Thuế GTGT và thuế TTĐB của dịch vụ spa

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Bằng Lăng ah, nếu không phải trong ngành thì người tiêu dùng đâu biết dịch vụ Spa phải chịu thuế TTĐB. Và điều tất nhiên là giá bán của bọn em phải tính có bao gồm phần thuế TTĐB rồi. Kinh doanh mà!

Đúng là không phải ai cũng biết dịch vụ nào phải chịu thuế TT ĐB. Và cũng đương nhiên là doanh nghiệp phải tính giá đã bao gồm thuế TT ĐB vào sản phẩm, dịch vụ rồi mới bán cho khách hàng. Cho dù khách hàng có biết thì họ cũng không thể nói gì. Luật quy định đàng hoàng. Khách hàng không muốn bị nộp thuế thì khuyên họ đừng có ...xài . :cheers1: .


Mình chỉ sợ ngocanh hiểu sai vấn đề. Giờ bạn nói vậy thì ok rồi. Chúc bạn làm việc tốt.
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Thế nếu DN không được dùng hoá đơn GTGT mà chỉ được dùng hoá đơn bán hàng thì người tiêu dùng có biết món hàng đó phải chịu thuế GTGT hay không?
-----------------------------------------------------------------------------------------
Anh Cọp coi lại cái màu đỏ nhé.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Khái niệm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ
Trích ở đâu ra mà vớ vẫn thế cơ bác?
Nếu SX bia mà không bán được, để trong kho lâu ngày phải đem đổ thì có chịu thuế TTĐB không?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Thế nếu DN không được dùng hoá đơn GTGT mà chỉ được dùng hoá đơn bán hàng thì người tiêu dùng có biết món hàng đó phải chịu thuế GT hay không?

Có người biết, có người không.

Trích ở đâu ra mà vớ vẫn thế cơ bác?
Nếu SX bia mà không bán được, để trong kho lâu ngày phải đem đổ thì có chịu thuế TTĐB không?

Khi tiêu thụ hàng hóa thì mới phải kê khai Thuế TT ĐB để nộp.
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Khi tiêu thụ hàng hóa thì mới phải kê khai Thuế TT ĐB để nộp.

Cẩn thận. Để Sói xem lại Luật đã. Sẽ thảo luận sau.
Dường như là thuế này đánh vào nhà SX.
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Cẩn thận. Để Sói xem lại Luật đã. Sẽ thảo luận sau.
Dường như là thuế này đánh vào nhà SX.

Mời em xem lại đi Sói con. Nhà SX sẽ kê khai thuế TTĐB.
Nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế TTĐB này.
P/s : Em dùng từ nhớ coi lại nhé. Mình tôn trọng người khác thì người khác mới tôn trọng mình.
Thân !
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Mời em xem lại đi Sói con. Nhà SX sẽ kê khai thuế TTĐB.
Nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế TTĐB này.
P/s : Em dùng từ nhớ coi lại nhé. Mình tôn trọng người khác thì người khác mới tôn trọng mình.
Thân !
Anh chỉ giúp em với. Cứ chỉ thẳng từ nào, anh đừng ngại, em út đâu dám giận.

Còn ai chịu thuế TTĐB?
Anh thử tính xem có khoản nào mà không lấy từ doanh thu (người mua trả):
- CP NVL
- CP NC
- CP SXC
- CPQL
- CP BH
- BHXH phải nộp cho BHXH (phần DN chịu)
- Thuế GTGT
- Thuế TTĐB
- Thuế XNK
- Thuế TNDN
- Lãi dùng trích lập các quỹ.
- Lãi chia cổ tức.
...
CÓ khoản nào trong số đó là có nguồn gốc từ tiền túi của chủ DN mà không phải là trang trãi bằng nguồn thu từ bán hàng? Chỉ giúp em phát.
Thế nếu nói thuế GTGT, thuế TTĐB... là người tiêu dùng "chịu", thật ra nói bằng không.
Đọc Luật thuế đâu thấy nói :" người tiêu dùng phải đóng thuế này".
Thế mà 1 số sách lại bảo "người tiêu dùng chịu vì đây là thuế gián thu". Mà anh cũng vừa nói thế. :confuse1:
Anh giải thích giùm em gái với.

