Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động đi làm ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định sẽ được hưởng 300% lương làm thêm giờ.
Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Người lao động đi làm vào ngày nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30.4 và 1.5 được xem là làm thêm giờ và được tính tiền lương theo quy định như sau:
Người lao động được trả lương ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp người lao động đi làm vào ngày thứ Bảy, Chủ Nhật thì được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động được trả thêm các khoản sau đây: Ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Tại Điều 97 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày”.
Tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ – CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Như vậy, thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ thì thuộc đối tượng không chịu thuế thu nhập cá nhân. Hay tiền tương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế.
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021 người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và hưởng nguyên lương.
Với Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10.3 Âm lịch), là ngày 10.4.2022 Dương lịch rơi vào Chủ nhật, nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ Hai tuần kế tiếp (ngày 11.4), tức nghỉ liên tục 3 ngày, từ ngày 9.4.2022 đến hết 11.4.2022.
Ngày Chiến thắng 30.4 và Ngày Quốc tế Lao động 1.5, trùng vào thứ Bảy và Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần, nên người lao động được nghỉ bù vào thứ Hai (ngày 2.5) và thứ Ba (ngày 3.5) của tuần kế tiếp, tức nghỉ 4 ngày liên tục, từ ngày 30.4.2022 đến hết ngày 3.5.2022.
Lịch nghỉ trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần, thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Người lao động được trả lương ít nhất bằng 300% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp người lao động đi làm vào ngày thứ Bảy, Chủ Nhật thì được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động được trả thêm các khoản sau đây: Ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Tại Điều 97 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày”.
Tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ – CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Như vậy, thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ thì thuộc đối tượng không chịu thuế thu nhập cá nhân. Hay tiền tương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế.
Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021 người lao động có tất cả 11 ngày nghỉ lễ, Tết và hưởng nguyên lương.
Với Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10.3 Âm lịch), là ngày 10.4.2022 Dương lịch rơi vào Chủ nhật, nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ Hai tuần kế tiếp (ngày 11.4), tức nghỉ liên tục 3 ngày, từ ngày 9.4.2022 đến hết 11.4.2022.
Ngày Chiến thắng 30.4 và Ngày Quốc tế Lao động 1.5, trùng vào thứ Bảy và Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần, nên người lao động được nghỉ bù vào thứ Hai (ngày 2.5) và thứ Ba (ngày 3.5) của tuần kế tiếp, tức nghỉ 4 ngày liên tục, từ ngày 30.4.2022 đến hết ngày 3.5.2022.
Lịch nghỉ trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần, thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.