Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

chitam

New Member
Hội viên mới
Hải Yến
Tạp chí Nhà quản lý


Có rất nhiều phương pháp để đánh giá sự lành mạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Song, khi có trong tay Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, bạn đã có thể đánh giá thông qua việc xác định và phân tích 07 chỉ tiêu khái quát sau đây:

1- Hệ số vốn tự có (H1):

H1 = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng số nguồn vốn

H.1 được xác định bằng cách so sánh giữa số liệu dòng “Nguồn vốn chủ sở hữu”, (mã số 400) và số liệu dòng "Cộng nguồn vốn" bên Nguồn vốn (mã số 430). H.1 càng cao mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính của doanh nghiệp càng lành mạnh và ngược lại. Theo tổng kết, tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp, 0,55 < H.1 < 0,75 là hợp lý.

2- Hệ số thanh toán hiện thời (H2):

H2 = Tổng số tài sản / Tổng số nợ phải trả

H2 được xác định bằng cách so sánh số liệu dòng “Cộng tài sản"- mã số 250 bên Tài sản với số liệu dòng "Nợ phải trả" bên nguồn vốn, mã số 300. Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, nếu bán toàn bộ tài sản hiện có thì doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ hay không? H.2 càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại. Theo kinh nghiệm, H2 phải luôn luôn lớn hơn hoặc bằng 1. H.2 càng nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính của doanh nghiệp càng xấu. Nếu H.2 < 0,5, tình hình tài chính của doanh nghiệp ở tình trạng rất xấu.

3- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (H.3).

H.3 = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động / Tổng số nợ ngắn hạn

H.3 được xác định bằng cách lấy tổng giá trị thuần của tài sản lưu động chia cho tổng số nợ ngắn hạn. Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động là số liệu của dòng "Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn", mã số 100 bên Tài sản. Tổng số nợ ngắn hạn là số liệu của dòng "Nợ ngắn hạn", mã số 310 bên Nguồn vốn. Chỉ tiêu H.3 chỉ rõ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu H.3 càng lớn, tình hình tài chính của doanh nghiệp càng lành mạnh. ớ các nước phát triển, H.3 thường lớn hơn hoặc bằng 2. Trong điều kiện Việt Nam, H.3 phải luôn luôn lớn hơn 1 . Nếu H .3 càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp càng giảm. Khi H.3 = 0, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.


4- Hệ số thanh toán nhanh (H.4):

H.4 được xác định bằng cách so sánh giữa tổng số tiền và giá trị tài sản tương đương tiền với tổng số nợ ngắn hạn:

H.4 = Tổng số tiền và giá trị tài sản tương đương tiền / Tổng số nợ ngắn hạn

Tổng số nợ ngắn hạn Số tiền và giá trị tài sản tương đương tiền có thể sử dụng để thanh toán ngay là số liệu của dòng "Tiền", mã số 110 cộng (+) số liệu dòng "Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn", mã số 120, bên Tài sản. Tổng số nợ ngắn hạn là số liệu của dòng “Nợ ngắn hạn", mã số 310, bên nguồn vốn.

H.4 là hệ số sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. H.4 càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Theo kinh nghiệm, hệ số này ở trong khoảng 0,1 < H.4 < 0,5 là hợp lý hơn cả.


5 - Hệ số thanh toán của vốn lưu động (H.5)

H5 = Tổng số tiền và giá trị tài sản tương đương tiền /Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động

H.5 được tính bằng cách so sánh giữa Tổng số tiền và tương đương tiền với Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động. Với bảng cân đối kế toán dành cho các DNNN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tống số tiền và giá trị tài sản tương đương tiền là số liệu của dòng Tiền (mã số 110) cộng (+) số liệu của dòng “Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn" (mã số 120), với bảng cân đối kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là số liệu của dòng Tiền mặt tự qũy (mã số 110) cộng (+) số liệu của dòng Tiền gửi ngân hàng (mã số 111), cộng số liệu của dòng “Đầu tư tài chính ngắn hạn" (mã số 112). Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động là số liệu của mục A "Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mã số 100, không có sự khác nhau giữa các bảng cân đối kế toán đã nêu trên. Theo kinh nghiệm, H.5 lớn hơn 0,5 thì lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến vòng quay vốn lưu động. H.5 nhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp không có lượng tiền cần thiết để thanh toán nợ ngắn hạn. Vì vậy cần điều hành sao cho 0,1 < H.5 < 0,5.