-----------------------
Luật thuế TTĐB ghi ràng ràng: nhà SX, nhập khẩu khai và nộp thuế .
Phải khai và nộp thuế ngay khi SX ra hoặc khi nhập khẩu. Không phải lúc tiêu thụ.
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Đọc Luật thuế đâu thấy nói :" người tiêu dùng phải đóng thuế này".
Người tiêu dùng không phải đóng(nộp) thuế này > < người tiêu dùng không phải chịu thuế này.

Luật thuế TTĐB ghi ràng ràng: nhà SX, nhập khẩu khai và nộp thuế .
Phải khai và nộp thuế ngay khi SX ra hoặc khi nhập khẩu. Không phải lúc tiêu thụ.
Nếu trong tháng không phát sinh thuế TTĐB thì cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn phảikhai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế --> khai và nộp tờ khai thôi.

Thế mà 1 số sách lại bảo "người tiêu dùng chịu vì đây là thuế gián thu"
Doanh nghiệp thu tiền thuế từ khách hàng rồi nộp lại cho cơ quan Thuế --> Gián thu
Theo công thức này:

Giá chưa VAT = Giá bán/(1+ thuế suất VAT)

Giá tính thuế TT ĐB = Giá chưa VAT/ (1+thuế suất TT ĐB)
Ví dụ: Giá bán = 11tr , VAT 10%, TT ĐB 18%

--> Giá chưa VAT = 11/(1+10%) = 10tr

Giá tính thuế TT ĐB = 10/(1+18%)= 8,47tr


Thay vì làm như trên, ta diễn giải thế này cho dễ hiểu:

- Giá tính thuế TT ĐB =8,47
- Tiền thuế TT ĐB = 8,47 x 18% = 1,5246 tr

- Giá chưa VAT = 8,47+ 1,5246 = 10tr
- Tiền thuế VAT = 10 x 10% = 1tr

- Giá bán = 10 + 1 =11 tr.

 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Người tiêu dùng không phải đóng(nộp) thuế này > < người tiêu dùng không phải chịu thuế này.
Vậy mà trong luật cũng không thấy ghi người tiêu dùng phải chịu thuế này
Trong Luật chẳng hề có 1 từ nào liên can đến nguời tiêu dùng cả.
Hay là có mà em không thấy. Hic, chắc em phải xin tiền bố thay kính khác rùi.
Làm nghề kế toán khổ ghê cơ.

Nếu trong tháng không phát sinh thuế TTĐB thì cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn phải
khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế --> khai và nộp tờ khai thôi.
Nhất trí khoản này. Không phát sinh thì tất nhiên không nộp.
Chỉ còn lại thế nào là "phát sinh" thôi.
Doanh nghiệp thu tiền thuế từ khách hàng rồi nộp lại cho cơ quan Thuế --> Gián thu
Hoá ra DN còn có chức năng thu thuế.
Tiền thuế bị thu như vậy thì khách hàng yêu cầu cấp biên lai thuế cho họ thì em biết trả lời sao? Chỉ giúp em với.
Giấy nộp tiền vào kho bạc em phải ghi tên DN rồi chứ đâu có ghi tên của khách hàng.
Thay vì làm như trên, ta diễn giải thế này cho dễ hiểu:
- Giá tính thuế TT ĐB =8,47
- Tiền thuế TT ĐB = 8,47 x 18% = 1,5246 tr
- Giá chưa VAT = 8,47+ 1,5246 = 10tr
- Tiền thuế VAT = 10 x 10% = 1tr
- Giá bán = 10 + 1 =11 tr.
Dạ chị Bằng Lăng mách giùm em cách định khoản luôn với. Sử dụng TK nào chị nhỉ? Em nghĩ mãi không ra.
Chia ra 2 trường hợp giúp em: ruợu do DN SX và ruợu nhập khẩu. Giả sử giá bán rượu nội 11tr (cả 10%VAT) và nhập khẩu giá nhập 10tr (chưa VAT), thuế TTĐB 18%.
Em xin cảm ơn các anh chị. Chúc các anh chị trong Diễn đàn Danketoan nhiều thành đạt.
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Vậy mà trong luật cũng không thấy ghi người tiêu dùng phải chịu thuế này
Trong Luật chẳng hề có 1 từ nào liên can đến nguời tiêu dùng cả.
Hay là có mà em không thấy. Hic, chắc em phải xin tiền bố thay kính khác rùi.
Làm nghề kế toán khổ ghê cơ.


