TN chương 3: Kế toán tài sản cố định và xây dựng cơ bản

Đan Thy

Member
Hội viên mới
Chương 3
Câu 1: Theo quy định hiện hành, tiêu chuẩn chung nhận biết TSCĐ thuộc nguồn NSNN bao gồm:
a.Thời gian sử dụng >= 1 năm và nguyên giá >= 5.000.000đ
b.Thời gian sử dụng >= 1 năm và nguyên giá >= 10.000.000đ
c.Thời gian sử dụng < 1 năm và 5.000.000đ <= nguyên giá <= 10.000.000đ
d.a,b,c đều sai.
→ Theo thông tư 45 được ban hành năm 2018, chương II, Điều 3. Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn:
Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Câu 2: “Xây dựng nhà kho để chứa vật tư dùng cho hoạt động HCSN”. Từ thông tin này có thể phân loại TSCĐ theo tiêu thức nào?​

a.Tính chất, đặc điểm tài sản
b.Nguồn gốc hình thành tài sản
c.Mục đích sử dụng tài sản
d.a,b,c đều đúng
→ “Nhà kho” được phân loại là TSCĐ hữu hình đây là cách phân loại theo tiêu thức tính chất, đặc điểm tài sản.
“Xây dựng” là nguồn gốc hình thành của TSCĐ này (tiêu thức này được dùng để xác định

nguyên giá của TSCĐ: ở đây xây dựng được tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt) “chứa vật tư dùng cho hoạt động HCSN” đây là mục đích để sử dụng tài sản.

Câu 3: TSCĐ nào sau đây thuộc đối tượng ghi nhận hao mòn?​

a.TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN
b.TSCĐ hình thành từ nguồn vốn kinh doanh
c.TSCĐ hình thành từ nguồn phí được khấu trừ
d.b và c
→ Theo chế độ kế toán HCSN, Hao mòn: hình thành từ NSNN, còn Khấu hao: hình thành từ nguồn vốn kinh doanh và nguồn phí đc khấu trừ.

Câu 4: Việc đánh giá lại tài sản của đơn vị HCSN được thực hiện khi nào?​

a.Cuối mỗi năm tài chính
b.Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền
c.Thủ trưởng đơn vị yêu cầu
d.Tất cả đều đúng
Theo thông tư 107, việc đánh giá lại tài sản của đơn vị HCSN được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền => chọn b.
→ Cơ quan có thẩm quyền ở đây là Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương chứ không phải thủ trưởng đơn vị yêu cầu => loại C.
→Hơn nữa quyết định của cơ quan thẩm quyền có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong năm chứ không phải chỉ vào cuối năm tài chính=> loại A.

Câu 5: Công tác kiểm kê TSCĐ thường được thực hiện định kỳ vào khi nào?​

a.Cuối mỗi ngày
b.Cuối mỗi tháng
c.Cuối mỗi quý
D.Cuối mỗi năm
→ Theo thông tư 107/2017, công tác kiểm kê TSCĐ thường được thực hiện định kỳ cuối mỗi năm và mọi trường hợp thừa thiếu đều phải tìm hiểu nguyên nhân.

Câu 6.Đơn vị mua 1 TSCĐ dùng cho hoạt động HCSN có giá thanh toán là 44.000.000đ, trong đó thuế GTGT là 4.000.000đ. Chi phí trước khi sử dụng là 2.000.000đ. Vậy nguyên giá của TSCĐ này là:​

