao TSCĐ phải trích tháng này = Số khấu hao của
TSCĐ có đầu tháng
này + Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng - Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm
Trong đó: Số khấu hao củaTSCĐ có đầu tháng này được tính toán xác định cho từng TSCĐ có đầu tháng. Số khấu hao của từng TSCĐ có đầu tháng được tính theo công thức:
Số khấu hao của từngTSCĐ
có đầu tháng này = (Nguyên giá TSCĐ có đầu tháng này x Tỷ lệ khấu hao)
12 tháng
Còn số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng tính theo công thức 2, Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm tính theo công thức 3
Với tháng đầu tiên thì việc tính toán khấu hao TSCĐ sẽ mất khá thời gian và tốn kém tiền của . Với cách này thì bảng tính và phân bổ khấu hao tháng đầu tiên sẽ có kết cấu theo mẫu sau: ( mẫu 2)
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng … năm …
Chỉ tiêu Số ngày tăng giảm Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274 6414 6424
I. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng trước
II. Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này
III. Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này
IV. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng này
-…
-…
V. Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng
- …
- …
VI. Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm
-…
-…
VII. Số khấu hao phải trích tháng này
Trong mẫu trên thì lần đầu tiên khi lập bảng này thì chỉ tiêu I; II; III bỏ trống không phải xác định vì đây là tháng đầu nên không có tháng trước, còn chỉ tiêu VI thì phải tính toán khá chi tiết tỷ mỷ và khá tốn công sức nhưng cũng chỉ phải làm 1 lần mà không lặp lại vào tháng sau.
Thứ 2: Với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và ít nhất là tháng thứ 2 áp dụng quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vẫn lập theo mẫu 2 và các chỉ tiêu trong bảng được xác định như sau
- Chỉ tiêu I "Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng trước ": Chỉ tiêu này lấy từ chỉ tiêu IV của bảng tính và phân bổ khấu hao tháng trước để ghi.
- Chỉ tiêu II.” Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này”. Để lập chỉ tiêu này kế toán phải ghi tên, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ tăng tháng trước và xác định số khấu hao cho từng TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này ở từng bộ phận và doanh nghiệp sau đó tổng hợp lại để được chỉ tiêu II theo công thức:
Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này = ( Nguyên giá TSCĐ tăng tháng trước X Tỷ lệ khấu hao
12 tháng
- Chỉ tiêu III.” Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này”.
Để lập chỉ tiêu này kế toán phải ghi tên, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ giảm tháng trước và xác định số khấu hao cho từng TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này ở từng bộ phận và doanh nghiệp sau đó tổng hợp lại để được chỉ tiêu III theo công thức:
Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này = ( Nguyên giá TSCĐ giảm tháng trước X Tỷ lệ khấu hao
12 tháng
- Chỉ tiêu IV: Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng này được tính theo công thức:
Sè KH. TSCĐ có đầu tháng này
= Số KH của TSCĐ có đầu tháng trước
+ Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này
- Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này
- Chỉ tiêu V “. Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng ": Mỗi TSCĐ tăng được ghi một dòng đầy đủ tên, số ngày tăng, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao để xác định số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng ở từng bộ phận và toàn doanh nghiệp theo công thức:
Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng
=
( Nguyên giá tăng tháng này X Tỷ lệ khấu hao
x
Số ngày tăng trong tháng
12 tháng
Số ngày trong tháng này