Nhất trí khoản này. Không phát sinh thì tất nhiên không nộp.
Chỉ còn lại thế nào là "phát sinh" thôi.
Hoá ra DN còn có chức năng thu thuế.
Tiền thuế bị thu như vậy thì khách hàng yêu cầu cấp biên lai thuế cho họ thì em biết trả lời sao? Chỉ giúp em với.
Giấy nộp tiền vào kho bạc em phải ghi tên DN rồi chứ đâu có ghi tên của khách hàng.


Dạ chị Bằng Lăng mách giùm em cách định khoản luôn với. Sử dụng TK nào chị nhỉ? Em nghĩ mãi không ra.
Chia ra 2 trường hợp giúp em: ruợu do DN SX và ruợu nhập khẩu. Giả sử giá bán rượu nội 11tr (cả 10%VAT) và nhập khẩu giá nhập 10tr (chưa VAT), thuế TTĐB 18%.
Em xin cảm ơn các anh chị. Chúc các anh chị trong Diễn đàn Danketoan nhiều thành đạt.


Cái màu đỏ này nếu thực sự em ... thì anh Pó tay.
Thuế TTĐB này DN đã tính vào Giá bán. Vậy có thể hiểu người tiêu dùng là người chịu thuế TTĐB này và DN là người thu hộ.

Tính thuế TTĐB fải nộp như sau :
-Thuế TTĐB fải nộp của Hàng NK = (Giá tính thuế NK + Thuế NK fải nộp) x Thuế suất thuế TTĐB hàng NK.
Hạch toán thuế TTĐB :
Nợ TK 152,156,211
Có TK 3332
Note : Trường hợp NVL mua vào chịu thuế TTĐB dùng để sản xuẩt ra hàng hóa chịu thuế TTĐB thì sẽ được khấu trừ thuế TTĐB.

-Thuế TTĐB fải nộp của Hàng SX và tiêu thụ trong nước.
Cách tính thuế giống bài trên của Bằng Lăng.
Hạch toán thuế TTĐB :
Nợ TK 511,512
Có TK 3332.
Chào em !
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Nếu người tiêu dùng là người chịu thuế theo quy định của Pháp luật thì khi nộp tiền thuế thì họ không có quyền được cấp biên lai sao?
Nếu không phải thế thì việc gì phải suy luận: người tiêu dùng là người chịu thuế này.
Ở bài #26 sao không ai trả lời giùm Sói?

Vì anh không trả lời nổi bài #26 nên anh mới định khoản trớ ra như ở bài trên:
Thuế TTĐB lúc thì tính vào giá nhập kho, khi thì lại tính giảm doanh thu ???:confuse1:

Muốn tính sao thì tính ah? Cắn đứt cổ bi giờ!
-------------------

Còn nữa, chưa hết đâu anh thân yêu, đố anh biết trong công thức tính thuế TTĐB mà Bằng Lăng trích ở bài trước:
Giá chưa VAT = Giá bán/(1+ thuế suất VAT)

Giá tính thuế TT ĐB = Giá chưa VAT/ (1+thuế suất TT ĐB)

thì Giá bán ở trên là lấy ở đâu ra?
Lấy từ Hoá đơn bán chính món hàng đó ra ư? Sai rồi. Anh tìm thử đi.
Cho anh thêm ít thông tin: Luật thuế TTĐB quy định giá bán tính thuế không được chênh lệch quá 10% giá thị trường. Không phải tự nhiên mà có câu này . Luật thuế GTGT thì không có thòng câu như vậy - tự anh liên hệ thêm với quan điểm của anh về "thuế gián thu" và "người tiêu dùng chịu". Chỉ cần anh 1 lần gạt bỏ cái quan điểm đó qua 1 bên thôi thì mọi cái sẽ rõ ràng như ban ngày.
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Nếu người tiêu dùng là người chịu thuế theo quy định của Pháp luật thì khi nộp tiền thuế thì họ không có quyền được cấp biên lai sao?
Nếu không phải thế thì việc gì phải suy luận: người tiêu dùng là người chịu thuế này.
Ở bài #26 sao không ai trả lời giùm Sói?