a) 42.000.000đ
b) 44.000.000đ
c) 50.000.000đ
d) 46.000.000đ
→ Câu A sai vì đã không tính thuể GTGT 4tr vào
Câu B sai vì không tính chi phí trước khi sử dụng 2tr vào
Câu C sai vì đã nhầm lẫn là 44 triệu chưa bao gồm thuế GTGT nên đã cộng dư 4tr
Đáp án đúng là D: vì nguyên giá sẽ tính bằng cách = giá thanh toán ( đã gồm thuế GTGT)
+ CP trước khi sử dụng= 44tr + 2tr = 46tr
Câu 7 .TSCĐ được mua sắm từ nguồn phí được khấu trừ để lại, bên cạnh bút toán ghi tăng TSCĐ, kế toán còn phản ánh:
a.Có TK 014
b.Nợ TK 3373/Có TK 36631
c.Nợ TK 3373/Có TK 3664
d.a và b đúng
→ A và B đúng: TSCĐ được mua sắm từ nguồn phí được khấu trừ để lại thì đã có chi tiêu thực, vì vậy phải ghi Có 014, trước khi sử dụng nguồn phí được khấu trừ ở trạng thái tiền nên ghi Nợ TK 3373, và khi sử dụng nguồn này mua tài sản thì ghi vào Có TK 36631
Câu C loại vì : Tài khoản 3664 - Kinh phí đầu tư XDCB: Tài khoản này dùng để phản ánh kinh phí đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN cấp và nguồn khác (nếu có) đang trong quá trình XDCB dở dang.

Câu 8.Thanh lý TSCĐ hữu hình thuộc nguồn vốn kinh doanh, kế toán ghi:​

a) Nợ TK 411, 214/Có TK 211
b) Nợ TK 138, 214/Có TK 211
c) Nợ TK 811, 214/Có TK 211
d)
Nợ TK 632, 214/Có TK 211
→ C. Thanh lý TSCĐ từ nguồn vốn kinh doanh ở đơn vị HCSN hạch toán như kế toán doanh nghiệp thông thường, tăng chi phí khác về phần giá trị còn lại Nợ 811
→ Loại câu
A vì Đây là trường hợp hoàn trả lại vốn góp bằng TSCĐ
loại câu B. Thanh lý TSCĐ thì phần giá trị còn lại đc xem là chi phí chứ không phải khoản phải thu
loại câu D. Thanh lý TSCĐ thì phần giá trị còn lại đưa và chi phí khác, TK 632 chỉ ghi nhận giá vốn hàng hóa dịch vụ ,...→ không liên quan việc thanh lý TSCĐ

Câu 9: Những tài sản nào sau đây không phải tính hao mòn/trích khấu hao?
a. Tài sản thuê hoạt động
b.Tài sản nhận giữ hộ
c.Tài sản đã tính đủ HM/KH
d. Tất cả đều đúng
→ Các loại tài sản cố định không phải tính hao mòn, khấu hao của các cơ quan, đơn vị nhà nước được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 45/2018/TT-BTC. Theo đó, tài sản cố định đang thuê sử dụng, tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước, tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được đều không phải tính hao mòn/ khấu hao.

Câu 10: Khi mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử, kế toán tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt, chạy thử trên TK nào?​

a.TK 211
b.TK 241
c.TK 242
d.TK 002
→ Theo chế độ KTHCSN 2017, Trường hợp TSCĐ mua về phải qua lắp đặt, chạy thử mới sử dụng được thì toàn bộ chi phí lắp đặt, chạy thử ,... TSCĐ được phản ánh vào TK 241 (2411)
→ chọn câu B

câu A - TK 211 phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐHH của đơn vị theo nguyên giá (đối với TSCĐ mua về là trạng thái sẵn sàng sử dụng không qua giai đoạn chạy thử, lắp đặt…)
câu B TK 242 - dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng không thể tính toàn bộ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong một kỳ kế toán mà phải tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo
câu D - TK 002 phản ánh giá trị các loại tài sản của đơn vị khác nhờ giữ hộ hoặc tạm giữ chờ giải quyết các loại vật tư hàng hóa nhận để gia công chế biến

