Bài 14. Công ty Hùng Cường sản xuất thiết bị điện tử cho nhiều mục đích khác nhau. Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc duy trì chất lượng sản phẩm thu thập được trong tháng 5/20x9 như sau:
Đơn vị tính: 1.000đ
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo chất lượng, chi tiết theo giá trị và tỷ trọng của từng loại chi phí chất lượng (trong tổng 4 loại chi phí chất lượng).
2. Bạn nghĩ nhà quản lý nên có những cải thiện gì căn cứ vào tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí chất lượng
3. Bạn có nghĩ rằng công ty Hùng Cường đã nhận diện được tất cả các chi phí thiệt hại bên ngoài chưa? Giải thích?
1. Báo cáo CP chất lượng
2. Chi phí kiểm định và chi phí thiệt hại nội bộ chiếm tỷ trọng lớn ( 28,65% và 41,23%) điều này cho thấy công ty Hùng Cường gặp vấn đề ngay từ khâu nhập liệu các linh kiện từ nhà cung cấp. Bằng chứng là trong chi phí kiểm định, chi phí kiểm tra các linh kiện được mua từ bên ngoài xấp xỉ gấp 4 lần so với chi phí kiểm nghiệm sản phẩm trước khi bán. Công ty nên xem xét lại các điều khoản về chất lượng hàng hóa đối với các nhà cung cấp, nếu cần thiết có thể tìm kiếm thay thế hợp tác với các nhà cung cấp có các sản phẩm chất lượng hơn từ đó sẽ giảm được chi phí kiểm tra linh kiện ban đầu. Việc có được nguồn đầu vào chất lượng tốt thì khi tạo ra thành phẩm chất lượng cũng tăng theo và có thể hạn chế tối đa chi phí sửa chữa sản phẩm bị hỏng.
3. Công ty chưa thực sự nhận diện được tất cả các chi phí thiệt lại bên ngoài. Bởi vì tỷ trọng của chi phí thiệt hại bên ngoài rất thấp so với các chi phí còn lại. Với việc có những vấn đề về sản xuất kém như công ty đang gặp phải thì chi phí thiệt hại bên ngoài sẽ nhiều hơn nữa ví dụ như là chi phí cho sản phẩm bị trả lại, chi phí ghi nhận phản hồi xử lý khiếu nại, chi phí do không bán được sản phẩm,...
Đơn vị tính: 1.000đ
Kiểm tra các linh kiện điện tử mua từ các nhà cung cấp bên ngoài | 21.000 |
Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng | 30.000 |
Chi phí bảo hành thay thế sản phẩm còn trong thời hạn | 12.000 |
Chi phí của bộ phận bị hỏng không sửa chữa được | 9.000 |
Đào tạo kiểm soát viên chất lượng | 16.500 |
Kiểm nghiệm sản phẩm trước khi bán | 6.100 |
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo chất lượng, chi tiết theo giá trị và tỷ trọng của từng loại chi phí chất lượng (trong tổng 4 loại chi phí chất lượng).
2. Bạn nghĩ nhà quản lý nên có những cải thiện gì căn cứ vào tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí chất lượng
3. Bạn có nghĩ rằng công ty Hùng Cường đã nhận diện được tất cả các chi phí thiệt hại bên ngoài chưa? Giải thích?
GIẢI
1. Báo cáo CP chất lượng
Tỷ trọng của từng loại chi phí | ||
Chi phí ngăn ngừa | ||
Đào tạo kiểm soát viên chất lượng | 16,500 | |
Tổng chi phí ngăn ngừa | 16,500 | 17.44% |
Chi phí kiểm định | ||
Kiểm tra các linh kiện điện tử mua từ các NCC bên ngoài | 21,000 | |
Kiểm nghiệm sản phẩm trước khi bán | 6,100 | |
Tổng chi phí kiểm định | 27,100 | 28.65% |
Chi phí thiệt hại nội bộ | ||
CP sửa chữa sản phẩm hỏng | 30,000 | |
CP của bộ phận bị hỏng không sửa chữa được | 9,000 | |
Tổng chi phí thiệt hại nội bộ | 39,000 | 41.23% |
Chi phí thiệt hại bên ngoài | ||
CP bảo hành thay thế sản phẩm còn trong thời hạn | 12,000 | |
Tổng chi phí thiệt hại bên ngoài | 12,000 | 12.68% |
Tổng các CP | 94,600 |
2. Chi phí kiểm định và chi phí thiệt hại nội bộ chiếm tỷ trọng lớn ( 28,65% và 41,23%) điều này cho thấy công ty Hùng Cường gặp vấn đề ngay từ khâu nhập liệu các linh kiện từ nhà cung cấp. Bằng chứng là trong chi phí kiểm định, chi phí kiểm tra các linh kiện được mua từ bên ngoài xấp xỉ gấp 4 lần so với chi phí kiểm nghiệm sản phẩm trước khi bán. Công ty nên xem xét lại các điều khoản về chất lượng hàng hóa đối với các nhà cung cấp, nếu cần thiết có thể tìm kiếm thay thế hợp tác với các nhà cung cấp có các sản phẩm chất lượng hơn từ đó sẽ giảm được chi phí kiểm tra linh kiện ban đầu. Việc có được nguồn đầu vào chất lượng tốt thì khi tạo ra thành phẩm chất lượng cũng tăng theo và có thể hạn chế tối đa chi phí sửa chữa sản phẩm bị hỏng.
3. Công ty chưa thực sự nhận diện được tất cả các chi phí thiệt lại bên ngoài. Bởi vì tỷ trọng của chi phí thiệt hại bên ngoài rất thấp so với các chi phí còn lại. Với việc có những vấn đề về sản xuất kém như công ty đang gặp phải thì chi phí thiệt hại bên ngoài sẽ nhiều hơn nữa ví dụ như là chi phí cho sản phẩm bị trả lại, chi phí ghi nhận phản hồi xử lý khiếu nại, chi phí do không bán được sản phẩm,...