- Chỉ tiêu VI " Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm ": Mỗi TSCĐ giảm được ghi đầy đủ tên, số ngày giảm, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao để xác định số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm ở từng bộ phận và toàn doanh nghiệp theo công thức:
Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm
= ( Nguyên giá giảm tháng này x Tỷ lệ
khÊu hao x Số ngày giảm trong tháng
này
12 tháng
Số ngày trong tháng
- Chỉ tiêu VI Số Khấu hao TSCĐ tính vào chi phí tháng này được tính như sau:
Sè KH. TSCĐ tính vào chi phí tháng này
= Số KH của TSCĐ có đầu tháng này
+ Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng
- Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm
Từ ý kiến trao đổi trên, tôi có thể minh hoạ về cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo đề xuất để làm sáng tỏ hơn vấn đề trao đổi :
Giả sử tại công ty A tháng 3/2008 bắt đầu đi vào hoạt động có số liệu về tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh đầu tháng và tăng giảm như sau (đơn vị tính 1000đ)
(1) TSCĐ có đầu tháng 3/2008
Bộ phận sử dụng
TSC§ Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Bộ phận BH Bộ phận QLDN
NG TLKH NG TLKH NG TLKH NG TLKH
- Nhà cửa , vật kiến trúc 240.000 12% 180.000 12% 154.000 9,6% 350.000 9,6%
- Máy móc thiết bị 500.000 12% 730.000 12% - - - -
- Phương tiện vận tải - - - - 21.2.000 9,6% - -
- Thiết bị quản lý - - - - - - 100.000 12%
(2) Tình hình tăng giảm TSCĐ trong tháng 3/2008
-Biên bản bàn giao TSCĐ số 01 ngày 2/3/2008 về mua máy móc thiết bị dùng cho phân xưởng I: Nguyên giá: 160.600; tỷ lệ khấu hao 12%
-Biên bản bàn giao TSCĐ số 02 ngày 15/3/2008 nhận bàn giao văn phòng làm việc của Ban giám đốc do phòng kỹ thuật bàn giao đưa vào sử dụng ngày 15/3/ 2008 theo giá trị quyết toán 50.000; tỷ lệ khấu hao 9,6%
-Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ số 01 ngày 25/3/2008 nhượng bán một máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng I: Nguyên giá: 60.000 ; tỷ lệ khấu hao 9,6%
- Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ số 02 ngày 28/3/2008 nhượng bán một thiết bị quản lý của bộ phận quản lý doanh nghiệp trị giá 20.000; tỷ lệ khấu hao 12%
Biết công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính
Căn cứ vào tài liệu trên ta lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 3/2008 như sau ( lập theo mẫu 2)
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 3 năm 2008 (đơn vị tính 1000đ)
Chỉ tiêu Số ngày tăng giảm Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274
PX1 6274
PX2 6414 6424
I. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng trước
II. Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này
III. Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này
IV. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng này 22.116 7.400 9.100 1.816 3.800
- Nhà cửa , vật kiến trúc PX I 240..000 12% 2400 2400
- Nhà cửa , vật kiến trúc PX2 180..000 12% 1800 1800
- Nhà cửa , vật kiến trúc BPBH 15..000 9,6% 120 120
- Nhà cửa , vật kiến trúc BPQLDN 350..000 9,6% 2800 2800
-Máy móc thiết bị PX1 500...000 12% 5000 5000
-Máy móc thiết bị PX2 730..000 12% 7300 7300
-Phương tiện vận tải ở BPBH 21.2..000 9,6% 1696 1696
- TBQL ở BPQLDN 100..000 12% 1000 1000
V. Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng 1.773 1.554 219
- Tăng máy móc thiết bị PX 1 30 160.600 12% 1554 1554
- Tăngvăn phòng làm việc của Ban giám đốc 17 50.000 9,6% 219 219
VI. Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm 134 108 26
- Nhượng bán một máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng I 7 60.000
9,6% 108 108
- Nhượng bán một thiết bị quản lý của bộ phận QLDN 4 20.000 12% 26 26
VII. Số khấu hao phải trích tháng này 23.755 8.846 9.100 1.816 3.993