Vì anh không trả lời nổi bài #26 nên anh mới định khoản trớ ra như ở bài trên:
Thuế TTĐB lúc thì tính vào giá nhập kho, khi thì lại tính giảm doanh thu ???:
confuse1:

Muốn tính sao thì tính ah? Cắn đứt cổ bi giờ!
-------------------

Còn nữa, chưa hết đâu anh thân yêu, đố anh biết trong công thức tính thuế TTĐB mà Bằng Lăng trích ở bài trước:
Giá chưa VAT = Giá bán/(1+ thuế suất VAT)

Giá tính thuế TT ĐB = Giá chưa VAT/ (1+thuế suất TT ĐB)

thì Giá bán ở trên là lấy ở đâu ra?
Lấy từ Hoá đơn bán chính món hàng đó ra ư? Sai rồi. Anh tìm thử đi.
Cho anh thêm ít thông tin: Luật thuế TTĐB quy định giá bán tính thuế không được chênh lệch quá 10% giá thị trường. Không phải tự nhiên mà có câu này . Luật thuế GTGT thì không có thòng câu như vậy - tự anh liên hệ thêm với quan điểm của anh về "thuế gián thu" và "người tiêu dùng chịu". Chỉ cần anh 1 lần gạt bỏ cái quan điểm đó qua 1 bên thôi thì mọi cái sẽ rõ ràng như ban ngày.

Anh ko hiểu #26 em hỏi j`. Còn như em nói anh ko trả lời nổi hả. Em nên nhớ ở đây chúng ta chỉ thảo luận chứ ko có việc người này đặt câu hỏi để bắt bí người kia. Có ai tự tin nói là "Kế toán tôi biết hết" ko ???:hysterical: :hysterical:.
Còn vì sao Thuế TTĐB lúc thì tính vào giá nhập kho, khi thì lại tính giảm doanh thu thì em coi lại câu hỏi của em, ko thì lấy sách ra mà học nhé.
Chia ra 2 trường hợp giúp em: ruợu do DN SX và ruợu nhập khẩu.
Em chỉ đc cắn chân, cắn cổ Sugar ko cho đâu :dapghe: :dapghe:
Ý thứ 2 của em anh cũng ko hiểu cho lắm. :confuse1: :confuse1:
Nhưng anh biết có cái này :
Trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB thấp hơn 10% giá bán trên thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế TTĐB phải nộp (căn cứ vào giá bán trên thị trường, tài liệu điều tra hoặc căn cứ số thuế phải nộp của cơ sở cùng ngành nghề có quy mô tương đương).
1/ Đối với cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt
a/ Căn cứ tính thuế : Là giá tính thuế và thuế suất
Thuế TTĐB phảI nộp = giá tính thuế TTĐB x thuế suất
- Giá tính thuế là giá bán của cơ sở SX chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGTđược xác định cụ thể như sau :
Giá tính thuế TTĐB = giá bán chưa có thuế GTGT/ (1 + Thuế suất )
VD: Giá bán một chiếc điều hoà nhiệt độ là 11 triệu đồng ( giá có thuế GTGT). Giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
* Giá chưa có thuế GTGT = ( Giá bán/ (1 + 10)% ( Thuế GTGT))
= 11 triệu/ 1,1
= 10 triệu
* Giá tính thuế TTĐB = Giá chưa có thuế GTGT/(1 + 15%) ( Thuế TTĐB)
= 10/1,15
= 8,69 triệu
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Anh ko hiểu #26 em hỏi j`. Còn như em nói anh ko trả lời nổi hả. Em nên nhớ ở đây chúng ta chỉ thảo luận chứ ko có việc người này đặt câu hỏi để bắt bí người kia. Có ai tự tin nói là "Kế toán tôi biết hết" ko ???:hysterical: :hysterical:.
Còn vì sao Thuế TTĐB lúc thì tính vào giá nhập kho, khi thì lại tính giảm doanh thu thì em coi lại câu hỏi của em, ko thì lấy sách ra mà học nhé.
Khà khà.
Vòng đi vòng lại cũng có nhiu đó thôi.
Anh khơi khơi phang đại 1 câu: thuế TTĐB là thuế gián thu nghĩa là do người tiêu dùng chịu.
Và rồi sau đó anh giải thích thế nào về câu tuyên bố đó? Chả giải thích được gì cả.
Chả phải là bắt bí nhau sao?
Cắn cổ được chưa?

