Trắc nghiệm tổng hợp 13

Luong Bao Vy

Member
Hội viên mới
131. Bộ phận cắt là giai đoạn đầu tiên của quy trình công nghệ sản xuất của Công ty M. chi phí chuyển đổi đối với bộ phận này được thêm trong suốt quá trình, có tỷ lệ hoàn thành là 80% đối với sản phẩm dở dang đầu kỳ và 50% đối với sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trong tháng 01/X có thông tin về chi phí chuyển đổi ở bộ phận cắt như sau:

Số lượngChi phí chuyển đổi
Sản phẩm dở dang ngày 1/1 25.00022.000
Sản phẩm và chi phí phát sinh trong tháng135.000143.000
Sản phẩm hoàn thành chuyển đi trong tháng100.000143.000

Dùng phương pháp FIFO, chi phí chuyển đổi kết tinh trong sản phẩm dở dang cuối tháng ở Bộ phận Cắt là bao nhiêu?

a. 33.000đ
b. 38.100đ
c. 39.000đ
d. 45.000đ

CPCĐ = 1.500 x 30.000
SPHTTD để hoàn tất SPDD đầu kì là = 25.000 x (100% - 80%) = 5.000
SP phát sinh trong T1 và hoàn thành trong T1 = 100.000 - 25.000 = 75.000
SP DD cuối tháng 1 = 135.000 – 75.000 = 60.000
SPDDHTTD trong tháng 1= 60.000 x 50% = 30.000
Tổng SPHTTD trong kì = 5.000 + 75.000 + 30.000= 110.000

CPCD trong 1 đơn vị SPHTTD = (143.000+22.000)/110.000 = 1.500

132. Công ty Q sử dụng phương pháp bình quân trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Bộ phận B là bộ phận thứ ba trong quá trình chế biến của Công ty Q. Trong tháng, dữ liệu liên quan đến bộ phận B như sau:

Số lượng sản phẩm dở dang đầu tháng (35% hoàn thành đối với chi phí chuyển đổi)14.200 sản phẩm
Số lượng sản phẩm từ bộ phận trước chuyển sang trong tháng 122.000 sản phẩm
Số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng (30% hoàn thành đối với chi phí chuyển đổi)9.200 sản phẩm

Báo cáo sản xuất của Bộ phận B cho biết chi phí chuyển đổi của một sản phẩm tương đương là 8,24 ngđ. Trong tháng có bao nhiêu chi phí chuyển đổi trong sản phẩm hoàn thành chuyển đi của Bộ phận B?

a. 964.574,40 ngđ
b. 1.005.280 ngđ
c. 1.046.480 ngđ
d. 1.122.288 ngđ

SPHT = 14.200 + 122.000 – 9.200 = 127.000 CPSPHT chuyển đi = 127.000 x 8,24 = 1.046.480

133. Công ty G sử dụng phương pháp bình quân trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Có dữ liệu về một trong các bộ phận của công ty như sau:
- Có 108.000 sản phẩm hoàn thành tương đương chịu chi phí chuyển đổi trong tháng.
- Có 15.000 sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- Trong tháng có 105.000 sản phẩm mới đưa vào sản xuất và có 100.000 sản phẩm hoàn thành chuyển sang bộ phận khác. Sản phẩm dở dang cuối kỳ

a. Là 10.000 sản phẩm
b. Có tỷ lệ hoàn thành đối với khoản mục chi phí chuyển đổi là 40%
c. Có tỷ lệ hoàn thành đối với khoản mục chi phí chuyển đổi là 65%
d. Là 5.000 sản phẩm

Tổng số lượng SP trong kì = 15.000 + 105.000 = 120.000
SPDD cuối kì = 120.000 – 100.000 = 20.000
SPDDHTTD cuối kì = 108.000 – 100.000 = 8.000
Tỷ lệ hoàn thành của SPDD cuối kỳ = 8.000/20.000


134. Công ty M sử dụng phương pháp FIFO trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Chi phí vật liệu trong sản phẩm dở dang đầu kỳ là 6.000 ngđ. Chi phí vật liệu phát sinh trong kỳ là 75.000 ngđ. Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương chịu chi phí vật liệu 20.000 sản phẩm. Chi phí vật liệu tính cho một sản phẩm hoàn thành tương đương là:

a. 3,75ngđ
b. 4,05ngđ
c. 0,30ngđ
d. 3,30ngđ

CPNVL phát sinh trong tháng/SPHTTD trong tháng

135. Câu nào trong các câu sau là đúng?

a. Doanh nghiệp sản xuất hộp mực cho máy in sử dụng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất chứ không phải hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
b. Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất sẽ tập hợp chi phí theo bộ phận chế biến chứ không phải theo đơn đặt hàng
c. Sản phẩm của bộ phận chế biến phải đồng nhất khi sử dụng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất
d. Tất cả các câu trên đều đúng