Giả sử tháng 4 năm 2008 công ty A có tình hình tăng giảm TSCĐ như sau ( ĐVT: 1.000đ)
- Biên bản bàn giao TSCĐ số 03 ngày 5/4/2008 về mua máy móc thiết bị dùng cho phân xưởng I: Nguyên giá: 460.000; tỷ lệ khấu hao 12%
- Biên bản bàn giao TSCĐ số 04 ngày 25/4/N nhận bàn giao nhà xưởng cho phân xưởng 2 đưa vào sử dụng theo giá trị quyết toán 350.000; tỷ lệ khấu hao 12%
- Biên bản nhượng bán TSCĐ số 03 ngày12/4/2008 về bán một thiết bị quản lý ở Bộ phận QLDN. Nguyên giá:18.000, tỷ lệ khấu hao 12%
Khi đó bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được lập theo mẫu 2 như sau
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 4 năm 2008 (đơn vị tính 1000đ)
Chỉ tiêu Số ngày tăng giảm Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274
PX1 6274
PX2 6414 6424
I. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng trước 22.116 7.400 9.100 1.816 3.800
II. Số khấu hao của TSCĐ tăng tháng trước dùng cả tháng này 2.006 1.606 400
- Tăng máy móc thiết bị PX 1 160.600 12% 1.606 1.606
- Tăngvăn phòng làm việc của Ban giám đốc 50.000 9,6% 400 400
III. Số khấu hao của TSCĐ giảm tháng trước không dùng cả tháng này 680 480 200
- Nhượng bán một máy móc thiết bị dùng ở phân xưởng I 60.000
9,6% 480 480
- Nhượng bán một thiết bị quản lý của bộ phận QLDN 20.000 12% 200 200
IV. Số khấu hao của TSCĐ có đầu tháng này 23.442 8.526 9.100 1.816 4.000
V. Số khấu hao tăng tháng này tính theo số ngày tăng 4.687 3.987 700
- Tăng máy móc thiết bị PX 1 26 460.000 12% 3.987 3.987
- Bàn giao nhà xưởng cho phân xưởng 2 6 350.000 12% 700 700
VI. Số khấu hao giảm tháng này tính theo số ngày giảm 114 114
- Nhượng bán một thiết bị quản lý của bộ phận QLDN 19 18.000 12% 114 114
VII. Số khấu hao phải trích tháng này 28.015 12.513 9.800 1.816 3.886
Tuy nhiên tôi cũng phải chứng minh rằng việc tính khấu hao và lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo các tài liệu hướng dẫn sẽ nhỏ hơn số khấu hao theo cách làm của tôi. Cụ thể bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 4 /2008 lập theo mẫu 1 như sau
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 4 năm 2008
Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp Phân bổ số khấu hao vào các bộ phận sử dụng TSCĐ
6274
PX1 6274 PX2 6414 6424
I. Số khấu hao đã trích tháng trước 23.755 8.846 9.100 1.816 3.993
II. Số khấu hao tăng tháng này 4.687 3.987 700
- Tăng máy móc thiết bị PX 1 ngày 5/4 460.000 12% 3.987 3.987
- Tăng nhà xưởng cho phân xưởng 2 ngày25/4 350.000 12% 700 700
III. Số khấu hao giảm tháng này 114 114
- Nhượng bán thiết bị ở BP QLDN ngày 12/4 18.000 12% 114 114
IV. Số khấu hao phải trích tháng này 28.328 12.833 9.800 1.816 3.879
So sánh 2 bảng tính và phân bổ khấu hao của tháng 4/2008 thì rõ ràng số khấu hao phải trích trong tháng mà các tài liệu hướng dẫn sẽ không khớp với cách tính khấu hao mà tôi đưa ra, lý do là việc trích khấu hao theo hướng dẫn của các tài liệu là do công thức tính khấu hao(cụ thể là chỉ tiêu “I. Số khấu hao đã trích tháng trước”) mà các tài liệu đưa ra không phù hợp với quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Những ý kiến trao đổi trên hoàn toàn không phải chưa được kiểm chứng mà nó đã được tôi triển khai cho khá nhiều doanh nghiệp và được đưa ra hội thảo tại trường trung học kinh tế Hà tây và đã được thống nhất đưa vào giảng dạy, nay xin được đưa ra phạm vi rộng hơn để mọi người cùng tham khảo và bổ xung đóng góp thêm để nó trở thành tài liệu hữu ích trong quá trình biên soạn các tài liệu giảng dạy nhằm thực hiện quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính một cách chính xác, đơn giản, không hề có sai sót và cũng là để những nhà xây dựng chế độ kế toán có những hướng dẫn phù hợp hơn.
Thạc sỹ: Vương Anh Tuấn
Trưởng khoa Kế toán
Trường Trung cấp kinh tế tài chính Hà Nội
Địa chỉ: Km 15 Quốc lộ 6A hướng Hà nội đi Hoà bình