Em chỉ đc cắn chân, cắn cổ Sugar ko cho đâu :dapghe: :dapghe:
Ý thứ 2 của em anh cũng ko hiểu cho lắm. :confuse1: :confuse1:
Nhưng anh biết có cái này :
Ý thứ 2 cũng là để xoay về ý thứ 1:
Thuế gián thu hay thuế trực thu là chuyện của Nhà nước, chuyện của những người quản lý vĩ mô.
Người ta phân loại là để điều tiết nền kinh tế, để tính toán ngân sách.
Làm kế toán mắc mớ gì đến gián với trực mà anh lôi vào đây?
Khái niệm gián thu của anh có giúp gì cho việc khai thuế, nộp thuế và hạch tóan kế tóan chăng?
Chưa kể đến chuyện thuế TNCN do DN thu hộ và cấp biên lai cho cá nhân nhưng nó lại là loại thuế trực thu.-> lý sự của anh .. í quên ... lý luận của anh trật chìa rồi.
Mời em xem lại đi Sói con. Nhà SX sẽ kê khai thuế TTĐB.
Nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế TTĐB này.
Trong khi đó, chủ topic phát biểu 1 câu hết sức thực tế và dễ hiểu:
Bằng Lăng ah, nếu không phải trong ngành thì người tiêu dùng đâu biết dịch vụ Spa phải chịu thuế TTĐB. Và điều tất nhiên là giá bán của bọn em phải tính có bao gồm phần thuế TTĐB rồi. Kinh doanh mà!
Thế đó.
So sánh với bao nhiêu là Nam Tước, Bảo Đức, Bằng Lăng, Philo ...
Em kết mỗi câu màu đỏ...
Khà khà ..

Cắn đứt cổ bi giờ.
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Chào Sói em !
Hihi em đã học lại về cái thuế TTĐB lúc nào tính vào Giá mua, Lúc nào giảm trừ Doanh Thu chưa Sói con. Hihi nếu học rồi thì mình tiếp tục nhé :book: :book:

Khà khà.
Vòng đi vòng lại cũng có nhiu đó thôi.
Anh khơi khơi phang đại 1 câu: thuế TTĐB là thuế gián thu nghĩa là do người tiêu dùng chịu.
Và rồi sau đó anh giải thích thế nào về câu tuyên bố đó? Chả giải thích được gì cả.
Chả phải là bắt bí nhau sao?
Cắn cổ được chưa?
Muốn biết nó trực thu hay gián thu em vào line dưới này đọc nhé Sói con. Em ở TPHCM đúng ko, đọc xong thấy chỗ nào em cho là sai rảnh thì chạy lên Cục Thuế TPHCM mà nhờ mấy Pác trên đấy giải thích cho nhé.
http://www.hcmtax.gov.vn/huongdan.aspx?itemid=103

Tiếp theo anh xin lạm bàn về Định nghĩa Thuế Trực thu và Gián Thu cho em hiểu :
Thuế trực thu và thuế gián thu
Các sắc thuế khi phân loại theo hình thức thu sẽ gồm hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu.
• Thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một.
• Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào giá hàng hóa và dịch vụ bán cho cá nhân (cá nhân mới là người chịu thuế).
THUẾ TRỰC THU:
Loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân; người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế cho nhà nước. Gồm có: thuế lợi tức, thuế thu nhập công ti, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế quà biếu, quà tặng. Thuế này có tính công bằng hơn thuế gián thu, vì phần đóng góp về thuế thường phù hợp đối với khả năng của từng đối tượng. TTT cũng có nhược điểm là hạn chế phần nào sự cố gắng tăng thu nhập của các đối tượng, vì thu nhập càng cao thì phải nộp thuế càng nhiều. Ngoài ra, TTT do người có thu nhập phải trả một cách trực tiếp và có ý thức cho nhà nước, nên họ cảm nhận ngay được gánh nặng về thuế và có thể dẫn tới những phản ứng từ chối hoặc trốn, lậu thuế. Việc quản lí thu thuế này phức tạp và chi phí thường cao so với thuế gián thu.
THUẾ GIÁN THU:
Loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hoá. Thuộc loại TGT gồm có: thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Trong thực tế, TGT là loại thuế đánh vào tiêu dùng, thuế này do người hoạt động sản xuất kinh doanh nộp cho nhà nước, nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu thuế (tức là mang tính chất gián thu). Thuế này dễ thu hơn thuế trực thu vì tránh được quan hệ trực tiếp giữa người chịu thuế (người tiêu dùng) với cơ quan thu thuế. TGT dễ điều chỉnh hơn thuế trực thu vì những người chịu thuế thường không cảm nhận đầy đủ gánh nặng của loại thuế này. Hiện nay, các nước trên thế giới có xu hướng coi trọng TGT hơn thuế trực thu vì nó có phạm vi thu rất lớn, đem lại số thu lớn cho ngân sách, dễ thu, dễ quản lí, đồng thời chi phí bỏ ra để thu thuế rất thấp.

