Ðề: TK 421 có số dư hai bên nợ và có sai hay đúng?
Có công văn mới hướng dẫn quyết toán thuế TNDN 2009 trong đó có vấn đề mới về việc chuyển lỗ , bạn tham khảo đi.
(CV Số: 7250 /BTC-TCT /v một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009 ngày 07/06/2010)
...
4. Về chuyển lỗ:
4.1. Về thời gian chuyển lỗ liên tục:
Doanh nghiệp có các khoản lỗ phát sinh từ năm 2009 trở đi thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo trong thời gian không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Các khoản lỗ phát sinh trước năm 2009 thực hiện chuyển lỗ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại thời điểm đó.
Ví dụ 1: Năm 2009 DN A có phát sinh lỗ là 100 tỷ, năm 2010 DN A có phát sinh thu nhập chịu thuế là 120 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2009 là 100 tỷ, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập chịu thuế năm 2010.
Ví dụ 2: Năm 2009 DN B có phát sinh lỗ là 100 tỷ, năm 2010 DN B có phát sinh thu nhập chịu thuế là 80 tỷ đồng thì:
- DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 80 tỷ vào thu nhập chịu thuế năm 2010;
- Số lỗ còn lại 20 tỷ, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ (lỗ năm 2009 chuyển tối đa không quá năm 2014).
Ví dụ 3: Năm 2009 DN C có phát sinh lỗ là 50 tỷ đồng, năm 2010 DN C có phát sinh lỗ là 30 tỷ đồng thì DN C phải theo dõi từng khoản lỗ phát sinh của từng năm, số lỗ phát sinh của từng năm sẽ được chuyển toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ (lỗ năm 2009 chuyển không quá năm 2014, lỗ năm 2010 chuyển không quá năm 2015). Việc chuyển lỗ thực hiện theo nguyên tắc nêu tại ví dụ 1 và ví dụ 2 nêu trên.
...
Khi lên bảng cân đối thì TK 421 chỉ có thể dư bên Có hoặc bên Nợ.
Tuy nhiên trên sổ sách thì phải theo dõi cả hai bên vì có thể năm trước lỗ nhiều, và kế hoạch chuyển lỗ cho 5 năm, thì sang năm nay chỉ được chuyển 1 phần lỗ của năm trước mà thôi. do đó trên sổ sách TK 421 có thể dư cả hai bên Nợ và Có bạn nhé.
Có công văn mới hướng dẫn quyết toán thuế TNDN 2009 trong đó có vấn đề mới về việc chuyển lỗ , bạn tham khảo đi.
(CV Số: 7250 /BTC-TCT /v một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009 ngày 07/06/2010)
...
4. Về chuyển lỗ:
4.1. Về thời gian chuyển lỗ liên tục:
Doanh nghiệp có các khoản lỗ phát sinh từ năm 2009 trở đi thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo trong thời gian không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Các khoản lỗ phát sinh trước năm 2009 thực hiện chuyển lỗ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại thời điểm đó.
Ví dụ 1: Năm 2009 DN A có phát sinh lỗ là 100 tỷ, năm 2010 DN A có phát sinh thu nhập chịu thuế là 120 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2009 là 100 tỷ, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập chịu thuế năm 2010.
Ví dụ 2: Năm 2009 DN B có phát sinh lỗ là 100 tỷ, năm 2010 DN B có phát sinh thu nhập chịu thuế là 80 tỷ đồng thì:
- DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 80 tỷ vào thu nhập chịu thuế năm 2010;
- Số lỗ còn lại 20 tỷ, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ (lỗ năm 2009 chuyển tối đa không quá năm 2014).
Ví dụ 3: Năm 2009 DN C có phát sinh lỗ là 50 tỷ đồng, năm 2010 DN C có phát sinh lỗ là 30 tỷ đồng thì DN C phải theo dõi từng khoản lỗ phát sinh của từng năm, số lỗ phát sinh của từng năm sẽ được chuyển toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ (lỗ năm 2009 chuyển không quá năm 2014, lỗ năm 2010 chuyển không quá năm 2015). Việc chuyển lỗ thực hiện theo nguyên tắc nêu tại ví dụ 1 và ví dụ 2 nêu trên.
...