Dù số tiền được miễn chỉ mang tính động viên nhưng nhiều người bị loại khỏi danh sách được miễn thuế thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo Nghị quyết Quốc hội vẫn không khỏi chạnh lòng.
Chạnh lòng vì Bộ Tài chính tỏ ra quá "so đo" với người dân trong việc thụ hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước. Nghị quyết Quốc hội quy định, miễn thuế TNCN từ đầu tháng 8 đến hết tháng 12.2011 đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế dưới 5 triệu đồng/tháng.
Với quy định này, tất cả mọi người đều hiểu, trong 5 tháng cuối năm, thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng sẽ không phải chịu thuế. Nhưng Thông tư hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế mà Bộ Tài chính vừa ban hành lại lấy căn cứ xác định miễn thuế dựa trên bình quân thu nhập 12 tháng của năm 2011. Chỉ với một động tác này, nhiều người đã bị loại ra khỏi danh sách được miễn thuế TNCN dù thu nhập thực tế của họ trong 5 tháng cuối năm nằm trong diện được miễn thuế. Lý do là những tháng đầu năm thu nhập bao giờ cũng cao hơn cuối năm do có tiền thưởng tết. Nên khi chia bình quân, thu nhập của họ lại vượt quá mức được miễn thuế. Mức vượt dù rất ít nhưng cũng đủ để họ bị loại khỏi danh sách được miễn thuế.
Đợi đến phút cuối (thời điểm quyết toán thuế) rồi "quyết" một cách tính không có lợi cho người lao động, Bộ Tài chính đang gây cho nhiều người cảm giác bị chơi "tiểu xảo". Bởi rõ ràng, tinh thần của QH là miễn thuế TNCN trong 5 tháng cuối năm. Vì lý do gì Bộ này phải "nghĩ" ra cách tính khác, vừa đi ngược lại tinh thần của Nghị quyết Quốc hội, vừa thêm việc cho mình lại vừa mất lòng dư luận? Chỉ có thể lý giải, đó là do bệnh thành tích. Đã trở thành "truyền thống", thu thuế năm sau luôn phải tăng cao hơn năm trước. Bất chấp khó khăn, bất chấp việc miễn giảm thuế, bất chấp doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thu ngân sách kiểu gì cũng phải tăng và năm nay cũng không ngoại lệ. Mà với cách tính trên, ngân sách có lợi hơn. "Công" đầu trong việc này đương nhiên thuộc về Bộ Tài chính. Nên cho dù Chính phủ đã khẳng định việc miễn thuế TNCN 5 tháng cuối năm 2011 không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách, Bộ Tài chính vẫn tính toán "chi li" với người lao động. Nghịch lý là, trong khi thu "không thiếu một đồng" của những người làm công ăn lương thì thuế TNCN nhiều năm nay vẫn thất thu rất lớn ở nhiều đối tượng có thu nhập cao làm nghề tự do hay những đối tượng có thu nhập ở nhiều nơi...
Chính sách thuế, quan trọng nhất là nuôi dưỡng nguồn thu; số tiền miễn thuế cũng rất nhỏ, tối đa chỉ 50.000 đồng/tháng. Đó là chưa kể, ngưỡng chịu thuế TNCN hiện nay đã rất lỗi thời so với biến động của giá cả. Là cơ quan trực tiếp điều hành về giá, về thuế, thật đáng thất vọng khi Bộ Tài chính thay vì tìm cách tính có lợi cho người dân lại "đẩy" chính sách với mục tiêu động viên, hỗ trợ người lao động trong bối cảnh lạm phát tăng cao, lương không theo kịp giá tới kết quả "miễn như không", gây chạnh lòng cho nhiều người như nói trên.
Chạnh lòng vì Bộ Tài chính tỏ ra quá "so đo" với người dân trong việc thụ hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước. Nghị quyết Quốc hội quy định, miễn thuế TNCN từ đầu tháng 8 đến hết tháng 12.2011 đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế dưới 5 triệu đồng/tháng.
Với quy định này, tất cả mọi người đều hiểu, trong 5 tháng cuối năm, thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng sẽ không phải chịu thuế. Nhưng Thông tư hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế mà Bộ Tài chính vừa ban hành lại lấy căn cứ xác định miễn thuế dựa trên bình quân thu nhập 12 tháng của năm 2011. Chỉ với một động tác này, nhiều người đã bị loại ra khỏi danh sách được miễn thuế TNCN dù thu nhập thực tế của họ trong 5 tháng cuối năm nằm trong diện được miễn thuế. Lý do là những tháng đầu năm thu nhập bao giờ cũng cao hơn cuối năm do có tiền thưởng tết. Nên khi chia bình quân, thu nhập của họ lại vượt quá mức được miễn thuế. Mức vượt dù rất ít nhưng cũng đủ để họ bị loại khỏi danh sách được miễn thuế.
Đợi đến phút cuối (thời điểm quyết toán thuế) rồi "quyết" một cách tính không có lợi cho người lao động, Bộ Tài chính đang gây cho nhiều người cảm giác bị chơi "tiểu xảo". Bởi rõ ràng, tinh thần của QH là miễn thuế TNCN trong 5 tháng cuối năm. Vì lý do gì Bộ này phải "nghĩ" ra cách tính khác, vừa đi ngược lại tinh thần của Nghị quyết Quốc hội, vừa thêm việc cho mình lại vừa mất lòng dư luận? Chỉ có thể lý giải, đó là do bệnh thành tích. Đã trở thành "truyền thống", thu thuế năm sau luôn phải tăng cao hơn năm trước. Bất chấp khó khăn, bất chấp việc miễn giảm thuế, bất chấp doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thu ngân sách kiểu gì cũng phải tăng và năm nay cũng không ngoại lệ. Mà với cách tính trên, ngân sách có lợi hơn. "Công" đầu trong việc này đương nhiên thuộc về Bộ Tài chính. Nên cho dù Chính phủ đã khẳng định việc miễn thuế TNCN 5 tháng cuối năm 2011 không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách, Bộ Tài chính vẫn tính toán "chi li" với người lao động. Nghịch lý là, trong khi thu "không thiếu một đồng" của những người làm công ăn lương thì thuế TNCN nhiều năm nay vẫn thất thu rất lớn ở nhiều đối tượng có thu nhập cao làm nghề tự do hay những đối tượng có thu nhập ở nhiều nơi...
Chính sách thuế, quan trọng nhất là nuôi dưỡng nguồn thu; số tiền miễn thuế cũng rất nhỏ, tối đa chỉ 50.000 đồng/tháng. Đó là chưa kể, ngưỡng chịu thuế TNCN hiện nay đã rất lỗi thời so với biến động của giá cả. Là cơ quan trực tiếp điều hành về giá, về thuế, thật đáng thất vọng khi Bộ Tài chính thay vì tìm cách tính có lợi cho người dân lại "đẩy" chính sách với mục tiêu động viên, hỗ trợ người lao động trong bối cảnh lạm phát tăng cao, lương không theo kịp giá tới kết quả "miễn như không", gây chạnh lòng cho nhiều người như nói trên.