136. Giả sử rằng không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ có mức độ hoàn thành là 100% đối với chi phí nguyên vật liệu. Số đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương đối với chi phí nguyên liệu theo phương pháp bình quân là:

a. Giống như số đơn vị đưa vào sản xuất
b. Ít hơn số đơn vị đưa vào sản xuất
c. Giống như số đơn vị đã hoàn thành
d. Ít hơn số đơn vị đã hoàn thành

137. Công ty L sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất, Công ty đưa vật liệu ngay từ khi bắt đầu quá trình sản xuất tại Bộ phận A, đây là bước đầu tiên trong hai giai đoạn của quá trình sản xuất. Thông tin về các hoạt động của Bộ phận A tháng 10 như sau:

Số lượng spChi phí NVL TT
Sản phẩm dở dang ngày 1/106.000 3.000 ngđ
Sản phẩm mới đưa vào sản xuất trong tháng 1050.00025.560 ngđ
Số lượng sp hoàn thành chuyển sang bộ phận tiếp theo trong tháng 10 44.000

Chi phí vật liệu trong sản phẩm dở dang vào ngày 31 tháng 10 là bao nhiêu?

a. 3.060 ngđ
b. 5.520 ngđ
c. 6.000 ngđ
d. 6.120 ngđ

138. Công ty D sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong hệ thống chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Bộ phận xử lý đầu tiên, Bộ phận A, có 15.000 sản phẩm dở dang đầu tháng đã hoàn thành 20% đối với chi phí chuyển đổi. Chi phí chuyển đổi trong sản phẩm dở dang đầu tháng là 19.200ngđ. Thêm 86.000 sản phẩm đã được bắt đầu sản xuất trong tháng. Có 13.000 sản phẩm dở dang cuối tháng của Bộ phận A được hoàn thành 60% đối với chi phí chuyển đổi. Tổng chi phí chuyển đổi là 575.360ngđ phát sinh trong tháng ở Bộ phận A. Chi phí chuyển đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương gần nhất với:

a. 5.812 ngđ
b. 6.206 ngđ
c. 6.400 ngđ
d. 6.6900 ngđ

SPDDHTTD cuối tháng đối với CPCD = 13.000 x 60% = 7.800
SP hoàn thành trong tháng đối với CPCD = 15.000 + 86.000 - 13.000 = 88.000
CPCD đơn vị SPHTTD = (19.200 + 575.360)/( 88.000 + 7.800) = 6.206

139. Công ty R sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong hệ thống chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Công ty chỉ có một bộ phận chế biến duy nhất. Số lượng sản phẩm dở dang vào ngày 31 tháng 8 là 18.000 đơn vị. Sản phẩm dở dang cuối kỳ đã được hoàn thành 100% đối với vật liệu và 60% hoàn thành đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nếu chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương cho tháng 8 là 2,75 ngđ cho chi phí nguyên liệu và 4,25 ngđ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, tổng chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ là:

a. 126.000 ngđ
b. 75.600 ngđ
c. 80.100 ngđ
d. 95.400 ngđ

Tổng chi phí = 18.000 x 100% 2,75 + 18.000 x 60% x 4,25

140. Công ty B sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong hệ thống chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Có 5.000 sản phẩm dở dang cuối kỳ với mức độ hoàn thành là 80% đối với vật liệu và 50% đối với lao động và chi phí sản xuất chung. Nếu tổng chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ là 60.000 ngđ và chi phí mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương cho nhân công và chi phí sản xuất chung là 8 ngđ, chi phí mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương cho vật liệu phải là:

a. 5,00 ngđ
b. 10,00 ngđ
c. 8,00 ngđ
d.4,00 ngđ

CP lao động và CPSXC dở dang cuối kỳ = 5.000 x 50% x 8 = 20.000
CP vật liệu dở dang cuối kỳ = 60.000 – 20.000 = 40.000

CP vật liệu đơn vị SPHTTD = 40.000/(5.000 x 80%) = 10.000
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top