Đã nói Sugar ko cho cắn mà lì nè :dapghe: :dapghe:

Ý thứ 2 cũng là để xoay về ý thứ 1:
Thuế gián thu hay thuế trực thu là chuyện của Nhà nước, chuyện của những người quản lý vĩ mô.
Người ta phân loại là để điều tiết nền kinh tế, để tính toán ngân sách.
Làm kế toán mắc mớ gì đến gián với trực mà anh lôi vào đây?
Khái niệm gián thu của anh có giúp gì cho việc khai thuế, nộp thuế và hạch tóan kế tóan chăng?
Chưa kể đến chuyện thuế TNCN do DN thu hộ và cấp biên lai cho cá nhân nhưng nó lại là loại thuế trực thu.-> lý sự của anh .. í quên ... lý luận của anh trật chìa rồi.

Trong khi đó, chủ topic phát biểu 1 câu hết sức thực tế và dễ hiểu:

Thế đó.
So sánh với bao nhiêu là Nam Tước, Bảo Đức, Bằng Lăng, Philo ...
Em kết mỗi câu màu đỏ...
Khà khà ...

Cắn đứt cổ bi giờ.


Đọc định nghĩa thuế Gián thu và Trực thu rồi em xem lại lý sự ... của em í quên là lý luận của em hay anh trật chìa nhé.
Việc thảo luận vấn đề này nó đã ko còn liên quan đến chủ đề của Topic.
Em biết vì sao anh lại phát biểu nó là thuế Trực thu hay thuế Gián thu ko ???
Nếu muốn biết mời em đọc #9.

Với em, anh nghĩ em nên kết câu này hơn...
Và điều tất nhiên là giá bán của bọn em phải tính có bao gồm phần thuế TTĐB rồi.
DN kê khai thuế TTĐB khi tiêu thụ Hàng hóa, Giá bán lại bao gồm cả thuế TTĐB trong đó. Vậy cuối cùng có phái người tiêu dùng chịu thuế TTĐB này ko Sói con ???
Còn về câu em kết :
“Kinh doanh mà “
Kết chỗ nào chỉ anh kết với ... :hysterical: :hysterical:
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB

Muốn biết nó trực thu hay gián thu em vào line dưới này đọc nhé Sói con. Em ở TPHCM đúng ko, đọc xong thấy chỗ nào em cho là sai rảnh thì chạy lên Cục Thuế TPHCM mà nhờ mấy Pác trên đấy giải thích cho nhé.
http://www.hcmtax.gov.vn/huongdan.aspx?itemid=103



Không cần lên đó đâu Philo, có bố sói ở đây rồi.:hysterical:

Thuế TTDB được hình thành vì mục tiêu điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ; và đối tượng nộp thuế chính là Tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
. Bản chất hắn là thuế gián thu. Người tiêu dùng không cần biết có chấp nhận hay không, nhưng khi mua sản phẩm hay dùng dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTDB thì đã có bao gồm thuế TTDB trong giá bán chưa thuế GTGT. Cứ hiểu đơn giản theo 1 người tiêu dùng bình thường thế này:

Giá chưa thuế TTDB: 1.000

Thuế TTDB: 100

Giá chưa thuế GTGT: 1.000 + 100 = 1.100

Thuế GTGT: 110.

=> Người mua chỉ cần biết món hàng đó có giá bán luôn thuế là 1.100 là xong.

Hy vọng sau bài này không còn tranh luận nữa nhá, coi chừng lạc chủ đề đấy.:iagree:
 
Ðề: Thuế GTGT và thuế TTĐB của dịch vụ spa

Bố Sói đã lên tiếng xác nhận bản chất của Thuế TT ĐB là thuế gián thu và người tiêu dùng chịu khoản này khi tiêu thụ hàng hóa dịch vụ chịu thuế đó. Người tiêu dùng có thể biết hoặc không biết điều này vì không mấy ai có kiến thức để hiểu hết tất cả mọi thứ trên đời. Sói còn có ý kiến gì nữa không?
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top