Câu 11: Cuối năm, đối với tài sản cố định được mua sắm bằng nguồn thu hoạt động NSNN cấp, tiến hành kết chuyển số hao mòn đã tính trong năm:
a.Nợ TK 611 / Có TK 214
b.Nợ TK 366/Có TK 511
c.Nợ TK 642/Có TK 214
d.Nợ TK 511/Có TK 366
→ Theo nguyên tắc kế toán tài sản cố định hữu hình trong chế độ KTHCSN 2017 TSCĐ hình thành từ nguồn thu nào thì cuối năm khi tính khấu hao và hao mòn sẽ được kết chuyển từ TK 366 - khoản nhận trước chưa ghi thu sang các tài khoản doanh thu của hoạt động tương ứng (TK 511, 512, 514)
câu A. Nợ TK 611/Có TK 214 -> Bút toán này để tính hao mòn tài sản cố định dùng cho hoạt động hành chính
→ câu C. Nợ TK 642/Có TK 214-> Bút toán tính khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ
→ câu D. Không có bút toán này -> Kết chuyển số hao mòn thì ghi nhận tăng DT bên có TK 511 # Nợ TK 511

Câu 12: Cuối năm phần giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành bằng nguồn NSNN được theo dõi riêng như:​

a.Khoản nhận trước chưa ghi thu (366)
b.Doanh thu khác
c.Chi phí khác
d.Tạm thu (3371)
→ Khi ghi nhận TSCĐ chúng ta sẽ ghi tăng nguyên giá TK 211 và ghi tăng tương ứng trên TK 366 - khoản nhận trước chưa ghi thu. Đến cuối năm, kết chuyển giá trị KH/HM đã trích trong năm thì ghi bút toán Nợ TK 366 -> làm giảm TK 366 và tăng TK thu tương ứng với số KH/HM đã trích. Vậy giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá - Số khấu hao/hao mòn lũy kế chính là giá trị còn lại còn nằm bên Có TK 366 chọn câu a.
Loại B, C vì giá trị còn lại của TSCĐ được xem là Tài sản chứ không phải doanh thu hay chi phí trong kỳ
Loại câu D vì TK tạm thu chỉ theo dõi liên quan đến tiền chứ không liên quan đến TSCĐ

Câu 13: Cuối năm, đối với TSCĐ được mua bằng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng cho hoạt động hành chính, đơn vị tiến hành kết chuyển số hao mòn đã trích trong năm như sau:
a. Nợ TK 611 / Có TK 214
b.Nợ TK 642/ Có TK 214
c. Nợ TK 43142/ Có TK 43141
d. Nợ TK 43142/ Có TK 421 (Hao mòn làm tăng Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (số hao mòn đã tính)

→ Khi kết chuyển số hao mòn đã trích trong năm sẽ làm tăng thặng dư từ hoạt động HCSN – Có Tk 421 và làm giảm Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hình thành TSCĐ – Nợ 43142. → câu D đúng.
Câu A sai vì đây là bút toán phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hình thành bằng nguồn NSNN hoặc nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài dùng cho hoạt động hành chính, hoạt động dự án.
Câu B sai vì đây là là bút toán trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD DV.
Câu C sai vì đây là bút toán kết chuyển số khấu hao đã trích trong năm.

Câu 14: Hao mòn TSCĐ hình hình thành từ quỹ phúc lợi được phản ánh​

a.Nợ TK 611/ Có TK 214
b.Nợ TK 642/ Có TK 214
c.Nợ TK 43122/ Có TK 214
d.Nợ TK 366/ Có TK 511
→ Hao mòn TSCĐ hình hình thành từ quỹ phúc lợi được phản ánh: Nợ 43122/Có 214. → C đúng.
Câu A sai vì đây là phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hình thành bằng nguồn NSNN hoặc nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài dùng cho hoạt động hành chính, hoạt động dự án.
Câu B sai vì đây là bút toán trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD DV.
Câu D sai vì đây là bút toán kết chuyển số khấu hao đã trích trong năm. KH/hao mòn đã tính trong năm của TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN cấp, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài hoặc nguồn phí được khấu trừ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top