6- Hệ số vốn bị chiếm dụng (H6)

H6 = Tổng số nợ phải thu cuối kỳ báo cáo/ Tổng tài sản cuối kỳ báo cáo

H.6 được tính bằng cách so sánh tổng số nợ phải thu vào cuối kỳ báo cáo với giá trị của tổng tài sản cuối kỳ báo cáo. Với bảng cân đối kế toán dành cho các DNNN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổng số nợ phải thu cuối kỳ báo cáo là số liệu dòng phải thu của khách hàng (mã số 131) cộng (+) số liệu của dòng "Trả được cho người bán (mã số l32), cộng (+) số liệu của dòng “Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ" (mã số l33) cộng số liệu của dòng “các khoản phải thu khác" (mã số l38). Với bảng cân đối kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là số liệu dòng “phải thu” của “khách hàng" (mã số 114) cộng (+) số liệu của dòng “các khoản phải thu khác" (mã số 115) 'cộng số liệu của dòng "Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ" (mã số 117), Tổng tài sản cuối kỳ báo cáo là so liệu của dòng “Cộng tài sản” (mã số 250), không có sự khác nhau giữa các Bảng Cân đối kế toán nêu trên. H.6 càng cao tức là số vốn của doanh nghiệp bị người khác chiếm dụng càng nhiều và ngược lại. Khi H.6 = 1, tức là toàn bộ giá trị tài sản cửa doanh nghiệp đang bị chiếm đóng, tình hình tài chính rất xấu nhiều khả năng dẫn đến phá sản.


7- Vốn hoạt động thuần (H.7)

Vốn hoạt động thuần được xác định theo công thức sau:

H7 = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động - Tổng nợ ngắn hạn

Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động là số liệu của dòng “Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn” (mã số 100) bên tài sản của bảng cân đối kế toán. Tổng số nợ ngắn hạn là số liêu dòng "Nợ ngắn hạn" (mã số 310) bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. H7 càng lớn, vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại. Khi H7 là một số âm, doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản, khi tống số nợ ngắn hạn bằng 0, H7 bằng tống giá trị thuần của tài sản lưu động. Đó là trường hợp không thể xẩy ra trong thực tiễn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

Ơ, em tưởng mấy cái chỉ số này phải tùy vào từng loại hình doanh nghiệp.
Vả lại, mấy món có tính thời điểm như thế này thì phải theo dõi thường xuyên chứ lâu lâu chộp và phát biểu thì dẽ bị hố hàng .
Hổng biết ý các bác ra sao ?
 
Ðề: Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

Cái này chắc chắn phải đánh giá trong một chuỗi thời gian để nhìn thấy rõ con đường của Doanh nghiệp. Các chỉ số này cũng rất hữu ích trong việc đánh giá.
 
Ðề: Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

Những chỉ số này hữu ích cho việc đánh giá. Nhưng mình thấy nên so sánh với các chỉ số tương ứng trung bình ngành thì sẽ hiệu quả hơn.
 
Ðề: Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ngoài việc phân tích tổng quan về BCTC thì việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sẽ góp phần làm tăng độ sáng tỏ về tình hình TCDN.
1 Cách thông thường mà các nhà phân tích thường sử dụng là lập 1 bảng so sánh giữa các chỉ tiêu này trong 1 số năm( từ 2 trở nên) và so với bình quân chung của ngành đó.
Nên nhớ rằng tùy đặc điểm kinh doanh của từng ngành mà các chỉ số có thể không chính xác. Điển hình với loại hình KD BDS.
 
Ðề: Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

Tôi nghĩ việc đánh giá những chỉ tiêu trên BCTC như vậy rất phiến diện, ko xác thực được vì BCTC lập vào 1 thời điểm xác định ( 31/12).
 
Ðề: Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

nếu áp dụng tất cả các chỉ tiêu trên thì có thể nói rất ít công ty có thể đạt được tình hình tài chính lành mạnh đâu bác à.
 
Ðề: Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

mình có thể lấy cái này làm nền cở sở để áo dụng tính toán, tuy nhiên đúng là phải theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp nơi mình làm thì mới biết là có lành mạnh hay không(theo đúng tiêu đề)
 
Ðề: Tình hình tài chính doanh nghiệp của bạn có lành mạnh?

Vấn đề này còn tùy thuộc vào từng DN. Không nhất thiết mọi DN đều phải áp dụng tất cả các tiêu chí đã nêu trên.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top